Trang Thơ & Truyện: Nguyễn Xuân Hoàng              |                 www.ninh-hoa.com

NGUYỄN XUÂN HOÀNG
Bút danh: TRÍ ĐỨC

 

Quê quán:

Xóm Rượu, Ninh Ḥa

 

Cựu học sinh
Trường Tiểu học Đức Trí và Trung học Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa, NK 1976-1979
 

 

 

Hiện cư ngụ tại
Tiểu bang Minnesota, USA

 


 

 

 

 

 
 


HAI CHIỀU
CAO NGUYÊN và ĐỒNG BẰNG

Nguyễn Xuân Hoàng

(Kính tặng Quư chị Hà Thị Thu Thủy, Hoàng Thị Lan, Đinh Thị Lan

 

PHẦN 2:

 

 (Ninh Ḥa - Dục Mỹ)

 


Mặt trời đă lên cao khỏi mái nhà, c̣n bầu trời mùa này thường trong xanh như được tắm gội vậy.

 

Người dân quê tôi kẻ buôn người bán mê say và cặm cụi trong công việc của mỗi buổi sáng. Những chiếc xe xích lô nhanh nhẩu chở hàng cũng vừa cập tới bến xe chạy Dục Mỹ. Những chuyến xe lam Ninh Ḥa - Dục Mỹ tuần tự tới chuyến được chất đầy khách và hàng hóa gồm hải sản, gà vịt, nem, bánh tráng, rau quả tiếp tục con đường tải lên Dục Mỹ. Giống như lộ tŕnh Ḥn Khói – Ninh Ḥa, những gióng gánh và thúng hàng to cồng kềnh cũng được treo hai bên thùng xe tăng thêm sức nặng làm cho chiếc xe lam như muốn chơng gọng chạy ́ ạch và chậm chạp băng qua chắn gát nhíp B́nh Thành.

 

Xe đều tay ga chạy tới cầu bến Gành, qua đường cua ngặt là đến chợ Bến Gành thuộc xă Ninh-Xuân. Một số người buôn bán xuống xe ở chợ này và số c̣n lại đi thẳng lên chợ Dục-Mỹ.

 


Cầu Bến Gành tháng 7 năm 1972 -
Ảnh: Nguyễn Xuân Hoàng

Xe cộ lưu thông vô cùng nhộn nhịp trên đoạn đường dài khoảng 14 cây số. Xe lam gắng tốc lực vượt qua những ch́ếc xe máy Honda, xe đạp cùng chiều và những xe nào chạy chậm hơn đang lăn bánh trên đường. Cùng lúc những chuyến xe đ̣ từ Ban Mê Thuột chạy xuống ngược chiều căng gió nghe vù vù.

 

Những con cu cuồm, cu lửa đang đậu thành hàng từng chặng, từng chặng trên những sợi dây điện dài nằm bên đường trong buổi sáng nắng dịu.

 

Rồi xe đến cây số năm, tôi lại nhớ đến nghĩa địa Giếng Bọng, nơi đây Má tôi đă được chôn cất vào mùa hè đỏ lửa năm 1972.

 

Trước năm 1975, cây số năm là nơi của chim trời, nhiều nước, đầy nắng và giàu hoa, và cũng là nơi người lính VNCH di hành thao dợt thành đoàn dài tít tới quân trường Lam Sơn Dục-Mỹ. Những người lính can trường có lúc đi, có lúc chạy, tay hiên ngang cầm súng, trên vai mang nặng chiếc ba-lô, quần áo đẫm ướt mồ hôi quân trường vào những buổi sáng sớm và chiều tà.

 

Xe bắt đầu chạy rồ rồ lên triền dốc của đèo Biệt Động Quân Dục Mỹ rồi xổ dốc xuống con đường cong là khách biết sắp tới cầu Dục-Mỹ.

 

Khi thấy cầu Dục Mỹ th́ thị trấn Dục Mỹ đă ở trong tầm mắt. Xe chỉ chạy thêm một đoạn ngắn nữa là tới chợ Dục-Mỹ. Khách buôn chuẩn bị xuống hàng.

 

Cá tôm và rau cải tới chợ Dục-Mỹ thường khoảng 9 giờ sáng mỗi ngày,

 

V́ có 3 quân trường Lam Sơn, Pháo Binh và Biệt Động Quân nổi tiếng nên Dục Mỹ là địa danh vô cùng tấp nập với những chiếc xe quân đội, xe hàng, xe khách, xe tải, xe ben (be) và xe súc xuống từ Ban-Mê-Thuột tập trung để nghỉ chân, ăn uống, và xuống hàng tại đây. Những quán cơm sườn nướng bốc lên thơm phưng phức, họ chào đón tài xế và khách hàng rất nồng nhiệt.

 

Di sản của trường Biệt Động Quân Dục Mỹ
Ảnh: Thầy Lê Văn Ngô

Dục Mỹ là nơi tiêu thụ nhiều mặt hàng sản xuất mạnh nhất gồm có rau quả và hải sản từ Ḥn Khói, bánh tráng và nem từ Ninh Ḥa, vải vóc và hàng xén từ Nha Trang, đậu xanh, bí đỏ, dưa hấu, khoai lang, cà-phê,.v.v… từ Ban Mê Thuột.

 

Dục Mỹ có suối nước nóng bốc hơi tỏa lan truyền ra khắp chung quanh và buông trùm xuống trên bề mặt thiên nhiên núi rừng. Nguồn suối Dục Mỹ dẫn về đập Bảy Xă, Ninh Xuân tới cầu bến Gành và đổ về sông Dinh Ninh Ḥa.

 

Ḍng suối Dục Mỹ có nước trong veo chảy triền miên suốt năm tháng, và cung cấp nguồn nước ngọt cho toàn dân quân Dục Mỹ. Ai đă từng sống ở Dục Mỹ trong thời thơ ấu chắc không bao giờ quên kỷ niệm là đă từng tắm suối Dục Mỹ, và tôi cũng vậy. Khi xe Lam tôi vừa cập bến Dục-Mỹ, tôi chạy liền ra con suối nhảy ùm xuống tắm bơi lội mát mẻ trong những ngày hè nóng nực và sau đó th́ rửa xe sạch sẽ.

 

Dưới chân cầu Dục Mỹ có nhiều tảng đá bàn lớn rất tiện cho mọi người ngồi giặt giũ, chạy nhảy, tắm gội và ngắm cảnh.

 


Suối Dục Mỹ
Ảnh: Hà Thị Thu Thủy

V́ là nơi núi rừng trùng trùng điệp điệp, trời đất thiên nhiên tạo hóa nên mọi người đi đót, đi mây, đi sóng lá, đi củi, đi trầm,.v.v... đều đổ về Dục Mỹ làm điểm xuất phát. V́ có sự hiện diện của người Thượng mà Ninh Ḥa tôi gọi là người Đê (Rhadé) nên có nhiều rẩy trồng mía và khoai ḿ, xa xa bên trong làng là vườn xoài, vườn mít, thu đủ, chuối,.v.v....Men theo con suối hun hút trong rừng là chim chóc đủ loại, nhiều nhất là chim chóc mào và cu cuồm….đóng góp tài nguyên phong phú cho Dục Mỹ.

 

Những người mua bán ve chai, đồ nhôm, đồ nhựa thường lên xuống Dục Mỹ hoặc những người lái buôn cũng dồn về đây mua nhôm máy bay, sắt, thép, đồng, gang, tôn và ống cống chỉ v́ nơi đây c̣n sót lại nhiều mảnh bom lép, mẻ và đạn dược, ống túc bằng kim loại đều được thầu hết tất cả. Tôi cũng có chở nhiều chuyến xe nặng trĩu về đến ga xe lửa Ninh-Ḥa trong nhiều năm sau năm 1975, từ đây hàng được vận chuyển bằng tàu lửa tải vào Sài-G̣n. C̣n những tấm tôn tốt được chở ra Hà-Nội.

 

Tuy cũng cùng một huyện Ninh-Ḥa nhưng lại là nơi tập họp những cư dân tứ xứ. Bởi thế, người dân Dục Mỹ có nhiều giọng nói khác nhau, khác với gọng Ninh Ḥa, khác với giọng miền biển Ḥn Khói.

 

Dục Mỹ có giọng nói riêng đặc biệt và dễ thương vô cùng. Đi tới đâu tôi cũng muốn gặp lại người Dục Mỹ yêu mến để nghe cho bằng được giọng nói thật hay, thật lôi cuốn của họ.

 

 

***

 

DỤC MỸ

 

 

Quê tôi Dục Mỹ, Ninh Ḥa, Ḥn Khói.
Biển bạc rừng vàng đất phẳng ph́ nhiêu.

Bao năm thắm thiết thâm t́nh chan chứa.
Lắm cảnh phong ba cũng nhớ lại nguồn.
 
Dục Mỹ của tôi oai hùng lẫm liệt.
Có suối trong xanh giữ vững t́nh thâm.
Soi đầy ải bóng h́nh nơi đất khách.
Tứ xứ tâm giao nắng quái
* chiều hôm.
 
Gió sương phủ xuống bên ḍng nước suối.
Ngày quân trường đẹp măi lắm anh ơi.
Đồng quân phục cùng chung băng suối biếc.
Ba-lô trên vai vượt suối băng đèo.
 
Lính linh lỉnh
* nay phân ly mỗi ngă.
Người ở lại trầm ngâm ḿnh trong nước.
Người ra đi biệt xứ măi ngh́n thu.
Mong trở về tâm khảm chốn xa xưa.
 
Nh́n ḍng suối chảy trong xanh nước biếc.
Rừng thiêng trầm tiềm kín gió thâm u.
Ḍng nước trong veo tỏa bóng lùm cây.
Tâm hồn chúng tôi phong tư trầm lặng.

 

* Nắng quái: Ánh nắng vào buổi chiều tà…

* Linh lỉnh: Lỉnh dần, lảng dần ra...

 

 

 

Đọc PHẦN 3:
(Dục Mỹ - Ban Mê Thuột)
 

  

 

 

 

Trí Đức
NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Minnesota, tháng 6/2012

 

 

 

 

 

         

 

Trang Thơ & Truyện: Nguyễn Xuân Hoàng               |                 www.ninh-hoa.com