Trang nhà www.ninh-hoa.com   |   Trang Thơ và Truyện của Nguyễn Thanh Ty


 

Nguyễn Thanh Ty

       Người Ḥn Khói
    B́nh Tây, Ninh Ḥa.
  Hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.

 

 Văn/Truyện/Tùy Bút


 
  Mắm Ruột Cá Ngừ 
 
Bữa Cơm T́nh Nghĩa
        Của Người Dân
     B́nh Tây - Ḥn Khói

 
Nhân Đọc:
  " Phương Ngữ Ninh Ḥa"
  của Nguyễn Văn Thành
.

 
.....Bánh Căn ! 
  Cái Cặp Táp Lạ Đời
  Con Đường Rợp Bóng
     Là Muồng Tây
 
 
Nàng "Xụi" 
       Kỳ 1   
|   Kỳ 2  

  Về Một Quăng Đời
     Trịnh Công Sơn


   Kỳ 1 
Kỳ 2  |  Kỳ 3 |

    Kỳ 4  Kỳ 5  Kỳ 6  |

    Kỳ 7  |  Kỳ 8  | Kỳ 9 |

    Kỳ 10  Kỳ 11 

 

 




                             

 


T



  Đinh Ninh Trong Dạ

 

 

 
 

 


 

 

NÀNG  "Xụi"
Nguyễn Thanh Ty

Lời tác giả: Đây là câu chuyện hoàn toàn hư cấu, được viết ra để thỏa ḷng thương nhớ đến một người con gái bất hạnh ở một làng quê Nha Trang. Các tên người hay địa danh trong truyện nếu có sự trùng hợp, đều do ngẫu nhiên, ngoài ư muốn của người viết.

Riêng tặng cho Cô Út, Phú Lộc.

  

(tiếp theo Kỳ 1)

Mỗi lần đến quán, tôi cứ như người mộng du. Tôi cứ đờ đẫn ngồi yên ngắm nàng mà không nói được một đôi câu cho ra hồn, ra vía. Mà nào tôi biết nói ǵ đây? Chuyện may vá th́ tôi mù tịt. Chuyện làng xóm tôi lại càng bù trất. Không lẽ đem cái chuyện ở tù vô duyên lảng nhách ra kể cho nàng nghe? Lại thêm mấy cô học tṛ đứng sau lưng nàng chăm chăm nh́n cái gương mặt si t́nh khờ khạo của tôi cười rúc rích chế diễu măi. Tôi tự thấy ḿnh kỳ cục, dị hợm và ái ngại ngượng ngùng mỗi khi t́m cớ đến quán may để nh́n nàng. Nhiều lần sau đó, tôi lên chơi với chú Tám nhưng trong thâm tâm chỉ để được hai lượt đi, về, liếc trộm vô quán, ngắm nàng mà thôi.

Tôi vẫn chưa tỏ được với nàng một lời t́nh cảm nào. Nhưng tôi biết rằng, cô và cả đám học tṛ cô đă biết rơ mười mươi tôi là một gă si t́nh đang yêu nàng mê man say đắm.

Và mọi người đang chờ tôi một ngày đẹp trời nào đó “bậm gan nuốt đại con tôm càng" sẽ mở miệng.

Nhưng tôi không có cơ hội và cũng không đủ can đảm “nuốt đại con tôm càng” để nói ba tiếng tỏ t́nh muôn thuở: "Anh yêu em!" với nàng.

Năm năm sau, kể từ khi gặp nàng, tôi bị cuộc sống tầm thường cuốn hút vào trong cơn lốc áo cơm, quay cuồng tối mặt tối mày, phát mụ mị cả người.

Tôi loay hoay vật vả cùng bốn đứa con thơ làm việc quần quật suốt ngày đêm để kiếm cho đủ miếng ăn.

Một cô giáo ngày xưa của tôi, một hôm t́nh cờ đến thăm, thấy cảnh gà trống nuôi con khốn khổ, nàng động ḷng và t́nh nguyện kê vai gánh vác cho tôi một phần gánh nặng. Nàng thành vợ tôi từ đó. Chúng tôi đă "kết nghĩa" với nhau và hy vọng "t́nh yêu" sẽ đến sau. Thường, người ta lấy nhau v́ t́nh trước, nghĩa sau. C̣n chúng tôi th́ trái lại. Ba vợ tôi không tin có chuyện đó. Ông cực lực phản đối cuộc hôn nhân này. Nhưng vợ tôi, với tấm ḷng vị tha, đă cương quyết đi con đường ḿnh đă chọn. Và đă hơn hai mươi năm kết nghĩa, chúng tôi đă thuyết phục được ông rằng chúng tôi đă đúng. T́nh yêu đă đến với vợ chồng chúng tôi sớm hơn ông dự tưởng. Và t́nh yêu đó ngày càng thêm mặn nồng.

Chúng tôi đùm bọc nuôi nhau cho tới năm 1991, th́ được đi định cư ở nước ngoài.

Tôi quên hẳn chuyện cô thợ may ở Xóm Đúc.

Mười ba năm sau, trở về cư tang cha, tôi cùng người bạn lên Phú Lộc thăm lại vợ chồng chú thím Tám. Hai người bây giờ đă quá già trước tuổi. Tuy gọi là chú thím theo vai vế gia đ́nh, nhưng hai người chỉ lớn hơn tôi vài tuổi. Thím Tám rụng hết răng, cái miệng móm mém không c̣n nhai trầu như trước được. Tôi giúp cho thím đi làm một hàm răng giả. Chú Tám cũng trông hom hem lắm. Hai con mắt đă đục lờ. Tôi biếu tặng chú thím một số tiền nhỏ để làm quà. Tôi nhờ mấy đứa cháu nội của chú chạy đi mua vài chai bia và một ít cuốn nem chả về để ba chúng tôi nhâm nhi nói chuyện.

Chú bỗng nhắc chuyện xưa:

- Cháu c̣n nhớ con Xụi không? Nó cứ nhắc tới cháu hoài à!

Bỗng chốc, cả một trời dĩ văng ch́m sâu trong quá khứ vỡ ̣a trong tôi. Tôi nhớ lại rất nhanh và nôn nao trong ḷng một nỗi xót xa lẫn ngậm ngùi nuối tiếc. Tôi hấp tấp hỏi dồn:

- Dạ c̣n nhớ chớ chú! Cô ấy bây giờ ra sao? Có gia đ́nh chưa?

- Chưa! Nó vẫn cứ chờ cháu đó! Chú Tám cười cười đùa tôi.

- Thôi đi chú! Làm sao chú biết cô ấy yêu cháu và chờ cháu?

- Từ ngày cháu biệt tăm lên đây, lâu lâu chú đi ngang nó cứ kêu chú hỏi thăm "cái anh ấy sao lâu nay không thấy lên chơi". Chú mắt mũi kèm nhèm đâu đi xa tận Nha Trang được, nên không biết tin tức cháu ra sao, cũng trả lời đại là cháu đi kinh tế mới rồi, ở xa lắm không về được.

- Có ai đến xin cưới cô không?

- Có mấy đám ngon lành lắm, nhưng nó cũng không chịu.

- Lúc năy đi ngang chỗ cũ cháu không thấy quán may? Mà làng ḿnh bây giờ khác quá, t́m nhà chú mà cũng không chắc, phải hỏi mấy đứa nhỏ ngoài đường.

- Ừ! Khác xưa rồi! Con Xụi nó xây nhà lớn, ngói tây, thềm cao, chớ không c̣n cái nhà xưa cũ kỹ nữa. Nó mở tiệm may ở trong nhà. Học tṛ năm sáu đứa.

- Không biết cô ấy c̣n nhớ mặt cháu không? Hay là ḿnh đến đó thăm cô một chút?

- Phải đó! Hai chú cháu tới đó thăm nó đi! Chắc nó mừng lắm. Gặp thím nó cũng hỏi cháu. Thím Tám cũng khuyến khích.

Anh bạn chở tôi đi, nghe chúng tôi nói chuyện về cô Xụi nào đó, không rơ đầu cua tai nheo ra sao cứ nh́n tôi ḍ hỏi. Thời gian ngắn quá tôi không kịp giải thích cho anh ta nghe nên cứ lôi anh ta đi theo.

Quả thật quang cảnh đă đổi thay. Hồi trước, quán may nằm phía bờ sông, dưới lùm một bụi tre lớn, ngọn tre xơa xuống mái tranh của quán. Đối diện quán là căn nhà nhỏ, xưa, ngói vảy, nằm thụt sâu trong sân. Giữa sân, một cây mai vàng tàn lá rất lớn. Mỗi lần Tết đến hoa nở vàng rực cả cây. Hai bên là một hàng chậu kiểng lớn, mỗi bên hai cái, trồng hoa sứ Thái Lan uốn éo thành h́nh dạng con rồng vươn đầu lên trời.

Bây giờ cảnh cũ không c̣n một vết tích nào. Thay vào đó là một ngôi nhà ngói to, xây h́nh chữ L. Dăy nhà ngang nằm sâu vào sân mấy thước. Gốc mai vàng không c̣n nữa. Chỉ có mấy chậu hoa sứ sắp hàng ngang trước sân làm b́nh phong. Thân hoa to sù ś già cỗi. Trên ngọn chỉ c̣n mấy chiếc lá lơ thơ, nhưng hoa th́ nhiều, màu đỏ rực chen với màu trắng.

Gian đầu hồi ló ra sát đường, thềm cao cách mặt đất năm bậc cấp, dùng làm tiệm may.

Khi chúng tôi ùa vào, kẻ trước người sau ba người, làm cả quán giật ḿnh.

Chú Tám vào trước, tôi đi sau cùng. Bên trái một dăy ba cái máy may. Cô chủ ngồi ở cái ngoài cùng. Ba cô học tṛ đang cắt vải trên cái bàn phía trong. Giữa tiệm là một cái trường kỷ nằm sát vách. Một ông cụ tóc bạc, hàm râu dài, trắng, lưa thưa dưới cằm, vận quần dài lụa trắng đă ngă màu cháo ḷng, lưng trần, đang ngồi phe phẩy cái quạt giấy trên tay. Ông chào chú Tám:
- Ủa Tám! Mầy tới chơi đó hả? Ai đi theo vậy?
- Dạ! Chào bác Sáu! Con tới chơi, dẫn thằng cháu ở nước ngoài về và anh bạn ở Nha Trang tới thăm bác và cô Xụi.
- Ờ! Chào mấy cậu! Mấy cậu ngồi chơi, uống nước. Trẻ đâu! Lấy ghế, rót nước, mời chú Tám và mấy cậu, mau!

Ba cô học tṛ lăn xăn lấy ghế, rót nước trà mời chúng tôi. Trong lúc chú Tám giả vờ vồn vă nói chuyện với ông cụ, tôi kín đáo quan sát người con gái năm xưa. Nàng vẫn đẹp. Cái đẹp bây giờ đậm đà, mặn ṃi hơn, không c̣n lồ lộ như ở cái tuổi hai lăm lúc trước. Tóc nàng vẫn c̣n đen mượt, được búi cao sau đỉnh đầu. Đôi mắt nàng ít buồn hơn trước nhưng vẫn sâu thăm thẳm. Hai g̣ má không c̣n mơn mởn hồng nhưng vẫn c̣n mịn màng dưới làn da nâu bánh mật. Tôi nhẩm thầm, ngày tôi biết nàng là hai mươi bảy tuổi, nay đă hai mươi năm qua, vậy nàng đă gần năm mươi rồi. Một người con gái đẹp sống cuộc đời ṿ vỏ cô đơn tẻ nhạt hơn nửa kiếp người!

Ông trời sao tàn nhẫn quá! Nỡ ḷng nào lại đọa đày một kiếp hồng nhan!

Tôi bắt gặp ánh mắt nàng trong cái chớp rồi bối rối ngó xuống bàn may. Hai tay nàng cứ mân mê tấm vải. Chiếc máy may nằm bất động. Chiếc màn vải hoa vẫn che kín đôi chân.

Ḷng tôi xao xuyến, bồi hồi. Cái cảm giác bị sét đánh ngày trước không c̣n nữa, nhưng tôi vẫn xúc động nhiều khi nh́n thẳng vào đôi mắt nàng. Nàng bây giờ mạnh dạn nh́n tôi lâu hơn. Tôi liếc mắt thấy mấy cô học tṛ nh́n tôi chăm chăm rồi nh́n qua cô chủ, rồi lại nh́n qua tôi. Họ nháy nhau. Mấy cô này không phải đám học tṛ hai mươi năm trước, nhưng h́nh như họ cảm nhận được giữa tôi và cô thầy của họ đă có mối giây thân ái từ lâu lắm.

Chú Tám kêu tôi tới gần và giới thiệu tôi với ông cụ:
- Bác Sáu này là cha của cô chủ thợ may! C̣n thằng cháu của tôi mới từ nước ngoài về. Hồi trước nó có quen biết với con gái bác. Nay nó muốn tới thăm hỏi.

- Ủa! Vậy hả! Thiệt tốt! Cậu mới về mà đến thăm cha con tôi th́ thiệt có ḷng quá. Cậu về một ḿnh hay cả gia đ́nh? Ở bển, mọi người b́nh an cả?

- Dạ! Cám ơn bác. Lần này cháu về cư tang cha nên chỉ đi có một ḿnh. Gia đ́nh cháu vẫn b́nh an. Hôm nay cháu lên đây cốt để thăm lại chú thím Tám và họ hàng bên ngoại, nhân tiện thăm bác và cô Út.

- Út nào? Nhà tôi làm ǵ có đứa nào tên Út?

Tôi đưa tay chỉ về phía nàng:

- Thưa bác! Cô Út đó! Cái tên Út này do cháu đặt cho cô để một ḿnh cháu gọi. Cháu thương cô ấy quá nên không đành chạm đến cái khuyết tật khổ đau của cô như mọi người kêu hồi giờ. Cái tên Út này là cái tên cháu nhớ trong truyện cổ tích "Cô gái rẫy dưa".

- Có chuyện như vậy sao? Ngộ thiệt! Cậu nói nghe thử!

- Dạ chuyện như vầy. Ngày xưa có cô gái cũng bị tật như cô nhà vậy. Cô ở với cha mẹ già dưới chân núi. Khi cha mẹ cô ra ruộng th́ cô ở nhà giữ rẫy. Một hôm có vị hoàng tử đi săn bắn, lạc đường vô rẫy. Đang khát nước thấy dưa chín nên bứt một trái để ăn. Cô gái trong nhà la lên:

- Ông ơi đừng hái trộm dưa của tôi! Cha mẹ tôi nghèo chỉ sống nhờ những trái dưa này đó!

Vị hoàng tử ngó quanh không thấy ai bèn đi vô cḥi tranh th́ thấy một cô con gái bị tật hai chân không đi được đang ngồi trên cái chơng tre. Vị hoàng tử thấy cô xinh đẹp quá mà bị tật th́ động ḷng yêu thương bèn xin cha mẹ cô gái cưới cô về làm vợ. Khi về triều, nhờ thuốc thang quí tốt và các vị ngự y hết ḷng chữa trị nên sau đó hai chân nàng lành lại, đi đứng như người thường. Từ đó hai người sung sướng sống trong hạnh phúc.

Khi tôi kể dứt chuyện, mọi người đột nhiên im lặng. Cô Út cúi xuống, giả vờ đưa tấm vải lên che mặt, nhưng ai cũng kịp nhận ra cô đang khóc. Những giọt nước mắt đang lăn dài xuống hai má. Không biết v́ tôi kể chuyện hấp dẫn hay v́ câu chuyện đầy thi vị và cảm động.

Chú Tám tôi cũng ngạc nhiên ngẫn ra, ngồi nghe. Anh bạn ngồi cạnh cứ nh́n ra chỗ khác dấu nụ cười tủm tỉm. C̣n ông cụ th́ cứ nh́n chằm chằm vào tôi ra ch́u thích thú với câu chuyện.

Hồi lâu ông lên tiếng:
- Thiệt vậy cậu à! Tuy con gái tôi có tật vậy mà nhiều người thương nó lắm. Nhưng nó nói nó ở vậy với cha già. Nó sợ xa tôi, không nở để tôi sống lẻ loi một ḿnh. Mẹ nó th́ mất lâu rồi. Nó cũng sợ về làm dâu nhà người ta sau này sẽ bị hất hủi. Tôi kể cậu nghe chuyện này. Cái năm bảy mươi, quân đội Đại Hàn đóng ở đây, có ông Đại Úy đơn vị trưởng thương nó lắm. Ổng muốn cưới nó đem về nước chữa bệnh. Ổng cho anh thông dịch viên mang quà tới biếu hoài à. Nhưng nó không nhận. Nó sợ mang ơn ổng, v́ nó không chịu theo ổng qua cái nước xa lạ, bỏ tôi ở lại một ḿnh.

- Tội cho cô quá! Tôi chép miệng buồn rầu theo lời kể của ông cụ.

- Ấy! Nói vậy chớ cũng là cái phước nhà, cậu à! Nếu nó lấy chồng rồi chắc ǵ cha con tôi c̣n sống chung vui vẻ như thế này. Trong cái rủi cũng c̣n có cái may đó cậu. Bây giờ th́ cha con tôi hôm sớm hủ hỉ có nhau.

- Dạ cháu cũng mừng cho bác và cho cô Út.

- Ừ! Cậu nói cậu thương nó hồi nào? Mà thương làm sao tôi không hay biết? Mấy cái cậu trai trai theo chọc ghẹo nó tôi biết mặt hết trơn mà!

- Thưa Bác! Hôm nay xin bác cho phép cháu được thổ lộ tấm ḷng với cô Út và giữa gia đ́nh đông đủ ở đây, có bác có chú Tám chứng giám cho.

- Cậu cứ nói! Tôi cho phép. Tôi thích cái tính minh bạch của cậu chớ không như mấy cái anh kia cứ lén lén, lút lút gởi thơ hẹn ḥ rồi phỉnh gạt con gái tôi.

Ông cụ tuy già nhưng cách ăn nói rất rành rẽ từng câu, từng chữ thong thả rơ ràng với cái giọng ôn ḥa không tỏ ra nghiêm khắc hay khó chịu làm cho tôi thấy phấn khởi, mạnh dạn. Tôi vụt đứng lên, lấy vẻ trang trọng, nghiêm chỉnh thưa với ông cụ.

- “Thưa bác! Câu chuyện cách đây hơn hai mươi năm. Phải, hơn hai mươi năm về trước, lúc đó cháu vừa ở tù cải tạo ra, vợ cháu đă ra đi bỏ lại bầy con bốn đứa c̣n rất nhỏ. Cháu đau khổ vô cùng. Phần v́ bị Chính quyền o ép không cho làm ǵ cả, phần đói khổ không nuôi nổi bầy con, nên cháu hay lên đây chơi với chú Tám để tạm quên bớt nổi buồn dày ṿ trong ḷng. Lúc đó chú Tám dẫn cháu tới giới thiệu với cô Út để làm quen. Thú thật với Bác và cô Út, vừa mới gặp lần đầu tiên, cháu đă bị cô ấy hớp hết hồn vía liền. Quả tim cháu h́nh như ngưng đập trong giây phút đó. Cháu biết ḿnh đă yêu cô gái này. Yêu một cách say đắm. Tưởng chừng chưa bao giờ cháu yêu ai đến như vậy. Khi về lại nhà, cháu yêu cầu vợ chồng chú thím Tám mai mối dùm cho cháu với cô Út. Nhưng sau đó, chú thím Tám kể hết mọi việc về sự bất hạnh của cô ấy cho cháu nghe để cháu có sự suy nghĩ chín chắn trước khi quyết định đi đến hôn nhân.

Thưa bác! Sau khi nghe hết câu chuyện, cháu sững sờ. Cháu đau khổ vô cùng. Có lẽ cái đau khổ này không kém cái khổ đau của cô Út. Bao nhiêu ngày sau đó, cháu bị dằn vặt, dày ṿ trước hai ngả đường. Cháu suy nghĩ miên man. Làm sao đây? Cháu tự hỏi ḿnh nhiều lần. Đời cháu sao gặp toàn chuyện ngang trái, oan khiên.

Thời gian đó, cháu đang đi t́m một người mẹ cho bốn cháu nhỏ và cũng là một người vợ hiền để giúp cháu một tay có thể vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo. Nếu cháu lấy cô Út trong t́nh trạng như thế, không những không đem lại hạnh phúc cho cô mà càng gây thêm cho cô vướng vào ṿng khổ ải. Cô phải một ḿnh nuôi cả mấy cha con cháu, rồi cô phải sinh con, đẻ cái với cháu. Liệu một người bán thân bất toại như cô có chịu nổi gánh nặng như thế không? Mà không lấy được cô th́ ḷng cháu không đành. Nhiều lần cháu muốn thố lộ t́nh yêu với cô rồi việc đời tới đâu hay tới đó. Phó mặc cho chuyện rủi may. Suy đi nghĩ lại nhiều ngày, cháu thấy ḿnh không thể làm được như vậy."

Không biết do xuất thần hay do tâm tư thầm kín trong tim lâu ngày bùng phát, tôi nói miên man không ngừng. Lúc th́ nh́n ông cụ. Lúc th́ quay qua cô Út. Đến đây, không khí trong nhà như lắng đọng xuống, mọi người đều chong mắt nh́n tôi có ư chờ đợi một đoạn kết. Cô Út cứ cúi mặt nh́n xuống chiếc máy may. Hai tay ṿ đi ṿ lại tấm vải.

Tôi ngưng lại vài giây để lấy giọng thật nhẹ nhàng nói với nàng con gái:
- "Thưa cô! Tự năy giờ, nếu tôi nói có điều chi không phải với cô, xin cô bỏ qua cho. Đây chỉ là tâm sự của một kẻ yêu trộm, nhớ thầm h́nh bóng một người con gái đẹp mà thôi. Chỉ là ư nghĩ cá nhân tôi. Đă chắc ǵ lúc ấy, cô để mắt đến tôi. Tôi chỉ là một trong nhiều con bướm lượn quanh bông hoa xinh đẹp. Mà cũng chắc là cô và đám học tṛ đă có được nhiều phen cười no bụng khi nh́n cái mặt si t́nh ngờ nghệch của tôi lúc ấy. Một gă si t́nh quá mức đến nổi không há được miệng nói nổi một câu thăm hỏi xă giao. Nhưng giờ đây, thời gian đă qua, cái quá khứ không c̣n như xưa nữa, tôi đă có gia đ́nh. Một gia đ́nh đang hạnh phúc. Tuy nhiên, tôi cũng xin được tỏ hết tâm t́nh của tôi ra đây để được nhẹ ḷng. Cái t́nh yêu câm nín nặng trĩu mấy chục năm chưa được ngỏ cùng ai. Hồi ấy, tôi đă cắn răng không nói với cô một lời “
yêu em” để cho chúng ta khỏi sa vào ngơ bí. Ít ra là cô khỏi bận ḷng và tôi sẽ không ân hận về sau nếu chẳng may cô cũng để mắt đến tôi.

Bởi tôi biết ḿnh không có được quyền năng như vị hoàng tử để có thể làm phép lạ cứu giúp cô như cô gái rẫy dưa gặp may kia.

Nhiều ngày tháng qua, tôi phải thầm nhủ ḷng để tự an ủi: "Chắc ǵ cô ấy đă để ư đến ḿnh! Ḿnh chỉ là một người qua đường như bao người khác. Vả lại nếu cô ấy biết ḿnh đang một nách bốn con, không nhà, không tài sản, khố rách áo ôm, chắc ǵ đă thèm lấy".

Nhờ vậy, mối t́nh si ngây ngất của tôi với cô dần dà phai nhạt. Nhưng trong trái tim tôi, tôi không bao giờ quên được đôi mắt năo nùng, buồn sâu thăm thẳm của cô. Đôi mắt ấy lần gặp gỡ đầu tiên đă nhận ch́m hồn tôi chết đuối trong ánh nh́n vời vợi không nói nên lời".

Tôi càng nói càng say sưa như một diễn viên trên sân khấu diễn đến đoạn mùi mẫn. Chính tôi cũng cảm thấy ngây ngất, lâng lâng với cơi ḷng của ḿnh trong nổi hân hoan lẫn ngậm ngùi.

Ông cụ nhổm người lên, cầm tay tôi kéo ngồi xuống bên cạnh ông, trên chiếc trường kỷ, nói:
- Cám ơn cậu đă có ḷng với con gái tôi. Thiệt là cậu với con gái tôi có duyên mà không có nợ. Lần đầu gặp cậu, nghe cậu nói chuyện thấy cậu là người có văn hóa, tôi thích lắm. Chừng nào th́ cậu về lại bển?

- Thưa bác chừng tuần sau!

- Chà gấp quá! Tưởng cậu c̣n ở chơi lâu th́ tôi mời cậu bữa nào ghé nhà lần nữa, ḿnh nói chuyện văn thơ chơi!

- Dạ! Cháu cũng thích lắm! Nhưng xin hẹn bác với cô Út dịp khác. Cháu nhất định sẽ cùng với gia đ́nh bác ngồi trước hàng hiên đây, ngắm trăng soi qua ngọn tre, ăn bánh ngọt, uống nước trà bàn chuyện cổ kim. Nhất là được tâm sự với cô Út th́ chắc là thú vị lắm.

- Con gái tôi nó kín đáo lắm, nó ít khi tâm sự với ai.

- Bác đừng lo! Đâu phải ḷng người ai cũng như nước lă cả đâu? Nỡ nào cô ấy lại đem tâm sự chôn nơi hang lạnh!

- Chà! Cậu cũng biết thơ Hán nữa! "Vị tất nhân t́nh giai bạch thủy” Đúng quá! Đúng quá! Tôi thích cậu quá! Nói chuyện với cậu tôi thiệt là vui.

Thấy ông cụ khoái chí đọc nguyên văn vế đầu câu thơ Hán, tôi hứng chí tiếp theo:

- Ai lại "Nhẫn tương tâm sự phó hàn uyên" phải không bác?

- Phải! Phải quá đi chớ! Con gái tôi chắc không nỡ nào chôn tâm sự mà không giải bầy cùng cậu.

Ông cụ vui ra mặt, cười rung cả hàm râu. Ông cứ vỗ vỗ vào vai tôi ra ch́u mến khách lắm.

Trong lúc tôi với ông cụ đối đáp tương đắc, cô con gái ông ngồi theo dơi lắng nghe, quên cả chuyện may vá. Nét mặt cô ửng lên ánh hồng, đôi mắt long lanh hiện rơ vẻ vui thích.

Trời đă về chiều, chú Tám hối tôi ra về. Tôi chào giă từ ông cụ, cô Út và đám học tṛ. Chúc mọi người b́nh an vui khỏe. Cô Út từ đầu tới cuối cứ len lén nh́n tôi, tuyệt nhiên không nói một lời. Chỉ lúc đi gần tới chỗ cô ngồi, tôi nói nhỏ:

- Cô ráng giữ ǵn sức khỏe nghe! Hẹn ngày gần đây sẽ gặp lại nhau.

Cô vẫn cuối đầu. Tôi nghe cô dạ một tiếng nhỏ. Tiếng dạ thoảng nhẹ như tiếng thở dài tha thiết.

Ông cụ tiễn tôi ra tận bậc cấp, c̣n cầm tay tôi giục giặt thêm mấy cái nữa để tỏ t́nh quyến luyến không nỡ chia tay.

Về đến nhà, thím Tám đon đả ở cửa:

- Sao! Con Xụi nó c̣n nhớ cháu không?

Chú Tám xăn xái kể lại:

- Xời! Hồi năy mà có bà ở đó th́ bà mới thấy cái tài thằng cháu tui! Ông già Sáu, ông già Nho, khó giàn mây, bao nhiêu thằng trai tới gặp ổng là chạy tét hết. Vậy mà thằng cháu tui nói một hơi, môt hồi, ổng mê luôn. Nói chi tới con Xụi. Tui thấy nó cứ chùi nước mắt hoài bà à.

- Vậy sao? Vậy là con nhỏ c̣n nhớ thằng cháu tui rồi! Thím Tám có vẻ hả hê. Chú Tám chợt hỏi tôi:

- Mà nè! Chú hỏi thiệt nghe! Cái chuyện cô Út nào đó, có thiệt không? Hay là cháu cương lên như vậy? Chú nghe c̣n cảm động huống chi cha con ông già Sáu.

- Dạ! Đó là chuyện đời xưa. Nhưng cháu thay đổi đôi chút chi tiết cho nó hợp t́nh, hợp cảnh thôi mà. Cháu cũng thiệt t́nh nói bằng nỗi ḷng của ḿnh chớ không chút ǵ giả dối đâu. Hồi xưa cháu thương cô ấy thiệt. Bây giờ nếu được, có thể đổi t́nh yêu ra t́nh bạn như Thúy Kiều với Kim Trọng đổi "t́nh cầm sắt ra duyên cầm kỳ" th́ tốt quá. Cháu mong khi về lại Việt nam để sống, có dịp lên thăm chơi và an ủi cổ cũng hay lắm. Phải không chú?

- Cháu nói phải lắm. Làm người có nhân, có hậu là điều rất nên. Chú thím ủng hộ cháu hết ḿnh. Ủng hộ hai tay luôn. Chú Tám cười hề hề.

 

Anh bạn chở tôi về, dọc đường cứ tắc lưỡi như con thạch sùng, khen không tiếc lời:

- Cô Út đó lớn tuổi mà c̣n đẹp quá. Hồi xưa chắc đẹp lắm phải không?

- Hết ư! Khỏi phải nói!

- Tiếc quá! Mà cũng tội nghiệp quá! Lúc anh nói chuyện, tôi thấy cổ cứ giả bộ lấy miếng vải che mặt mà thiệt ra là lau nước mắt. Ban đầu tôi thấy anh nói, tôi cho là anh giả đ̣ nên tôi cứ cười thầm trong bụng. Sau càng lúc càng thấy anh nói rất chân t́nh nên nghe rất cảm động. Tôi thấy cổ chùi nước mắt ít nhất cũng ba lần. Tôi mà như anh hồi đó cứ làm đại, tới đâu hay tới đó. Bỏ qua uổng quá. Biết đâu lại được hạnh phúc.

- Ḿnh không thể mù quáng v́ t́nh mà làm càn anh à! Chỉ khổ cho nhau thôi. Anh biết thời gian đó tôi đau khổ biết là dường nào. Thậm chí, có lúc đi ngang cho đỡ nhớ thôi chứ không dám vô. Tôi sợ vô rồi, cầm ḷng không đậu, cũng làm liều như anh nói. Chừng đó th́ tóa họa. Anh cứ thử tưởng tượng ra cái cảnh, cô sinh con với tôi. Một bà mẹ què lết, đi vệ sinh cũng cần người giúp đỡ, nay thêm đứa con đỏ hỏn, cho ăn, cho bú làm sao đây? Tôi một ḿnh lo cho bốn đứa con đă ná thở rồi, sức nào lo thêm được cho hai con người nữa? Có mà chết chùm cả lũ!

- H́nh như anh yêu hơi nhiều th́ phải? Hồi làm ở HTX Ngân Hà, tôi thấy ít nhất là ba hay bốn cô ǵ đó tới thăm anh hoài?

- Th́ anh biết, tôi vốn là con người lăng mạn, đa sầu, đa cảm mà. Tôi dễ yếu ḷng. Ai yêu tôi, tôi cũng yêu lại. Có người tôi c̣n yêu trộm nhớ thầm nữa ḱa. Như cô Út đó. Nhưng tôi có lư trí suy xét. Tôi chỉ yêu thôi chớ chưa hề làm tổn hại ai bao giờ. Nếu bây giờ tôi được phép làm Vua thời phong kiến, bao nhiêu người t́nh ngày xưa tôi gom hết về một mối. Tôi xây một cung A Pḥng để chứa. Ngày ngày lướt qua cùng nhau đấu láo chơi. Đấu vơ mồm thôi. Chứ "xe dê đưa rước cửa ngoài" hàng đêm th́ sức voi cũng ngă.

Anh bạn thấy tôi nói chuyện "trên trời", khoái chí cười ha hả, lắc lư cả xe gắn máy, nói lớn, gió tạt qua bên tai:

- Nếu được như lời ước của anh th́ tôi cũng đă xây cung A Pḥng từ lâu rồi.

Con đường từ Thành về Nha Trang, dập d́u xe cộ. Các cô gái nườm nượp lái xe chạy ngược chiều, che mặt bằng khẩu trang, mang găng tay tới khuỷu chỏ giống như các nữ hiệp sĩ giang hồ trong phim chưởng Hồng Kông.

Tôi nh́n theo dáng các cô. Ai nấy đều tung tăng vui vẻ. Tôi lại buồn rầu nghĩ đến cô Út, một người con gái đẹp, tật nguyền, suốt đời phải cam phận chôn ḿnh trong chốn cô quạnh, không một ngày vui.

Thật tội nghiệp biết bao!

Bất chợt, tôi thầm kêu lên: "Út ơi! Anh yêu em!"

Kêu lên được mấy lời như thế, giống như nồi áp suất x́ hơi, như trút được một gánh nặng u uất trong người bấy lâu nay, như kẻ có đạo mới vừa xưng tội, tôi thấy ḷng ḿnh nhẹ nhơm, thanh thản,

Tâm hồn tôi rộn lên một niềm vui. Niềm vui dâng tràn một nổi hân hoan, reo vui cùng với gió đồng nội mát rười rượi thơm mùi lúa non, lồng lộng vút qua tai.

Tôi nhắm mắt, nghiêng đầu dựa vào lưng bạn. Chiếc xe “Dream” anh đang lái, chạy vun vút, êm êm, nhẹ nhàng đưa hồn tôi vào một giấc mơ màng.

Tôi mơ thấy ḿnh trở về thời thanh xuân hai mươi năm trước, đang ngồi bên nhau với cô Út dưới bóng tre ngà một đêm trăng. Nàng tựa đầu vào vai tôi. Tôi âu yếm vuốt ve, mơn trớn mái tóc mây, đen tuyền, dài chấm lưng của nàng và thủ thỉ bên tai nàng:

Tóc mai sợi vắn, sợi dài,
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm!

Dưới kia, ḍng sông Cái lặng lờ chảy, mặt nước lấp lánh ánh trăng.

HẾT

  

 

Nguyễn Thanh Ty
Boston, Những ngày mưa băo tháng năm, lẻ năm.