trang thơ & truyện Dương Anh Sơn              |                 www.ninh-hoa.com

Dương Anh Sơn

 Giáo Sư Triết học
 Trung học Ninh Ḥa
 Niên khóa 1973-1976
 Chỉ đạo lớp 12C, 74-75

 Sở thích viết và
chuyển dịch Thơ.

Đă xuất bản:

"Ảnh hưởng đạo Phật trong Đoạn Trường Tân Thanh" (2006) và

"Ức Trai Thi Tập của Nguyễn Trải" (dịch và chú giải 2009)

 


 
Hiện cư ngụ tại Việt Nam

 

 

 

 

 

VÀI NÉT VỀ NGUYỄN TRĂI

(1380-1442)

 

N

guyễn Trăi () hiệu là Ức Trai (). Tiên sinh người xă Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là phủ Thường Tín, Hà Đông). Năm 21 tuổi (1400) ông thi đậu Thái-Học sinh (tương đương Tiến Sĩ các thời trước) năm đầu đời Hồ Quư Ly (niên hiệu Thánh Nguyên) được bổ làm Ngự sử đài chính chưởng. Cha ông là Nguyễn Ứng Long hiệu là Nhị Khê, sau đổi là Nguyễn Phi Khanh, là một nho sinh học giỏi được quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán mời dạy trong tư dinh rồi kết hôn với Trần Thị Thái, con gái thứ ba của hoàng thân nhà Trần này.

Khi nhà Minh thôn tính nước ta, bắt những người tài giỏi sang Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh, ông theo lời cha lo việc phục thù, giúp nước. Ông từng bị quân Trương Phụ bắt đưa về thành Đông Quan (tức Thăng Long) sau được tha và t́m cách vào Lam Sơn (Thanh Hóa – 1418) giúp Lê Lợi mười năm khởi nghĩa chống quân Minh. Nguyễn Trăi là một nhà mưu lược và giỏi chính trị trong việc lập kế sách, vận động quân sĩ, đấu trí với quân xâm lược. Khi Lê Lợi lên ngôi lấy hiệu là Lê Thái Tổ (1428), nhờ công lớn, ông được đổi theo họ nhà vua là Lê Trăi, được phong tước Quan Phục Hầu và làm quan Nhập nội hành khiển (Tể tướng). Năm 1429, tướng Trần Nguyên Hăn, anh em bên ngoại của ông, đang là Thượng thư Bộ Binh bị Lê Thái Tổ nghi ngờ làm phản bắt phải tự vẫn. Nguyễn Trăi bị bắt giam, sau được trả tự do nhưng bị thất sủng. Năm 1439 (60 tuổi) ông xin về trí sĩ ở Côn Sơn, nơi ông ngoại ḿnh là Trần Nguyên Đán từng ở ẩn. Khi Lê Thái Tông trưởng thành nắm lại quyền vua từ tay phụ chính chuyên quyền là Lê Sát, ông theo lời mời của vua ra giúp nước. Nhưng Lê Thái Tông là một ông vua đam mê tửu sắc, không quan tâm lo lắng việc nước, nên Nguyễn Trăi một lần nữa xin về trí sĩ ở Côn Sơn. Dầu vậy, năm sau, vua lại triệu ông về giữ chức giám sát vùng Đông Bắc và được lấy Côn Sơn làm dinh. Năm 1442, Lê Thái Tông đi tuần thú vùng Chí Linh, có một người thiếp xinh đẹp của Nguyễn Trăi là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ theo hầu. Khi nghỉ đêm ở Lệ Chi viên, Lê Thái Tông bị bệnh và mất tại đây. Triều đ́nh do hoàng hậu Nguyễn Thị Anh nắm giữ, v́ thù ghét Nguyễn Trăi và Nguyễn Thị Lộ đă cứu cung phi Tiệp Dư Ngô Thị Ngọc Dao (là mẹ của vua Lê Thánh Tông sau này) thoát tội chết nên đă làm án vu cho hai người tội âm mưu giết vua phải “tru di tam tộc”. Ông mất vào ngày 16 tháng 8 năm Nhâm-Tuất (19-9-1442) thọ 63 tuổi. Năm 1464, Lê Thánh Tông khi nắm quyền bính đă thấy rơ nỗi oan của ông nên xuống chiếu giải oan và truy tặng chức Vinh Lộc Đại Phu, tước Tế Văn Hầu.

 

***

Nguyễn Trăi không những là một người giỏi chính trị, quân sự, ngoại giao mà c̣n là một nhà văn, nhà thơ, nhà lư luận xuất chúng nữa. Tiếc thay, văn thơ của ông sau vụ án Lệ Chi viên đă bị thất lạc rất nhiều. Măi đến những năm thời Minh Mạng, Tự Đức triều Nguyễn (tức gần 400 năm sau khi ông mất), các ông Dương Bá Cung, Nguyễn Định và Ngô Thế Vinh mới sưu tập và khảo chính được các văn thơ c̣n lại của Nguyễn Trăi tập họp thành bộ ỨC TRAI DI TẬP cho khắc in vào năm 1868.

1)      Về Hán Văn : gồm các tác phẩm chính c̣n lại:

a- Ức Trai Thi Tập (齋時): gồm hơn 105 bài thơ thất ngôn hoặc ngũ ngôn.

b- Văn loại (): gồm các bài viết quan trọng như B́nh Ngô Đại Cáo (1427), Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi kư (1433), Băng Hồ di sự lục (Băng Hồ là hiệu của ông ngoại Nguyễn Trăi tức Trần Nguyên Đán), Phú núi Chí Linh, Lam Sơn Thực lục.

c- Quân Trung từ mệnh tập (命集): do Trần Khắc Kiệm sưu tầm thời Hồng-Đức (Lê Thánh Tông) gồm các thư gởi cho tướng nhà Minh và các bài hịch tướng sĩ. Đó là một tài liệu quan trọng về mặt ngoại giao, chính trị, quân sự đời hậu Lê.

d- Địa dư chí (地志) : là bài văn khảo sát về địa dư nước ta dâng lên Lê Thái Tông năm 1435.

2) Về văn Nôm: Quốc Âm Thi Tập () được xem là tập thơ chữ Nôm phong phú nhất sau các bài thơ rải rác của các tiền bối như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quư Ly, Chu Văn An… đời nhà Trần. Quốc Âm Thi Tập gồm 263 bài thơ c̣n lại của Nguyễn Trăi được sưu tầm lần lượt nhờ công của Nguyễn Năng Tĩnh, Ngô Thế Vinh, Dương Bá Cung ở thời vua Minh Mạng và Tự Đức. Năm 1956, hai ông Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm đă phiên âm, chú giải và xuất bản tập thơ Nôm này.

***

Đọc ỨC TRAI THI-TẬP, trước hết, chúng ta nhận thấy ở nơi con người Nguyễn Trăi đă có một niềm tự hào sâu sắc về việc ǵn giữ nền độc lập của dân tộc và đất nước. Ḷng yêu nước của Ức Trai tiên sinh đă tiếp nối truyền thống anh hùng từ các bậc hào kiệt đi trước như Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo v.v… Với công cuộc đánh đuổi giặc Minh xâm lược ra khỏi bờ cơi, rửa được mối nhục ngàn năm trước, chúng ta đă thấy rơ niềm tự hào ấy:

 

“…Quốc thù tẩy tận thiên niên sỉ,

Kim quỹ chung tàng vạn thế công

Chỉnh đốn càn khôn tùng thử liễu,

Thế gian na cánh sổ anh hùng”

(Đề kiếm)

Dịch thơ:

“…Ngh́n năm thù nước rửa rồi,

Tráp vàng cất giữ muôn đời chiến công.

Đất trời xếp đặt đă xong,

Cơi đời đếm được anh hùng bao lăm”

(Đề kiếm)

 

Cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc đầy gian lao của Lê Lợi đi đến thành công có sự đóng góp to lớn của mưu thần Nguyễn Trăi. Sử sách muôn đời sau chắc chắn sẽ ghi nhận công lao và chiến tích này. Con người tiên sinh luôn luôn thể hiện tinh thần của một nhà nho chân chính, một kẻ sĩ đúng nghĩa đề cao ḷng nhân nghĩa trong việc bảo vệ đất nước cũng như khi đất nước được hưởng thanh b́nh:

 

“Quyền mưu bổn thị dụng trừ gian,

Nhân nghĩa duy tŕ quốc thế an”

(Hạ quy Lam Sơn –I)

Dịch thơ:

“Trừ gian dùng đến mưu quyền,

Lẽ nhân nghĩa giữ nước yên vui đời”

(Mừng về Lam Sơn – Bài 1)

 

Và để giữ cho nước được yên ổn, quê hương được thanh b́nh luôn luôn là niềm mong ước của dân tộc ta, việc rèn luyện binh sĩ, tăng cường quân bị là mối quan tâm hàng đầu. Do đó, việc đánh tan giặc phương Bắc hùng mạnh từng bao lần rắp tâm xâm chiến nước ta đă là nỗi tự hào cao độ tràn ngập trong giọng thơ Ức Trai tiên sinh:

 

“…Sóc tẩm dĩ thanh ḱnh lăng tức,

Nam châu vạn cổ cựu giang san”

(Hạ quy Lam Sơn – I)

 

Dịch thơ:

“Sóng ḱnh, khí Bắc lặng hơi,

Đất Nam vẫn giữ muôn đời nước non”

(Mừng về Lam Sơn – Bài 1)

 

“Ḱnh” là con cá voi to lớn, mạnh mẽ, khi bơi tạo ra lớp sóng cuồn cuộn, “sóc tẩm” là khí xấu từ phương Bắc. Cả hai đều chỉ về một thế lực thường xuyên đe dọa nền độc lập và ḥa b́nh của đất nước ta. Kinh nghiệm của cha ông ta xưa kia và kế tục ở thế hệ Nguyễn Trăi cũng như về sau là luôn luôn cảnh giác đề pḥng những toan tính của ngoại bang t́m cách uy hiếp hoặc xâm chiếm đất nước. Việc một nước nhỏ sống bên cạnh một nước lớn từ mấy ngàn năm nay mà vẫn tồn tại đă cho thấy tinh thần quật cường mănh liệt của một dân tộc. Và tồn tại được là nhờ một phần có sự đóng góp không nhỏ của các bậc anh hùng, hào kiệt như Nguyễn Trăi và biết bao sự hy sinh của con dân nước Việt. “Nam châu vạn cổ cựu giang san” là tiếng nói hào hùng, đầy khí phách của một kẻ sĩ đă góp phần hoàn thành nhiệm vụ giành lại được đất nước sau khi bị giặc Minh xâm lấn. V́ thế, nếu muốn bờ cơi trời Nam được yên ổn muôn đời sau th́ việc phải sẵn sàng chiến đấu, rèn luyện binh sĩ trong thời b́nh phải được chú trọng:

 

“Bắc Hải đương niên dĩ lục ḱnh,

Yến an do lự cật nhung binh”

(Quan duyệt thủy trận)

 

Dịch thơ:

“Năm xưa biển bắc giết ḱnh,

Dẫu yên phải nghĩ sửa binh luyện rèn”

(Xem bày trận dưới nước)

 

Đất nước xinh đẹp đă sạch bóng quân thù và là một thực thể thống nhất từ Nam chí Bắc. Các nước chung quanh ở phía nam hay phía tây, biển đông hay bờ bắc đều giao hảo tốt đẹp. Trong không khí ḥa b́nh ấy, Ức Trai tiên sinh đă viết:

 

… “Hồ Việt nhất gia kinh hạnh đổ,

Tứ minh tùng thử tức ḱnh ba”

(Quá Thần Phù hải khẩu)

 

Dịch thơ:

… “Một nhà may thấy Việt Hồ,

Sóng ḱnh bốn bể lặng lờ từ nay”

(Qua cửa biển Thần Phù)

 

***

Đồng thời, khi đọc ỨC TRAI THI-TẬP, chúng ta thấy Nguyễn Trăi luôn đề cao việc lấy “văn trị” và “nhân nghĩa” để sửa sang việc “an dân trị nước”:

 

… “Thánh tâm lục dữ dân hưu tức,

Văn trị chung tư trí thái b́nh”

(Quan duyệt thủy trận)

Dịch thơ :

… “Ḷng vua rất muốn dân an,

Thái b́nh rốt lại lấy văn sửa đời”

(Xem bày trận dưới nước).

 

“Văn trị” ngược lại với “Vơ trị”, v́ “Văn trị” là lấy đức độ, ḷng tôn trọng muôn dân bá tánh và chính sách thuận ḷng người để cai trị. Nói khác hơn đó là con đường “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo” (Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn, dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo – B́nh Ngô Đại Cáo). Và “Văn trị” là làm cho dân được nghỉ ngơi, sống an lạc yên vui trong thời b́nh bằng những chính sách hợp ḷng dân, v́ “ư dân là ư trời” theo cách nói từ ngàn xưa. Do đó, Ức Trai tiên sinh rất coi trọng sức dân như là động lực để giữ ǵn non sông:

 

… “Phúc chu thủy tín dân do thủy,

Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên”

(Quan hải)

 

Dịch thơ :

… “Lật thuyền biết nước là dân,

Mệnh trời, cậy  hiểm khó bằng được thay!”

(Cửa ải ở biển)

 

Dân như nước có thể chở thuyền và cũng có thể làm lật thuyền (dân do thủy dă, thủy năng, tải chu, nhi năng phúc chu Tuân Tử, triết gia T.Q.t.k 3,4 TCN). Với tinh thần ấy, Nguyễn Trăi khi bàn bạc với vua trên và các quan trong triều để xây dựng chính sách đều đề cao việc trọng dân, trọng nhân nghĩa của đường lối “Văn trị”.

* * *

Đọc ỨC TRAI THI TẬP của Nguyễn Trăi, chúng ta cũng thấy được thơ của ông đậm đà phong cách của một nhà nho với hai lối xuất và xử. Khi làm quan, ông tận tụy với việc vua, việc nước. Ông lo nghĩ việc triều chính, ǵn giữ bờ cơi và vui mừng trước các thắng lợi của quân ta (đánh bại giặc Minh, b́nh định giặc loạn vùng biên: Hạ Tiệp, Hạ quy Lam Sơn, Thượng nguyên hỗ giá chu trung tác, Quan duyệt thủy trận…v.v – khoảng 10 bài). Phần lớn những bài khác của thi tập này chất chứa tâm tư của một con người sau khi xong nhiệm vụ kẻ sĩ thời đất nước loạn ly muốn quay về để sống cuộc sống an nhàn, giản dị nơi chốn có ngàn thông, nhiều trúc, có suối chảy, đá khe, sông núi hữu t́nh. Ông đă viết trong Côn Sơn Ca:

“Vấn quân hồ bất qui khứ lai, bán sinh trần thổ trường giao cốc, Vạn chung cửu đỉnh hà tất nhiên, ẩm thủy phạn sơ tùy phận túc”.

 

Dịch thơ :

“Hỏi anh sao chẳng về thôi?

Bám đeo đất bụi nửa đời buộc giăng?

Muôn chung, chín đỉnh nào cần!

Phận tùy nước uống, rau ăn đủ liều…”

 

Và như một thiền sư đạt đạo, ông đă thấu rơ những hệ lụy nhân sinh trong cơi đời, cơi vô thường:

“… Quân bất kiến Đổng Trác hoàng kim doanh nhất ổ, Nguyên Tải hồ tiêu bát bách hộc. Hựu bất kiến Bá Di dữ Thúc-tề, Thủ Dương ngạ tử bất thực túc. Hiền ngu lưỡng giả bất tương mâu, diệc các tự cầu kỳ sở dục. Nhân sinh bách tuế nội, tất cách đồng thảo mộc. Hoan bi ưu lạc điệt văng lai, nhất vinh nhất tạ hoàn tương tục. Khâu sơn hoa ốc diệc ngẫu nhiên. Tử hậu thùy vinh cánh thùy nhục…”.

Dịch thơ :

“… Thấy chăng: Đổng Trác vàng nhiều

Tám trăm Nguyên tải hồ tiêu hộc tràn.

Bá Di, họ Thúc thấy chăng?

Thủ Dương chết đói chẳng ăn gạo rồi!

Hiền, ngu: hai kẻ đôi nơi,

Đều t́m ham muốn riêng người ḿnh thôi

Trong ṿng trăm tuổi con người

Rốt cùng cũng giống như đời cỏ cây.

Vui, buồn, lo, sướng đổi thay?

Vẻ vang, tàn tạ quay về nối nhau.

Thế rồi g̣ núi, nhà cao,

Ai vinh, ai nhục mai sau qua đời?...”

(Côn Sơn Ca)

 

Giàu sang, danh vọng, hiền, ngu… đều c̣n lại nắm cỏ trên đồi. Thấy được điều đó, ít nhiều Nguyễn Trăi từng thấm đượm tư tưởng của đạo Phật và của Lăo giáo. Hai tư tưởng ấy quyện lẫn vào thơ của ông để cho chúng ta thấy được nét thanh cao của những người chọn niềm vui trong cảnh sông núi, vui thú điền viên, xa lánh cái ồn ào của chốn lợi danh:

 

“Trường thiên mạc mạc thủy du du,

Hoàng lạc sơn hà thuộc mộ thu.

Tiễn sát hoa biên song bạch điểu,

Nhân gian lụy bất đáo thương châu”

(Văn lập)

 

Dịch thơ :

“Bao la trời nước mênh mông,

Lá thu vàng rụng, núi sông cuối mùa.

Thèm đôi chim trắng bên hoa,

  Cơi người phiền lụy chẳng qua băi này”

(Đứng ngắm cảnh chiều)

 

Làm quan, con đường cũng lắm chông gai trắc trở và nhất là nó chẳng đem lại niềm vui đích thực, cho nên Nguyễn Trăi vẫn trông ngóng về một cố hương xa xôi:

 

“… Kính trung bạch phát giai nhân lăo,

Thân ngoại phù danh mạn nhĩ lao.

Miến tưởng cố viên tam kính cúc,

Mộng hồn dạ dạ thượng quy đao”

(Thu nhật ngẫu thành)

 

Dịch thơ :

“… Soi gương tóc bạc già sao!

Ngoài thân danh hăo biết bao mệt nhoài.

Vườn xưa luống cúc nhớ hoài,

Đêm đêm thuyền mộng miệt mài về quê”

(Ngày thu ngẫu hứng thành thơ)

 

Côn Sơn là chốn xưa cũ gắn bó với Ức Trai tiên sinh từ thuở ấu thời. Côn Sơn cũng là h́nh ảnh của núi xưa, quê cũ trong tâm khảm của những người luôn mơ ước được nhàn dật, tiêu sái. Ở đây có động Thanh Hư, một nơi có thể gạn lắng những phiền toái của cuộc đời, Nguyễn Trăi đă từng mơ mộng:

 

“Thanh Hư động lư trúc thiên can,

Phi bộc phi phi lạc kính hàn.

Tạc dạ nguyệt minh thiên tụ thủy,

Mộng kỵ hoàng hạc thượng tiên đàn”

(Mộng sơn trung)

 

Dịch thơ :

     “Thanh Hư động trúc hàng ngàn,

Ào ào thác đổ lạnh màn gương soi.

Sáng trăng trời nước đêm rồi,

 Hạc vàng mơ cưỡi lên nơi cơi Bồng”

(Giấc mộng trong núi)

 

Ức Trai tiên sinh luôn ư thức về những nỗi bất ổn, những trói buộc, hiểm họa thừ chốn quan trường, ông biết rơ con đường về ở ẩn, tránh hệ lụy nhân sinh là con đường nên làm:

 

“… Tùng cúc do tồn quy vị văn,

Lợi danh bất tiễn ẩn phương chân.

Ta dư cửu bị nho quan ngộ

Bổn thị canh nhàn điếu tịch nhân”

(Đề Từ Trọng Phủ canh ẩn đường)

 

DỊCH :

“… Khi về, tùng cúc c̣n nơi,

Chẳng ham danh lợi, lánh đời phải thôi.

Mũ nho lầm lụy lâu rồi,

 Cày nhàn, câu cá vốn người chuộng yêu.”

(Đề nhà ở ẩn để cày cấy của Từ Trọng Phủ)

Càng đọc thơ của ông, chúng ta càng thấm thía và xót xa cho nỗi oan khuất của vụ án Lệ Chi viên đưa đến thảm họa phải bị “tru di tam tộc”, giết hết ba đời ḍng họ nhà ông. Hệ lụy đau thương ấy ông đă thấy từ trước, nó xảy ra cho nhiều kẻ sĩ như ông không thích ra luồn vào cuối, xu nịnh, a dua với những kẻ cơ hội. Khi cuộc đời c̣n danh lợi, c̣n tranh giành, c̣n đố kỵ là c̣n những nỗi nhọc nhằn, những tai họa ŕnh rập cho những người có liêm sĩ. Và ông luôn muốn xa rời khỏi chốn lợi danh vẩn đục ấy:

 

“Lăm huy nghĩ học minh dương thượng.

Viễn hại chung vi tỵ dặc hồng.”

(Ḥa Hương tiên sinh vận giản chư đồng chí)

 

Dịch thơ :

“Hót theo phượng dơi ánh trời,

Làm chim hồng vút xa nơi hại người…”

(Ḥa cùng Hương tiên sinh chọn vần với các người cùng chí hướng)

 

* * *

Ngoài ra một vài bài thơ mang đậm dấu ấn đạo Phật như “Du Nam Hoa tự”, “Đề Nam Hoa thiền pḥng”, cùng với các bài như “Tầm Châu”, “Thiều Châu”, “Ngô Châu”, “Quá lănh”, “Giang Tây”, “B́nh nam dạ bạc”, v.v. đề cập đến các thắng tích bên Trung Hoa mà chưa có sử liệu nào xác định việc Nguyễn Trăi từng qua bên ấy.

H́nh ảnh của Nguyễnn Trăi trong Ức Trai Di Tập nói chung và Ức Trai Thi Tập nói riêng đă cho thấy tâm tư và t́nh cảm của một nhà nho trải qua một giai đoạn lịch sử nhiều rối ren, nhiều đau thương do tranh giành quyền lợi và giặc giă xâm lấn đă làm tṛn chức trách của ḿnh cho đến khi đất nước được ḥa b́nh, độc lập. Và rồi những kẻ sĩ ấy lại đơn độc giữa những thế lực, bả vinh hoa sẵn sàng chà đạp lên những người khác đă từng bỏ biết bao công sức xây dựng nên nó.

Đồng thời qua tập thơ chúng ta thấy được con người của Nguyễn Trăi, một người có công lớn đối với dân tộc và đất nước với tầm nh́n rộng lớn về chính trị, ngoại giao; tiên sinh c̣n là một nhà văn, nhà thơ có tâm hồn trong sáng, thanh cao. Tiếc thay cuộc đời tài hoa ấy lại gặp tai họa lớn lao như nhà văn Pháp YVELINE FERAY đă viết trong phần mở đầu cuốn DIX MILLE PRINTEMPS: “Tấn thảm kịch thực sự của Nguyễn Trăi là tấn thảm kịch của một vĩ nhân sống trong một xă hội quá ư bé nhỏ!”. [1]

Phải chăng bi kịch xảy ra cho gia tộc Nguyễn Trăi cũng sẽ xảy ra ở bất cứ thời đại lịch sử nào với những h́nh thức khác nhau khi tâm hồn của con người chưa được nâng lên cao? Và khi ḷng người c̣n nhiều đố kỵ, xă hội c̣n thiếu vắng những hiền tài, khi mà con người chưa biết sống ḥa ái, đàng hoàng với nhau th́ những bi kịch từng xảy ra cho Nguyễn Trăi sẽ c̣n tiếp diễn. Mong sao tinh thần “Lấy chí nhân để thay cường bạo” (B.N.Đ.C), “Thương người như thể thương thân” (Gia Huấn Ca) và nhất là tinh thần “Dùng văn trị để sửa sang lúc thời thái b́nh” (văn trị chung tu trí thái b́nh – Quan Duyệt Thủy Trận trong Ư.T.T.T) sẽ là ngọn đuốc yêu thương, nhân bản để dẫn dắt và soi đường cho dân tộc cùng đất nước hôm nay cũng như mai sau.

Công việc sắp xếp các bài thơ trong Ư.T.T.T căn cứ vào nội dung có thể tạm chia làm bốn thời kỳ:

  1. Thời kỳ lưu lạc khi giặc Minh xâm lược (khoảng 1407 – 1417) gồm 14 bài.

  2. Thời kỳ ra giúp Lê Lợi b́nh định xong giặc Minh xâm lược và làm quan nhà hậu Lê (khoảng 1418 – 1429) gồm 35 bài.

  3. Thời kỳ sau khi bị tù oan, muốn lui về sống ẩn dật (khoảng 1429 – 1437) gồm 28 bài.

  4. Thời kỳ vui thú ẩn dật ở Côn Sơn cho đến khi mất (khoảng 1438-1442) gồm 13 bài.

Ngoài ra có khoảng 15 bài thơ được cho là của Nguyễn Trăi làm ra khi đi sứ sang Trung Quốc. Chưa có nguồn sử liệu nào đề cập rơ về việc Nguyễn Trăi đi sứ T.Q. Tuy nhiên, đọc kỹ những bài thơ này th́ ư tứ cũng tương tự những bài thơ làm trong các thời kỳ vừa nêu. Vụ án Lệ Chi Viên và cái chết thảm khốc của ḍng họ Ức Trai tiên sinh đă làm thất thoát nhiều thơ văn và để lại nhiều nghi vấn trong việc t́m hiểu xuất xứ các bài thơ cùng hoàn cảnh sáng tác.

Thêm vào đó, thời kỳ ông ra giúp Lê Lợi như là một mưu thần cũng không thấy có bài thơ chữ Hán nào. Có lẽ mọi công sức và thời gian đều tập trung cho việc bàn mưu lược đánh giặc và soạn thư văn đối phó kẻ thù. Việc phân chia các thời kỳ như trên chỉ có tính cách tương đối và chủ quan, những mong sẽ có tư liệu khác nữa làm rơ các thời kỳ này.

 Sau hết, việc chuyển Ư.T.T.T của Nguyễn Trăi từ các thể thơ thất ngôn bát cú, ngũ ngôn hoặc tứ tuyệt sang thể lục bát của dân tộc chỉ nhằm mục đích là giúp các thế hệ trẻ gần gũi và dễ nhớ các tập thơ cổ của các danh nhân, đặc biệt là những người có công lớn trong việc giành lại và bảo vệ nền tự chủ của đất nước như Ức Trai tiên sinh. Chắc chắn công tŕnh này có rất nhiều điểm thiếu sót. Rất mong các vị thức giả chỉ giáo và giúp đỡ.

Sài G̣n tháng 01 năm 2008


 

[1] YVELINE FERAY, Vạn Xuân, bản dịch của Nguyễn Khắc Dương, N.X.B VĂN HỌC và  SUDESTASIE (Pháp) đồng X.B, 2002.

 

Dương Anh Sơn
 Giáo Sư Triết học

 Trung học Ninh Ḥa

 

trang thơ & truyện Dương Anh Sơn              |                 www.ninh-hoa.com