trang thơ & truyện Dương Anh Sơn              |                 www.ninh-hoa.com

Dương Anh Sơn

 Giáo Sư Triết học
 Trung học Ninh Ḥa
 Niên khóa 1973-1976
 Chỉ đạo lớp 12C, 74-75

 Sở thích viết và
chuyển dịch Thơ.

Đă xuất bản:

"Ảnh hưởng đạo Phật trong Đoạn Trường Tân Thanh" (2006) và

"Ức Trai Thi Tập của Nguyễn Trải" (dịch và chú giải 2009)

 


 
Hiện cư ngụ tại Việt Nam

 

 

 

 

 

 


Ảnh Hưởng Đạo PHẬT
Trong

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

Dương Anh Sơn
 

   

  

 

 

PHẦN HAI 

 

VỊ TRÍ TƯ TƯỞNG ĐẠO PHẬT TRONG

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH


 

CHƯƠNG II

 

  SỰ TƯƠNG HỢP GIỮA TƯ TƯỞNG

ĐẠO LĂO VÀ TƯ TƯỞNG ĐẠO PHẬT

TRONG ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

 

  


Mục 6

 

THIỆN CĂN Ở TẠI L̉NG TA
 

Qua những điều tŕnh bày bên trên, chúng ta nhận thấy ít nhiều Nguyễn Du tiên sinh đă chịu ảnh hưởng, cũng như dung thông được một lúc hai nguồn tư tưởng của Đạo gia và Thiền gia trong Đoạn Trường Tân Thanh. Sự ḥa điệu cùng nhịp của hai nguồn này đă tạo ra một sắc thái thật đặc biệt để cho Đoạn Trường Tân Thanh có nghĩa lư và tồn tại trong liên tục. Tố Như không viết Truyện Kiều như viết một cuốn truyện để “mua vui cũng được một vài trống canh”, nhưng quả thật mọi tư tưởng, mọi ngôn từ được sử dụng đều nhắm đến việc phô diễn cái kiến giải của ḿnh về cuộc đời xuyên qua thân phận nàng Kiều. Đồng thời, chúng ta có thể nói rằng tư tưởng Đạo gia và Thiền gia đă “gắn bó một lời” không thể tách biệt nhau, v́ đều có những điểm tương đồng và đều hướng đến một cùng đích. Cùng đích của đời người hay là khát khao của Tố Như phải chăng là tạo dựng được từ cơi ḷng, từ cái tâm của ḿnh một sự điều ḥa, quân b́nh. Sự tương sanh giữa Tài và Mệnh, Bỉ Sắc và Tư phong, Họa và Phúc, Đục và Trong v.v... đều nhắm tới đức Tĩnh của Đạo gia hay Giác Thanh Tịnh của Phật gia, nghĩa là đạt đến đức Ḥa giữa những cặp tương tranh tương sanh ấy. Và nếu đạo Phật trụ nơi chữ Tâm th́ Đạo gia - một cách tương hợp - cũng lấy “cơi ḷng”để an trụ:  

“Thị dĩ thánh nhân, vị phúc bất vị mục, cố khử bỉ thủ thử” [1]  

是 以 聖 人,爲 腹 不 爲 目,古 去 彼 取 此

(Bởi thế, bậc thánh nhân, v́ bụng không v́ mắt, nên bỏ cái này để lựa cái kia)   

“Phúc” ( - ḷng, bụng) chính là “cơi ḷng” hay là cái tâm của mỗi người biết lựa chọn một pháp môn sao hợp với chính ḿnh. Và trong sự lựa chọn ấy làm thế nào để cho việc kết hợp phải khế cơ với tâm thức mỗi người mới là điều cần thiết. Bởi thế, nàng Kiều đă chọn lựa cho ḿnh con đường Trung Đạo khi phát biểu tâm nguyện của ḿnh.    

“Chẳng tu mà cũng như tu mới là!”     (c. 3108)

Chọn con đường (Đạo) hay pháp môn như thế, tức là Kiều đă chọn cho ḿnh con đường “v́ bụng chứ không v́ mắt”, nghĩa là con đường bên trong, con đường của sự đào xới tâm linh của ḿnh. Nói một cách khác, tinh thần Đạo gia và Phật gia đă gặp gỡ nhau ở pháp môn này. Đạo gia nói:   

“Đạo thường vô vi, nhi vô bất vi” 2

  道 常 無 爲,而 無 不 爲    (老子 道德經)

(Không làm, nhưng không có ǵ mà không làm) 

cũng là cách nói tương hợp với tâm nguyện của Kiều khi chọn “con đường giữa” (trung đạo) mà thôi. Tuy vậy, vai tṛ của đạo Phật bên cạnh tư tưởng Đạo gia lại bước bước thêm một bước nữa, vượt lên một bực nữa, để nói về cái thực tại có thể dung thông được mối bất đồng hoặc thiếu sự ḥa điệu. Thực tại ấy chính là cái Tâm Viên Giác mà Kiều đă thành đạt được. Chính v́ thế trong phần kết luận, Nguyễn Du tiên sinh đă viết: 

“Thiện căn ở tại ḷng ta”          (c. 3251) 

Vai tṛ của đạo Phật bên cạnh Đạo gia nhằm xác định rơ cứu cánh tính mà cả hai nguồn tư tưởng này hướng về. Dĩ nhiên, khi hỏi Tâm là ǵ th́ cũng giống như khi hỏi về Đạo: “Đạo khả đạo, phi thường đạo”. Cho nên, cái Tâm ở đây không thể biện giải rốt ráo được, trừ phi chính mỗi chúng ta là Thúy Kiều, chính mỗi chúng ta đă đi qua cầu đoạn trường. Thêm vào đó, chữ Đạo mà Tố Như sử dụng trong Đoạn Trường Tân Thanh tuy rất đúng với ư nghĩa của Lăo gia, nhưng nó vẫn c̣n mù mờ, chưa xác định rơ Đạo là ǵ, gần hay xa. 

Sư rằng: Phúc họa đạo trời (a)       (c. 2655)

“Đạo trời” hay đạo của Thiên Địa, của Vạn Vật mà Lăo Tử đă đề cập trong Đạo Đức Kinh (chương I) vẫn c̣n tách biệt, chưa gần gũi với con người thật sự (pháp tánh). Chỉ đến khi nào đạo trời và đạo người là một th́ chúng ta mới thấy rơ hơn phần nào ư nghĩa chữ đạo đó. Tư tưởng đạo Phật chính là yếu tố có thể soi dọi ư nghĩa này v́ lấy con người làm gốc rễ dung thông được đạo trời và đạo người (Pháp tánh và Phật tánh).  

“Cỗi nguồn cũng ở ḷng người mà ra  (c. 2656)

Có trời mà cũng tại ta”

Câu trên có thể nói là biểu tượng của Đạo gia (a). Hai câu nối theo sau chính là biểu tượng của tư tưởng đạo Phật mà vai tṛ của nó đă cho thấy rơ ràng vị trí vượt trội lên tư tưởng Đạo gia trong việc qui hướng ư nghĩa và giải quyết những điều được đặt ra nơi tiền đề. Nói một cách đơn giản hơn, nếu tư tưởng Đạo gia (Phúc họa đạo trời) được xem là tiền đề th́ tư tưởng nhà Phật lại có công dụng của một hậu kết tất yếu từ tiền đề ấy (cỗi nguồn cũng ở ḷng người mà ra). Và chính điều này đă cho thấy giá trị mà tư tưởng đạo Phật đă đóng góp trong Đoạn Trường Tân Thanh vậy.


 

[1] Lăo Tử, S.đ.d, chương 12.

 

 

Đón đọc Kỳ 20

 

 

 



D
ương Anh Sơn
 Giáo Sư Triết học

Trung học Ninh Ḥa

 

 

 

trang thơ & truyện Dương Anh Sơn              |                 www.ninh-hoa.com