|
M
ắ m R
u ộ t
C á
N
g ừ


C hỉ c̣n hơn ba
tuần nữa lại Tết.
Lật bật ngày tháng qua mau.
Mới đó mà đă sắp tới cái Tết thứ mười lăm nơi đất khách.
Cái khí hậu miền Đông Bắc Hoa Kỳ này rất khắc nghiệt
trong tháng giêng Tây tức tháng chạp ta, và kéo dài cho hết tháng tư.
Bầu trời lúc nào cũng u ám một màu ch́, nặng sũng nước mưa và tuyết lạnh
chực chờ rớt xuống. Bất kể ngày đêm.
T rời lạnh
căm căm. Tuyết rơi hôm trước chưa tan hết, đón thêm trận tuyết mấy hôm sau,
chất đống lên. Xe ủi ủi tắp vào hai bên lề cao như núi. Lớp nọ nén vào lớp
kia cứng hơn đá tảng.
Mỗi sáng thức dậy đi làm, nh́n đống tuyết trước lối xe ra mà ngao ngán.
Không xúc th́ xe ra không được. Mà ráng xúc dọn một con đường nhỏ, vừa lọt
chiếc xe đi ra đường thôi, cũng không biết ngă xuống chết lúc nào v́ cái
bệnh đau tim măn tính.
S áng nay,
trong lúc vừa xúc tuyết vừa thở hổn hển, đầu óc tôi lại loay hoay nhớ đến
cái lành lạnh buổi sáng những ngày tháng chạp ở quê nhà.
Cái lạnh nhè nhẹ buổi sáng sớm đủ cho bọn trẻ con làm
bộ co ro xúm quanh bên cái ấm nồng than hồng của ḷ bánh căn mới dọn ra lề
đường.
T ôi lại nhớ
đến không khí Tết ở quê nhà.
Nôn nao nhớ đủ thứ chuyện trên đời, mỗi lần Tết đến.
Trời cũng bàng bạc một màu xám trắng, nhưng không có mưa. Thỉnh thoảng chỉ
có những cơn gió nhẹ quét dài theo hai bên đường, cuốn theo mấy cái rác,
mấy tờ giấy vụn hoặc lá cây khô.
N hững lúc
ấy, bọn trẻ xuưt xoa, hai tay ôm lấy ngực, hai vai so lại vờ kêu lên:
Ái dà! Lạnh! Lạnh quá!
T rong
chốc lát chúng lại quên ngay cái lạnh giả vờ ấy để chen nhau dành cho được
cái bánh căn nóng hổi bà Sáu vừa vớt ra khỏi khuôn. Mỗi khi dành được
chúng lại cười ré lên đắc thắng.
Trong những ngày cuối tháng chạp ấy, trẻ con cứ hí hửng
mừng vui kháo chuyện Tết, mặc cho người lớn tất bật chuyện nhà cửa, chuyện
mua bán, chuyện tính toán tiền nong, nợ nần. Mọi việc, mọi cái, nhất nhất
phải trang trải, thanh toán, hứa hẹn đâu vào đó cho dứt điểm cuối năm.
Chậm nhất là chiều ba mươi mọi việc phải hoàn tất.
Cái thuở từ mười tuổi cho tới mười lăm, tôi sợ nhất là ngày này.
T ôi là con
lớn đầu đàn nên những việc nhà tôi phải gánh hết. Mới sáng tinh mơ mặt
trời chưa ngóc lên khỏi mặt biển là cha tôi đă hối má tôi lên tận Mă Vồng
đón xe ngựa từ Thành xuống để mua trước những xấp lá chuối hột c̣n nguyên
chưa ai lựa. Ông nói mua như thế mới được những lá nguyên lành, gói bánh
tét mới ngon. Lá rách chắp nối nhau, gói bánh "không ưng ư".
K hi mặt
trời mọc lên chừng cây sào, ông giao những xắp lá đó cho tôi, leo lên mái
nhà phơi cho heo héo. Trước khi đi làm ông dặn đi, dặn lại:
- Nhớ trở lá nghe con ! Đừng để lá khô lắm! Đừng để lá bay xuống đất bị
rách hết đó !
N goài
chuyện phơi và canh lá chuối trên mái nhà ra tôi c̣n hai việc quan trọng
nữa phải làm. Đó là chùi bộ chưn đèn trên bàn thờ bằng nước me chua và tro
cho sáng bóng lên và đem hết mấy cái giường gỗ cùng vạt giuờng qua bên kia
sông kỳ cọ bằng cái xơ dừa cho sạch. Cha tôi nói đó là tẩy hết cái ô uế
năm cũ. Năm mới nằm cho “nhẹ ḿnh".
C hùi chưn
đèn là một việc làm thích thú nhưng rất cực. Đêm hôm trước, cha tôi đem về
một rổ me chua. Ông giả nát ra, ḥa với nước trong chậu đất. Xong ông tháo
rời mấy cái chưn đèn ra từng đoạn, ngâm chung với hai cái đài đựng tách
trà, cái cổ bồng đựng hoa quả. Sáng hôm sau mấy cái đồ đồng lổn nhổn trong
chậu nước me lên "teng" xanh lè. Tôi dùng tro bếp với cái nùi giẻ cọ đi,
kỳ lại mấy cái món đồ đó hàng trăm lần cho đến khi mất hết màu xanh rỉ th́
màu đồng vàng mới sáng ánh lên. Xong đem phơi nắng. Mấy cái đường viền nhỏ
li ti chạy hoa văn theo chưn đèn giờ đây khô lại ḷi ra tro dính trong khe.
Tôi lại phải dùng tăm tre tẳn mẳn xỉa ra từng chút một.
T ối lại,
trong lúc má tôi loay hoay dưới bếp nấu mấy món cúng tất niên, cha tôi mới
cẩn trọng dùng cái khăn lông sạch, khô, chùi lại một lần nữa trước khi ráp
lại thành bộ ngũ chưng lên bàn thờ.
Buổi trưa, trong lúc phơi bộ đồ thờ ngoài nắng cho khô,
tôi tháo hai cái giường gỗ ra thành từng mănh rồi chồng hết lên hai tấm
vạt giường, ôm chúng lội qua bên kia sông giữa cồn. Trời tháng chạp, nước
sông lạnh. Nửa thân ḿnh dưới nước lạnh. Nửa thân trên nắng chiếu nóng ấm.
Trong lúc chùi rửa kỳ cọ, tôi ngại phải hụp ḿnh xuống nước. Phần trên
đang ấm th́nh ĺnh chạm nước lại càng lạnh hơn. Tôi vẫn phải làm cho xong.
Và phơi cho khô, cho kịp chiều nay.
T rong đêm
ba mươi tất bật bao nhiêu là việc. Ḷng tôi cứ nhấp nhỏm trông cho mau
xong để dông ra đường theo tụi bạn đi nhặt pháo. Những cái pháo tịt ng̣i
đầy hấp dẫn và quyến rũ. Có một cái việc tôi vừa chán mà buộc phải làm là
chuyện vàng mă. Mỗi năm, cha mẹ tôi tốn rất nhiều tiền về mấy cái thứ này.
Nào là áo quần, giầy mũ, tiền vàng. Có năm c̣n có cả cái nhà. Chốc nữa đây,
sau khi cúng xong cha tôi sẽ đốt chúng trong cái chậu đất. Vừa đốt, ông
vừa lâm râm khấn vái kêu tên mấy đứa em tôi đă chết về nhận quần áo mới,
tiền tết ĺ x́ về dưới mà hưởng.
X ong, đến
cái màn đi dán bùa vẻ h́nh ông cọp ở các cửa ra vào và giấy vàng bạc ở
khắp nơi. Từ lu gạo cho tới ṿ nước. Mỗi nơi dán một tờ. Cha tôi nói dán
như vậy tiền sẽ vô tứ phía. Nhưng từ nhỏ tôi đă không tin tưởng chuyện này.
Năm nào tôi cũng đi dán ít nhất là mười lăm chổ, nhưng sao nhà tôi vẫn cứ
nghèo. Tôi có thấy tiền vô ngơ nào đâu?
Cha
tôi lại an ủi:
Tiền vô nhà khó
như gió vô nhà trống!
Mà nhà tôi th́
trống thật.
Nhưng nhớ Tết
là phải nhớ tới cái ăn và các món ăn.
Tháng giêng là
tháng ăn chơi mà!
Lại c̣n:
Có nghèo cũng
thể ba ngày Tết! Có hết cũng thể ba ngày mùa!
N hà
tôi cũng như phần đông trong xóm, tuy nghèo nhưng cũng đủ các món ăn đặc
biệt trong ngày đầu năm mới. Trên bàn thờ phải có ít nhất là ba đ̣n bánh
tét, mấy dĩa mứt rim, nào khoai lang, nào gừng lát, gừng củ, nào dừa đủ
màu xanh đỏ… Dưới bếp th́ một nồi thịt kho Tàu thật to, măng khô kho với
thịt ba chỉ xắc cục lớn bằng ba ngón tay… bên cạnh một xoong tôm rim mặn
và một thẩu kiệu chua trộn với hành củ.
Từ sáng mồng một cho tới mồng ba, háo hức ăn ngốn ngấu
mấy món đó riết rồi đâm ngán thịt mỡ, dưa hành. Cha tôi nói má tôi đi chợ
đầu năm rang kiếm mua một con cá ngừ về kho ngót ăn với bún để thay món.
Khi mua cá ngừ về, thế nào má tôi cũng làm một tô mắm
ruột.
M ắm ruột cá
ngừ là một loại mắm đặc biệt, chỉ làm ăn trong gia đ́nh chớ không có bán ở
chợ. Loại mắm này một năm chỉ ăn được vài lần là cùng chớ không có ăn
thường xuyên. V́ vậy cứ thấy nhớ và tḥm thèm. Càng xa quê hương càng thấy
thèm và nhớ.
Vậy mắm ruột là loại mắm ǵ mà khan hiếm như thế?
T ôi không
biết ngoài cái xóm nghèo của tôi chế biến cái món mắm đó ra, c̣n có xứ nào
trên đất nước Việt Nam ăn mắm ruột không!
Tôi thử kể lại xem có bạn nào ở miền Nam, miền Bắc… ăn
món mắm này chưa! Nếu đă từng th́ cũng là điều "tha
phương ngộ cố tri" vui lắm thay!
N gười Việt
Nam ḿnh khác Tàu ở chổ ăn nước mắm là chính chứ không phải x́ dầu. Người
Mỹ thường hay đánh đồng Tàu và Việt Nam là một. Ăn uống giống nhau. Họ cứ
gọi " Chai nít Niu Gya", "Chai nít phút". Khi c̣n làm việc trong hăng
chung với Mỹ, cứ mỗi lần Tết đến là tôi lại có cơ hội nói chuyện với các
bạn Mỹ về phong tục tập quán của ta, nhất là các món ăn rất khác nhau giữa
ta và Tàu. Đặc biệt là sự khác nhau giữa " phít xốt với xoi bin xốt".
Về mắm ta có nhiều thứ: Mắm nước, mắm nêm, mắm ruốc,
mắm lóc, mắm cua, mắm thu, mắm tôm…
Ít khi nghe nói tới mắm ruột.
M ắm ruột
làm bằng ruột cá. Đặc biệt chỉ có cá ngừ, cá chù, cá chắm, cá ồ là làm
được mà thôi. Ngon nhất là ruột cá ngừ.
Các loại cá này thuộc loại lớn con. Con nào cũng to từ
cổ cẳng trở lên. Cá ồ là loại nhỏ nhất củng cỡ bắp tay. Gia đ́nh nào đông
con, cũng chỉ mua một con là đủ ăn. Hoặc hai cho tới ba con cá ồ là ăn bá
thở. V́ vậy số lượng ruột cá rất ít. Không đủ làm mắm cho gia đ́nh lấy đâu
đem ra chợ bán?
C á
mua về phải c̣n tươi. Cắt cá ra máu c̣n đỏ chảy ṛng ṛng mắm mới ngon.
Chuẩn bị làm mắm, má tôi rửa cá thật sạch trước khi cắt
khúc để nấu kho.
B à
cẩn thận mổ bụng cá banh ra, móc hết bộ đồ ḷng cá gồm bao tử, gan, ruột
cho hết vào một cái tô to để sẵn. Bao nhiêu máu cá bà cho chảy hết vô tô.
Sau cùng là hai cái mang cá cũng được vắt triệt để hết máu cho vào tô. Sau
đó bà trộn một ít muối hột vào và đem dang nắng ba ngày cho chua. Nhớ đậy
lại bằng miếng vải mùng để tránh ruồi lằn. Mỗi ngày dùng đủa trộn lên một
lần.
Sau ba nắng là "ngấu", mắm có thể kho lên ăn được. Gia
vị thêm vào gồm có ít thịt ba chỉ xắc sợi bằng đầu đũa. Tóp mỡ, vài củ
hành củ và một trái cà chua chín, bằm nhỏ. Thêm một chút tiêu, một chút
đường đen.
M ắm để
nguyên trong tô mà kho. Đặt tô lên bếp than, kho riu riu lửa. Một chốc sau,
mắm trong tô sôi lên rục rịch. Những cái bọt bong bóng màu nâu vàng từ
dưới đáy tô bung lên, lớn dần ra rồi vỡ, nổ lụp bụp nghe vui tai và tỏa
mùi thơm dần dần trở nên điếc mũi.
Không lâu lắm, chừng nửa giờ là nhắc tô xuống bếp ăn
được.
Mắm ruột ăn cơm, mà phải là cơm nguội mới đúng điệu,
chấm với cà dĩa chẻ làm tám miếng, kẹp với khế chua. Không có khế th́ thay
bằng xoài sống bằm sợi.
M ắm ruột nấu chín, ruột cá và các thứ gia vị ḥa tan,
quánh vào nhau thành một hợp chất sền sệt có màu nâu sậm rất đẹp mắt. Cắn
miếng cà ḍn rụm, vị khế chua chua trộn với vị mắm mằn mặn, bùi bùi trong
lưỡi, mùi thơm ngậy ở mũi, nước miếng chân răng cứ ứa ra, cục yết hầu ở cổ
họng chạy lên chạy xuống liên hồi không kịp nuốt. Cứ thế mà ăn cho đến khi
no cành hông. Và phải uống một gáo nước lạnh ở lu mới đă cái thần khẩu.
Phải công nhận bửa cơm ăn với mắm ruột ngày mồng bảy
Tết ngon hơn thịt mỡ dưa hành, bánh tét nhiều lắm lắm.
N hưng tôi vẫn thích ăn bánh tráng nướng chấm với mắm
ruột lúc ba giờ chiều hơn. Vừa ngủ trưa dậy, bụng hơi đoi đói, bánh tráng
vừa nướng lên xong, nhúng nước một mặt, bẻ ra từng miếng, chấm vào tô mắm
ruột mới hâm nóng lên, bánh tráng vừa ḍn, vừa mềm, nhai trong miệng rôm
rốp. Thiệt là, để ngoài môi nó đă lôi vào miệng. Đă cái thần khẩu quá
chừng.
Nhưng ngày đầu năm đi chợ t́m cho được con cá ngừ quả
là điều khó khăn. Loại cá này chỉ có nhiều vào mùa từ tháng sáu cho tới
tháng chín. C̣n tháng "giêng động dài, tháng hai động tố” biển động thường
xuyên cá rất hiếm. Năm nào gặp trời êm biển lặng mới có.
Ở Mỹ bây giờ chợ Việt Nam mọc lên khá nhiều. Bất cứ món
ǵ cũng có. Ư chừng c̣n ngon và sạch hơn ở quê nhà. Vậy mà sao mua về ăn
vẫn cứ thấy sao sao ấy.
L ại
cứ thèm và nhớ mấy cái món ăn cắc cớ không đâu. Thèm chi cái món mắm ruột
chấm bánh tráng! Chấm cà dĩa!
Sao không thèm
nem công, chả phụng! Chân gị hầm bát bửu! Xúp vi cá, nấm đông cô!
Thiệt rơ là già
rồi lẩm cẩm. Đi nhớ ba cái vớ vẩn quê mùa, thô lậu!
C ái
nhớ nhung lan man, xà quần làm tôi quên đi thời gian, không ngờ đă xúc hết
cả một đống tuyết ngập tới đầu gối hồi nào không hay.
Bụng nghe chừng
đă đói. H́nh như có ai kho mắm ruột trong nhà th́ phải?
Mùi thơm của
mắm quyện với mùi hành, mùi tiêu thoang thoảng bay ra chun vào hai lỗ mũi
cứ phập phồng.
Bà vợ tôi biết
ư, đang kho trong đó chăng? Tôi cất xẻng và đi vào bếp.
Bếp vắng tanh.
Sực nhớ “bậu tôi” đă ra khỏi nhà đi làm từ lúc sáu giờ.
Chỉ là ảo tưởng
. Ảo tưởng mà có cả vị, cả mùi.
Quả cái bệnh
nhớ nhà của tôi đă quá nặng rồi. Có lẽ không c̣n thuốc chữa!
M ột thi sĩ
nào đó cũng nhớ làng, nhớ xóm, nhớ quê đă viết:
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà!
T ôi không
phải là thi sỉ nên không biết làm thơ để thơ mộng hóa cái nhớ của ḿnh mà
chỉ biết nôn nao nhớ nhà trong cái mùi mắm ruột có hương vị bùi bùi, nồng
nàn tê tê đầu lưỡi với vị chát của cà dĩa, vị chua của khế, vị nhân nhẫn
của mật cá và cái âm thành ḍn rụm của bánh tráng gạo.
T hế nào rồi
tôi cũng phải có ngày về quê ăn Tết.
Nhất định phải có ngày về.


Nguyễn Thanh Ty
Mồng bảy tháng Chạp Giáp Thân.
|