trang thơ & truyện Dương Anh Sơn              |                 www.ninh-hoa.com

Dương Anh Sơn

 Giáo Sư Triết học
 Trung học Ninh Ḥa
 Niên khóa 1973-1976
 Chỉ đạo lớp 12C, 74-75

 Sở thích viết và
chuyển dịch Thơ.

Đă xuất bản:

"Ảnh hưởng đạo Phật trong Đoạn Trường Tân Thanh" (2006) và

"Ức Trai Thi Tập của Nguyễn Trải" (dịch và chú giải 2009)

 


 
Hiện cư ngụ tại Việt Nam

 

 

 

 

 

 


THANH-HIÊN THI-TẬP

Dương Anh Sơn

Chuyển Lục Bát
 

   

  

 

PHẦN 2 (tiếp PHẦN 1)

 

 

VÀI NÉT VỀ THANH HIÊN THI TẬP

 

 

2. Năm 1796, bây giờ Nguyễn Du đă 32 tuổi đă quyết định về quê cũ ở Tiên Điền. Cuối năm này, ông toan tính vào Gia Định theo giúp Nguyễn Ánh nhưng việc chuẩn bị không thành. Ông bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Thận bắt giam giữ mười tuần; may nhờ Nguyễn Nễ có chỗ quen biết nên ông được tha ra (xem Mi trung mạn hứng). Nh́n chung h́nh ảnh Nguyễn Du giai đoạn này đă t́m được sự yên ổn và b́nh tĩnh trước những  thăng trầm, thay  đổi. Đó là bước đường để tiến đến tỏ ngộ về lẽ vô thường:  


“Diệp lạc hoa khai nhăn tiền sự,

Tứ thời minh kính tự như.”

(Tạp Thi-Bài 2)

Tạm chuyển lục bát:

 

“Lá rơi, hoa rụng mắt xem,

Gương ḷng vẫn thế vẹn nguyên bốn mùa.”

“Minh kính” hay “như như” là những thuật ngữ thường được sử dụng trong Thiền Trung Hoa, đặc biệt của phái Thần Tú. Nếu Nguyễn Du không từng đọc qua “Pháp Bảo Đàn Kinh” của ngài Huệ Năng thuộc phái thiền Trúc Lâm Trung Hoa để t́m hiểu về thiền th́ ông không thể có những vần thơ gần với quan niệm thiền của ngài Thần Tú, chủ trương tu “tiệm” hay “tiệm ngộ” nghĩa là từng bước giữ ǵn tu sửa cái tâm cho sáng sẽ dần dần giác ngộ. 

“Minh nguyệt chiếu cổ tỉnh,
Tỉnh thuỷ vô ba đào.
Bất bị nhân khiên xả,
Thử tâm chung bất dao...”

(Đạo ư)

Tạm chuyển lục bát:


“Sáng soi giếng cổ ánh trăng,

Giếng không dợn nước chẳng dâng sóng trào.

Không người dẫn dắt buộc vào,

Rốt cùng chẳng chút lao xao ḷng này…”

 

(Nói ư ḿnh) 

Tố Như đă khởi sự phương pháp tu thiền theo lối “tiệm” của Thần Tú. Nhiều người biết rằng “Pháp Bảo Đàn Kinh” của Huệ năng đă đề cập đến những giai thoại về Thần Tú là một thiền sư nổi tiếng với chủ trương tu tiệm, nghĩa là việc tu tập, giữ ǵn cái tâm cho trong sáng sẽ dần dà giúp cho người tu hành làm cho tâm vững vàng và trong lắng. Phương pháp thiền của Thần Tú ảnh hưởng của  Tịnh Độ Tông lấy việc học hỏi, hiểu dần kinh điển  và niệm Phật để đạt giải thoát. Làm cho TÂM sáng rơ tức là thấy TÁNH (Minh tâm kiến tánh), và thấy được TÁNH tức là thấy rơ “Chân diện mục” (“Thái phác bất toàn chân diện mục” – Kư hữu – Bài 2). Giai đoạn này con đường tu tập của Nguyễn Du, qua bài thơ “Đạo ư” vẫn c̣n chấp vào một cái tâm để giữ đạo sao cho khỏi bị dao động tương tự quan niệm của Thần Tú:

“Thân thị bồ đề thọ

Tâm như minh kính đài.

Thời thời thường phất thức,

Mạc  khiển hữu trần ai”

Thân như cây bồ đề, tâm như đài gương sáng. Hàng ngày luôn chùi dọn, chớ để cho có bụi bặm[1]. Và Nguyễn Du cũng cùng một ư hướng đó:

“…Bất bị nhân khiên xả,

Thử tâm chung bất dạo…”

(Đạo ư)

Nguyễn Du lúc này vẫn theo cách của Thần Tú  nghĩa là cần giữ cho tâm không dao động như vầng trăng sáng trong ḷng giếng xưa không có sóng lao xao. 

Sau này ông đă chịu ảnh hưởng sâu đậm  tư tưởng của thiền sư Huệ Năng dựa trên kinh căn bản là Kim Cương Kinh và phép tu lấy “đốn ngộ” (nghĩa là thấy ngay tức th́) để đánh giá thực chứng của con đường tu học:

 

“Nhân liễu thử tâm, nhân tự độ,

Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu.

Minh kính diệc phi đài,

Bồ đề bản vô thụ.

Ngă độc Kim Cương thiên biến linh,

Kỳ trung áo chỉ đa bất minh.

Cập đáo “Phân kinh” thạch đài hạ,

Tài tri vô tự thị chân kinh.”

(Lương Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài-Bắc Hành Tạp Lục) 

“Minh kính diệc phi đài,”… Đó là cách thế phủ định trong phương pháp thiền của Huệ Năng. Với hơn một ngàn lần đọc Kinh Kim Cương nên khi cơ duyên đến khi đi sứ Trung Hoa đă giúp ông nhận ra “Kinh không chữ mới là chân kinh” cũng như khi Huệ Năng “ngộ” từ câu kinh “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.[2]

Và một Nguyễn Du giai đoạn này đă khác trước. Việc t́m hiểu đạo Phật đă giúp ông vượt lên những trăn trở của đời thường để có thể khẳng định: “Tứ thời tâm kính tự như như” (Tạp Thi-Bài 2). Đó là bước trở về và nhận ra: 

“Đạt nhân tâm cảnh quang như nguyệt,”

(Tạp ngâm – Bài 2) 

          “Đạt nhân là người thấu lư đạt t́nh khi nh́n về con người cũng như sự vật, và hiểu rơ đức nhân tức là sẽ thấy tâm cảnh sáng như vầng trăng để xua tan những nghiệt chướng, trả lại cái tâm vắng lặng yên tĩnh: 

“Chướng tiêu thời giác túc tâm không”

(Thôn dạ)

Một Nguyễn Du giai đoạn đầy bi quan ở quê vợ đă trở thành một Tố Như ḷng thanh thản, tâm thức vững vàng trước mọi đổi thay. Chuyển biến của tâm thức ấy một phần lớn nhờ vào quá tŕnh tu học đạo Phật, đặc biệt của Thiền tông. Mặt khác cũng như nhiều nhà nho khác khi ở ẩn hoặc chờ thời, tư tưởng Lăo Trang cũng giúp cho Tố Như có được tư thái “an bần lạc đạo” nghĩa là sống yên ổn với cái nghèo và vui thú với lẽ đạo. 

 

“Môn điền yên cảnh cận như hà?

Nhàn nhật khai song sinh ư đa…”

(Khai song) 

Trước nhà cảnh đẹp thế nào, mở ra niềm sống nhiều sao ngày nhàn. Chỉ khi ḷng thanh thản, ông mới có được niềm vui sống như thế: 

“Vị hữu văn chương sinh nghiệt chướng,
Bất dung trần cấu tạp thanh hư.
Tam lan song hạ ngâm thanh tuyệt,
Điểm điểm tinh thần du thái sơ.

(Ngọa bệnh – Bài 1)

Chưa hề có việc văn chương sinh ra những nghiệt chướng, lụy phiền. Không được để cho bụi bặm xen lẫn vào cơi ḷng trong lắng. Ba khóm lan bên dưới song và tiếng ngâm nga cũng đă dứt, tinh thần dần dần đến cơi ban sơ…Vào cơi thái sơ là trở về thuở ban đầu của chân diện mục (gương mặt đích thực), là con đường t́m đến cái tâm đích thực thuở nào vẫn trong sáng và không bị những tuế toái, phiền lụy của cuộc đời chi phối nữa. 

Trở về yếu tố ban đầu như thuở nào (Tố Như) vừa là một khái niệm của nhà Phật và cũng là tư tưởng Lăo Trang. Cơi “thanh hư” hay “thái sơ” xét cho cùng là nơi cơi ḷng đă lắng đọng, cái tâm đă trở về với cội nguồn. Nguyễn Du đă đổi khác rất nhiều về nhận thức cuộc đời nhờ những tư tưởng ấy. Ông vẫn c̣n sống cảnh nghèo nàn nhưng không c̣n than thân như bao lần ở quê vợ mười năm trước: 

 

“…Lam Giang đường thượng hữu hàn nho.

Nhất sinh từ phú tri vô ích,
Măn giá cầm thư đồ tự ngu…”

(Mạn hứng) 

Có nhà của nhà nho nghèo ở phía đầu ḍng sông Lam, một đời người với từ phú, thơ văn, biết là chẳng ích ǵ. Tự ḿnh làm cho ḿnh ngu dẫu đầy sách và cây đàn trên giá…Như thế ông đă thấy rơ con đường sách vở là vô ích và chỉ có sự trở về với ḷng ḿnh, gần gũi với thiên nhiên  mới giúp ông nh́n đời khác đi ở tầm mức lớn rộng và lạc quan hơn. 

*

*    * 

Không phải ngẫu nhiên mà ông có danh xưng “Hồng Sơn liệp hộ” và “Nam Hải điếu đồ” (Phường săn ở núi Hồng và Kẻ chài ở biển Nam). Tính cách tiêu dao và nhàn dật của tư tưởng Lăo Trang đă giúp ông thanh thản  khi nh́n đời và trông lại ḿnh: 

 

“Y quan đạt giả chí thanh vân,

Ngô diệc lạc ngô mi lộc quần…”

(Liệp)

Tạm chuyển lục bát:

 

“Làm quan chí đạt mây xanh,

C̣n ta vui thú quanh bầy hươu nai…”

(Đi săn)

Tố Như vẫn hằng mong  nơi thoát ra được cuộc đời trôi nổi để làm người đạt được ư nguyện là vui thú, ngồi thong dong dưới cội tùng của kẻ đă thấu rơ được lẽ đời: 

 

“Ná đắc khiêu ly phù thế ngoại,

Trường tùng thụ hạ tối nghi nhân.”

(Sơn thôn) 

Chính v́ thế ông đă tự khuyên ḿnh và khuyên người hăy nh́n thật kỹ vào cuộc đời để thấy sự biến đổi và vô thường của nó: 
 

“Sơn thượng hữu đào hoa,
Xước ước như hồng ỷ.

Thanh thần lộng xuân nghiên,

Nhật mộ trước nê trĩ…”

(Hành lạc từ - Bài 2)

Tạm chuyển lục bát:

 

“Trên non kia có hoa đào,

Lả lơi như lụa thắm màu hồng tươi.

Sáng cùng xuân đẹp giỡn cười,

Chiều hôm bám măi vào nơi bùn lầy…”

(Bài từ về thú vui) 

Đồng thời ông cũng chỉ ra tính cách bi đát và vô thường của đời người và người đời: 

 

“Nhăn tiền phú quư như phù vân,

Lăng đắc kim nhân tiếu cổ nhân.

Cổ nhân phần dinh dĩ luy luy,

Kim nhân bôn tẩu hà phân phân.

Cổ nhân hiền ngu nhất khâu thổ,

Sinh tử quan đầu mạc năng độ…”

(Hành lạc từ - Bài 2)

Tạm chuyển lục bát:

 

“Giàu sang trước mắt: mây bay!

Cười người xưa ấy, người nay buông tuồng!

Người xưa mồ mă chất chồng,

Người nay đi lại rối ṃng lắm thay!

Hiền ngu: nấm đất xưa nay,

Cửa qua sống chết không ai vượt rồi…”

(Bài từ về thú vui-Bài 2) 

Cùng nhận thức về đời người như thế, 350 năm trước Nguyễn Trăi trong bài thơ “Côn Sơn Ca” cũng từng chỉ rơ: “…Hiền ngu lưỡng giả bất tương mây, diệc các tự cầu kỳ sở dục. Nhân sinh bách tuế nội, tất cánh đồng thảo mộc. Hoan bi ưu lạc diệc văng lai, nhất vinh nhất ta hoàn tương tục. Khâu sơn hoa ốc diệc ngẫu nhiên, tử hậu thùy vinh cánh thùy nhục…” (Ức Trai Thi Tập). 

Tạm dịch:


“Hiền ngu hai kẻ đôi nơi,

Đều t́m ham muốn cho đời ḿnh thôi!

Trong ṿng trăm tuổi con người,

Rốt cùng giống như đời cỏ cây!

Vui buồn, lo sướng, đổi thay!

Vẻ vang, tàn tạ quay về nối nhau.

“Thế rồi g̣ núi nhà cao,

Ai vinh, ai nhục mai sau qua đời?!... [3]

Tư tưởng đạo Phật và tư tưởng Lăo Trang đan quyện vào nhau để h́nh thành một Nguyễn Du có dáng dấp một nghệ sĩ lớn đứng nh́n về “tuồng ảo hóa đă bày ra đó” (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều), nh́n về một sân khấu đời người với đủ tấn tuồng “mua vui cũng được một vài trống canh” (Đoạn Trường Tân Thanh câu 3254). Có thể nhắc lại rằng giai đoạn ở núi Hồng sông Lam với việc t́m hiểu đạo Phật đă cho thấy cách thế nh́n đời của Nguyễn Du đă ở một tầm mức cao hơn, trải rộng hơn. Tố Như đă dần dần bước đến cánh cửa của sự giác ngộ dẫu là ở một cấp độ thấp (tục đế) để tiến tới cái nh́n sâu hơn  và thấy rơ ư nghĩa cuộc đời (chân đế) khi đi sứ Trung Hoa năm 1813.[4]

 


 

[1] Xem Daisetz T. Suzuki, Thiền Luận, quyển thượng, Trúc Thiên dịch, An Tiêm XB, Sài G̣n 1971, tr. 324.
 

   Xem DƯƠNG ANH SƠN, Ảnh hưởng đạo Phật trong ĐTTT, NXBVHTT, Sài G̣n 2006, tr. 200, 201, 202.

[2] Daisetz T. Suzuki, Thiền Luận, Bộ Trung, An Tiêm XB, Sài G̣n 1971, tr. 28,29 (phần phụ lục). 

[3] Xem Nguyễn Trăi, Ức Trai Thi Tập, Dương Anh Sơn dịch thơ và chú giải, NXBVH Sài G̣n 2009, tr. 193.

[4] Xem Dương Anh Sơn, Sđd, tr. 206, 207.

 

 

 

 

 

Xem PHẦN 3

 

 

 

 



D
ương Anh Sơn
 Giáo Sư Triết học

Trung học Ninh Ḥa

 

 

 

trang thơ & truyện Dương Anh Sơn              |                 www.ninh-hoa.com