Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


 
 
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 


CƠ THỂ HỌC CỦA MẮT
Bs Lê Ánh
 

 
 

 

Trước khi t́m hiểu về các bệnh của mắt, chúng ta cần biết về cấu trúc của mắt. Mắt gồm có nhăn cầu, thần kinh mắt và những bộ phận phụ thuộc như mi mắt, lông mi, các cơ mắt, các cân mạc, tuyến lệ và các màng tiếp hợp.

 

Nhăn cầu (Eye ball) nằm trong hốc mắt (Orbit). Các cơ (Muscle) bám quanh nhăn cầu điều khiển mắt quay về phía mục tiêu thị giác.

 

Những bộ phận quan trọng của mắt được thể hiện qua sơ đồ cắt ngang của mắt dưới đây:

 

 Sơ đồ cắt ngang của mắt

 

1-   Củng mạc (sclera): thường được gọi là ”tṛng trắng của mắt”, lớp ngoài cùng của mắt làm bằng kết cấu sợi, phía trước biến đổi thành giác mạc.

 

2-    Giác mạc (cornea): ở phía trước củng mạc, phần trong suốt của mắt, giúp để cho ánh sáng đi qua mắt và hội tụ ánh sáng đó vào vơng mạc ở đáy mắt.

 

3-   Mống mắt (iris): thường gọi là “tṛng đen của mắt”, là phần làm cho mắt có màu nâu hay màu xanh tùy theo chủng tộc. Mống mắt có thể co giăn để cho đồng tử điều chỉnh lượng ánh sáng thích hợp để vào mắt.

 

4-   Đồng tử (pupil): thường gọi là “con ngươi”, nó giữ vai tṛ như màn chớp của máy ảnh để điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào trong mắt. Ví dụ, khi chúng ta ra nắng có rất nhiều ánh sáng, đồng tử sẽ co lại để giảm lượng ánh sáng vào trong mắt. Ban đêm, khi ánh sáng rất ít, đồng tử sẽ nở ra để cho thêm ánh sáng vào mắt để chúng ta có thể thấy ban đêm.

 

5-   Thủy tinh thể (lens): được xem là kiếng trong mắt. B́nh thường, khi c̣n trẻ, thủy tinh thể rất trong. Nó giúp cho ánh sáng xuyên qua mắt và hội tụ ánh sáng vào vơng mạc ở đáy mắt. Phía sau thủy tinh thể chứa đầy một chất trong suốt gọi là dịch kính (Vitreous humour).

 

6-   Vơng mạc (retina): là một màng bên trong của đáy mắt. Vơng mạc thu nhận ánh sáng chuyển qua thị thần kinh để giúp chúng ta được thấy.

Vơng mạc được chia ra làm hai phần: Hoàng điểm (macula), cũng gọi là điểm vàng giúp chúng ta nh́n thấy được chi tiết của vật ở trung tâm thị giác. Phần lớn nhất (95%) của vơng mạc chung quanh điểm vàng là vơng mạc ngoại vi (peripheral retina) giúp chúng ta nh́n được chung quanh (peripheral vision). V́ vơng mạc ngoại vi không thể cho chúng ta nh́n rơ chi tiết, chúng ta không thể nào sử dụng sự nh́n ngoại vi để thấy những chi tiết nhỏ như đọc sách, lái xe, . . .

 

7-   Màng bồ đào,Thân bè và Mạch mạc (choroid): lớp bọc ngoài vơng mạc. Mạch mạc chứa nhiều mạch máu để cung cấp máu nuôi dưỡng vơng mạc. Phía trước dày lên thành cơ thể mi và mống mắt.

 

8-   Thần kinh thị (optic nerve): thường gọi là “dây thần kinh của mắt”, nằm ở đáy mắt để truyền những tin tức về ánh sáng và h́nh ảnh lên năo. Năo sẽ giải đoán những tin tức này và giúp chúng ta biết chúng ta nh́n thấy ǵ. Nơi thần kinh thị xuất phát từ đáy mắt được gọi là đĩa thị giác.

 

9-   Cơ thể mi (ciliary body): ở xung quanh mống mắt. Cơ thể mi là chỗ sản sinh thủy dịch để nuôi dưỡng mắt. Cơ thể mi có thể làm thay đổi độ cong của thủy tinh thể.

 

10-  Thủy dịch (aqueous humor): chất nước trong suốt được thể mi tiết ra. Thủy dịch chứa những chất bổ để nuôi dưỡng thủy tinh thể, mống mắt và giác mạc. Chất dịch này được sản xuất liên tục bởi thể mi. Thủy dịch này sau khi tiết ra ở buồng sau của mắt (posterior chamber) sẽ đi luồn dưới mống mắt, qua đồng tử vào buồng trước của mắt (anterior chamber). Chất dịch này sẽ được xuyên qua bộ màng lưới và vào kênh Schlemn (Schlemn canal) và từ đó theo ống thoát của mắt hấp thụ vào máu để ra khỏi mắt.. Sự sản xuất, lưu chuyển, và thoát đi của chất dịch này là một tiến tŕnh tích cực và liên tục cần thiết cho sự lành mạnh của mắt. Chất dịch ở bên trong mắt này khác với nước mắt được sản sinh từ bên ngoài mắt.

 

11-               Áp suất bên trong của mắt hay nhăn áp (eye pressure): phụ thuộc vào sự sản xuất , di chuyển và thoát đi của thủy dịch ở trong mắt. Hệ thống chất lỏng của mắt có thể ví như bồn rửa chén có nước chảy suốt ngày. Thể mi sản xuất ra thủy dịch cũng giống như ṿi nước. Các ống thoát nước của mắt cũng giống như đường ống thoát nối với bồn nước. Nếu hệ thống thoát nước trong nhà hoạt động b́nh thường, nước chảy ra từ ṿi sẽ rhoát ra một cách dễ dàng nhanh chóng khỏi bồn. Nếu hệ thống chất lỏng trong mắt hoạt động b́nh thường th́ một lượng chất lỏng thích hợp liên tiếp được dẫn vào mắt và một lượng chất lỏng tương tự như thế được dẫn ra. Nhăn áp có thể thay đổi chút đỉnh ở vào các thời điểm khác nhau trong ngày nhưng b́nh thường xê dịch trong một khoảng an toàn cho sức khỏe của mắt.

 

12-    Góc tiền pḥng là góc giữa mống mắt và giác mạc. Góc tiền pḥng có thể đóng hay mở tùy theo căn bệnh của mắt.

 

 

Mắt làm việc như một máy ảnh.

 

Mắt làm việc như thế nào? Hiểu biết về cách làm việc của mắt là bước đi đầu tiên để biết về những bệnh của mắt. Mắt là một bộ phận rất phức tạp và tinh tế của cơ thể con người. Nó được bao bọc và bảo vệ bởi một vỏ bọc cứng và dai màu trắng gọi là củng mạc. Mắt làm việc như một máy ảnh. Khi ta chụp h́nh, thấu kính (lens) của máy ảnh giúp thu ánh sáng đó trên phim (vơng mạc). Khi ánh sáng đụng vào phim th́ h́nh ảnh được thâu nhận. Con mắt của chúng ta cũng làm việc như vậy. Trước mắt chúng ta là một cửa sổ trong suốt được gọi là giác mạc (cornea), sẽ giúp ánh sáng đi vào và hội tụ ánh sáng ở trong mắt. Lượng ánh sáng xuyên qua mắt sẽ được kiểm soát và điều chỉnh bởi sự co giăn của đồng tử (pupil). Sau đó, ánh sáng sẽ đưọc thủy tinh thể (lens) hội tụ vào vơng mạc (retina) ở phía sau đáy mắt giống như ống kính máy ảnh hội tụ ánh sáng lên phim ành. Khi ánh sáng được hội tụ lại ở vơng mạc, những tin tức này sẽ được chuyển về năo qua thị thần kinh.

 

Tài liệu tham khảo:

 

 

1-   www.webmed.com/eye-health/picture-of-the-eyes

2-   www.eyecareamerican.org/eyecare/anatomy

3-   www.lenshopper.com/eye-anatomy.asp

4-   www.osla.com.vn/thuoc-nho-mat-osla/tintuc/4/4/3/cau-tao-mat.httml

 

 

 

 

 

 

 


Bác sĩ LÊ ÁNH

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com