Ḥn Vọng Phu  -  Ảnh:  Phan Thế Vinh

NINH H̉A XƯA, LỊCH SỬ  - Vinh Hồ

 
ĐÔI D̉NG LỊCH SỬ (1)     |     ĐÔI D̉NG LỊCH SỬ (2)  |    DANH NHÂN    |

  ĐỊA LINH    |     NHÂN KIỆT    |  
  KẾT LUẬN      
           
www.ninh-hoa.com

 

Ảnh Núi Vọng Phu


Phần 3:
 

DANH NHÂN:

Viết về danh nhân của phủ Thái Khang, tức xứ Ninh, tức Ninh Ḥa xưa, chúng tôi không căn cứ vào quê quán mà căn cứ vào hành trạng và sự nghiệp của các vị anh hùng liệt nữ c̣n ghi dấu tại vùng đất Ninh Ḥa xưa bao gồm 2 huyện Vạn Ninh, Ninh Ḥa và 1 phần đất huyện Khánh Dương ngày nay.
 

HÙNG LỘC:

Quan Thái Thú đầu tiên của Khánh Ḥa xưa đóng dinh tại Thái Khang (Ninh Ḥa) không rơ quê quán, sử c̣n ghi năm 1653, Vua Chiêm là Bà Thấm sang quấy nhiễu Phú Yên, Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần sai quan Cai Cơ Hùng Lộc đem 3.000 quân vượt đèo vượt núi Thạch Bi đánh Chiêm Thành, vua Chiêm đại bại đầu hàng cắt châu Kaut Hara từ đèo Cả đến sông Phan Rang dâng cho, Chúa Hiền lập ra dinh Thái Khang gồm 2 phủ 5 huyện, đặt dinh tại bờ Bắc sông Dinh thuộc thôn Vĩnh Phú, huyện Ninh Ḥa ngày nay, cử Hùng Lộc làm Thái Thú, lo việc khẩn hoang lập làng trên toàn tỉnh Khánh Ḥa xưa.

Qua đó chúng ta thấy Hùng Lộc là một vị danh tướng văn vơ toàn tài không những có công đánh thắng quân Chiêm mở đất Khánh Ḥa, mà c̣n có tài an bang tế thế đặt bộ máy hành chánh đầu tiên của tỉnh Khánh Ḥa, thực hiện chính sách di dân khẩn hoang lập làng trên toàn tỉnh thành công ổn định và tồn tại đến ngày nay.

NGUYỄN HỮU KÍNH:

Quan Trấn Thủ B́nh Khang (Khánh Ḥa xưa) đóng dinh tại B́nh Khang (Ninh Ḥa) bên bờ Bắc sông Dinh thuộc thôn Vĩnh Phú, huyện Ninh Ḥa ngày nay.

Theo Nguyên Hương Nguyễn Cúc, Nguyễn Hữu Kính lúc trẻ theo cha đi đánh giặc, có công được phong Cai Cơ.

Năm 1692, Vua Chiêm là Kế Bà Tranh cho quân cướp phá phủ Diên Ninh, Chúa Nguyễn phái Nguyễn Hữu Kính làm thống binh cùng tham mưu Nguyễn Đ́nh Quang đem quân đánh bắt được vua Chiêm đem về an trí tại Thuận Hóa, đổi tên đất CT c̣n lại thành trấn Thuận Thành, mấy tháng sau đổi thành phủ B́nh Thuận.

Sách "Sài G̣n 300 năm cũ " ghi: "V́ có công b́nh định, Nguyễn Hữu Kính được thăng Chưởng Cơ, trấn thủ B́nh Khang, sau này là quận Ninh Ḥa thuộc tỉnh Khánh Ḥa".

Năm 1698, Chúa Nguyễn sai thống suất Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Kính sang kinh lược Cao Miên, lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân B́nh, mỗi dinh đặt chức Lưu Thủ, Cai Bộ và Kư Lục để quản trị, Nha thuộc có Ty Xá Lại, quân binh có đội thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh để hộ vệ.

Năm 1699, Vua Chân Lạp là Nặc Thu xua quân đánh phá đồn lũy thiêu hủy nhà cửa dân Việt vừa định cư tại Sài Côn -Gia Định -Đồng Nai, Chúa Nguyễn Phúc Chu "phong Nguyễn Hữu Kính làm thống binh cùng với 2 phó tướng Phạm Cẩm Long và Nguyễn Hữu Khánh đem quân thủy bộ từ Dinh B́nh Khang vào Nam hợp lực với Trần Thượng Xuyên lo việc b́nh định Chân Lạp." Năm 1700 bằng 2 đường thủy bộ, Nguyễn Hữu Kính cho tấn công thành Bích Đôi (Nam Vang ngày nay) Nặc Yêm đầu hàng, với ḷng nhân ái ngài vỗ về an dân, phủ dụ triều thần Chân Lạp, Vua Nặc Thu trở về xin thần phục.

Công việc hoàn tất ngài cho lui quân về băi Sao Mộc báo tin thắng trận, vài hôm sau nhuốm bệnh, nhưng gặp ngày Tết Đoan Ngọ ngài gắng gượng làm tiệc khao quân cùng tướng sĩ. Đang tiệc th́nh ĺnh bị thổ huyết, ngài vội vàng lấy tay áo che không cho mọi người biết để yên ḷng ba quân. Hôm sau bệnh trở nặng, ngài than rằng:

"Ta muốn nối chí ông cha, hết ḷng hết sức báo đền ơn nước, ngặt v́ số trời có hạn, sức người không thể cưỡng lại."

Ngài cho lệnh lui quân về đến Rạch Gầm th́ mất ngày 9/1 năm Canh Th́n (1700) thọ 51 tuổi. Tiếc thương một vơ tướng tài ba đức độ, Chúa Nguyễn Phúc Chu truy tặng ngài: Hiệp tán công thần, đặc tiến Chưởng Doanh, thụy Trung Cần.

Người Chân Lạp cũng lập đền thờ Ngài tại Nam Vang.

Thời Gia Long ngài được phong: Thượng Đẳng Công Thần, thờ tại miếu Khai Quốc Công Thần.

Thời Minh Mạng ngài được truy tặng: Khai Quốc Công Thần Tráng Vơ Tướng Quân, Thần Cơ Doanh Đô Thống, thụy là Tráng Hoàn, tước Vĩnh An Hầu, thờ tại Thái Miếu.

Bản sắc phong của Vua Minh mạng viết trên gấm lụa dệt rồng màu vàng hiện c̣n tại đền thờ Lễ Công Từ Đường, thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang ghi bằng chữ Hán được dịch như sau:

"Sắc phong huân công Lễ Thành Hầu giữ nước che dân rạng công đức dường ấy đáng khen cho liệt vào Miếu vũ. Vâng theo Thế Tổ Cao Hoàng Đế thống nhất đất đai mừng được một vị Thần Nhân rạng sắc vẻ vang. Lệnh ban gia phong việc mở mang bờ cơi, uy ngàn dặm sáng tỏ bậc Thần Thượng Đẳng. Nhân cho phép liệt vào hàng tế tự tại thành Gia Định, Miếu Hội Đồng, Thần sẽ phù trợ lê dân của ta."

Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Kính tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Cảnh, c̣n có tộc danh là Lễ, sinh năm 1650 tại tỉnh Quảng B́nh, cháu nội của Nguyễn Triều Văn, con của Nguyễn Hữu Dật đều được phong tước Hầu, ngài c̣n 3 người anh em ruột khác cũng được phong Hầu. Ngài là di duệ 9 đời của vị Khai quốc Công thần Nguyễn Trăi, và là cháu bàng hệ 5 đời của Tổ Nguyễn Kim.

Công tŕnh và sự nghiệp văn vơ của Nguyễn Hữu Kính như đă tŕnh bày thật là lớn lao, như một câu đối c̣n ghi tại đền thờ B́nh Kính, Biên Ḥa:

"Công cao vạn đại lê dân hàm cảnh thính nam châu
Đức trọng thiên thu hộ quốc an khang khai biên thổ"
(Công cao muôn thuở toàn dân vọng tưởng đất phía Nam
Đức trọng ngh́n thu cả nước vui mừng vùng biên thổ ).

PHAN THỊ ĐỐC:

Bà sinh năm 1777 tại làng An Lâm, tổng Thăng Thượng huyện Tân Định, tức thôn Tân Lâm, xă Ninh Thượng, huyện Ninh Ḥa hiện nay. Tứ đức công dung ngôn hạnh gồm đủ. Năm 15 tuổi lấy chồng là Nho sinh Lê Minh Thức làng Mỹ Hiệp. Vừa sinh được 1 trai th́ chồng mất, mới 19 tuổi nhưng quyết thủ tiết thờ chồng nuôi con và phụng dưỡng mẹ chồng rất phải đạo nên trong họ ngoài làng ai cũng ngợi khen. Quan Trấn thủ B́nh Ḥa thời Gia Long có tên là Giảng Nghị Hầu nghe tiếng cho người đến hỏi làm nàng hầu, cha mẹ đôi bên v́ sợ uy quyền đă cố nài nỉ ép nàng ưng thuận, c̣n quan Trấn thủ th́ chẳng buông tha dù nàng đă 5 lần 7 lượt từ chối... Một hôm nàng ăn mặc chỉnh tề ra trước bàn thờ chồng tay cầm con dao sắc mà khấn rằng:

"Từ ngày chàng ra đi thiếp nguyền thủ tiết để thờ chồng nuôi con và phụng dưỡng mẹ già... nhưng nghịch cảnh éo le lại xảy đến cho thiếp, nếu v́ tiền bạc, địa vị... hay bất cứ một áp lực nào bó buộc thiếp phải phụ t́nh chàng... th́ trên có Hoàng Thiên chứng giám, dưới có Tiên Tổ chứng tri, thiếp xin thề sẽ chết với con dao này."

Nói xong nàng lạy tạ 4 lạy rồi lấy kéo cắt hết cả mái tóc dài xinh đẹp và khóc lóc thảm thiết, khiến ai nấy đều động ḷng thương cảm. Giảng Nghị Hầu nghe chuyện lấy làm kinh hăi, từ đó không dám nghĩ đến chuyện cưỡng thú nữa.

Năm 1930 Vua Minh Mạng biết được ban thưởng cho bà 30 lạng bạc, 1 cây lụa màu xanh, 1 tấm biển khắc chữ sơn son thếp vàng: "Sắc Tứ Trinh Tiết Khả Phong" hiện c̣n treo ở nhà Từ đường. Bà mất năm 72 tuổi tên thụy là Từ Thuận. Tri phủ Ninh Ḥa, Cử nhân Phạm Đăng Dương, Cử nhân Trần Văn Chấp đều có đến điếu Bà. Xin trích 2 câu điếu của Cử nhân Chấp như sau:

"Phụ, thủ tiết nhi trinh, đắc thọ đắc danh tằng hữu kỷ
Lễ, văn ai tắc điếu, tri sanh tri tử khả vô ngôn."

được Tú tài Phan Huy Tuấn dịch ra như sau:

"Bà, giữ tiết mà trinh, được thọ được danh từng có mấy
Lễ, nghe buồn th́ điếu, biết sanh biết tử nói ǵ đây
"

Tại Phần mộ Bà nằm bên tả ngôi mộ của chồng, có đề 3 chữ lớn: "Hoàn Nhi Quy" 2 bên có 2 câu đối như sau:

"Nhất trinh lưu tác khoán
Trùng nhượng bất mai danh
"
(Vẹn trinh đời nhắc nhở
Liền nấm danh không mờ).

HOÀNG THỊ NGHĨA:

Bà sống thời Minh Mạng - Thiệu Trị (1820-1847) người huyện Quảng Phước, tức Vạn Ninh bây giờ, nhà nghèo làm nghề đốn củi. Một hôm cùng chồng vào núi, chồng bị cọp bắt tha đi. Bà liền cầm rựa rượt theo... cọp sợ thả chồng bà ra để chống cự với bà và cuối cùng bỏ chạy. Bà hái lá nhai đắp vết thương rồi đưa chồng về nhà chạy chữa. Năm 1844, vua Thiệu Trị hay được khen bà là người can đảm ít có mới ban thưởng vàng lụa để làm gương.

NGUYỄN XUÂN THỤC:

Quê huyện Quảng Phước (Vạn Ninh) theo Nguyễn Ánh lập được nhiều chiến công. Năm 1802 được bổ làm Hiệp Trấn Thanh Hóa. Năm 1820 được Vua Minh Mạng triệu về Kinh làm Tham Tri Bộ Hộ, rồi vào Nam lănh chức Tào Công và Tào Hộ tỉnh Gia Định, được ít lâu lại về Kinh thăng Thượng Thư Bộ H́nh, cải Thượng Thư Bộ Lễ.

Được thờ tại đền Hiền Lương.

PHẠM VĂN CHU:

Người huyện Quảng Phước (Vạn Ninh) theo Nguyễn Ánh làm chức Cai Cơ, có chiến công, mất tại thành Qui Nhơn, được phong tặng Chưởng Cơ. Thờ tại đền Công Thần Nhà Nguyễn.

NGUYỄN VĂN THUẬN:

Người huyện Tân Định (Ninh Ḥa) theo Nguyễn Ánh làm chức Phó Vệ Úy. Tử trận, thờ tại đền Hiền Lương.

TRẦN ĐƯỜNG:

Quê làng Hiền Lương, xă Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, sinh năm 1839 thông Hán văn giỏi vơ nghệ, làm Phó Tổng triều Tự Đức. Hưởng ứng Cần Vương được phong Tổng Trấn đánh nhau với Pháp tại đèo Dốc Thị thuộc làng Xuân Tự bây giờ. Tuẫn quốc năm 1885.

PHẠM CHÁNH:

Người làng Hội Khánh, xă Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, học giỏi nhưng không đi thi, hưởng ứng Cần Vương giữ chức Tham Trấn, bị bắt không đầu hàng, lấy cái chết trả nợ nước năm Bính Tuất.

NGUYỄN SUM:

Đồng hương với Phạm Chánh, hưởng ứng Cần Vương giữ chức Hiệp Trấn, bị bắt không chịu khuất phục bị tử h́nh 1 lần cùng ông Phạm Chánh.

PHẠM LONG:

Trưởng nam ông Phạm Chánh tuổi trẻ anh hùng cùng cha ứng nghĩa Cần Vương giữ chức Nhiếp Binh, tuẫn quốc 1 ngày cùng cha và ông Nguyễn Sum, được người đời tôn là "Quảng Phước Tam Hùng"

TRỊNH PHONG:

Gọi là Đề Phong quê làng Phú Vinh, huyện Vĩnh Xương. Năm 1885 Vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị xuống chiếu Cần Vương, Trịnh Phong đang giữ chức Đề Đốc Thành Diên Khánh đă hưởng ứng dựng cờ B́nh Tây Đại Tướng, giao Thành cho Nguyễn Lương, Nguyễn Dị, Nguyễn Khánh giữ, đem quân ra Ḥn Khói đánh nhau với giặc Pháp xăm lăng. Trận phục kích dùng hỏa công giết giặc tại khu vực giữa Ḥn Hèo, Ḥn Khói nổi tiếng, nơi đó về sau v́ có nhiều người chết hiện h́nh nên gọi là "Ma Đồng Cháy". Sau v́ thế yếu bị địch bắt đem về giam tại Thành và bị chém tại G̣ Sông Cạn nơi mà 24 năm sau liệt sĩ Trần Quư Cáp bị xử tử đă cùng nêu cao gương dũng liệt ngh́n Thu.

THÍCH QUẢNG ĐỨC:

Ḥa Thượng có thế danh là Lâm Văn Tức, sinh năm 1890 tại làng Hội Khánh, xă Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, cha là Lâm Hữu Ứng, mẹ là Nguyễn Thị Nương. Lên 7 ngài xuất gia thọ giáo Ḥa Thượng Hoằng Thâm là cậu ruột trụ tŕ chùa Long Sơn, Phú Cang, Vạn Ninh, được Ḥa Thượng nhận làm con nuôi đổi tên là Nguyễn Văn Khiết. Ngài là người con thứ chín trong gia đ́nh, có 3 anh em đều xuất gia, người anh cả xuất gia tu hành pháp danh là Thị Thọ, hiệu Quảng An (tục danh Lâm Văn Quy) trụ tŕ chùa Pháp Hải, xă Ninh Thọ, Ninh Ḥa viên tịch năm 1965 có tháp tại chùa. Người anh thứ Năm xuất gia tu hành tại Tu Bông. Bởi v́ nhà có 3 anh em trai nên bị Pháp cưởng bách đi lính 1 người, năm 24 tuổi Ḥa Thượng Quảng Đức phải lên đường nhập ngủ đóng tại Đà Lạt. Năm 1926 ngài bỏ ngủ vào tu tại miếu Cô Hồn, miếu này sau được dựng thành chùa Phổ Tế. Năm 1927, ngài về Vạn Ninh dự đám tang của Sư phụ viên tịch, nghe danh Ḥa Thượng Phước Tường chùa Thiên Bửu Thượng, tại Ninh Ḥa uyên thâm đạo pháp, ngài t́m đến cầu pháp được Tổ đặt tên là Nhơn Tri.

Tổ Phước Tường rất thương mến truyền cho ngài những vi diệu của Thiền như Chánh Pháp Nhản Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm... và ngài thọ Cụ Túc giới. Khi Đại đức Nhơn Gia-Trừng Vinh trụ tŕ chùa Thiên Ân thôn Phước Thuận, Ninh Ḥa viên tịch, ngài được cử đến thay thế. Năm 1940, ngài khai sơn chùa Pháp Hải, thôn Lạc An.

Ngài có tướng mạo phương phi, có đôi mắt rất sáng, đi đứng nhanh nhẹn, được các sư phụ truyền vơ nghệ thâm hậu và nghề mằn rất tài.

Từ năm 15 tuổi ngài thọ giới Sa Di, năm 20 tuổi thọ Tỳ Kheo, pháp danh Thị Thủy, tự Hành Pháp, hiệu Quảng Đức thuộc ḍng kệ Chúc Thánh đời 42.

Thọ giới xong, ngài phát nguyện ngồi tu 3 năm trên 1 ngọn núi ở Ninh Ḥa, sau lập trên núi đó một ngôi chùa tên là Thiên Lộc. Rồi đi vân du khất thực, 2 năm sau trở về Ninh Ḥa nhập thất.

Năm 1932, hội An Nam Phật Học ra đời, Đại Lăo Ḥa Thượng Hải Đức đến chùa sắc tứ Thiên Ân nơi ngài đang nhập thất mời ngài chứng minh Đại sư cho Chi hội Ninh Ḥa, 3 năm sau kiêm chức Kiểm Tăng Tỉnh Khánh Ḥa. Trong thời gian hành đạo tại miền Trung, ngài kiến tạo, trùng tu 14 ngôi chùa.

Năm 1943 vào Nam, hành đạo tại Sài G̣n, Gia Định, Hà Tiên, từng ở Nam Vang 3 năm vừa giáo hóa, vừa nghiên cứu Kinh Pa Li.

20 năm ở miền Nam ngài khai sơn và trùng tu 17 ngôi chùa, tổng cộng là 31 ngôi chùa cũng như đă hóa độ hàng ngàn đệ tử từ Trung đến Nam. Chùa cuối cùng ngài trụ tŕ là chùa Quan Âm, đường Nguyễn Huệ, Gia Định, và ngôi chùa ngài ở lâu nhất là chùa Long Vĩnh ở Vĩnh Long.

Ngài từng giữ chức vụ Phó Trị Sự và Trưởng Ban Nghi Lễ của Giáo Hội Tăng Già Miền Nam, trước đó ngài là Trụ Tŕ chùa Phước Ḥa, trụ sở đầu tiên của Hội Phật Học miền Nam. Khi trụ sở dời về chùa Xá Lợi ngài xin nghỉ để tiếp tục gót vân du hành đạo ghi dấu khắp nơi dùng mọi phương tiện để hướng dẫn hậu sinh mê mờ quay về Chánh Đạo.

Năm 1954, ngài về Thiên Bửu Thượng dự lễ giổ Tổ Sư phụ Phước Tường, hương chức thôn Thạch Thành khẩn khoản ngài về trụ tŕ chùa Long Phước, Thạch Thành, ở đó chừng 6 tháng ngài mới giao cho Thầy Hạnh Định - Tâm Tại, rồi vào Sài G̣n.

Năm 1963, phong trào đấu tranh đ̣i tự do tín ngưỡng và b́nh đẳng tôn giáo của Phật giáo ngày càng lên cao, ngày 11-6-1963 ngài tự thiêu tại ngă tư đường Phan Đ́nh Phùng, Lê Văn Duyệt, Sài G̣n trước 800 chư vị Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Ngọn lửa bốc cao, ngài vẫn ngồi an nhiên chấp tay Thiền định, khi ngă xuống tay vẫn c̣n bắt ấn tam muội. Ngài để lại 1 Bức Tâm Thư ghi 5 điều tâm huyết gởi lên Tổng Thống có 1 đoạn như sau:

"Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm nên lấy ḷng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chính sách b́nh đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở."

"Ngài c̣n để lại 5 bài thơ xin trích 2 đoạn:

- "Đệ tử hôm nay nguyện đốt ḿnh
Làm đèn soi sáng nẻo vô minh
Khói thơm cảnh tỉnh ai c̣n ngốc
Tro trắng phẳng san hố bất b́nh"

- "Thầy đă đến lúc biệt các con
Ba mươi năm hạnh nguyện đă tṛn
Những ǵ đáng độ thầy đă độ
Thầy tranh Chánh Pháp lúc mất c̣n
Gia Định, Sài G̣n hỡi các con
Hà Tiên, Cai Lậy Thầy vẫn c̣n
Nam Vang, Núi Lớn Thầy ghi dấu
Khánh Ḥa đệ tử giữa án son
."

Năm 1963, ngoài Ḥa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để chống chính phủ Ngô Đ́nh Diệm c̣n có NI CÔ DIỆU QUANG tự thiêu tại thôn Mỹ Hiệp, tức Thị trấn Ninh Ḥa ngày nay.

Ninh Ḥa xưa, tức xứ Ninh dù chỉ mới trên 300 năm lịch sử nhưng đă có nhiều vị anh hùng liệt nữ mà tên tuổi c̣n ghi chép sử xanh làm rạng danh con Lạc cháu Hồng, nêu cao tinh thần anh dũng bất khuất coi trọng lễ nghĩa liêm sĩ ở một vùng đất mà câu nói "sinh như tướng tử như thần" luôn được nhắc nhở, đề cao.

 

 

VINH HỒ
(Orlando, Tháng 6/2004)

Tài liệu tham khảo:

Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quư Đôn.
Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim.
Lịch Sử Đ.B. Ninh Ḥa của Nguyễn Thặng.
Sài G̣n Ba Tră
m Năm Cũ của Nguyên Hương Nguyễn Cúc.
Xứ Trầm Hương của Quách Tấn.
Non Nước Khánh Ḥa của Nguyễn Đ́nh Tư.
Các Đặc San Khánh Ḥa-Nha Trang tại: Orlando, Houston, Nam Cali, Bắc Cali (nhiều số).

 

 

 

Đc tiếp:  Lịch Sử Ninh Ḥa Xưa  -   ĐỊA LINH