Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


 
 
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 


 

LÀM VIỆC TẠI BỆNH VIỆN

Ở  S À I   G ̉ N

(Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n

năm 1985 - 1987)

Lê P Thọ
 

 

      Được chuyển về Sài G̣n, tôi làm việc tại khoa Ngoại, bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Trước năm 1975, bệnh viện Nguyễn Tri Phương là một bệnh viện tư của người Hoa với cái tên là bệnh viện Chung Cheng. Sau năm 1975, nhà nước quản lư bệnh viện Chung Cheng và đổi tên là bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

 

Nhớ lại ngày lên nhận việc tại Quân Y Viện Pleiku đầu năm 1969, tôi thầm mong một ngày nào sẽ trở về lại Sài G̣n . Lúc ấy, việc ưu tiên sẽ là để cho con cái rộng đường học tập, sau đó là sẽ củng cố lại công việc hành nghề. Rồi thời cuộc đổi thay, gia đ́nh chúng tôi phải ở lại miền “nắng bụi mưa bùn” này măi đến năm 1985 mới được rời khỏi nơi đây. Nhưng dù có về được Sài G̣n, có nghĩ nhiều về công ăn việc lám đến đâu đi nữa, th́ việc học tập của các con vẫn là ưu tiên hàng đầu. Lúc bấy giờ, Trang, đứa con đầu ḷng, đă học xong lớp 12 và đă chuẩn bị thi vào Đại Học. Hùng, đứa con thứ hai, đă học lớp 11. Việc thi cử của các học sinh vào Đại Học lúc bấy giờ gặp nhiều trở ngại lớn vào cái buổi giao thời này. Hầu hết các con em gia đ́nh “dân ngụy miền Nam đều bị nhiều bất lợi trong việc thi cử” và gặp phải nhiều khó khăn theo đường lối mới của một xă hội đang đổi đời! Các cuộc thi cử vào các ngành chuyên môn không c̣n hoàn toàn căn cứ vào việc thuần túy là việc học tập mà các thí sinh bị ảnh hưởng nhiều về lư lịch của cha mẹ, gia đ́nh. Hiện tượng “thi lư lịch” là nguyên do làm chúng tôi phải suy nghĩ nhiều. Khi Trang đă không đươc đậu vào Đại Học lần đầu tiên, chúng tôi cũng có nghe dư luận bên lề về việc không được công bằng trong thi cử, dù thế chúng tôi vẫn chưa lấy ǵ làm để ư và cứ nghĩ rằng , nếu đă thi hỏng rồi th́ nên học tập cẩn thận và chuẩn bị chu đáo hơn để thi lại kỳ thi sau. Chúng tôi đă bỏ nhiều th́ giờ ra để t́m hiểu bao sự việc đổi thay cùng những khó khăn tromg việc thi cử vào các ngành chuyên môn. Có t́m hiểu đến nơi đến chốn với mất bao nhiêu thời gian rồi mới hiểu được ngành ngọn. Thật là phức tạp trong việc thi cử trong thời gian mới của buổi giao thời. Càng thấy rơ “những cái phức tạp, trù dập” mà không tài nào cải thiện được! ! !. Thật là khó khăn và đầy gai gốc. Cùng đường, chúng tôi nghĩ đến chuyện “t́m đường rút lui” để về lâu về dài, các con may ra có đường thoát kḥi cái tệ nạn “thi cử theo lư lịch”. Tôi khẳng định chỉ c̣n con đường” ra đi càng xa càng tốt”.

 

Lúc bấy giờ, khoảng năm 1986-87, phong trào vượt biên đă muộn màng lắm rồi, không phải là một cơ hội tốt, nhưng rồi, không c̣n con đường nào khác hơn nữa nên cũng phải đành ḷng. Dù thế nào đi nữa, cứ thử ḍ xem sao! Hy vọng không có bao nhiêu vào thời điểm này, nhưng, thôi th́ ….

 

 “Cũng liều nhắm mắt đưa chân,

 Lần xem con tạo xoay vần đến đâu.”

 *

 

 Một hôm , tôi đang làm việc ở khu nhận bệnh Khoa Ngoại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được vài tuần sau ngày trờ lại Sài G̣n, anh y tá Vơ lại t́m gặp tôi.. Anh Vơ, trước năm 1975 là y tá làm việc tại trại tù binh trong quân y viện Pleiku, tôi làm việc tại Khoa Ngoại và kiêm nhiệm bác sĩ điều trị trại tù binh.. Thừa lúc tôi đă giải quyết xong đám bệnh nhân, thầy tṛ lâu ngày gặp lại nhau tay bắt mặt mừng, anh Vơ vui mừng lắm và tâm sự với tôi khá lâu. Anh hỏi han đủ điều những câu chuyện về Pleiku trong thời gian sau 1975, những ngày tháng anh đă may mắn rời Pleiku về Sài G̣n, anh cũng nhắc đến các anh chị em nhân viên QYV Pleiku sau cuộc di tản khỏi Pleiku ra sao, và cuối cùng anh hỏi thăm tôi những ngày khổ nhục trong trại tù và mừng cho tôi được về lại Sài G̣n. Anh đề nghị nhiều việc giúp tôi làm việc ngoài giờ, sau giờ làm việc tại bệnh viện. Anh giới thiệu vài bệnh nhân, hầu hết bệnh nhân là người Việt gốc Hoa ở vùng Chợ Lớn và mời tôi lại nhà bệnh nhân để điều trị bệnh cho họ. Sau đó khoảng vài tuần, anh c̣n t́m được một Trạm Y tế Phường để tôi đăng kư có thể khám bệnh vào buổi chiều sau khi làm việc ở bệnh viện. Tôi cũng nhắc lại rằng sau năm 1975, chính quyền mới không cho phép các bác sĩ hành nghề tại pḥng khám bệnh tư. Tôi có khám bệnh tại một Trạm Y tế Phường trên đường Nguyễn Hoàng, phía trong chợ Nancy Chợ Lớn vài tháng. Sau một thời gian thấy không có kết quả bao nhiêu nên tôi không làm ở đó nữa và chủ yếu là khám bệnh tại tư gia bệnh nhân mà thôi.

Anh Vơ c̣n đưa tôi đến chỗ mua thuốc Âu Mỹ hoặc dụng cụ y khoa để dùng cho việc khám bệnh tại tư gia. Anh đưa tôi ra chợ trời Long Biên, vùng Chợ Lớn để mua thuốc dùng cho bệnh nhân tại tư gia. Hầu hết bệnh nhân đièu trị tại gia đều muốn bác sĩ điều trị cho thuốc họ luôn chứ không muốn bác sĩ kê toa cho họ mua thuốc dùng. Có một lần, cùng đi với anh Vơ, tôi ra chợ trời mua một ít thuốc. Sau khi cô bán hàng gom thuốc bỏ vào bao, tôi móc bóp để trả tiền, th́ thật ngượng ngùng, trong bóp không c̣n đồng nào. Thường thường, mỗi lần khám bịnh xong tại tư gia, trước khi ra về bệnh nhân đưa thù lao, tôi nhận và nhét vào bóp. Tôi chưa bao giờ đếm số tiền bỏ vào bóp là bao nhiêu. Và luôn luôn tôi tin chắc rằng ḿnh có tiền trong bóp. Sự việc xảy ra quá bất ngờ và tôi cảm thấy thẹn thùng, bở ngở. Anh Vơ muốn cho mượn tiền để trả dùm số tiền thuốc ấy, nhưng tôi nhất định gởi lại bao thuốc cho cô bán hàng và hẹn chiều ngày hôm sau tôi sẽ trở lại.

 

Những buổi chiều sau giờ làm việc tại bệnh viện, trừ những ngày trực gác, tôi thường đến khám bệnh tại các tư gia vùng Chợ Lớn. Hầu hết các bệnh nhân là người Việt gốc Hoa. Họ rất thông cảm việc làm ngoài giờ của tôi và biết được hoàn cảnh khó khăn trong xă hội lúc bây giờ. Họ rất kín đáo mời tôi đến nhà họ để chữa bệnh cho họ. . Những bệnh nhân được tôi điều trị khỏi bệnh lại giới thiệu đến những bệnh nhân khác. Công việc làm ngoài giờ của tôi từ đó xem như thường xuyên.

 

Trong thời gian tôi mới về Sài G̣n, chú Banh, em trai tôi, từ Nha Trang có vào thăm gia đ́nh chúng tôi. Chú đi thẳng vào gặp tôi tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong lúc tôi đang làm việc. Lúc đó vào buổi chiều, sắp gần hết giờ làm việc, nên tôi giữ chú Banh nghỉ lại trong pḥng trực của các bác sĩ bệnh viện và đến hết giờ làm việc, tôi đi xe Honda đưa chú Banh cùng đi với tôi khám bệnh tại tư gia ở vùng Chợ Lớn. Hôm đó tôi có hai bệnh nhân nữ người Việt gốc Hoa. Đến mỗi nhà bệnh nhân, tôi giới thiệu với gia chủ là em tôi từ Nha Trang vào thăm tôi trong Bệnh viện, nên luôn tiện tôi đưa về nhà.

 *

Trong khi tôi nghĩ nhiều về việc “đi xa” và đă vài lần ḍ dẫm đi đi về về cùng với hai con lớn cuả tôi th́ có tin Ban Lănh Đạo và Ban Giám Đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương đề nghị tôi sẽ làm Trưởng Khoa Phẫu Thuật ( Khu Pḥng Mổ) khi Khoa Ngoại tách rời khỏi Khu Giải Phẫu. Từ trước đến giờ, khoa Ngoại trực thuộc luôn với Pḥng Mổ, khu Giải Phẫu.

 

 Từ ngày được chuyển về bệnh viện Nguyễn Tri Phương Sài G̣n, tôi làm việc thật chu đáo và luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc làm hằng ngày của ḿnh. Thật ra, làm việc ở đâu, bất cứ lúc nào, đối với bệnh nhân, tôi luôn luôn chăm sóc và điều trị thật cẩn trọng và làm việc với tinh thần “làm hết việc chứ không phải chờ cho hết giờ”.

 

 Trong khoa Ngoại của BV Nguyễn Tri Phương, có anh Trưởng Khoa, bác sĩ Lam, người từ bưng về, chỉ điều khiển khoa trên giấy tờ, qua các cuộc họp và theo dơi công tác Công Đoàn của Khoa. Anh bác sĩ Lam cũng có một phần thời giờ làm việc Công Đoàn của Bệnh Viện.. Việc chuyên môn hoàn toàn ở trong tay bác sĩ Nguyễn Hải điều động. Anh Hải ra trường trước tôi hai năm, nội trú bệnh viện, bác sĩ giải phẫu, làm phó Khoa Ngoại.. Trước năm 1975, anh bác sĩ Hải mang cấp bậc Thiếu tá. Anh có bệnh tiểu đường(?), theo lời anh nói, và luôn luôn anh mang theo một trái “khổ qua” (mướp đắng) để dùng trong bữa ăn cơm trưa những ngày anh làm việc tại bệnh viện. Bên cạnh anh Hải có anh bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiêu, bạn cùng khóa với tôi. Khi tôi về làm việc tại khoa Ngoại, bác sĩ Tiêu có bạn đồng hành và đă thổ lộ bao sự vui mừng và có lần anh Tiêu đă tâm sự với tôi: “Mày về đây, tao đỡ quá…” Thật ra, bác sĩ Tiêu rất ngại một vài phẫu thuật phức tạp v́ tŕnh độ phẫu thuật của bác sĩ Tiêu có phần hơi giới hạn. Anh bác sĩ Hải có trách nhiệm lên chương tŕnh mổ phiên. Không biết vô t́nh hay cố ư, anh bác sĩ Hải sắp cho tôi mổ nhiều ca hơi rắc rối, phức tạp. tôi có cảm tưởng là tôi đang “bị thử thách” trong những tháng ngày đầu khi mới “chân ướt chân ráo” về làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương này. Từ trước đến nay, trong vấn đề chuyên môn, tôi cũng đă từng mổ nhiều cuộc mổ khá phức tạp ở quân y viện Pleiku, nhất là trong mùa hè đỏ lửa 1972.

 

Sau năm 1975, làm việc tại Dân y viện Pleiku, tôi cũng giải quyết nhiều ca phẫu thuật khá khó khăn , tuy nhiên việc làm của tôi lúc đó rất dè dặt và luôn luôn cố gắng tránh những điều “tai bay vạ gió” có thể xảy ra đối với “người cũ “ như tôi . Khi về đến Sài G̣n, làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, không khí làm việc có vẻ cởi mở một phần nào, hơn nữa gặp lại những bạn quen cùng hoàn cảnh, những người bạn cùng chí hướng, cùng tâm sự, chẳng khác nào:

 

 Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

 

 Tôi làm việc có phần thoải mái hơn, bớt ngỡ ngàng, ít ra về mặt tinh thần, nhưng công việc th́ khá vất vả. Tuy nhiên, tôi vẫn c̣n mang một ít “măc cảm’ người cũ được “xài lại”. Nhưng đối với bệnh nhân, tôi vẫn giữ một tinh thần phục vụ, trước sau như một “hết t́nh, hết nghĩa” và giải quyết thoả đáng mọi phẵu thuật.

 

 Điều đặc biệt, không biết tại sao, trong những tua trực của tôi, hôm nào tôi cũng nhận và điều trị nhiều bệnh nhân mổ cấp cứu. Mỗi tua trực của tôi bao giờ cũng có ít nhất một ca “ Xuất huyết nội do loét bao tử”. Đêm trực nào tôi cũng làm việc liền tay suốt đêm. Đa số bệnh nhân là những người lớn tuổi mang nhiều bệnh kèm theo như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, . . . . Mỗi lần có bệnh nhân “Xuất huyết dạ dày” vào Khoa Ngoại, ngoài các xét nghiệm đă cho làm từ Pḥng Ngoại Chẩn, bệnh nhân được chẩn khám lại, và sau đó, tôi cho mời bác sĩ nội soi dạ dày để xác định t́nh trạng chảy máu trong bao tử để dễ bề quyết định phẩu thuật. Trong khi chờ nội soi dạ dày, bệnh nhân được khám nội khoa, tim mạch (mời bác sĩ nội khoa tim mạch đến Khoa Ngoại) trước khi mổ.

 

Một vài tua trực trong những ngày mới về, tôi chưa có ǵ làm để ư. Nhưng rồi càng về lâu về dài, tôi mới nhận thấy khác lạ. Tôi theo dơi, các tua trực của các bác sĩ khác rất rănh rổi. Đến nỗi, các y tá trực của bệnh viện ở Pḥng Ngoại Chẩn, mà nhất lá y tá trực Khoa Ngọai, cũng đều biết tua trực của tôi làm việc rất bận rộn và vất vả thâu đêm. Họ đă truyền miệng nhau “Đất cũ đăi người mới”, ư nói tôi “mới” về làm việc, nên bệnh viện đă “đăi” tôi nhiều công việc.

 

 * 

 Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, số bác sĩ cũ làm việc lại cũng khá nhiều. Bên Khoa Nhi có bác sĩ Nam, bác sĩ Nhật; Khoa Nội có bác sĩ Vinh, và vài bác sĩ nữa tôi quên tên; Khoa Ngoại có bác sĩ Hải, bác sĩ Tiêu. Tôi là người mới về làm việc tại đây. Mỗi lần có cuộc họp kết nạp đảng viên, bên Công Đoàn bệnh viện mời tôi lên Pḥng Ban Lănh Đạo và Ban Giám Đốc Bệnh viện tham dư. Một vài lần đầu dự các buổi họp ấy, tôi không quan tâm mấy và chỉ nghĩ là ḿnh có tham gia vào Công Đoàn ở Khoa nên Công Đoàn BV mời hợp. Sau nhiều lần, tôi để ư đến cách đối xử của Ban Lănh Đạo và Ban Giám Đốc Bệnh viện với tôi có nhiều ưu ái. Làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương khoảng hơn 6 tháng, tôi được tăng lương. Đồng lương lúc bấy giờ thật ra chẳng bao nhiêu nhưng được tăng lương là điều khá đặc biệt.

 

Khi biết được tin Khu Ngoại Khoa sẽ tách ra làm hai Khoa: Khoa Ngoại và Khoa Phẫu Thuật (Khu Pḥng Mổ) và tôi sẽ được đề bạt làm Trưởng khoa Phẫu Thuật, anh y tá Trần Văn Nhàn, y tá đang làm tại Khoa Ngoại, sẽ là Y tá Trưởng khoa Phẫu Thuật. Một vài việc đáng tiếc xảy ra. Bác sĩ Hải lần lượt dời một số đồ dùng trong khu Phẫu thuật đem ra khoa Ngoại. Y tá Trần Văn Nhàn đă nhiều lần báo cho tôi biết là một số ghế ngối, một vài dụng cụ di động đều được bác sĩ Hải tự động dời qua khoa Ngoại. Được biết như vậy, tôi trấn an anh Nhàn:” Anh yên tâm, mọi việc sẽ tốt đẹp thôi… Anh đừng lo ḿnh không đủ đồ dùng khi tiếp nhận Khoa Phẫu Thuật.. Nếu một khi có giấy bổ nhiệm làm Trưởng Khoa Phẫu thuật trong tay, tôi có trách nhiệm sẽ làm phiếu xin những đồ dùng cần thiết cho khoa, nếu Khoa Phẫu Thuật chưa có…”

 

Tội nghiệp cho anh y tá Nhàn. Anh ta hiểu được trách nhiệm của ḿnh trong những ngày sắp đến. Anh thường la cà bên cạnh tôi trong những lúc tôi có mặt tại khu Giải Phẫu. Anh có biết tôi đang có một tâm trạng rất bồi hồi và nhiều lo nghĩ. Có bao giờ tôi nghĩ đến những ngày sẽ làm việc tại Khoa Phẫu Thuật khi được tách ra khỏi khoa Ngoại. Đầu óc tôi lúc nào cũng mong đến ngày ngh́ hè và những ngày Tết để các con được nghỉ học. Tôi vẫn làm việc, trực gác đều đặn và b́nh thường. Đă mấy lần tôi xin đi phép trong dịp Tết và những ngày hè cùng” đi xa” với hai đứa con lớn. Nhưng những chuyến đi này đều vô vọng.

 

Rồi đến dịp nghỉ hè niên khoá 1986-87, tôi và vợ tôi bàn đến việc tôi đưa thêm một đứa con “đi xa” nữa. Bàn qua tính lại, không nỡ để lại một đứa, mà phải đưa hết bốn đứa con cùng đi. Lúc bấy giờ là khoảng cuối niên học. Các con đều phải thi lục cá nguyệt kỳ 2, khoảng tháng 5/1987. Kỳ thi cũng vừa xong. Có nhiều môn chưa có kết qủa. Tôi và vợ tôi gọi các con vào pḥng để thăm ḍ ư kiến của các con thế nào. Không phải ba đứa “đi xa”, mà tất cả bốn đứa con cùng đi. Tin này vừa báo ra th́ hai đứa nhỏ như “ mở cờ trong bụng”. Tất cả bốn đứa con đều lộ vẻ mừng rỡ. Tôi căn dặn các con phải giữ bí mật chứ không nên bộc lộ một hành vi ǵ để người ngoài có thể biết được ḿnh có dự định rời nhà để” đi xa”.

 

Cũng như mọi lần, trước khi chuẩn bị “đi xa”, chúng tôi đến cô Dung hỏi ư kiến về chuyến đi. Chúng tôi ngồi trên một chiếc chiếu hoa trải ra giữa nhà, trước mặt cô Dung. Vợ tôi đặt tiền lễ vào chiếc dĩa để trước mặt chúng tôi. Cô Dung cầm bộ bài và chia làm bốn nhóm như mấy lần trước. Chúng tôi ngồi trang nghiêm, im lặng chờ cô kết luận. Vừa chia xong 4 nhóm bài, cô Dung từ tốn nói:

“Lần này ngày 18 đi chưa được mà phải đợi đến ngày 20 mới đi được”. Vợ tôi vẫn ngồi im lặng. Tôi hỏi lại cô Dung: “Tại sao ngày 18 không đi được mà lại ngày 20?” Cô Dung trả lời ngay:”Tôi nói theo mặt bài hiện lên đây, mặt bài cho thấy rơ ràng là ngày 20 mới đi được”, cô nói lại một cách khẳng định, Chúng tôi xin cáo từ và im lặng ra về.

 

Tối hôm ấy tôi lên nhà anh Chiêm để gặp Chân như đă hẹn trước để bàn tính chuyến đi.

 

 

HẾT

 

 

 

 

 

 

 

 


Bác sĩ LÊ ÁNH

9/2013

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com