Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


 
 
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 


Những Bệnh Nhân Đáng Thương
(Bệnh viện B́nh Dân, Sài G̣n (1964 - 1968)
       Lê P Thọ
 

 
 

PHẦN 1

 

 

 Theo lịch tŕnh làm việc của Khu Nhăn Khoa, những ngày Giáo sư Trưởng khoa không mổ là những ngày Thầy khám bệnh. Pḥng khám bệnh của Khoa Mắt nhận khám tất cả những bênh nhân của các bệnh viện trong thành phố Sài G̣n-Chợ Lớn cùng các vùng lân cận và các bệnh nhân từ các bệnh viện các tỉnh miền Nam Việt Nam gửi về xin khám mắt.

 

Các sinh viên thực tập tại Khoa Mắt ngồi quanh Thầy để học hỏi. Thầy vừa khám bệnh vừa giảng bệnh lư của mỗi trường hợp đang khám cho tất cả đám sinh viên ngồi quanh Thầy. Ông y tá Nhuyễn đang lăng xăng đi từ Pḥng khám Mắt qua pḥng bên cạnh đo kiếng cho vài bệnh nhân. Chốc lác, ông lại gần ông Thầy, ghé mắt xem bệnh nhân đang khám và nói lên bệnh lư của người bệnh, làm ra vẻ cái ǵ ông cũng biết!

 

Ngồi bên cạnh Thầy, tôi quan sát thật tường tận lúc Thầy đang dùng đèn rọi đáy mắt (opthalmoscope) đề khám mắt một bệnh nhân nữ khoảng 50 tuổi.

 

Người bệnh chăm chú hướng nh́n ngón tay của một sinh viên đứng phía sau lưng Thầy, lắng ghe theo lời chỉ dẫn. Ánh sáng từ đèn rọi chiếu vào trên giác mạc màu nâu lấm tấm những vệt trắng lờ mờ. Vừa xem xét qua đèn rọi, Thầy vừa hỏi người bệnh qua hơi thở :

     -   Bà đă chữa ở đâu trước khi bà đến đây?

     -   Ở … ư…ư…

Bà bệnh nhân ú ớ, ngập ngừng, trong vẻ ngơ ngác. Gương mặt sạm nắng hằn lên những nếp nhăn càng hiện rơ bao nhiêu lam lũ cực nhọc trong cuộc đời bà. Hai vai áo đen đă bạc màu càng nói lên bao nhiêu khổ ải trăm chiều để bương chải t́m cái ăn vẫn chưa bao giờ có đủ. Chiếc khăn thường ngày dùng để bịt đầu, lúc này đă kéo xuống đặt ngang đùi trong khi khám bệnh, đă để lộ những khoảng nâu đen bẩn thỉu như vết tích đă bao lâu rồi chưa bao giờ giặc giũ. Ông y tá Nhuyễn lần ṃ lại từ lúc nào, nh́n xem bệnh nhân, nhắc lại câu hỏi của Thầy mà bệnh nhân chưa trả lời rơ. Bà bệnh nhân giật ḿnh, luống cuống:

   -  Tui... tui ở miệt vườn, theo ông thầy Năm chữa bệnh !

    -   Bà bị bệnh ǵ mà đi chữa?

    -   Con mắt tôi bị “dăy cá” mờ không c̣n thấy ǵ ráo trọi. Đến thầy Năm nhờ ổng chữa. Ông nói bệnh tôi phải cắt lấy “dăy cá” th́ mới sáng được. Tôi cắt. Về nhà chưa thấy sáng, mà nhức đầu quá các ông ơi. Thương dùm tui…

 Gịng nước mắt giàn giụa trên đôi mắt không hồn lờ đờ. Hai mí mắt sụp xuống nhưng cố dương lên nửa chừng. Nước mắt đă tràn vào những măn trắng đục lờ mờ trên đôi giác mạc. Gịng lệ chảy dài, lần theo cánh mũi, nḥe ra lan dần xuống đôi má nhăn nheo. Bà bệnh vừa kéo chiếc khăn lên lau nước mắt, vừa thổn thức. Chưa kịp nói hết câu, ông Thầy đă bảo:

     -   Cho bà nằm viện để theo dơi … !

 Bà bệnh chệnh choạng đứng lên. Vừa lúc, ông y tá Nhuyễn đỡ bà, d́u bà ra pḥng chờ để gặp thân nhân đang đứng đợi. Sau đó, bà được đưa vào bệnh pḥng..

 

Thầy bắt đầu giảng giải trường hợp bệnh lư của bà bệnh đáng thương. Bà đă bị mắt cườm, một bệnh thường gặp ở những người già. Mắt cườm đă làm mất đi thị giác của bà. Một ông” lang bâm” nào đó cam đoan với bà là cắt đi cái “dăy cá” th́ mắt sẽ sáng lại. Thật là tội ngiệp cho người dân quê mùa, mộc mạc, dễ tin… Ông lang vườn đă phá hại cái giác mạc trong sáng và cái thủy tinh thể mờ đục của bà. Đôi mắt đă bị nhiễm trùng, giác mạc đă bị loét lỡ toàn bộ. Dùng thuốc kháng sinh để ngăn chận bớt nhiễm trùng đang bộc phát và thuốc giảm đau nhức…Đôi mắt của bà già không c̣n cứu chữa được nữa. Tiên lượng rất xấu. Có thể cặp mắt này bớt nhiễm trùng, nhưng phần thị lực hầu như mất hẳn. Hoặc có thể nhiễm trùng đă vào tận pḥng trong của mắt, phải múc mắt để tránh ảnh hưởng xấu lan qua bộ phận khác. 

 

Đất nước ta nghèo, lại thêm chiến tranh triền miên. Ở những miền quê xa xôi, hẻo lánh, đa số những người dân lao động đă sống trong cảnh lầm than cơ cực. Sống th́ thiếu ăn thiếu mặc. Khi bệnh hoạn không thuốc men. Nghèo khổ, kém hiểu biết lại dễ tin. Chiến tranh đe dọa đời sống dân lành ở những vùng quê xa xôi. Màng lưới y tế thu hẹp ở các thị xă, các thành phố. Cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn khó khăn hằng ngày làm họ đánh mất niềm tin vào cuộc sống, nhưng lại quá ư mê tín dị đoan. Giáo dục y tế hầu như thiếu vắng ở các tầng lớp dăn quê nghèo khổ. Các ông lang vườn vô tâm lợi dụng sự đau thương bệnh tật của người khác. Khi bệnh đă trở nặng, người dân nghèo t́m lên đến được bệnh viện thành phố th́ đă quá muộn rồi!

 

 

 

 

Xem PHẦN 2

 

 

 

 

 


Bác sĩ LÊ ÁNH

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com