|

Kỳ 15:
Khoảng thật...
Tin
tức trên ti-vi đang nao nức đưa tin về chương tŕnh và những dự định cho
ngày đón tiếp vị tổng-thống Mỹ Barak Obama sẽ đến Na-Uy để nhận giải
Nobel ḥa-b́nh..Làm ḷng tôi cũng rộn lên đón chờ, đón chờ xem buổi trao
giải đặc biệt này (chiếu trực tiếp trên ti-vi) ngoài những cái kỳ thú
được nghe vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ nói cảm tuởng của
ḿnh và cái thú vị không thể bỏ lỡ được của tôi là buổi tŕnh diễn ca-nhạc
bao gồm rất nhiều nghệ-sĩ tên tuổi của thế giới..
Từ
khi tôi rời bỏ quê hương của tôi, sống trên xứ người yên-b́nh quá gần
như tôi không c̣n bận tâm đến mấy cái chuyện chính-trị chính em của mấy
“ông chính-trị” ǵ nữa, nhưng cái ṭ ṃ tọc mạch trong máu của tôi nó có
cho tôi nghỉ ngơi đâu, cứ như bắt tôi phải t́m, phải hiểu mới yên tâm.
Đôi
khi nghĩ lại ḿnh có yên tâm th́ hậu-vận con cháu ḿnh sau này mới yên
ổn, chứ cứ như mấy “ông đỏ” quê ta cứ càng nghĩ, càng t́m, lại càng thấy
đau ḷng..
Từ
dạo tôi giă từ Cali (sau đại hội đồng hương Ninh-Hoà Dục-Mỹ) tôi về lại
Na-Uy nhưng ḷng vẫn c̣n những điều nuối tiếc..
Cô
em gái và gia-đ́nh ở Kansas tôi chưa được thăm, v́ lí do riêng của cô em
nên tôi phải hủy chuyến bay, và cậu em tôi sang định-cư ở Cali
(Westminster) sau khi tôi rời Cali được hai ngày..Số tôi không được cái
vinh dự mang chữ may mắn nên tôi lận đận măi cứ như cả đời..
Nhắc
đến cậu em tôi, những kỉ-niệm như cuốn phim quay đều trong trí tôi..
Năm
ấy..(1969) Tôi đă rời trường trung tiểu-học Tiến-Đức để xuống Ninh-Ḥa
vào lớp đệ tứ của trường trung-học Đức-Linh, Bắc cậu em tôi vẫn tiếp tục
học lớp đệ-ngũ của trường Tiến-Đức..
Năm
sau (1970) cha chủ-nhiệm giáo xứ mới Vũ đ́nh Hoạt đổi về, vị linh mục
này tiếp tục mở thêm lớp đệ tứ, nên bố tôi cho cậu em tôi tiếp tục học
lớp đệ-tứ tại trường Tiến-Đức mà không phải xuống Ninh-Ḥa vào trường
Đức-Linh như tôi.
Vào
một hôm ..tôi được nghỉ một ngày ở nhà để dọn bài thi đệ nhất lục cá
nguyệt trong năm. Tôi mải mê gạo bài để thi, c̣n cậu em tôi gần như
không hề quan tâm đến bài vở chỉ mải mê tháo gỡ chiếc xe gắn máy cũ của
bố tôi để ở nhà ra xem xét, xong lại ráp vào rồi đạp cho máy nổ, nếu máy
chưa nổ hoặc nổ chưa đều tiếng, cậu lại tháo tung ra rồi sửa chữa lại,
tội cho chiếc xe gắn máy màu xanh da trời mà bố tôi rất thích một thời,
nếu không có loại Honda đỏ xuất hiện đợt đầu tiên ưu tiên dành cho quân
đội lúc bấy giờ th́ có lẽ bố tôi vẫn c̣n yêu thích nó lắm, cậu em tôi sợ
bố tôi nên không dám mầy ṃ vào chiếc xe khi có bố ở nhà, chỉ dám “phá”
vào những lúc bố tôi vắng nhà.
“ Sao
chị chẳng thấy em ôn bài ôn vở ǵ cả vậy? bộ trường em không có thi cá
nguyệt sao?” “Bài vở ǵ mà ôn?!”..” Tôi c̣n nhớ lúc đó cậu em tôi không
thích nghe tôi hỏi, cậu ngồi xoay lưng về phía tôi hí hoáy với ổ máy của
chiếc xe thôi, tôi có cảm nhận thật buồn, thật lo, rồi cứ như cuống lên
khi nh́n vào chiếc áo cậu đang mặc trên người bê bết những vệt dầu những
vệt xăng, thỉnh thoảng cậu lại hi hỉ ở mũi và quẹt nhanh trên cánh tay
áo, cánh tay áo đen thùi lùi một màu bẩn của những ngày tháng cậu mang
nó (không chịu thay) làm tăng thêm lên gương mặt cậu những vết bẩn..
“Không đứng lên lấy bài ra học, chị về méc bố mẹ cho mày xem!” Cậu vẫn
lặng-im vờ như chăm chú sửa chữa chiếc máy xe..
“ Đứng
lên không?”.. Tôi giận cậu không lo cho tương lai học hành, nên tôi dùng
“mănh-lực” để bắt cậu phải nghe. Sau cái “hét lên” của tôi đó cậu rời
khỏi chiếc xe, nhưng không phải đi lấy bài ra ôn mà cậu lại ẩn ḿnh vào
cái lô-cốt mà bố tôi làm để ngừa khi có pháo kích th́ gia-đ́nh có chỗ để
tránh đạn, cậu quấn chặc chiếc mền dạ vào người (mềm dạ của quân đội)
giữa buổi trời trưa nóng để ngủ..Cho quên? Hay hận những lời tôi đay
nghiến ? Tôi vẫn c̣n nhớ tôi lúc ấy thật buồn thật chán nản, nhưng tôi
thương cậu em tôi,tôi thương nhớ lại gương mặt khôi ngô tuấn tú của cậu
ngày nào, đôi mắt mí lót cậu gương to tṛn ra khi ban giáo hiệu trường
gọi tên cậu trong danh sách hàng đầu của trường Đỗ hữu Phương (Chợ Lớn)
lên lănh giải cứ mỗi niên khóa của năm..(Khi nhà tôi c̣n ở quận 5 Chợ
Lớn)
Trở
lại với cái hiện trường Việt-Nam bấy giờ..Giặc cộng tràn về tàn phá miền
Nam, đưa cuộc chiến vào ṿng mănh liệt. Hai anh tôi đă phải vào quân đội,
nên tôi sợ em tôi cũng sẽ phải đi vào đường cùng như thế, tôi biết em
tôi là người có khả năng học, có nhiều năng khiếu. Bổn phận người chị
như tôi (lúc bấy giờ cũng kém cỏi thua người lắm) nhưng ḷng thương em
xót cho số phận gia-đ́nh sẽ đi về đâu nếu cả đám anh em tôi đều “dốt”?
Tôi
lấy sách vở của cậu ra xem, bài cậu viết ở trường rất ít, có nghĩa cậu
ít đến trường (?). Nhưng chữ viết của cậu vẫn đẹp, đẹp như in và sạch.
Trong
ḱ thi cá nguyệt năm đó tôi trở nên trầm đắm hơn, ít nghịch phá ít cười
đùa hơn, có lẽ tôi lo và bắt đầu mang mặc cảm với bạn bè xung quanh, mặc
dù tôi chẳng kể với ai bao giờ những điều xảy ra trong tôi hay gia-đ́nh.
Tôi chăm chỉ đến giáo đường nhiều hơn để cầu nguyện một ḿnh, cầu nguyện
sao cho tôi nghĩ ra sáng kiến và có đủ nghị-lực để giúp em tôi vượt qua,
nhất là sau buổi tan trường về, trên đường về tôi không về nhà ngay mà
ghé vào giáo đường ngồi, thật lâu.. một ḿnh.. Ngoài những lời nguyện
cầu xin ban phước, tôi c̣n trầm tư suy nghĩ cách nào giúp em tôi.
Có
điều tôi đă nhận ngay lúc đấy là môi trường em tôi đang có, cô lẻ quá,
trường lớp th́ thay đổi thầy cô như thay đổi mùa, nói chung là môi
trường ở Dục-Mỹ không thích hợp với em tôi, nhưng bố tôi đă mất hết
ḱ-vọng khi hai anh tôi đi vào quân đội, bố tôi không muốn ǵ hơn là giữ
ĺ hai chị em tôi vào những trường có liên quan đến công-giáo mà thôi.
“Thưa thầy cho em hỏi thầy một việc”
“Việc ǵ? Mày con ông Trương phải không?”
“Vâng ạ. Thưa thầy em con là Bắc học tṛ lớp đệ tứ do thầy phụ trách..”
“Ừ..Cái thằng Bắc nó là em mày à?”
“Vâng ạ.”
“Cái thằng ấy á.. trong lớp có 47 đứa chứ nếu cha hiệu trưởng cho phép,
tao cho nó đứng thứ hạng 57..”.
Tôi
cậy nhờ măi với thầy phó chủ nhiệm của cậu em tôi (qua mặt cả bố mẹ tôi)
để được tiếp xúc trực-tiếp với thầy chủ-nhiệm của em tôi, nhưng cuộc hội
gặp đó tôi chỉ nhận được những lời chỉ trích, chê bai em tôi là “ngu” là
“dốt” mà thôi, nên măi đến bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ cả gương mặt.., cả họ..
cả tên của “vị ấy”!
Sỡ
dĩ tôi phải t́m gặp các vị thầy của em tôi là để tôi hỏi cho ra lẽ. Sau
cuộc tâm-sự giữa tôi và em tôi, tôi đă không cầm được nước mắt khi biết
em tôi vẫn muốn học mà thầy giáo đă không đủ khả năng dạy bài “Thầy ng..
ấy mà”. Lời em tôi nói.
Vào
dạo ấy tôi vẫn thường sinh hoạt ca-đoàn nhà thờ nên tôi quen biết được
nhiều thầy ḍng, trong đó có thầy Hồ trí Thức là thân cận với tôi nhất
và thầy cũng là người đoạt giải giỏi nhất của đại chủng viện ĐàLạt, tôi
mang tâm tư nguyện vọng xin thầy giúp cậu em tôi giữ lại được căn bản
của những môn học, nhất là về toán, và thầy đă nhận lời giúp em tôi
trong ba tháng hè để dự bị thi vào đệ tam của trường Trần b́nh Trọng,
tôi nuôi hi-vọng rằng em tôi sẽ không phải bị ép vào trường Đức-Linh.
Bố
tôi vừa về đến nhà, tôi đă đợi sẵn nên tôi không để bố tôi kịp cho chú
tài xế lái xe về “Bố ơi ..bố đi coi bảng cho em đi..” “Coi bảng ở đâu ?
Nó thi cái ǵ mà coi bảng?” “Em nó thi vào trường TBT..” “Thi hồi nào?”
“Con bảo em nó đi thi.. đó bố..” “Thằng đó! học hành ǵ mà thi với
cử!”.Bố tôi thật sự rất giận em tôi từ khi biết em tôi chỉ đứng “chót”
trong lớp. “Đi .. đi bố không thôi trường đóng cổng, con nghe bạn con nó
đi coi cho em nó, nó nói Bắc nhà ḿnh đậu!”. Nghe tôi nói câu cuối, cứ
như động lực giúp bố tôi leo lại vào trong xe, tôi cũng mau cẳng thót
vào trong ḷng băng sau và chú tài xế trực chỉ hướng Ninh-Ḥa.
Xe đậu trước cổng trường, nhưng tôi không dám theo chân bố vào, tôi chỉ
ngồi trong xe hồi-hộp đợi bố tôi ra..
Bố
tôi rất yên lặng, một cái yên lặng quan trọng hiện trên gương mặt buồn
của bố tôi lúc ấy, tôi ngồi nín khe phía băng sau, chỉ thấy bố tôi bảo
với chú tài lái xe hướng về nhà (Dục-Mỹ).
Bố
vẫn yên lặng và tôi vẫn nín thinh không dám hỏi câu ǵ cho hết đoạn
đường về nhà, khi chú tài xế dừng xe trước nhà, tôi nhảy vội xuống và bố
tôi nói vói theo tôi “Vào bảo mẹ nấu món ǵ ngon để đăi..”Lúc ấy tôi mới
biết tôi thật đúng.. Em tôi đă đậu rồi! Em tôi không có “dốt” mà chỉ “vị
thầy” là “Ng..thôi..”
Cậu
em tôi vào học trường TBT chỉ độ vài tháng, tháng nào cậu cũng đạt điểm
cao nhất.. Tôi cảm thấy không có ǵ sung sướng hănh-diện hơn khi cậu em
tôi trở lại được thực-sự bản chất thông minh của cậu có từ thủa mới biết
mẫu tự A, nhưng những điều may mắn không chỉ dừng ở đó, bố tôi nghe
chủng-viện Lâm-Bích (tức ṭa giám mục Nha-Trang) tuyển sinh, bố tôi nẩy
ư muốn cậu em tôi vào, và đúng như ư bố tôi muốn, cậu em tôi lại được
thay đổi môi trường học tốt hơn và rèn luyện chí khí tốt hơn. Nhưng
những tháng đầu vào Lâm-Bích, cậu em tôi phải tuột xuống hạng mười v́
những môn học có phần gắt hơn, cao hơn và “địch thủ” toàn là những tay
“thiện chiến” có căn bản từ nhiều năm trước, cậu em tôi học đến đuối sức
và cộng cả phần lo lắng nên sức khỏe không được tốt lắm vào dạo đó..
Đoạn
phần đó chỉ qua sau sáu tháng học cậu lại vươn ḿnh vào đúng vị trí của
ḿnh..
Xong
năm lớp 11 cậu em tôi được chuyển đổi về chủng-viện Phú-Quư Sài G̣n, tại
nơi này cậu đă làm “sốc” cho các thầy ḍng tại đây, mỗi buổi dạy của các
thầy nhất là môn toán, các thầy chỉ giao giáo–án cho cậu em tôi tŕnh
bày, cũng là học sinh lớp 12 như mọi người nhưng cậu em tôi thay thế
thầy cho lớp..
N ăm
1973 lần đầu tiên chương tŕnh IBM đưa vào Việt-Nam. Cậu em tôi đạt giải
thủ- khoa toàn niềm Nam. Năm 1973 cũng là năm lịch-sử chiến tranh tàn
khốc nhất của Việt-Nam, báo chí chỉ chú trọng vào tin nóng “Đẫm máu” chứ
chẳng có ai biết đến một cậu bé hiền lành học “Dốt” nhất trường trung
tiểu học Tiến-Đức đậu thủ-khoa tú tài IBM có lần đầu tiên tại Việt Nam
lúc bấy giờ..
Tôi
năm đó có đề nghị với bố mẹ cho cậu đi du-học, bố mẹ tôi mang ư-kiến của
tôi báo tŕnh với cha linh-hướng của em tôi là linh-mục V. Đ.H., Ông đă
thẳng thừng bác bỏ ư-kiến của bố mẹ tôi, c̣n “nhủ” với bố tôi một câu (bố
tôi nói lại tôi khi về đến nhà) mà tôi luôn mong ngày được hội kiến với
ông một lần trong đời này “Việt Nam học đă xong chưa ? Mà mộng tưởng đến
du học !..”.
Nhưng riêng “ngài” chưa nếm mùi “ông cộng” chung với giáo dân tí nào
“ngài” đă xuống tàu đi xa hưởng phước.?!!
Năm
2001 tôi sang chơi Cali, gặp lại một cậu bạn học chung chủng-viện với
cậu em tôi trong chuyến xe buưt đi hội chợ đêm Cali, cậu ấy nhận ra tôi
và chỉ vào tôi mà nói: “Hi.. hi.. chào chị của tú tài Thủ-khoa..” “Hi..em
c̣n nhớ chị sao? ..” “Nhớ chứ.. nh́n chị em nhận ra ngay chị của Bắc!..”
Không
có ǵ vui hơn khi cũng c̣n có người nhớ về chị em tôi, Nguyễn công Tâm
cám ơn em.

Bắc và Loan (vợ)
Nguyện
vọng của tôi viết lên lịch-sử “dốt” của cậu em tôi là không phải để khoe
mà để nhắn nhủ với những ai c̣n đang bị “Đ́” v́ những vị có mang máu
“NG.. U” nào đó, hăy đứng lên..hăy cho họ biết tôi làm được!.
Tựa
như câu nói ngắn mà thật ḷng của Obama “Yes! We Can!”

Phi
Ṛm
Na-Uy 07-12-09
|