Thơ & Truyện Nguyễn Văn Nghệ            |             www.ninh-hoa.com

NGUYỄN VĂN NGHỆ

Người làng Phong Ấp, xă Ninh Binh, Ninh Ḥa.

Tốt nghiệp K.19 Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa Học Huế

 

 

Hiện cư ngụ tại UK


 

 

 

 

 

 

  Đ̀NH MỸ HIỆP- NINH H̉A
THỜ BÀ CỐ THIỆN HAY LÀ BÀ CỐ HỶ?

Nguyễn Văn Nghệ
 

  


       Trong cuốn “Đ́nh làng Khánh Ḥa” có bài viết “Đ́nh Mỹ Hiệp” của tác giả Trần Thị Thanh Loan có ghi: “Đ́nh Mỹ Hiệp thờ: Đương cảnh Thành Hoàng, Đại càn quốc gia Nam Hải Tứ vị,… Phu nhân Cố Thiện…” “ Miếu Hội Đồng có ba ban thờ viết bằng chữ Hán…Trên ban thờ chính có thờ 06 Bài vị viết bằng chữ Hán được phiên âm ra như sau: “Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Thượng đẳng thần,…Phu nhân Cố Thiện Thượng đẳng thần…”(1)

     Phu nhân Cố Thiện là vị thần nào vậy?

    Sau khi đọc bài viết ấy, tôi hỏi nhiều người lớn tuổi có biết Phu nhân Cố Thiện là vị thần nào không và tất cả đều trả lời là chưa bao giờ nghe danh hiệu thần nào là Phu nhân Cố Thiện cả!

    Tôi cố lần theo các trang sách địa chí do người xưa biên soạn để xem có nơi nào trên nước ta thờ Phu nhân Cố Thiện không, nhưng không thấy nơi nào thờ Phu nhân Cố Thiện cả! Trong sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định soạn xong năm 1806, chỉ có một nơi duy nhất trên nước ta là ở dinh B́nh Ḥa (năm 1808 đổi thành trấn B́nh Ḥa và đến năm 1832 lại đổi thành tỉnh Khánh Ḥa) có thờ bà Cố Hỷ chứ không phải bà Cố Thiện. Trên con đường thiên lí từ bắc vào nam, sau khi qua khỏi trạm Ḥa Mă (phía nam đèo Cổ Mă):“15 tầm, hai bên đều cây cối, có miếu tranh thờ thần Cố Hỷ”(2) (sách có phần chữ Hán nhưng không có phiên âm. Xin phiên âm: “Thập ngũ tầm, lưỡng bàng lâm mộc, hữu mao từ, tự Cố Hỷ chi thần”).Không biết từ dinh Quảng Đức (Thừa Thiên) cho đến dinh Phú Yên có thờ bà Cố Hỷ hay không th́ chưa có thể truy lục được, bởi Hoàng Việt nhất thống chỉ khởi đầu là chép Đường trạm dinh B́nh Ḥa, thiếu phần Đường trạm từ dinh Quảng Đức cho đến dinh Phú Yên.

      Thần tích Phu nhân Cố Hỷ

      Ở quê tôi mỗi khi nói về quá khứ xa xưa thường nói:“Thời cố hỷ, cố lai”. Mẹ tôi kể khi c̣n nhỏ, đến mùa gặt ,mẹ tôi đi mót lúa ngoài đồng và trong những người mót lúa có một bà rất già và sống độc thân, bà được mọi người tặng cho một danh hiệu là “Bà Cố Hỷ”. Ngoài ra ở quê tôi có một loài chim khi cất tiếng hót có âm thanh tựa tựa : “ Ớ bà Cố Hỷ!” và người ta gán cho loài chim này là chim “Bà Cố Hỷ”.

    Đại Nam nhất thống chí bản dịch thời Tự Đức ghi: “Đền Thần Ô Cam: ở trên núi Ô Cam, huyện Tuy Phong thờ Phu nhân Cố Hỷ rất thiêng”(3). Đại Nam nhất thống chí bản Duy Tân ghi về núi Ô Cam: “Ở bờ biển phía đông bắc huyện (huyện Tuy Phong- TG.) 40 dặm. H́nh núi chót vót rất hiểm yếu. Thuở đầu nhà Nguyễn khai quốc, viên Chưởng cơ là Tống Phước Ḥa chống cự với Tây Sơn có đóng binh ở đấy, nay có đường trạm đi qua ở trên. Phía tả núi này có đền thờ Cố Hỷ phu nhân rất linh ứng” và trong phần ghi chép về Từ Miều: “ Đền Cố Hỷ Phu nhân: ở núi Ô Cam, cầu khỏi bịnh rất linh ứng, sự tích chưa rơ”(4).

   Trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí có nhắc đến núi Ô Rem ở cửa biển Cà Ná(sau gọi là Ô Cam) nhưng không thấy nói ǵ đến đền Cố Hỷ phu nhân. Có thể đền Cố Hỷ phu nhân được dựng vào sau năm  1806 chăng?

   Tác phẩm Non nước Ninh Thuận chép về miếu ở núi Ô Cam: “ Tại chân núi Ô Cam ở cực Nam tỉnh, sát Quốc lộ số 1 và thiết lộ xuyên Việt, có một cái miếu cũng thuộc loại quốc tế (do triều đ́nh đứng ra lo cúng tế-TG) gọi là Cố Hỷ Phu Nhân.

   Theo tục truyền th́ xưa kia, khi vùng đất này c̣n thuộc Chiêm Thành, tại một làng kia trên bờ sông Dinh có một người đàn ông nuôi một bé gái làm con nuôi. Khi bé gái đến tuổi dậy th́, nhan sắc mặn mà khiến ông cha nuôi động ḷn dục. Ông bèn hỏi í kiến người xung quanh xem ḿnh có công nuôi nấng th́ có quyền hưởng của trời không. Quái ác thay, những người kia bảo là có quyền, ông ta bèn phạm vào tội loạn luân.

   Bỗng nhiên năm đó trong vùng xảy ra tai họa, băo lụt mất mùa, dân chúng trong vùng đổ tội cho cô gái kia thông dâm với cha nuôi mà gây nên, bèn giết chết bỏ vào sọt thả bè trôi sông.

      Bị thác oan, hồn cô gái không thể siêu thoát được, vẫn theo xác trôi theo ḍng sông Dinh ra biển, rồi theo ngọn gió mà hướng vào Nam, đến vùng biển Cà Ná, xác cô dạt vào chân núi Ô Cam, dân chúng địa phương vớt lên chôn ở đó coi như một xác chết thường không có người nh́n nhận và lập am để thờ.

     Dưới thời Nguyễn Ánh chống nhau với Tây Sơn, có lần Tả Quân Lê Văn Duyệt tiến quân qua đây( cuối trang tác giả Nguyễn Đ́nh Tư có chú thích: Theo tài liệu trong Đại Nam nhất thống chí th́ tướng Nguyễn Vương là Tống Phúc Ḥa có dừng chân nghỉ đêm tại chân núi này, c̣n chuyện trên đây là theo lời thuật lại của dân chúng địa phương), thấy bên đường có cái am, khói hương đang nghi ngút, bèn dừng ngựa mà cầu nguyện xin phù hộ cho cuộc hành quân thắng lợi, khi trở về sẽ cho tu bổ lại ngôi am.

    V́ không biết rơ danh tánh, chỉ bằng vào truyền thuyết của dân chúng kể lại, ông Lê Văn Duyệt mới tâu xin vua Gia Long phong hiệu cho vị thần ngôi miếu này là Cố Hỷ Phu Nhân”(5)

    Miếu hiện nay thuộc thôn Lạc Sơn, xă Cà Ná, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, gọi là Dinh Cố. Trong Dinh Cố có 5 đạo sắc phong của triều Nguyễn. Đạo sắc phong sớm nhất là vào năm Tự Đức thứ 3(1850).

    Đại Nam nhất thống chí tỉnh B́nh Định không thấy ghi địa điểm nào thờ Phu Nhân Cố Hỷ cả! Nhưng theo Quách Tấn ghi là ở B́nh Định có một nơi thờ Bà Cố Hỷ: “Ở mé đông bắc đầm( Thị Nại- TG), dưới chân dăy Triều Sơn tại thôn Huỳnh Giản (Tuy Phước) có đền thờ bà Cố Hỷ. Bà Cố Hỷ sống vào thời đại nào không được rơ. Có lẽ đă lâu đời lắm. Nên để nói những việc quá cũ kỹ, người B́nh Định thường nói “Tự đời bà Cố Hỷ, Cố lai”. Bà nuôi trâu rất nhiều. Sau khi bà qua đời, trâu không người chăn, phá chuồng lên núi, lâu ngày thành trâu hoang. Trước đây trên núi dăy Triều Sơn có nhiều trâu rừng. Người ta bảo đó là trâu của bà Cố Hỷ? Đền thờ bà Cố Hỷ do nhân dân sở tại lập. Đền ngó xuống sông. Mỗi năm vào tiết xuân thiên, nhân dân trong thôn kết thuyền ở trước đền làm sân khấu, rước bạn hát bội đến hát để cầu bà phù hộ cho biển lặng sóng êm, chài lưới được nhiều cá”(6)

      Sự tích Bà Cố Hỷ được Nguyễn Đ́nh Tư và Quách Tấn mỗi người kể khác nhau. Riêng Quốc sử quán triều Nguyễn khẳng định: “ Sự tích chưa rơ”.

    Đ́nh Mỹ Hiệp- Ninh Ḥa thờ bà Cố Thiện hay bà Cố Hỷ?

    Trong chữ Hán có nhiều chữ có tự dạng gần giống nhau cho nên dễ nhầm lẫn. Bởi vậy có câu: “đọc chữ Tác ra chữ Tộ, chữ Ngộ ra chữ Quá” . Chữ Thiện và chữ Hỷ trong chữ Hán có tự dạng gần giống nhau( chữ Hỷ và chữ Thiện đều thuộc bộ “Khẩu” và cũng đều 9 nét). Sau khi đọc bài Đ́nh Mỹ Hiệp của tác giả Trần Thị Thanh Loan, tôi đă ra tận đ́nh Mỹ Hiệp xin phép ông từ đ́nh cho tôi xem bài vị trong miếu Hội Đồng và trong bài vị có tất cả 20 chữ Hán, xin phiên âm : “Cố Hỷ Phu Nhân Đôn Hậu Lạc Tế Diệu Ứng Linh Hóa Nhă Thục Trang Nghiêm Thượng đẳng tôn thần”.

   Bà Cố Thiện, Cố Lai th́ chưa thấy nơi nào trên đất nước ta thờ, mà chỉ thấy thờ bà Cố Hỷ mà thôi!

   Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Ḥa là đơn vị chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu khảo sát các di tích lịch sử văn hóa trong tỉnh. Tác giả bài viết Đ́nh Mỹ Hiệp là một cán bộ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Ḥa . Hiện nay rất ít người biết đọc chữ Hán cho nên người dân đặt tất cả niềm tin- nhất là các văn bản có liên quan đến Hán Nôm- nơi cán bộ của Trung tâm. Do đặt niềm tin, cho nên những người đă đọc bài Đ́nh Mỹ Hiệp tin tưởng là ở đ́nh Mỹ Hiệp thờ Bà Cố Thiện và nếu có ai đó đính chính là thờ Bà Cố Hỷ th́ lập tức sẽ bị phản đối ! Vậy khi nghiên cứu cần phải cẩn trọng: “tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri”, điều ǵ chưa biết ắt chắc th́ cứ việc tồn nghi, không nên vội tuyên bố , nếu không, một khi “nhất ngôn kí xuất” th́ khó mà đính chính lại được!

  

 


 
Nguyễn Văn Nghệ


8/201
6

 

 CHÚ THÍCH:

      1-Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Ḥa, Đ́nh làng Khánh Ḥa, Nxb Văn hóa- Thông tin, trg 242, 244

      2-Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Phan Đăng dịch), Nxb Thuận Hóa, trg 42

      3- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí tập 3, Nxb Thuận Hóa, trg 152.

      4- Văn hóa Tùng thư, Đại Nam nhất thống chí quyển 12 tỉnh B́nh Thuận, Nxb Nha Văn hóa- Bộ Văn hóa Giáo dục Việt Nam Cộng Ḥa , 1965, trg 21, 48.(Vào thời vua Duy Tân, tỉnh Ninh Thuận hiện nay vẫn c̣n thuộc tỉnh B́nh Thuận).

      5- Nguyễn Đ́nh Tư, Non nước Ninh Thuận, Nxb Thanh Niên, trg 157-158

      6- Quách Tấn, Nước non B́nh Định, Nxb Thanh Niên, trg 213.

 

                                            

 

 

 

 

Thơ & Truyện Nguyễn Văn Nghệ           |             www.ninh-hoa.com