Cầu Sắt Sông Dinh năm 2000 - Nguyễn Văn Thành
Trang thơ & Truyện của Nguyễn Thị Thu           |                 www.ninh-hoa.com



Nguyễn Thị Thu

Cựu học sinh 
Trung học Đức Linh
Niên khóa 1967-1971
 

   


Hiện ngụ tại Vancouver BC, Canada.
 

 

 

 

 

Chuyện Một Chiếc Cầu


 

Cái tên Cầu Gỗ không biết nó đă có từ lúc nào? Và ai đă đặt ra cái tên ấy? Có điều chiếc cầu này đă gắn liền với cái tên và cuộc đời của tôi, nên nó là niềm cảm xúc cho tôi viết nên bài này.

Có lẽ tự tôi không đủ sức để gây ấn tượng cho nên “Thu Cầu Gỗ” đă được đi chung với cái tên của ḿnh, và tôi cũng đă hănh diện mang nó theo vào đời với tôi. Đến bây giờ ngồi ngẫm nghĩ lại, có thể v́ những chiếc cầu khác đều làm bằng betong cốt sắt, đúc xi măng đàng hoàng (chẳng hạn Cầu Dinh, Cầu Trạm, Cầu Bến Gành v.v.). C̣n chiếc Cầu Gỗ của xóm tôi th́ hoàn toàn làm bằng gỗ. Từ chân cầu, thành cầu đến mặt cầu cũng đều đóng bằng gỗ, v́ thế nên nó không đủ sức chịu đựng sự tàn phá của thời gian, trong khi khí hậu chỉ có hai mùa mưa và nắng. Không những thế mỗi ngày phải chịu đựng một sức nặng của những chiếc xe Khánh Ḥa, xe lam, xe ngựa, xe xích lô v.v…

Chiếc cầu rất đơn sơ, nghèo nàn, quanh năm ở dưới cầu toàn là rác, đồ phế thải của các ngôi nhà sống gần bên đổ xuống đó, nên lúc nào cũng bay mùi hôi thúi, nhất là những ngày nắng khô. Cầu chỉ sạch được với những ngày tháng vào mùa mưa lụt lớn, nước chảy siết nên đă cuốn đi tất cả rác rưới ở dưới cầu. Tôi thích nhất là hồi nhỏ, khi nước lụt vừa rút, vài ngày sau nước dưới cầu chảy trong veo, sạch sẽ. Tôi đă theo ông anh và những ông bạn trong xóm xuống cầu cắm cần câu cá thật là thích thú. Thời thơ ấu mỗi ngày tôi phải băng ngang qua cầu, thả bộ tận G̣ Muồng để đi học. V́ là người Công Giáo nên ông cha, bà soeur bắt buộc cha mẹ phải cho con học trường đạo, hồi đó chưa có trường Công Giáo trên phố Ninh Ḥa. Tản sáng sớm ba anh em tôi đi học, ngày nào cũng mang cơm trưa theo, và ở lại trường để học xuất chiều, đến chiều tối đèn đường đă lên chúng tôi mới về tới nhà. Có những khi vào mùa mưa lụt lớn, Cầu Gỗ đă bị nước cuốn đi những miếng gỗ trên mặt cầu, họ phải lấy ván lót dă chiến để dân đi qua lại, tôi sợ không dám đi, phải nín thở và ḅ qua cầu. Người sống ở Ninh Ḥa, chắc ai cũng một lần đi qua chiếc cầu này, Cầu Gỗ nằm giữa Cầu Dinh, Cầu Sắt và Cầu Trạm, nên vào mùa mưa lụt, cầu phải âm thầm chịu đựng một lưu lượng nước vĩ đại từ hai cầu Dinh và cầu Sắt đổ vào, cho nên xóm tôi lúc nào cũng bị nước lụt tràn vào nhà sớm nhất, không như những xóm khác. Hồi nhỏ tôi rất thích những trận lụt như vậy, để được nghỉ học ở nhà dẫm nước, thắt ghe giấy thả trôi bồng bềnh, một ngày không biết phải thay đến mấy bộ quần áo, và ăn mấy trận đ̣n. Đó cũng là một trong những kỷ niệm thời thơ ấu khó quên trong tâm tư tôi. Cầu Gỗ không những là phương tiện qua lại của người dân sống chung quanh đó, mà cũng là nhịp cầu của người dân ở xa như Ninh Phụng, Xuân Ḥa, B́nh Thành v.v… Họ đi tắt ngang qua Hạt Kiểm Lâm, rồi rẽ xuống Cầu Gỗ để đi chợ gần hơn, không phải đi một ṿng qua Ngă Ba Bùng Binh. 

V́ chiếc cầu không đẹp, lỏng lẻo, không khí không trong lành, nên không đủ thơ mộng và lăng mạn để cho các cặp t́nh nhân đứng ḥ hẹn nơi đây, cũng như các anh chàng thanh niên không tụ họp về đây để hóng mát và liếc các nàng đi qua lại. Có lần người ta đồn Cầu Gỗ có ma, tôi th́ chưa bao giờ thấy ma, nhưng v́ bị ám ảnh trong truyện, trong sách, nên mỗi lần qua cầu nhất là ban đêm, tôi phải ba chân bốn cẳng chạy thật nhanh về nhà. Nhưng chỉ có một điều mà chỉ có những người sống gần Cầu Gỗ mới biết, không phải chúng tôi lúc nào cũng hít thở không khí không trong lành của cầu, mà về đêm mùi dạ lư hương, mùi cây ngọc lan của ông bà quận Ban ở sát cầu, theo gió thổi bay tỏa hương thơm ngọt ngào, dịu dàng, làm lâng lâng hiu hắt ḷng người. Tôi nghĩ đó cũng là sự đền bù của những người dân sống gần Cầu Gỗ. 

Cách đây vài năm tôi về lại Ninh Ḥa để thăm gia đ́nh, chiếc Cầu Gỗ ngày nào đă không c̣n nữa. Họ đă tháo gỡ ra hết đặt ống cống thoát nước ở dưới, và đổ đất cao làm thành một con đường lớn ngạo nghễ để xe chạy. Tự dưng tôi cảm thấy một nỗi nao nao dâng tràn trong ḷng, một thoáng kỷ niệm lăng mạn ngày nào đă hiện về trong kư ức tôi. Mùa tháng mười nước lụt năm nào đă phá bằng mặt Cầu Gỗ, người yêu tôi phải chèo ghe từ Cầu Dinh lên Cầu Gỗ để thăm tôi, rồi tự dạo “Anh đến thăm em một chiều mưa” đó, đă có những ngày tháng sau này, chàng đă đem tôi xuống ghe lớn, để đưa tôi đến vùng đất “Xứ Lạnh T́nh Nồng” này. 

Bây giờ th́ chiếc Cầu Gỗ ngày xưa không c̣n nữa, dần dần rồi cũng đi vào quên lăng của mọi người, hy vọng rằng vào mùa mưa lụt mỗi năm, xóm tôi sẽ không c̣n chịu cái cảnh nước tràn vào nhà nữa. Nhưng riêng tôi vẫn ấp ủ và nuối tiếc măi với những kỷ niệm đẹp một thời…



Canada, đầu xuân 2003
Nguyễn Thị Thu

 

 

Trang thơ & Truyện của Nguyễn Thị Thu            |                 www.ninh-hoa.com