Thơ & Truyện Nguyễn Văn Nghệ            |             www.ninh-hoa.com

NGUYỄN VĂN NGHỆ

Người làng Phong Ấp, xă Ninh Binh, Ninh Ḥa.

Tốt nghiệp K.19 Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa Học Huế

 

 

Hiện cư ngụ tại VN


 

 

 

 

 

 

LÀNG MÔNG PHÚ Ở NINH H̉A
C̉N CÓ TÊN LÀ LÀNG BA MƯƠNG


Nguyễn Văn Nghệ
 

  

  

   Trước năm 1975, làng Mông Phú thuộc xă Ninh Thượng, quận Ninh Ḥa, sau năm 1975 thành lập xă Ninh Trung và làng Mông Phú lại thuộc về xă Ninh Trung, huyện Ninh Ḥa.

   Ngược ḍng lịch sử, vào thời vua Đồng Khánh, thôn Mông Phú, thuộc tổng Phước Thiện, huyện Quảng Phước, phủ Ninh Ḥa(1) và xa hơn vào thời vua Gia Long (1802- 1819) thôn Mông Phú có tên là thôn G̣ Muồng, thuộc tổng Thượng, huyện Quảng Phước, phủ B́nh Ḥa(2).

 

    Theo địa bạ Gia Long vào năm 1811 thôn G̣ Muồng:

    Đông giáp địa phận xă Thạnh An(3), lại giáp thôn G̣ Trại (tổng Thượng, huyện Tân Định).

   Tây giáp địa phận xă Tân An(4) và thôn G̣ Trại(5).

   Nam giáp địa phận xă Tân An và thôn G̣ Trại.

   Bắc giáp địa phận xă Thạnh An, lại giáp xă Tân An (tổng Thượng, huyện Tân Định).

 

   Toàn diện tích 22 mẫu 8 sào. Trong đó:

     Công điền nguyên lộc điền 8 mẫu 1 sào:

             Thực trưng 2 mẫu 9 sào.

             Lưu hoang 5 mẫu 2 sào.

   Tư điền 12 mẫu:

             Thực trưng 6 mẫu 5 sào.

             Lưu hoang 5 mẫu 5 sào

   Mộ địa 1 mẫu 2 sào (1 khoảnh)

   Đất hoang 1 mẫu 5 sào(6).

 

   Đ́nh làng Mông Phú có sắc phong Hoàng Thiên Hậu Thổ Diệu Tú phu nhân tôn thần.

 

  Theo tác giả bài viết “Sự tích làng Tây đánh”(7) vào thời vua Tự Đức thôn Phú Định và thôn G̣ Muồng hợp nhất làng Mông Phú. Theo địa bạ Gia Long th́ thôn G̣ Muồng và xă Phú Định cách nhau bởi xă Thạnh An th́ làm sao mà hợp nhất được?

 

   Vào tháng 2 năm Minh Mạng thứ 5 (1824) “ Lại sai bộ Hộ xét danh hiệu các tổng xă thôn phường ở các địa phương những tên Nôm và mặt chữ không nhă, th́ bàn định đổi đi”(8).

 

   Thôn G̣ Muồng là một trong 54 xă thôn có tên Nôm của trấn B́nh Ḥa(9) được đổi tên vào dịp này ( như: thôn G̣ Trại đổi thành An Tập, sau đó lại đổi thành Đại Tập; thôn Nàng Hai đổi thành thôn Dục Mỹ; thôn Phường Củi đổi thành thôn Phương Sài; thôn Cồn Giữa Bến Đ̣ đổi thành thôn B́nh Tân; thôn Ma Cà đổi thành thôn Mỹ Ca…). Thôn G̣ Muồng được đổi tên thành thôn Mông Sơn.

 

   Sau đó thôn Mông Sơn được đổi thành thôn Mông Phú.

 

   Theo tác giả Đỗ Độ vào năm 1946, thực dân Pháp tái chiếm Việt Nam, họ đă đổ bộ từ Tây Nguyên xuống, khi đến làng Mông Phú gặp người dân và hỏi làng này là làng nào. Người dân trả lời: Mông Phú. Sau khi nghe dân trả lời:  Mông Phú th́ người trả lời liền bị Tây bạt tai đá đít ngay. Theo tác giả Đỗ Độ: “V́ bất đồng ngôn ngữ, do nghe phát âm từ Mông Phú, trùng âm với M’en foutre có nghĩa là bất cần (tiếng lóng, tục), cho nên lính Pháp ghét. Sau đó nhờ có ông Thầy giáo làng đến nói Le village de Mông Phú( làng tên Mông Phú) mới hết đánh”.

 

   Rút kinh nghiệm sau khi bị Tây bạt tai đá đít khi trả lời : Mông Phú, nên người dân trả lời : Ba Mương. Địa danh Ba Mương được xuất hiện sau năm 1946

 

   Động từ “se foutre” được chia: Je me fous; Tu te fous;  Il se fout… Động từ S’en foutre chia ngôi thứ nhất :Je m’en fous: Tôi đếch cần.

 

   Phát âm tiếng Việt từ Mông Phú gần giống phát âm từ “M’en fous” trong tiếng Pháp.

 

  Nhà thơ Édith Piaf có những vần thơ:

   J’travaille comme un chien toute la semaine

   J’vous jure que l’patron il est content:

   “C’est pas bien malin c’que tu fais là,

   Faut c’qu’y faut mais toi tu exagères,

   Tu verras qu’un jour tu l’regretteras”

   J’m’en fous pas mal.

   Y peut m’arriver n’importe quoi,

   J’m’en fous pas mal.

   J’ai mon dimanche qui est à moi.

   C’est p’t’eetre banal

   Mais ce que les gens pensent de vous,

   Ca m’est esgal!

   J’m’en fous !(10)

 

 ( Tôi lao động như chó suốt tuần/ Tôi thề với bạn chủ rất vừa ư/ Các bạn tôi nổi giận/ Mày đang làm chuyện ngu/ Làm th́ làm nhưng mày quá đáng/ Mày sẽ thấy rồi có ngày mày sẽ tiếc/ Tôi đếch cần/ Chuyện ǵ đến với tôi th́ cứ việc/ Tôi đếch cần/ Tôi có ngày Chúa nhật, nó là của tôi/ Có thể là vô vị, tầm thường/ Nhưng cái ǵ thiên hạ nghĩ về bạn/ Th́ cũng thế thôi!/ Tôi đếch cần!) (Người dịch: Phạm Phú Viết- Diên Thạnh, Diên Khánh)

 

 

 

 


 
Nguyễn Văn Nghệ
 

10/2018

 

 

CHÚ THÍCH:

 

                          

   1-Đồng Khánh dư địa chí lược quyển nhị thập ngũ chi thập. Khánh Ḥa tỉnh (bằng chữ Hán viết tay), trang 16.

   2-Vào tháng 11 năm Tân Măo (1831) đổi phủ B́nh Ḥa thành phủ Ninh Ḥa (xem Đại Nam thực lục tập 3, Nxb Giáo dục, trang 249).

  3- Xă Thạnh An sau đổi thành Vĩnh Thạnh, nay thuộc xă Ninh Trung.

  4-Vị trí xă Tân An nằm phía bắc thôn G̣ Găng Đại (nay là thôn Đại Mỹ xă Ninh Thân)

  5-Thôn G̣ Trại đổi thành An Tập sau đổi thành Đại Tập (nay thuộc xă Ninh Thân)

   6-Nguyễn Đ́nh Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn- Khánh Ḥa, Nxb TP.HCM, trg. 121-122.

   7-Đỗ Độ, Dân Ninh Ḥa kể chuyện xưa. Sự tích làng Tây đánh www.ninhhoatoday.net/stbkky88-2.asp

   8- Quốc quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 2, Nxb Giáo dục , trang 332

   9- Tháng 10 năm Nhâm Th́n (1832) đổi đơn vị “trấn” thành “tỉnh” và địa danh B́nh Ḥa thành Khánh Ḥa (xem Đại Nam thực lục tập 3, Nxb Giáo dục, trang 394)

   10- Alain Soral, Comprendre l’Empire, 2011 Éditions – Blanche 38 rue La Condamine, Paris 17e , pages 115-116

 

 

 

 

 

                                            

 

Thơ & Truyện Nguyễn Văn Nghệ           |             www.ninh-hoa.com