|
|
N g h i Th ứ c C ú n g Đ ì n h Nguyễn Tố
Phần 1 :Do tập quán tín ngưỡng lâu đời của dân, nên ở hầu hết các làng xã Việt Nam đâu cũng có lập Đình-Miếu để thờ cúng các vị Thần Linh. Ở Đình người ta thờ vị Thần gọi là " Thành Hoàng Bản Thổ ", tước hiệu mà các Vua Chúa của các triều đại sắc phong cho những công thần có công lập nên làng xã , mở mang bờ cõi biên cương, có công chống ngoại xâm.v ..v.. Gọi chung là Thành Hoàng nhưng Thần của Đình này khác với làng kia về tên họ và công trạng. Nói rõ hơn Triều Đình giao cho mỗi xã thờ một vị công thần của Quốc Gia. Sắc phong của Vua dân gọi là Sắc Thần. Đình nào có người thủ từ thì để Sắc Thần tại Đình, nếu không có Thủ từ thì làng chọn một người đem về nhà cất giữ và nhang khói, gọi là Thủ Sắc. Trước năm 1945 trong ngày cúng Đình người ta có lễ Rước Sắc hoặc Nghinh Sắc. Rước Sắc tại nhà Thủ Sắc về Đình hoặc Nghinh Sắc từ Đình dạo quanh làng. Mỗi làng có một Long-Đình (Kiệu), 4 người khiêng. Lúc rước hoặc nghinh thì Sắc Thần đặt trên Long-Đình, ông chủ tể dẫn đường theo sau có chiêng trống, nhạc, cờ xí và dân ăn mặc chỉnh tề theo sau. Đám rước và nghinh thần rất trọng thể và trang nghiêm. Trong năm 1945 quân đội Pháp hành quân càn quét vào các làng đốt nhà cửa, nên Sắc Thần nhiều làng đã bị cháy (làng Bình Thái cũng ở trong tình trạng này). Sau đó vì chiến tranh và nhiều làng không còn Sắc Thần, nên không còn lễ rước và nghinh thần như trước. Có thờ thì có cúng, không cúng là không thờ. Theo tục lệ lâu đời, hàng năm làng cúng Đình-Miếu vào mùa Xuân và mùa Thu gọi là Xuân Kỳ (kỳ an tức là cầu an) Thu tế tức là tế Thần. Tuy nhiên có lẽ vì tốn kém chỉ còn số ít làng giàu còn cúng đủ 2 lễ trong năm. T rước năm 1975 làng nào cũng có dành số ruộng đất dùng cúng Đình Miếu gọi là Tự Điền. Nay không còn nữa, mọi chi phí do dân đóng góp.Để chuẩn bị tổ chức lễ cúng, ngoài việc cắt cử những tổ phục dịch, làng phải bầu một ban tề tự gồm bốn người (1 chánh tế, 3 bồi tế). Cúng Đình luôn luôn phải rước Thầy Lễ và âm nhạc. Ngày cúng, trước sân Đình phải trang trí cờ, loa, phải sẵn sàng chiêng, trống, mõ làng. Ban tế tự phải ăn mặc chỉnh tề. Ông chánh tế đầu phải đội khăn đóng, mặc áo rộng xanh, các ông bồi tế cúng phải áo dài khăn đóng. L ễ thường được tổ chức vào đêm cho thanh tịnh và mát mẻ, khởi sự vào lúc 00 giờ.
Nguyễn Tố (còn tiếp)
|