Trang Thơ và Truyện của Cao Hoải Trí              |                 www.ninh-hoa.com

CAO HOÀI T

***

Cựu học sinh
trường Trung học
Đức Linh,
Niên khóa 1970-1973

 

Hiện cư ngụ tại
Thành phố
Biên Ḥa, Việt Nam.


 

 

 

 

 

 


CHUYỆN T̀NH

KHÔNG ĐOẠN KẾT


Cao Hoài Trí
 

 

T́nh cờ có lần đến tham dự họp mặt Hội Thân hữu Dục Mỹ ngay tại mảnh đất Sài G̣n, tôi gặp lại người con gái. Mà mấy chục năm qua xa cách, không biết có c̣n hay đang sống ở một phương trời nào đấy. Chủ yếu để vừa hỏi thăm và đồng thời cũng báo cho cô nàng biết về chàng trai, có một thời đem ḷng yêu nàng, đă vĩnh viễn về với ḷng đất mẹ, từ sau buổi chia tay gặp nhau lần cuối năm ấy.

 

 Người con gái mà tôi muốn nói đến, có cái tên đứng đầu của các loài hoa, tạm gọi là H. Thuở đó, nàng chỉ ở độ tuổi đôi mươi, gương mặt xinh xắn. Khiến cho những chàng trai sĩ quan quân đội cộng ḥa, về thụ huấn ở các trung tâm huấn luyện, có dịp cuối tuần nghỉ ngơi, đến hiệu tạp hóa để mua sách báo, hay các dụng cụ khác, được tiếp xúc th́ dễ có thiện cảm và đôi khi đem ḷng si t́nh cũng nên.

 

 Dục Mỹ, vào những năm trước 1975 không khác ǵ một trại lính tập trung, với ba trung tâm huấn luyện. Trong đó chỉ có riêng Trung tâm Huấn luyện Biệt Động Quân là có khóa học ngắn ngày về rừng núi śnh lầy. Nên những quân nhân từ các vùng chiến thuật tham dự khóa huấn luyện này đều phải tập trung về đây.

 

 Trong số ấy tôi được quen biết với Hùng. Sở dĩ tôi biết anh, v́ một anh bạn thân quen với tôi ngày đó là một sĩ quan ở Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn. Tôi gọi anh bạn, v́ hai anh ấy đều hơn tôi mấy tuổi, nhưng chơi với nhau thân t́nh nên xem là bạn. Hai anh đều quê ở Quảng Trị, tuyến đầu của vùng khói lửa chiến tranh thuở đó. Và đều là bạn học, cùng một thời sĩ quan Thủ Đức. Nhưng khi ra quân trường th́ mỗi người mỗi nơi. Chỉ có tôi là c̣n đang ngồi ghế nhà trường.

 

 Hùng về thụ huấn khóa rừng núi śnh lầy vào cuối năm 1971. Năm ấy chiến trường miền nam khá khốc liệt, nên bước sang mùa hè 1972 mà mọi người quen gọi mùa hè đỏ lửa, B́nh Trị Thiên trở thành tâm điểm của cuộc chiến tranh. Mà cao điểm là trận chiến ở thành cổ Quảng Trị.

 

 Tuy thời gian về Dục Mỹ thụ huấn không bao lâu, nhưng Hùng vẫn làm quen với H. Và t́nh yêu nảy nở, với đôi lần hẹn ḥ. Đặc biệt thuở đó, trai gái gặp nhau để bày tỏ t́nh cảm không hề đơn giản. Gia đ́nh nào có con gái là khư khư giữ ǵn rất kỹ. Muốn đi đâu hay làm công việc ǵ, trước khi bước ra khỏi nhà, đều phải xin phép và được sự đồng ư của cha - mẹ. Chứ không tự tiện như con gái thời nay. V́ thế mỗi cuộc hẹn ḥ gặp mặt nhau phải tranh thủ thời gian để nói chuyện.

 

 Có lần tôi hỏi anh bạn về cấp bậc của H. Bởi mỗi lần từ quân trường ra đến chỗ ở, tôi không hề thấy H đeo lon. Chỉ khi nào Hùng chuẩn bị đi đến hiệu sách để mong gặp H th́ Hùng mới bật nắp áo, gắn lon trung úy. Mà ngày đó việc mua các cấp bậc sĩ quan rất dễ ở các tiệm tạp hóa có bán quân trang. Cuối cùng tôi cũng được biết ở thời điểm đó Hùng mới là thiếu úy, nhưng muốn lấy le người đẹp, nên tự móc lon tự thăng cấp. May cho những lúc đó không gặp lực lượng Quân Cảnh, chứ đă gặp và biết chuyện chắc không yên thân với lực lượng này. Chính v́ nắm rơ nguyên tắc, nên lúc nào lon trung úy cũng gắn trên nắp túi áo nhà binh là thế.

 

 Có một đêm trở về sau cuộc hẹn ḥ, anh em đều thấy Hùng rất vui. Và c̣n ngêu ngao những bài hát ngoại quốc. Một anh bạn chắc hiểu chuyện, bèn bộc bạch : chắc hôm nay được gặp nàng để nói tiếng yêu em. Hay là được nắm tay rồi mi em nên vui ra mặt là thế. Hùng chỉ cười rồi nói, cứ xem như thế nha các bạn của tôi ơi.

 

 Một hôm tôi nhận thấy anh bạn ngồi có vẻ buồn. Biết chuyện chẳng lành, tôi hỏi có chuyện ǵ không vui chăng! Th́ anh bạn mới cho biết, sau khi thụ huấn về đơn vị không bao lâu, Hùng đă tử trận. Lần này lon trung úy đă được gắn chính thức cho Hùng, nhưng kèm chữ cố trung úy. Có lẽ ở thời buổi chiến tranh ngày ấy, không những các chàng trai, mà kể cả các nàng cũng ngại lập gia đ́nh sớm là vậy. V́ họ rất ngại hy sinh để lại người vợ hiền bé bỏng. C̣n các nàng trở thành quả phụ khi chỉ ở độ tuổi xuân sắc.

 

 Sau thời gian biết chuyện tôi có ư định gặp H để nói rỏ. Nhưng thời cuộc chiến tranh kết thúc, mỗi người ly tán tha phương khắp nơi. Và tôi thầm nghĩ có lẽ hăy để mối t́nh ấy trong kư ức của ḿnh. Thế rồi gần đây vô t́nh H lại kết bạn trên fây book với tôi. Khổ nỗi mặc dù có kết bạn nhưng mỗi lần nhắn tin hỏi thăm đều không thấy H trả lời lại lần nào. Sự im lặng ấy sau này gặp mặt mới hiểu lư do, là H không hề biết sử dụng máy để nhắn tin.

 

 Và trong cuộc gặp mặt mới đây tại Hội Thân hữu, tôi đem câu chuyện t́nh ấy để hỏi và đồng thời báo cho H biết về cái chết của Hùng ngày ấy. Mặc dù H trả lời không nhớ lắm về Hùng, nhưng tôi rất hiểu và cảm thông cho H. V́ đă gần 50 năm nay. Câu chuyện quá lâu. Và giờ H cũng đă có một gia đ́nh hạnh phúc riêng đầm ấm. Chồng của H hiện tại ngày ấy tôi cũng quen biết, một sĩ quan cộng ḥa.

 

 Thời gian dẫu có trôi qua, nhưng kư ức vẫn lắng đọng trong tâm tư. Chắc rằng người bạn ngày nào của tôi cũng đă măn nguyện khi câu chuyện về mối t́nh ngắn ấy đă được tôi nhắn gửi cho H. Mong anh yên nghỉ ở quê nhà Quảng Trị.

 

 

HẾT

 

 

 

 Cao Hoài Trí

Tháng 5/2019

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Cao Hoải Trí                |                 www.ninh-hoa.com