Trang Thơ & Truyện: Nguyễn Xuân Hoàng              |                 www.ninh-hoa.com

NGUYỄN XUÂN HOÀNG
Bút danh: TRÍ ĐỨC

 

Quê quán:

Xóm Rượu, Ninh Ḥa

 

Cựu học sinh
Trường Tiểu học Đức Trí và Trung học Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa, NK 1976-1979
 

 

 

Hiện cư ngụ tại
Tiểu bang Minnesota, USA

 


 

 

 

 

 

Vơng đan và h́nh ảnh xử dụng trong bài : Nguyễn Xuân Hoàng

 

PHẦN 1:

  

 

Giọng hát ru con ngân nga của Mẹ tôi vang vọng:

 

“Ầu ơ !.....Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẽo gập ghềnh khó đi,

Khó đi mẹ dắt con đi,

Con đi trường học, mẹ đi trường đời.”

 

...…“Ầu ơ !.....Con gà tục tác mái tranh

Con heo ủn ỉn……

 

Mẹ ôm chặt lấy tôi vào ḷng chỉ mong cho con ḿnh có giấc ngủ b́nh yên. Tiếng đưa con ḥa lẫn với tiếng kêu kèn kẹt của hai đầu chiếc vơng đong đưa qua lại tạo một âm thanh đầy ấn tượng.

 

Tới khi Mẹ tôi mất, h́nh ảnh Mẹ trên chiếc vơng quê hương không bao giờ nhạt nḥa trong kư ức của đứa trẻ 10 tuổi.

 

Hoàn cảnh khó khăn sau năm 1975 khiến tôi phải thôi học và đi lạc lơng nơi này nơi nọ. Mỗi khi về lại nhà tôi thấy chị ba tôi nằm trên chiếc vơng thay mẹ đưa hai em tôi ngủ mỗi ngày.  Cũng chiếc vơng đó, Mẹ tôi đă dỗ dành và ru tôi suốt thời thơ ấu.

 

Nằm trên vơng nh́n về hướng g̣ của cậu Bảy tôi, tôi thấy hàng tre nghiêng qua nghiêng lại theo những cơn gió mát rượi lẫn chút hơi nước bốc hơi từ con mương chảy xuống từ cầu Trạm.  Nhất là những trưa hè nắng cháy, mùi lúa chín đậm đà của xóm Rượu thoang thoảng mùi thơm quyện vào cơn gió mát nhẹ đưa tới chiếc vơng làm tôi thiếp đi theo giấc ngủ.

 

Chiếc vơng đă hằn sâu trong tâm khảm tôi, gắn liền với tôi bất cứ nơi nào tôi đi. Khi qua tới Mỹ Quốc là xứ của "Uncle SAM" không có lũy tre làng, không có luồng khói cơm chiều xuyên qua mái tranh,…. và cũng khó ḷng t́m mua được chiếc vơng để đặt lưng nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Tôi đă đi tiệm Mỹ mua dây dù bằng Ni-lông (Nylon) và tự tay làm đồ phụ tùng cần thiết để đan vơng. 

 


Vơng đan và ảnh : Nguyễn Xuân Hoàng


Vơng có nhiều loại.

 

Ở đây tôi muốn ghi lại một loại vơng được đan bằng sợi dây dù. Chiếc vơng hoàn thành có chiều dài khoảng hai thước rưỡi, và chiều ngang cỡ một thước (Kích thước khác hơn kích thước chiếc vơng tôi đan trong h́nh).  Kích thước của sợi dây dù tôi dùng để đan có đường kính cỡ nửa đầu đũa.

 

Để đan một chiếc vơng ta cần có ba dụng cụ:  một cái thoi và hai miếng nẹp.  Thoi và nẹp ta có thể tự ḿnh làm lấy, bằng gỗ hoặc bằng tre nhưng nếu mua ngoài chợ Dinh Ninh Ḥa, thông thường thoi và nẹp được làm bằng nhựa.

 

H́nh cái thoi - Ảnh vẽ: Nguyễn Xuân Hoàng

 

Muốn làm một cái thoi để đan vơng th́ ta lấy một miếng tre với cỡ kích mà ta muốn, xong rồi dùng con dao thiệt bén chuốt (chót) một đầu thành cái mũi giống như h́nh mũi của một chiếc ghe, sau đó chuốt luôn ở sau đít của đầu kia thành một đường mương có h́nh cung để giữ cho dây khỏi tuột.

 

Phần dưới chính giữa ở đầu mũi ta cũng khoét hai bên có h́nh cung ở gần đầu mũi, rồi chừa một cây tim (cây tâm) dài khoảng nửa cái thoi để ta cho dây vào đó khi ta quấn dây qua lại.

 

Cái thoi tôi làm để đan vơng có chiều dài hai tấc rưỡi, chiều ngang năm phân; c̣n cái nẹp khung ô dài có chiều dài nửa thước, chiều ngang hai tấc hai phân, và nẹp ô vuông có chiều dài cũng hai tấc hai phân, chiều rộng ô vuông năm phân rưỡi.

 

Tất cả đều có chiều dày 5mm.

 

Công đoạn đầu tiên là quấn hết cuộn dây dù vào trong cái thoi, rồi ta cắt ra một sợi dây cỡ một sải tay cột đôi vào một điểm tựa mà ta thích (hoặc gút hai đầu lại móc vào ngón chân cái để đan).

 

Ta lấy sợi dây đă quấn trong cái thoi làm một gút ngay đầu trước rồi đưa vào sợi dây ta đă cột vô trong điểm tựa làm một gút, kế đến ta xỏ cái thoi từ dưới lên trên qua ṿng tṛn sợi dây điểm tựa rồi đưa miếng nẹp lớn vào chính giữa hai sợi dây đó kéo căng.

 

Ta tiếp tục xỏ cái thoi từ dưới lên qua miếng nẹp thêm một tua nữa thế th́ ta được hai tua dây, rồi tiếp tục xỏ từ dưới lên qua miếng nẹp, kéo căng và cứ thế ta đi đến tua cuối cùng là khoảng 20 tua.

 

Ta độ số tua đó cũng được c̣n không ta lấy chiều ngang của miếng nẹp ô vuông ta nhân, chia cho chiều ngang của vơng, rồi lật cái nẹp ngược trở lại lấy ra một tua (một ṿng tṛn), rối đút cái thoi qua cái ṿng tṛn ấy chính giữa của hai sợi dây rồi ta đưa miếng nẹp ô vuông vào kéo chặt.

Vơng đan và ảnh : Nguyễn Xuân Hoàng

Tiếp đó ta lấy hai ngón tay giữ chặt hai cái đầu mối ta mới xỏ qua, rồi lấy cái thoi đút vào chính giữa hai mối ta nắm chặt, rồi bỏ qua cái thoi một ṿng tṛn sợi dây rồi lại nắm cái thoi kéo căng gút lại; như vậy ta được một gút, gút đầu tiên chứng tỏ ta đă được một ô vuông của một gút.

 

 

Vơng đan và ảnh : Nguyễn Xuân Hoàng

 

Tôi ví dụ lại trong gút thứ hai được diễn tả bằng cách khác:

 

Ta cũng lấy tiếp một sợi ra từ cái nẹp lớn, rồi cũng thọc cái thoi từ dưới lên qua chính giữa sợi dây mới vừa lấy ra, đưa qua cái nẹp nhỏ ô vuông rồi lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái giữ hai đầu dây mới xỏ lại.

 

Tiếp đến ta đút cái thoi từ dưới lên trên vào chính giữa của hai đầu dây nối tiếp và giữ để làm cái mối gút, rồi cho một ṿng tṛn vào mũi của đầu thoi, rồi mới nắm cái thoi kéo lên thành cái gút như vậy ta đă được hai gút và hai ô vuông và ta cứ đan như thế cho tới khi nào đủ chiều dài ta muốn.

 

Nên nhớ khi ta xong được phần đầu nẹp lớn (ô dài ở đầu bên này và ô dài ở đầu bên kia là nẹp lớn chỉ ở hai đầu mà thôi) rồi ta đổi qua phần nẹp nhỏ ô vuông và cứ thế cho đến đầu bên kia ta đổi qua cái nẹp lớn xong rồi ta xổ ra khỏi nẹp thế là xong cái vơng.

 

 

Vơng đan và ảnh : Nguyễn Xuân Hoàng

 

 

 

Xem PHẦN 2

Cách quấn hai đầu để móc vơng

 

 

 

 

 

       

 

 


NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Minnesota, tháng 6/2012

 

 

   

 

Trang Thơ & Truyện: Nguyễn Xuân Hoàng               |                 www.ninh-hoa.com