Trang Thơ & Truyện: Lê Thị Thanh Tâm                     |                 www.ninh-hoa.com

Lê Thị Thanh Tâm
 

Bút hiệu:
Gia B́nh Vân Nga,
Lê t. Thanh Tâm

Sinh trưởng: 
Gia Định,
B́nh Hoà, Sài G̣n.

Nghề nghiệp:
Dạy Việt ngữ 

 

 


Hiện sinh sống tại

Ḥa Lan (Holland)
.



 

 

 

 


Viết cho các con và các cháu.

 

 

 

 

ĐOẠN VI

 

 

TRẠI TỴ NẠN SINGAPORE 31 tháng 8-1980 .

H

 
ơn 2 ngày sau đó tàu chở hàng Smit Lloyd 104 cập bến cảng Singapore. Mọi người chia tay với ban thuyền trưởng và thủy thủ đoàn rất cảm động. Ai cũng ngùi ngùi mang ơn các vị này, họ chính là thiên thần hay là Bồ-tát để cứu 155 sinh mạng trên tàu ḿnh, đưa đến miền đất Hứa - như đoàn người Do-Thái ngày xưa đi t́m đất sống vậy. Và họ khiêng Lănh xuống tàu nhỏ để lên xe bus đưa về trại tỵ nạn Samewaan. Lúc ấy mọi người đều vui mừng rộn ră v́ ḿnh được lên đất liền, không c̣n chông chênh trên biển nữa và sẽ được đi định cư ở miền đất mới an lành.

Tàu Smit-LLoyd 104 của Ḥa Lan

 

Cảnh trên tàu Smit-LLoyd 104 của Ḥa Lan

 Xe vừa đến cổng trại th́ đă nghe tiếng reo ḥ của một nhóm người đồng hương, ra đứng tận nơi đó đón chào rồi. Họ cũng t́m bà con hay người quen và sốt sắng giúp mọi người t́m nhà trọ nhanh chóng, rất vui và ồn ào không kém ǵ buổi hội. Bố mẹ, con và cô Lan ở chung nhà số 6 trên con đường lớn nhất từ cổng trại đi vào 10' thôi. C̣n Giám ở riêng với nhóm thanh niên độc thân. Các căn nhà cất đơn sơ nhưng rất chắc chắn và thoáng mát, rộng đủ cho mấy chục chiếc chiếu con của mấy gia đ́nh ở chung từ trước khi ḿnh đến. Mọi người trước lạ sau quen giúp nhau và nhất là kể chuyện về cuộc ra đi của họ rất hào hứng.

 

 Hôm sau đă có một nhóm trẻ bu quanh ẳm bồng nựng nịu, thương yêu con vô cùng, ḿnh c̣n giữ các tấm ảnh ấy đến bây giờ, v́ con rất đẹp như poppee vậy. Nhóm trẻ ấy là các cháu của d́ Năng họ đạo, họ đến Sing. trước ḿnh mấy tuần và chờ đi Mỹ. Mấy đứa con trai và con gái thật dễ thương, nhất là cô chị 14t. có răng khểnh rất duyên, nó cười suốt ngày và bế bồng, thương con nhất. Gia đ́nh họ chờ đi Mỹ, do họ nhà thờ bên ấy bảo lănh.

 

Sau khi chụp h́nh, lăn dấu tay làm thẻ tỵ nạn cho hồ sơ mỗi gia đ́nh rồi, và mỗi người được Cao-uỷ cấp cho 3$0 Sing. (=tiền guiden của Hoà Lan) con nít lănh 1$ 50. Nhà ḿnh được 7$50 cho 3 người, cô Lan lănh tiền riêng. Bố và cô Lan đi học Anh-ngữ mỗi sáng, chiều bố giúp pḥng y-tế. C̣n mẹ bận phải giữ con nên không đến lớp học Anh ngữ được, chỉ ở nhà lo việc đi chợ nấu ăn cho 4 người. Mỗi sáng mẹ cứ bế con xuống khu chợ đó mua đủ thứ thịt, cá, rau, trái tạm đầy đủ. Chỉ khác là các món ăn đắt tiền th́ ḿnh không mua được thôi v́ mẹ chỉ có vừa đủ tiền chợ cho 2 buổi cơm trưa chiều và sáng ăn sơ qua, c̣n bố có tiền thuốc lá và uống cafe. Lúc ấy mẹ mới cấn thai, nên mẹ thèm ăn táo, lê, chà-là . . v. v. . chỉ thỉnh thoảng mới mua được thôi. Cũng có một lần cô Lan nghỉ học theo mẹ đi chợ v́ áy náy để mẹ làm hoài, rồi cô cứ tiếc buổi học ấy nên viết thư kể bà nội nghe.

Bố và con trước cổng trại tỵ nạn Sing.

 

Đường vào trại Samewaan

 

Con và các anh chị trong nhà ở trại Sing.

 

Ban Y-tế của trại, mẹ bế con và bố đứng ở giữa

 

 Một tuần sau có người trong trại bảo đi chụp h́nh gởi về cho gia đ́nh ở V. N. đi., v́ có anh chàng nào làm dịch vụ này trả tiền không đắc đâu. Thế là cả nhà ḿnh đến đấy chụp ngay 1 tấm ảnh thật đẹp. Lúc gởi về nhà hai bên ông bà nội ngoại, ai cũng vui mừng sung sướng đem khoe mọi người quen.

 

Trở về chuyện ở trại Sing. Những ngày ấy ai cũng rảnh rang đi lang thang khắp trại chuyện tṛ, nghe ngóng tin tức quê nhà và lo chuyện định cư của ḿnh sắp tới. Có khi họ nhàn quá đâm hư v́ cứ ăn và chơi như vậy. Như đám con gái th́ bắt đầu ăn diện xinh ra, bày tṛ hát múa văn nghệ vui chơi cho các chàng trai theo mê mệt, buồn cười là trong đó có Giám nữa. Những người đă qua tuổi con gái tươi vui, nhí nhảnh ấy có lẽ cũng buồn cười họ như mẹ, v́ thấy vui vui miển rằng đừng quá trớn thôi. Nhưng thường th́ khó ai mà không bị cái hào quang đó làm ḿnh sai lệch . Riêng hai cô Kim Yên và Lănh bắt đầu sáng giá nhất nh́ trong trại, v́ cô Lănh được ra bệnh viện chữa lành vết bỏng rồi, nên ca hát véo von cũng hay ra phết. C̣n Kim Tân và em trai Quới th́ mẹ ít thấy lại, chỉ nghe nói ba của Tân là người Tàu làm tài phiệt, đang lo cho 2 chị em đi Mỹ. Thế nhưng đến lúc sau cùng đi định cư ở H. L. mẹ cũng gặp lại 2 chị em Kim Tân rất dễ thương và ở cùng trại Victoria Vesta ở Heerde với ḿnh. Rồi vài năm sau cũng bay đi đâu mất chả ai biết, sau khi để lại một trái tim "thổn thức" !!.

 

 Có lẽ v́ tuổi trẻ ham chơi nên các lớp học sinh ngữ không đông. Phải chăng họ học không vô nữa, thoát chết rồi nhất là được tự do như vậy, họ sung sướng muốn vui chơi? Và họ cũng không c̣n ư chí nhiều cho tương lai, mà chỉ trông cậy vào dịp may hay thả nổi cho số mệnh? Một phần họ phải biết chắc chắn họ sẽ đi định cư nước nào, th́ sẽ chọn ngôn ngữ nước ấy . Nên số người siêng đi học Anh- văn như cô Lan và bố cũng không nhiều, nếu so với con số người ở trại bấy giờ.

 

Vào trại th́ Ti bị bịnh nhưng không nặng lắm. Con chỉ bị nổi một cục nhọt to trước trán, v́ trải qua 3 ngày đói khát, lạnh, ướt như vậy. Sau vài ngày th́ con khoẻ và suốt ngày đ̣i bế và bú sữa mẹ chứ không chịu ăn, dù con đă gần 18 tháng rồi. Bố sốt ruột bảo mẹ phải cai sữa để cho con ăn nhiều hơn. Mẹ phải thoa dầu lên núm vú và đi trốn, để con không đ̣i bú mẹ nữa. Lần đầu thất bại v́ mẹ chịu không nỗi khi thấy con ngơ ngác khóc đi t́m mẹ. Lần thứ nh́ cũng vậy, nh́n con dáo dác ra cửa nhà t́m mẹ không thấy rồi đứng khóc gọi mẹ măi, trong khi mẹ trốn ở góc kẹt xa xa cũng khóc v́ ḷng đau như cắt. Nhưng mẹ cố gắng không cho con thấy cả buổi chiều ấy. Nhờ vậy từ đó con mới chịu ăn chút chút, vẫn không chịu nhai mà cứ ngậm đầy miệng thôi. Dọa măi con mới nuốt rất khó khăn. Mỗi buổi ăn như là cực h́nh của mẹ và con, nên tuy con không bị ốm c̣i, nhưng chưa bao giờ mập tṛn trỉnh cả. Mẹ cũng cố gắng nhai cơm đút con ăn, nhưng không quen v́ thấy dơ dơ, nên nấu cơm nhăo 1 góc nồi hay tán nhuyễn ra thôi.

 

 Những ngày trong trại tỵ nạn cũng có nhiều tàu khác đến sau ḿnh. Có tàu bị hải tặc Thái-Lan cướp bóc và hăm hiếp phụ nữ, sau đó được tàu vớt đưa vào trại ḿnh. Mẹ thấy trong số phụ nữ bất hạnh ấy có em gái của chị bạn, cô này đi chuyến khác đến sau cô chị và bị nạn này chăng ? Nếu đi cùng chuyến với ḿnh th́ sung sướng hơn rồi. Nên mẹ thấy hai chị em khóc nhiều lắm và th́ thào bí mật, mẹ không dám hỏi khi họ muốn giấu kín. Buồn thương cho con gái V. N. ḿnh, vượt biển gặp hải tặc Thái-Lan th́ rất khó tránh. Tất cả cũng phải có nghiệp chướng mà thôi!!!

 

Cũng có số người từ các trại tỵ nạn Pulau Bidong của Indonesia hay từ trại Thái Lan đến trại ḿnh để chuyển tiếp đi định cư nước khác như Đức, Pháp, Mỹ, Úc,...v..v... Số phụ nữ bất hạnh này được đưa lên pḥng y-tế khám bịnh. Ở đấy có y-sỹ đoàn khá hùng hậu gần 10 người. Có 2 bác-sỹ là ông Rạng và một cô người Mỹ và 3 dược sỹ là bố, bác Cảnh và chú Khai. Bác Cảnh ra trường trước bố mấy năm, có nhà thuốc tây ở Mỹ-Tho. C̣n chú Khai học Dược sau năm 75. Cùng với họ c̣n có vài cô phụ-tá V. N. nữa.

 

 

XEM ĐOẠN VII

 

 

 

 

Lê Thị Thanh Tâm
1/2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Lê Thị Thanh Tâm                  |                 www.ninh-hoa.com