Trang nhà www.ninh-hoa.com   |   Trang Thơ và Truyện của Nguyễn Thanh Ty


 

Nguyễn Thanh Ty

       Người Ḥn Khói
    B́nh Tây, Ninh Ḥa.
  Hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.

 

 Văn/Truyện/Tùy Bút


 
  Mắm Ruột Cá Ngừ 
 
Bữa Cơm T́nh Nghĩa
        Của Người Dân
     B́nh Tây - Ḥn Khói

 
Nhân Đọc:
  " Phương Ngữ Ninh Ḥa"
  của Nguyễn Văn Thành
.

 
.....Bánh Căn ! 
  Cái Cặp Táp Lạ Đời
  Con Đường Rợp Bóng
     Là Muồng Tây
 
 
Nàng "Xụi" 
       Kỳ 1   
|   Kỳ 2  

  Về Một Quăng Đời
     Trịnh Công Sơn


   Kỳ 1 
Kỳ 2  |  Kỳ 3 |

    Kỳ 4  Kỳ 5  Kỳ 6  |

   Kỳ 7  |  Kỳ 8  | Kỳ 9 |

    Kỳ 10  Kỳ 11 

 

 




                             

 


T



  Đinh Ninh Trong Dạ

 

 

 
 

 


 

 

NÀNG  "Xụi"
Nguyễn Thanh Ty

Lời tác giả: Đây là câu chuyện hoàn toàn hư cấu, được viết ra để thỏa ḷng thương nhớ đến một người con gái bất hạnh ở một làng quê Nha Trang. Các tên người hay địa danh trong truyện nếu có sự trùng hợp, đều do ngẫu nhiên, ngoài ư muốn của người viết.

Riêng tặng cho Cô Út, Phú Lộc.

  

Xụi, là tục danh do hàng xóm đặt tên cho một cô gái tật nguyền. Không phải tên thật của cô. Hai chân của cô bị teo cơ nên bị liệt, chỉ ḅ lết chứ không đi đứng được. Người trong làng cứ gọi cô là "con xụi " từ khi c̣n rất bé. Thành chết cái tên. Một cái tên mang nặng khổ đau và đầy nổi oan khiên của một người con gái bất hạnh.

Tên thật của cô là ǵ cho đến bây giờ tôi vẫn không biết. Và cũng rất ít ai biết. Tôi gặp cô khoảng cuối năm 1981, sau khi đi tù cải tạo về. Bấy giờ, cô là một thợ may nổi tiếng.

Nổi tiếng v́ hai lư do: Cô rất đẹp và nghề may giỏi. Cô có rất nhiều học tṛ theo học nghề.

Năm ra tù, tôi đúng bốn mươi tuổi. B́nh thường, ở cái tuổi bốn mươi của một thanh niên là rất lư tưởng về mọi phương diện: sức khoẻ dồi dào, nghề nghiệp danh vị vững chắc, tiền bạc rủng rỉnh, đàng ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay… hoặc ít ra cũng đă có một mái ấm gia đ́nh vợ đẹp, con ngoan.

Nhưng ở cái thời điểm sau năm 1975 hầu hết những thanh niên ở miền Nam vào lứa tuổi như tôi đều phải vào tù Cộng Sản ít nhất từ ba năm trở lên hàng chục năm. Hay nhiều hơn nữa.  Khi ra tù th́ thân xác đă gầy g̣, tiều tụy. Nhà cửa tiêu tan. Vợ con xiêu dạt, tan tác…

Lúc tôi được tha tù th́ "hiền nội" của tôi đă "vẫy tay chào nhau" giă từ hơn bốn năm rồi, bỏ lại cho cha mẹ già tôi bốn đứa con c̣n thơ dại. Khi nàng "nhẹ gót thênh thang" th́ thằng út tôi mới gần hai tuổi. Và nàng năm ấy tṛn ba mươi ba tuổi.

Tôi trở về sống âm thầm trong đau buồn, tủi nhục và hận thù chất ngất.

Ngoài việc bị chính quyền địa phương o ép, gây khó dễ ra, người tù cải tạo c̣n bị nhiều áp lực nặng nề từ gia đ́nh đến xă hội.

Có nhiều bạn tù về đến nhà chứng kiến tận mắt cảnh vợ ḿnh ôm cầm thuyền khác, oan nghiệt thay, lại là cán bộ hay bộ đội, nên sinh ra uất ức. Cuối cùng phẫn chí đến độ quyên sinh để kết liễu một đời bất hạnh, khốn cùng.

Lại có anh phải nhẫn nhục cắn răng sống trong cay đắng với sự ghẻ lạnh khinh rẻ của vợ và gia đ́nh vợ v́ lẽ anh chỉ biết ăn bám mà không làm được tích sự ǵ.  C̣n biết bao nhiêu trường hợp khác nữa. Trường hợp nào cũng đều có những cảnh “đoạn trường” bi thảm nhiều nước mắt tủi hờn của người ngă ngựa.

Tôi là một nạn nhân trong vô vàn cảnh ngộ đó.

Với hai bàn tay trắng, một thân xác gầy guộc xác xơ, lêu bêu suốt ngày giữa phố, tôi không biết làm ǵ để nuôi thân và nuôi con. Hết tắp vào chỗ này để xem có ai mướn người không, lại xề vô chỗ kia xin việc làm thuê. Khuân thuê, vác mướn, việc ǵ tôi cũng xin làm. Cả xă hội đang lúc nghèo rạc, người đông, việc hiếm. Chỗ nào tôi cũng được nhận lấy những cái lắc đầu mệt mỏi, thờ ơ, lạnh lùng.

Chưa bao giờ tôi phải chạm mặt với một thực tế phủ phàng như thế. Từ lúc ra đời cho đến lúc đi tù, số tôi luôn luôn gặp may. Số tử vi của tôi nói là có "quới nhơn" phù trợ. Tuy không phải là đại phúc ǵ cho lắm nhưng tấm thân cũng được nhàn nhă, thong dong.

Giờ đây, có lẽ cái họa phúc đă giáp ṿng chăng?

Hết cơn bĩ cực đến hồi thới lai!

Lẽ nào tôi đă đi hết đoạn đường thới lai bây giờ phải trở về điểm bĩ cực?

Sao cái ṿng họa phúc lại nhỏ như thế? Ít ra, chu kỳ thăng trầm của nó phải được mười hai năm của cái càn khôn nhật nguyệt sáu mươi năm chớ?

Tôi đi dạy học ba năm, đi lính ba năm rồi lại được biệt phái trở về nghề cũ chừng đâu bốn năm. Mới có được sáu, bảy năm sướng vui, sầu khổ lẫn lộn, chưa hẳn là phúc vẹn toàn, vậy mà họa đă tới liền liền. Cái họa nào cũng to như "cái đấu trên trời" theo nhau rơi xuống đầu tôi như mưa dông tháng sáu. Cuộc đời tôi tả tơi như cái mền rách mướp. Nhưng cũng xin cám ơn tấm ḷng trời đất độ lượng, khoan dung. Trong cái họa lại có cái phúc ẩn tàng. Trong cái hủy diệt lụi tàn đă có cái mầm sinh tồn hé mở.

Trong thời gian đầy bi quan tuyệt vọng và đói khổ đó tôi lại được an ủi bằng t́nh cảm chan chứa của nhiều người đàn bà, ít nhất cũng là ba người, đă làm cho tinh thần tôi phấn chấn.

Tôi hy vọng, lạc quan yêu đời trở lại.

Thói thường người đời phù thịnh chớ ai phù suy bao giờ! Thậm chí đến người đầu ấp tay gối mười năm trời biết bao là mặn nồng cũng đành đoạn bỏ đi khi người chồng lâm cảnh sa cơ thất thế. Vậy mà, trong “bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương” đó, đă hiện ra nhiều chuyện hoang đường như chuyện Bích Câu Kỳ ngộ. Thật tôi không ngờ tới.

Bỗng dưng, tôi được nhiều người đàn bà, con gái đến nhà thăm viếng, ủy lạo, chia xẻ tâm t́nh thường xuyên trong thời gian đầu vừa ra trại.

Đó là niềm an ủi to lớn đối với tôi.

Nhưng ngược lại, cha tôi không vui. Ông rầy trách tôi không lo đi kiếm việc làm để phụ ông nuôi con mà ngày nào cũng hết bà nọ đến cô kia.

Có lần ông thấy một cô đến thăm tôi vào buổi sáng sớm, ông bỏ đi vào nhà sau, miệng lầm bầm cố ư cho tôi nghe:
- Nhà này có nuôi con dê đực!

Quả thực, ban đầu tôi cũng thấy vui vui và thỏa măn ḷng tự ái của một người thất thế. Nhưng dần dà, những buổi thường xuyên lui tới thăm viếng liên tục quá mức b́nh thường của các cô, đă làm đảo lộn hết nếp sinh hoạt của gia đ́nh tôi. Tôi phải tiếp chuyện hàng giờ, mỗi người. Vừa tiễn cô này ra về, chưa kịp thở phào nhẹ nhơm, đă thấy cô khác đạp xe tới.

Cha tôi vừa ngă lưng xuống cái đi văng ở pḥng khách, định nằm một chút, lại phải ngồi dậy đi ra nhà sau.
Ông vừa đi vừa lầu bầu, tỏ vẻ bực bội:
- "Quả thiệt là nhà có con dê đực"!

Tôi vừa xốn xang vừa đau khổ trong cái hạnh phúc không cầu mà được.

Từ ngày ra trại tới giờ, tôi đă cố gắng đi kiếm việc để làm nhưng có ai cho tôi làm đâu. Tôi rất ngượng ngùng và mặc cảm khi ngồi vào mâm cơm. Năm cha con tôi chiếm hết hai phần ba số lương thực ít ỏi trong gia đ́nh. Mấy cô em tôi th́ ḍm chừng. Chúng sợ tôi "chà đồ nhôm” đem cho người vợ cũ. Tôi biết đó chỉ là cái cớ. Thật t́nh chúng tỏ ḷng khinh bạc với người anh vô dụng đang ăn bám gia đ́nh. Tôi biết e dè, sợ sệt với mọi người trong nhà. Tôi không dám nói lớn tiếng với ai. Cả bước chân đi cũng rón rén nhè nhẹ sợ kinh động giấc ngủ trưa.

Vậy mà c̣n dám dan díu với đàn bà con gái, rủ rê họ về nhà nữa. Rơ ra tôi là người không biết điều! Tôi có lỗi!
Có những buổi trưa, tôi vừa tiếp chuyện, vừa phải thỉnh thoảng cúi mặt xuống bàn để che những cái ngáp sái quai hàm v́ buồn ngủ.

Thật là cực ḷng cho tôi biết bao. Nhưng không lẽ từ chối tiếp họ. Tôi không đành nhẫn tâm với những người có ḷng như vậy. Tôi bắt đầu sợ những giao tiếp ấy và t́m cách lẫn tránh, cắt dần các mối quan hệ.

Có lần tôi trốn trên gác và cha tôi bảo rằng tôi đi vắng, không biết lúc nào th́ về. Tôi nh́n qua khe cửa sổ, cảm thấy ân hận xót xa, thương cảm cho người con gái đang cúi đầu, hai tay ôm chặc chiếc ví trước ngực, buồn bả ra về. Nhưng biết làm sao bây giờ?

Như một con chim đă từng bị ná, thấy cành cây cong th́ sợ. Tôi không dám đùa với lửa. Nhưng tôi đang cần và t́m kiếm một người có thể vừa là mẹ cho bốn đứa trẻ vừa là vợ cho tôi. Rất nhiều năm tôi thèm khát đàn bà. Nhưng những cô đến với tôi c̣n quá trẻ, chỉ lớn hơn đứa con gái đầu của tôi chừng bảy đến mười tuổi. Tôi không thể nào lấy làm vợ để rồi sau đó một thảm kịch chắc chắn sẽ xảy ra giữa mẹ ghẻ con chồng.

Một thảm kịch ghê gớm sẽ làm tan nát đời tôi lần nữa.

Cuối cùng, tôi đành phải nói lời cám ơn từ giă với tất cả những cô mà đă có lúc tôi ví họ như Phật Bà Quan Âm, đại từ, đại bi với tấm ḷng nhân ái quảng đại đă đem lại cho tôi những giọt nước Cam Lồ, tưới mát cả ḷng tôi và cứu vớt tâm hồn tôi đang chới với giữa ḍng tuyệt vọng.

Tôi lao vào công việc để kiếm tiền, kiếm gạo nuôi con và cố gắng quên hết những mối t́nh hờ đang săm săm lái xe vào đời tôi.

Nhiều đêm nằm nghĩ lại, tôi cũng lấy làm cảm động và lạ lùng cho các cô ấy. Tại sao họ lại lao vào "thương" tôi? Tôi là thằng tù tay trắng, một nách bốn con, trên th́ răng sún, cái c̣n cái mất, dưới th́ dép râu, cái quai sợi đứt, sợi ṃn… Tôi đâu có cái ǵ ngon lành đáng để cho các cô thương?

Tôi chỉ là thằng tù, một thứ công dân hạng ba, hạng chót bẹt trong cái xă hội đảo điên bấy giờ. Nhưng không ngờ ba chữ "tù cải tạo" lại được xem như một loại vàng ṛng, các cô, các bà đang t́m kiếm, chọn lựa.

Cái câu đầy ư nghĩa, thâm t́nh mà tôi nguyện khắc cốt ghi tâm, sống mang ơn để dạ, chết gói trọn mang theo, là cô nào cũng nói với tôi:
- Thà em lấy một người tù cải tạo trở về dù với hoàn cảnh nào đi nữa chớ nhất định không lấy bộ đội hay cán bộ.

Ôi! Một tấm ḷng! Tấm ḷng của các cô gái miền Nam đă từng ăn cơm Quốc gia quyết không thờ chồng Cộng Sản.

Sau những ngày lao lực với công việc nặng nhọc trong nghề dệt vải, thỉnh thoảng, tôi thường bỏ ra một buổi chiều để đạp xe về Phú Lộc, quê ngoại tôi, để nghỉ xả hơi và giải sầu.

Phú Lộc nằm cách Nha Trang hơn mười cây số, phía bên kia cầu Thành.

Những năm Trung Học tôi thường theo chú Chín về đó chơi trong các dịp hè. (Chú Chín trong ban nhạc Thượng "chắc chuộm… chắc" của chúng tôi, thời ấu thơ trong truyện "Một thuở dại khờ - Tiếng đờn vọng cổ của anh Ba Thế ”) Làng Phú Lộc nằm sát bờ sông Cái, nước trong leo lẻo. Trên bờ có lũy tre xanh rợp bóng quanh năm, chạy dọc theo bờ sông từ chùa Kim Quang cho tới bánh xe quay nước và c̣n xa hơn nữa về phía hạ lưu cầu Thành.

Bây giờ chú Chín tôi đă chết rồi. Chú chết từ khi c̣n rất trẻ, tuổi chưa tới hai mươi.

Năm tôi đậu Sư Phạm, lên chơi lần cuối để ra Qui Nhơn học, trong lúc trèo lên cây ổi trước sân hái trái, một cô gái hàng xóm chừng mười lăm, mười sáu tuổi đứng dưới gốc cây ngữa mặt lên xin tôi vài trái. Nghe tiếng kêu, tôi nh́n xuống. Cô gái thật dễ thương với nước da nâu hồng bánh mật. Cặp mắt to đen lay láy. Hai cái má bầu bầu. Tim tôi ngây ngất. Tôi cứ nh́n măi mà quên chuyện ném cho nàng vài trái. Cô thấy tôi nh́n sững cũng đâm thẹn thùng đỏ mặt bỏ chạy về nhà.

Tôi leo xuống và vô nhà thưa với ông ngoại Tám, cha của chú Chín:
- Ông Tám ơi! Con nhỏ con nhà ai mà dễ thương quá! Ông làm mai cho con nghe!
- Ư! Không được đâu con! Đó là con Mật. Cha nó là Việt Cộng nằm vùng đó. Con mai mốt thành thầy giáo mà cưới vợ trúng con của Cộng Sản là đời tàn đó con.

Tôi nghe ông Tám nói đâm ra cụt hứng.

Năm sau nghỉ hè, tôi lại về Phú Lộc chơi, cái cô bé năm ngoái bây giờ lại sắp làm thím dâu tôi. Ông Tám tôi đă đi hỏi cô cho chú Chín.

Tôi bất b́nh gạn hỏi ông Tám tại sao lại gạt tôi để dành cô gái ấy cho con ông. Ông bảo lúc ấy cha nó nằm vùng, bây giờ cha nó ra hồi chánh rồi nên không sợ bị vạ lây nữa. C̣n tôi đă đi học xa, biết có c̣n để ư tới cô này nữa không.

Nói th́ nói vậy, chớ khi ở Qui Nhơn tôi có nhiều đào quá nên đă quên lửng cô bé này rồi.

Chú Chín mới có cái Tú Tài I, chưa nên cơm cháo ǵ. Muốn được mau cưới vợ, chú t́nh nguyện vào Trường Bộ Binh Thủ Đức để có sự nghiệp. Hẹn ngày ra trường sẽ làm lễ cưới. Ai ngờ, sau khi đáo nhậm đơn vị, ngày trước ngày sau, chú đă tử trận trên chiến trường Dakto. Cô gái, thím dâu hụt của tôi, người vợ không bao giờ cưới của chú tôi, sau đó không rơ ra sao.

Năm 1980, ở trại thăm nuôi A.30, tôi t́nh cờ gặp lại nàng đi thăm chồng cải tạo. Chồng nàng là môt Đại Úy. Chắc nàng không nhớ tôi. Nhưng tôi vẫn nhớ rơ nàng với đôi mắt to đen lay láy và nước da màu trái bần quân nâu hồng.

Bây giờ tôi trở lại Phú Lộc với bao nổi ngậm ngùi.

Tôi uống rượu với chú Tám, anh chú Chín. Ông bà ngoại Tám tôi, ông bà ngoại Mười tôi, ở gần xung quanh xóm, đều đă ra người thiên cổ.

Người xưa nay vắng bóng khá nhiều. Làng Phú Lộc trước kia nổi tiếng về nghề đúc đồng. Cả gia tộc bên ngoại tôi đều làm nghề thợ đúc nên có tên riêng là Xóm Đúc. Nhà nhà lúc nào cũng đỏ rực lửa và tiếng ph́ pḥ kéo bệ nấu đồng. Tiếng mài dũa, tiếng ṛng rọc đạp bằng chân quay bàn tiện để gọt tiện mấy chân đèn, lư đồng, nghe ken két khắp xóm rất vui tai. Đàn ông con trai th́ đúc đồng. Đàn bà con gái th́ ngồi sắp lớp trước sân chằm nón lá. Trẻ con tung tăng đi phơi lá cười nói vang rân. Mỗi lần về quê, tôi hay ngồi hàng giờ xem mấy chú tôi, dượng tôi tẳn mẳn từng chút một, gọt các cốt đúc làm bằng đất sét để đổ khuôn.

Bây giờ th́ đâu đâu cũng im ắng. Nghề đúc đồng bị cấm. Tất cả phải vào hợp tác xă. Chỉ có vài gia đ́nh không biết phải làm nghề ǵ đành phải vào cho có việc. Bao nhiêu gia đ́nh khác chạy chợ kiếm ăn. Chú Tám tôi là Trung sĩ Không Quân bị quản thúc tại địa phương nên bất đắc dĩ phải thành xă viên hợp tác xă đúc có tên là Cao Thắng. Chú kể chuyện cho tôi nghe:
- Mẹ cha nó! Thắng đâu không thấy! Cứ thấy ngày càng lụn bại. Mới đầu th́ cờ trống ỏm tỏi. Khoe khoang Hợp tác xă Cao Thắng là lá cờ đầu trong ngành cơ khí chuyên đúc tượng Bác của Tỉnh. Đâu đâu cũng đua nhau đến đặt hàng. Không biết sau đó mấy cha nội trên thành phố ăn chia thế nào không rơ, th́nh ĺnh nói là khan hiếm nguyên liệu, tức là không cung cấp đồng cho HTX nữa. Khách hàng dần dần thưa thớt. Xă viên không có việc làm. Hoạ hoằn lắm mới có được một hai nơi tới đặt hàng. Phải chạy đôn chạy đáo đi mua đồng vụn bên ngoài để có công ăn việc làm.
- Ngoài tượng Bác ra, HTX không đúc đồ thờ hay cái ǵ khác sao? Tôi hỏi.
- Thờ phượng ai cho phép? Đúc ra bán cho ai? Cháu không thấy đền đài miếu mạo bị đập phá hết hay sao? Cả cái tiếng chuông chùa cũng không c̣n nghe kêu nữa là! Cái chùa Kim Quang đầu làng bây giờ là nhà kho Hợp tác xă Nông nghiệp rồi. Ông thầy trụ tŕ đi đâu mất không biết?

- Chắc đi cải tạo rồi! Tôi cà rỡn.

- Dám lắm à nhe! Chú tôi cũng cười đùa lại.

- Dân chúng không mua tượng Bác về thờ à?

- Dân nào mua! Chỉ có các cơ quan Nhà Nước mua về chưng làm ông Thần trấn cửa thôi. Thỉnh thoảng cũng có vài cán bộ mua về chưng trong nhà làm bùa hộ mạng.

Chú vừa nói vừa nháy mắt cười với tôi.

Mỗi lần tôi lên chơi đều mang theo rượu thuốc và ít mồi. Chú Tám rủ thêm chú Mười Mậu ở đầu cầu Thành lên nhậu nói chuyện cho vui. Chú Mậu cũng dân Không Quân cũ, bây giờ phụ với vợ làm giá bỏ chợ, sống qua ngày.

Thấy cảnh gà trống nuôi con của tôi, chú Tám ngỏ ư giới thiệu cho tôi một cô trong xóm. Mười Mậu cũng đốc vô:

- Nè! Con nhỏ ở Xóm Chùa đó được gái lắm cháu à! Con nhà nông giỏi giang lắm. Ngặt cái nó bị thằng nào không biết để cho cái bầu, bây giờ không chồng mà lại có con.

- Ối! Rỗ rá cạp lại cần ǵ! Chú Tám "quyết".

Ba người cũng vừa lâng lâng mấy xị nên rất hào hứng rủ tôi đi coi mặt liền cho nóng hổi.

Gái một con ở nhà quê trông cũng ṃn con mắt. Tôi thấy được quá bèn gật đầu. Không ngờ trưa hôm sau, chú Tám dẫn cô ta xuống nhà tôi "giao hàng". Cô vui vẻ hăng hái quay chỉ, nấu cơm, dọn dẹp, mọi chuyện liền tay, thành thạo, y như đă là người nhà lâu lắm rồi. Mấy đứa con tôi cũng ngạc nhiên. Tôi bắt đầu đâm sợ mà không biết nói sao. Tối đó cô không về lại Phú Lộc mà ngủ luôn tại nhà tôi.

Tôi lúng túng:

- Cô không về nhà sao? Con bé ở nhà ai trông coi, cho bú?

- Dạ! Con nhỏ em giao cho má em nuôi! Chú Tám gả em cho anh rồi và biểu em ở đây luôn làm vợ anh!

- Úy trời! Cái chú này thiệt t́nh! Chuyện cưới gả trăm năm mà chú Tám làm như chuyện chơi. Để tôi nói lại với cha mẹ tôi và chú Tám đă.

Sáng hôm sau tôi buộc cô ta về nhà. Sau đó tôi trách chú Tám nóng vội quá. Chú cười hề hề:

- Tao thấy con nhỏ đó ngon quá! Nó thấy mầy nó chịu liền, tao mới đưa xuống coi thử! Ai dè nó "lị" luôn, ai biết?

- Chú làm vậy chết tôi rồi! Tôi đang đi t́m cho mấy đứa nhỏ một bà mẹ. C̣n cái cô này cở con gái đầu của tôi th́ làm sao được. Cô ta chưa biết ất giáp đầu đuôi con người tôi ra sao đă nhào vô nhà đóng cọc rồi. Tôi e rằng cô đang cần một nơi để lánh nạn hơn là một người chồng đúng nghĩa.

- Thôi tao hiểu rồi! Ai dè mầy cũng đứng đắn đàng hoàng quá! Tao th́ cứ nghĩ mầy đang buồn nên kiếm người chơi qua đường cho "dzui"!

- Con gái người ta đă một lần dang dở ôm hận rồi. Chú xúi tôi kiểu đó, một là tôi chết hai là cô ta tử mạng.

- Được! Được! Để tao giới thiệu cho cháu cô khác rất chắc ăn. Cô này vừa lớn tuổi, nhỏ hơn cháu chừng đâu năm ba tuổi, vừa có tay nghề mà có tiền nữa.

Cách nhà chú chừng hơn trăm thước, mé bờ sông có một cái quán may. Mỗi lần đi ngang tôi liếc vào trong, thấy lố nhố một bầy con gái vừa may vá vừa đùa giỡn cười nói vang rân rất vui vẻ.

Chú dẫn tôi đến đó. Thấy hai chú cháu tôi bước vô cả đám con gái đang ồn ào bỗng im bặt. Một cô ngồi sau chiếc máy may, tuổi chừng hơn hai mươi lăm, gật đầu chào chúng tôi:

- Chào chú Tám! Chào anh tới chơi! Mấy em lấy ghế ra mời khách ngồi chơi.

Thoạt nh́n nàng, tôi như người th́nh ĺnh bị sét đánh, đứng chết trân giữa quán. Có tiếng cười khúc khích nho nhỏ. Tai tôi ù đi không nghe rơ chú Tám với cô chủ thợ may trao đổi những ǵ. Tôi cứ chăm chăm nh́n khuôn mặt cô. Đôi mắt cô như một thỏi nam châm hút lấy hồn tôi. Đôi mắt đen to, sâu thẳm một nổi u buồn vời vợi, mặc dầu miệng cô đang cười. Khuôn mặt bầu, hồng hào, hai hàng lông mày cong vút dài ra tận khóe mắt. Chiếc mũi thanh tú nhô cao với hai cánh mũi màu hồng. Phải nói rằng cô đẹp. Rất đẹp. Một nét đẹp dịu dàng, kín đáo, u trầm. Tôi cứ đứng như thế hồi lâu không biết mở miệng nói câu ǵ. Tôi bị á khẩu trước sắc đẹp của cô ta. Đến khi chú Tám kéo tay tôi ngồi xuống chiếc ghế đẩu:

- Ngồi xuống đi cháu! Để chú giới thiệu cháu làm quen với cô chủ thợ may này.

Thường ngày, miệng mồm tôi cũng lanh lợi lắm. Ai cũng cho là tôi có lợi khẩu. Nhất là môn tán gái.

Không hiểu sao lần này tôi bị cô ta hút hồn ngay phút đầu tiên làm cho miệng tôi như bị điểm huyệt, ú ớ không nói ra lời. Nét mặt tôi lúc đó chắc khó coi lắm nên cứ nghe đàng sau có nhiều tiếng cười khúc khích, rúch rích măi.

Tuy tôi không mở khẩu được nhưng mắt tôi đă nói thay cho tôi bao nhiêu lời. Có lẽ cô hiểu nên mỉm cười với tôi nhiều lần. Mắt tôi cứ chăm chăm nh́n cô. Nh́n đôi mắt, nh́n đôi môi. Hai khóe môi cười đẹp làm sao. Tôi đă nhiều lần thấy các cô gái xinh đẹp trong đời. Nét kiêu sa, nét lộng lẫy, nét quí phái, nét lẳng lơ, nét dung tục… nhưng chưa bao giờ thấy cái vẻ đẹp u trầm, vừa ôn nhu vừa đoan trang, nghiêm nghị của một thánh nữ trong đền thờ Ấn giáo như nàng.

Chú Tám thấy tôi ngẩn ngơ như người mất hồn, không nói năng ǵ được, sợ ngồi lâu không tiện nên kéo tôi ra về… nhậu tiếp.

Vô tới ly thứ ba, tôi mới tỉnh hẳn:

- Trời! Chú Tám! Lâu nay có người đẹp như vậy mà chú dấu tôi, chú cứ đi giới thiệu đâu đâu không hà!

- Chịu chưa! Chú đă nói là số một mà!

- Chịu! Chịu quá cỡ thợ mộc! Chú mà mai mối ngon lành, nhất định cháu đem đầu heo với rượu cho chú uống chết bỏ!

- Nè! Nói thiệt cho chú Tám biết tại sao mới gặp lần đầu mà cháu chịu liền vậy? Suy nghĩ kỹ chưa?

- C̣n nghĩ ǵ nữa? Đủ hai điều kiện của cháu rồi. Một là đă đứng tuổi đáng làm mẹ của mấy cháu. Hai là đẹp quá xá, quà xa với cháu rồi. Mà nói thiệt nghe. Cháu không phải là người ham sắc lắm đâu. Nhưng không hiểu sao đôi mắt của cô ấy buồn quá đă hút hồn cháu. H́nh như đôi mắt có ma lực vậy.

- Đúng rồi! Cháu nhận xét rất đúng! Con nhỏ đó nó buồn suốt đời chớ không phải buồn một hai ngày đâu!

- Ủa! Sao vậy? Cổ tên ǵ hả chú? Việc ǵ mà phải buồn suốt đời? Tôi nóng ḷng hỏi dồn dập.

- Từ từ! Để chú Tám nói cho nghe! Nó tên là con Xụi. Ai cũng kêu nó là con Xụi, tại hồi nhỏ nó bị trúng gió, cắt lể không kịp nên hai cái cẳng nó bị tê liệt. Cha mẹ nó chạy chữa biết bao nhiêu thầy, bao nhiêu thuốc mà vẫn không khỏi. Càng ngày hai cái bắp chân nó càng teo lại. Tội nghiệp! Nó càng lớn càng xinh đẹp bao nhiêu th́ nó càng đau khổ buồn rầu bấy nhiêu.

- Trời! Tên thật của cô ta là ǵ? Cô bị tật hồi mấy tuổi?

- Chú cũng không biết nó tên thiệt là ǵ. Hồi nào tới giờ ai ai cũng kêu nó là con Xụi. Nó bị xụi đâu hồi mới năm sáu tuổi ǵ đó.

Chú Tám vừa chép miệng vừa kể như có ư tiếc cho một người con gái xinh đẹp mà chịu tật nguyền. Tôi nghe mà ḷng dạ ngẩn ngơ. Mối thương cảm dâng trào. Trong phút chốc, giấc mơ ngắn ngủi trong ḷng tôi ở quán may chợt tan biến theo mây gió. Cả một vùng bóng tối phủ chụp xuống đầu tôi.

Ông trời sao trớ trêu oan nghiệt như vậy. Tôi than thầm.

Từ quán may trở lại nhà chú Tám, chỉ một đoạn đường hơn trăm thước, mà tôi vừa đi vừa xây dựng trong đầu một chuyện t́nh đẹp đẽ có đoạn mở đầu, có hồi kết cuộc. Một mối t́nh thơ mộng, nồng nàn. Tôi sẽ cưới nàng. Tôi sẽ có lại được một gia đ́nh hạnh phúc. Tôi sẽ làm việc hăng hái, có nàng bên cạnh chia vui, xẻ buồn. Các con tôi sẽ yêu thương nàng như tôi yêu nàng. Nhất định tôi sẽ nhờ chú Tám tôi và họ hàng ở cái Xóm Đúc này giúp tôi nên duyên, nên phận…

Bây giờ một sự thật phủ phàng đă phơi bày. Tôi làm sao mà có thể kết nghĩa cùng nàng, một cô gái tật nguyền, không đi đứng được. Cả những chuyện vệ sinh hàng ngày cũng phải nhờ người bồng bế. Tôi phải làm sao nếu có một người vợ như vậy?

Nếu tôi độc thân, hoặc con cái đă lớn hết, th́ tôi không ngại ngần yêu nàng và giúp đỡ nàng suốt đời. Nhưng hiện tại, thân tôi, các con tôi, tôi c̣n lo chưa xong th́ làm sao kham thêm được một người vợ bán thân bất toại như thế.

Cầm ly rượu trên tay mà hồn tôi cứ vẫn vơ trên chín tầng mây. Tôi mong rằng sự thật không đến nổi bi thảm như vậy. Tôi gạn hỏi kỹ chú Tám lần nữa, hy vọng sẽ có chút ít cơ may.

- Chú Tám ơi! Lẽ nào cô không đi đứng được mà lại ngồi may máy được? Chú có nói quá để phỉnh tôi chơi không?

- Chú không muốn nói dấu cháu để sau này cháu trách. Chú biết nó hồi c̣n chút xíu cho đến tận bây giờ. Tuy nó tật nguyền như vậy nhưng nó hiền thục và giỏi giang lắm. Mặc dầu nó không đi đứng được, nhưng đạp máy may được. Nó phải tập nhiều năm lắm mới thành công cho nghề may. Tội nghiệp! Nhiều thanh niên hỏi cưới nó mà nó cũng không chịu đó. Chắc ǵ nó chịu lấy cháu?

- Không! Chuyện chịu lấy hay không là chuyện sau này. Bây giờ nghe chú kể hoàn cảnh của cô ta, cháu thấy thương xót cho một đời hoa chịu đọa đày khổ hận như thế quá.

- Chú nói thí dụ! Nếu con Xụi nó chịu lấy cháu th́ cháu chịu không? Nó có tiền mà, lo ǵ?

- Không phải vấn đề tiền! Chú nghĩ coi! Hoàn cảnh cháu hiện nay đang khó khăn vô cùng. Kinh tế th́ đang ăn nhờ ở đậu cha mẹ. Một bầy con chiu chít. Bây giờ mang về nhà thêm một cô vợ tật nguyền nữa th́ liệu gia đ́nh cha mẹ cháu có chịu hay không? Dù cho cháu quyết chí lấy nàng v́ yêu nàng đi nữa th́ cháu phải làm sao đây? Kéo cả bầy con về Phú Lộc ở, để cho nàng nuôi sao? Một người như cháu lại có thể để một người đàn bà tật nguyền nuôi ḿnh và một bầy con sao?

- Cháu nói cũng phải? Chà gay quá! Gay thiệt đa!

Buổi rượu của hai chú cháu bỗng nhiên chùng xuống trong sự buồn rầu vô cớ. Miệng tôi nhạt đắng. Rượu cũng nhạt môi. Tôi đạp xe về lại Nha Trang.

Khi ngang quán may, tôi dừng xe lại nói mấy lời chào nàng và cố tâm nh́n hai chân nàng cho thỏa ư ṭ ṃ. Nàng vẫn mỉm cười khi chào lại tôi. Đôi mắt vẫn cứ buồn sâu thẳm. Tôi không thể thấy đôi chân nàng. Trước máy may nàng ngồi có một tấm màn vải hoa che lại phía trước.

Con đường làng Phú Lộc ngoằn ngoèo chạy theo bờ sông Cạn được che phủ bởi bóng tre rợp mát quanh năm. Mỗi lần đạp xe thong thả từ đầu chiếc cầu ván nối liền chợ Thành qua Phú Lộc, Đại Điền, đến nhà chú tôi, nh́n lá tre vàng rơi lác đác trên đường, tôi lại thầm hát lên nho nhỏ một cách vui vẻ thích thú:

“Đường xưa lối cũ… có bóng tre… bóng tre che thôn nghèo… Đường xưa lối cũ… có ánh trăng… ánh trăng soi đường đi…”. Bây giờ cũng con đường làng ấy, sao tôi thấy cả một trời tối tăm ảm đạm. Mỗi ṿm tre là một đám mây đen nặng trĩu chạm sát đầu tôi. Ḷng tôi man mác một nỗi buồn u uẩn.

Mấy lần sau lên chơi, tôi t́m cách lân la đến quán may để có cơ hội nói chuyện với nàng và t́m cách nh́n cho được đôi chân nàng. Nhưng hoài công. Có lẽ nàng không bao giờ muốn cho người lạ thấy được cái khuyết tật của ḿnh nên luôn dấu sau máy may rất kỹ. Tôi ngồi ngắm khuôn mặt hồng hào của nàng, khuôn mặt không trang điểm phấn son lại đẹp mặn mà quyến rũ. Tôi ngắm đôi tay nàng. Đôi cánh tay thon thả mịn màng với mười ngón tay suông như ng̣i bút lông. Những móng tay hồng một màu như có bôi sơn. Tôi lại ngắm nh́n đôi mắt nàng. Đôi mắt cứ buồn vời vợi. Tôi ch́m vào đôi mắt. Tôi ngắm chiếc miệng nhỏ xinh xinh. Nàng yên lặng nh́n sâu vào mắt tôi và mỉm cười.

Nàng vẫn không nói với tôi một lời. Nhưng tôi biết nàng không ghét tôi và không muốn xua đuổi tôi.

(Đón xem tiếp Kỳ 2)

  

 

Nguyễn Thanh Ty
Boston, Những ngày mưa băo tháng năm, lẻ năm.