www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 LIÊU TRAI CD

Giáo Sư
Đ
àm Quang Hưng 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Main Menu

 
 

 


Tuyển Tập:

 


 
LIÊU TRAI C D

 

Cựu GS Đàm Quang Hưng

Giáo Sư Toán

Trường Đại Học Cộng Đồng Houston, Texas


  Thầy mất ngày 6/3/2017

 

 
 

 

 

 

 

344. HỒ TỨ THƯ

 

Như quả lan nhân sứ mạc luân

Tình thiên tiểu kiếp cứu mông ân

Đan thành tái lý hồng trần nhật

Phong nguyệt đô quyên kiến túc căn

 

 

 

 

 

 

344. CHỒN THÀNH TIÊN

 

          Huyện Thái An, tỉnh Sơn Đông, có gia đình vọng tộc họ Thượng, đã suy vi, gồm hai vợ chồng và một con trai 20 tuổi, tên Bá Nhân, là nho sinh, rất hiếu sắc.

          Cả gia đình chung sống trong một ngôi nhà cũ, có tường rào bao quanh, · ven rừng hẻo lánh, gồm phòng khách, nhà bếp, phòng riêng cho hai vợ chồng và phòng riêng cho con.

          Hàng ngày, Bá Nhân vẫn lén cha mẹ, đem nữ nhân vào phòng riêng ân ái. Tuy biết chuyện, nhưng vì chiềucon, ông bà Thượng vẫn làm ngơ. 

          Năm ấy, vào đêm rằm tháng tám, Bá Nhân bắc ghế ra hiên ngồi ngắm trăng. Thấy bàu trời trong xanh,  ngân hà lấp lánh, trăng thu tròn sáng, Bá Nhân đối cảnh sinh tình, trầm tư lứa chữ làm thơ. Chợt thấy một nữ lang từ ngoài đường trèo tường vào nhà mình, Bá Nhân chú mục nhìn. Thấy nữ lang bước tới chỗ mình, Bá Nhân liềnđứng dậy, hỏi:"Nương tử là ai?" Nữ Lang mỉm cười, đáp:"Là người!" Hỏi:"Họ chi?" Đáp:"Họ Hồ!" Hỏi:"Tên chi?" Đáp:"Không có tên! Tuy nhiên, vì là con gái thứ ba trong gia đình nên ai cũng gọi là Tam Thư! " Bá Nhân hỏi:"Cư ngụ · đâu?" Tam Thư chỉ cười, không đáp. Hỏi: "Vào đây để làm chi?" Đáp:"Đêm khuya thanh vắng, tình cờ qua đây, nhìn qua hàng rào, thấy tú tài trầm tư, nên muốn vào đây hỏi xem nghĩ gì mà lung thế?" Thấy Tam Thư lơi lả, Bá Nhân bèn tới cầm tay, vừa dắt đi vừa nói: "Mời nương tử vào phòng nói chuyện!" Không khước từ, Tam Thư mỉm cười bước theo. Vào phòng riêng, Bá Nhân sàm sợ. Thấy Tam Thư không chống cứ, Bá Nhân liềnlột y phục của Tam Thư, bồng lên giường mà ân ái.

          Từ đó, tối nào Tam Thư cũng tới ân ái với Bá Nhân, đến sáng lại đi.

          Một đêm, sau cuộc mây mưa, Bá Nhân ngồi dậy, giương mắt nhìn Tam Thư chằm chặp. Thấy thế, Tam Thư phá lên cười mà hỏi:"Sao lại nhìn người ta như thế?"  Bá Nhân đáp:"Vì đẹp mà ngon, trông tựa trái đào! Có ngồi mà ngắm suốt đêm cũng không thấy chán!"

          Tam Thư nói:"Xấu xí thế này mà còn nhìn chằm chặp như thế, không biết nếu gặp Tứ Thư, thì sẽ bị đảo điên đến thế nào?" Bá Nhân hỏi:"Tứ Thư là ai?" Đáp:"Là em kế!" Hỏi:"Còn đẹp hơn nàng cơ ư?" Tam Thư cười mà đáp:"Đẹp hơn nhi«u!" 

          Nghe thấy thế, đột nhiên Bá Nhân cảm thấy lòng dạ bồn chồn, bèn nói:"Nếu Tứ Thư đẹp như thế thì cố thu xếp cho gặp một lần đi!" Tam Thư đáp:"Để hỏi xem thị có ưng gặp không đã!"

          Bá Nhân liền quỳ xuống sàn mà năn nỉ:"Xin gắng mời cho được Tứ Thư tới đây một lần thôi!" Thấy Bá Nhân khẩn khoản, Tam Thư mỉm cười mà hứa:"Để rồi thụ gắng xem sao! Nếu thị ưng thì tối mai sẽ dẫn tới đây cho gặp mặt!" Bá Nhân mừng lắm.

          Tối sau, đang khi ngồi · phòng riêng để chờ hai chị em họ Hồ, bỗng Bá Nhân thấy Tam Thư m· cửabước vào, dắt theo một nữ lang. Chỉ tay vào nữ lang, Tam Thư giới thiệu:"Đây là gia muội, tên là Tứ Thư! "  

          Đưa mắt nhìn, thấy Tứ Thư cợ tuổi cập kê, có vẻ đẹp thanh tao của hoa mai hoa hạnh, có vóc dáng mảnh mai của hạt móc, hạt sương, miệng cười chúm chím tựa hoa hàm tiếu, ánh mắt long lanh tựa sóng mùa thu, Bá Nhân mừng quá, co rúm tay chân, lắp ba lắp bắp mà nói: "Xin mời an tọa!" Tam Thư bèn giục:" Hiền muội ngồi xuống ghế đi!" Rồi hai chị em cùng ngồi. 

          Tam Thư cười nói huyên thiên, còn Tứ Thư thì chỉ cúi đầu mà nghe, tay mân mê chiếc thắt lưng thêu.

          Lát sau, Tam Thư đứng dậy, nói với Bá Nhân: "Vì có chút việc bận phải đi ngay, sớm mai sẽ tr· lại!" Nghe chị nói, Tứ Thư liềnđứng dậy để đi theo. Thấy thế, Bá Nhân vội chạy tới nắm tay Tứ Thư rồi giục Tam Thư: "Làm ơn nói với lệnh muội một tiếng giùm đi!" Tam Thư bèn cười mà nói với em:"Cuồng lang đây vốn si tình, hiền muội nên · lại với chàng!" Nghe lời chị, Tứ Thư bèn · lại.

          Tam Thư vừa đi khỏi, Bá Nhân đã vội vàng đóng cửamà sàm sợ với Tứ Thư. Thấy Tứ Thư không chống cứ, Bá Nhân liềnlột y phục của Tứ Thư, bồng lên giường mà ân ái. Sau cuộc mây mưa, Bá Nhân hỏi:"Lúc nãy ta sàm sợ với nàng, nàng có giận ta chăng?" Tứ Thư lắc đầu mà đáp:"Thiếp chỉ lạ cho mình là tại sao bữa nay thiếp không chống cứ nam nhân, mà lại còn bạo dạn như thế?" Bá Nhân hỏi:"Lệnh tỉ nói tỉ muội nàng là người, nhưng ta vẫn thấy nghi nghi! Bây giờ ta hỏi thực, tỉ muội nàng là ai?" Tứ Thư đáp:"Là chồn!" Nghe nói thế, Bá Nhân hơi rờn rợn, nhưng khi thấy Tứ Thư vừa đẹp lại vừa hi«n, Bá Nhân hết sợ ngay.

          Bá Nhân hỏi: "Có phải ta là nam nhân đầu tiên của lệnh tỉ chăng?" Tứ Thư lắc đầu mà đáp:"Không phải đâu! Chàng là người thứ tư!" Hỏi:"Thế ba người kia đâu?" Đáp: "Bị Tam Thư dùng yêu thuật giết chết cả rồi!" Hỏi:"Sao lại giết?" Đáp:"Vì Tam Thư ưa thay chồng! Tam Thư tàn độc lắm, ưa mê hoặc nam nhân, đến khi thấy chán thì đem giết đi, để kiếm người khác! Không ai thoát cả!" Kinh hãi quá, Bá Nhân hỏi:"Biết lệnh tỉ tàn độc, sao không giấu chuyện, lại đem ra nói với ta?" Tứ Thư đáp:"Vì thiếp yêu thương chàng, không nợ nhìn chàng uỗng tử!" Bá Nhân hỏi:"Nàng vừa nói ai làm chồng Tam Thư cũng bị giết chết! Vậy thì phải chăng là nàng đã có cách cứu ta?" Tứ Thư gật đầu mà đáp:"Đúng thế!" Hỏi:"Cách chi?" Đáp:"Vẽ bùa dán · cửaphòng!" Hỏi:"Ai truy«n cho cách ấy?" Đáp: "Hà Tiên Cô!" Hỏi:"Sao tiên lại truy«n cho chồn?" Đáp:"Vì chồn làm điềuthiện!" Bá Nhân giục:"Thế thì vẽ bùa ngay đi!" Tứ Thư  liềnlấy giấy bút đeo bên mình ra vẽ một đạo bùa, rồi dán lên cửaphòng. Bá Nhân bèn cám ơn, rồi lại bồng Tứ Thư lên giường mà ân ái suốt đêm. 

          Sớm sau, quả nhiên Tam Thư tr· lại. Nhìn thấy lá bùa, Tam Thư tức giận, vừa đi giật lùi, vừa la hét lớn: "Con tiện tì kia quá sức vô ơn! Ta đã tận tình giúp đỡ cho mi được tận hư·ng hạnh phúc với tân lang  của ta chứ có ngăn cản đâu mà phải dán bùa trừ ta?" La hét xong, Tam Thư quay mình phóng đi. 

          Thấy chị đi rồi, Tứ Thư nói với Bá Nhân: "Bây giờ thiếp cũng phải ra đi!" Bá Nhân hỏi: "Có trở lại đây nữa không?" Tứ Thư gật đầu, đáp:"Có! Đêm chẫn thì tới, đêm lẻ thì không!" Thế rồi thành lệ.

          Tháng sau. Một tối, Bá Nhân hỏi:"Tam Thư còn giận nàng không?" Tứ Thư đáp:"Hết giận rồi! "

          Một chiều lẻ, biết Tứ Thư không tới, Bá Nhân ra cổng đứng ngắm cảnh rừng. Chợt thấy từ gốc cỗ thụ quen thuộc · đằng xa có một thiếu phụ, dáng vẻ phong nhã, đang đi tới phía mình, Bá Nhân đứng chờ. Khi tới gần, thiếu phụ chắp tay vái Bá Nhân rồi nhoẻn miệng cười mà nói:"Kính chào tú tài!" Bá Nhân đáp lại:"Xin chào nàng!" Hỏi:"Tú tài đứng chờ ai đó?" Đáp:"Tiểu sinh đứng ngắm cảnh, chứ có chờ ai đâu?" Thiếu phụ cười, hỏi:"Chứ không phải là đứng chờ chị em họ Hồ hay sao?" Bá Nhân lắc đầu, đáp:"Không phải!" Thiếu phụ cười, nói: "Chúng là hai chồn cái, chuyên mê hoặc nam nhân! Tú tài phải cẩn thận, chớ nên say mê chúng!"

          Thấy Bá Nhân lặng im, thiếu phụ nói tiếp:"Giàu có mà keo kiệt, chúng tốt · chỗ nào? Biết tú tài nghèo túng mà chúng có biếu tú tài được đồng nào đâu?" Nói xong, thiếu phụ lấy ra một quan tiền, trao cho Bá Nhân mà nói:"Tú tài hãy đem quan tiền này ra chợ mà mua rượu ngon! Bây giờ thiếp phải về nhà làm đồ nhắm để đến tối đem tới phòng tú tài!" Bá Nhân đáp:"Vâng!" rồi đỡ lấy quan tiền, đem ra chợ mua rượu.

          Tối ấy, quả nhiên thiếu phụ đem một con gà quay với một vai heo muối tới phòng Bá Nhân. Thiếu phụ lấy  dao cắt nhỏ thịt heo, thịt gà, bày ra hai đĩa, rồi bảo Bá Nhân ngồi đối ẩm với mình. Sau cuộc rượu, thiếu phụ rủ Bá Nhân lên giường, mặn nồng ân ái.

          Đến rạng đông, trong khi thiếu phụ với Bá Nhân còn đang ân ái thì có hai người m· cửa, xông vào phòng. Đưa mắt nhìn, thấy hai người ấy chính là chị em họ Hồ, thiếu phụ kinh hãi, vội đẩy Bá Nhân, nhảy vọt xuống sàn. Chị em họ Hồ bèn đồng thanh quát:"Con chồn hôi thối kia! Sao dám tới ăn nằm với chồng người khác?" Không dám đáp lời, thiếu phụ phóng mình ra khỏi cửa, trên thân không còn một mảnh vải, bỏ lại đôi giày · chân giường. Chị em họ Hồ đuổi theo một quãng, nhưng vì không kịp, đành quay vềphòng Bá Nhân.

          Nhìn thấy Bá Nhân, Tứ Thư trách móc:"Đã chịu ăn nằm với con chồn ấy thì có chung tình gì với thiếp đâu? Vậy thì thiếp không thể · với chàng được nữa!" Trách xong, hầm hầm bỏ đi. Kinh hãi quá, Bá Nhân vội nói:"Vì thị nói xấu hai nàng rồi cho ta tiềnnên ta trót nghe lời thị! Nay ta nhận lỗi, xin hai nàng thứ cho!" Tam Thư chỉ cười, rồi nói:"Thôi! Tân lang đã chịu nhận lỗi thì ta cũng nên thứ cho y, rồi dọn nhà tới · với y để coi chừng!" Nghe chị khuyên thế, Tứ Thư mới nguôi.

          Thế là từ đó, chị em họ Hồ dọn nhà tới · chung với Bá Nhân trong phòng riêng.

          Tuy chiềucon, nhưng ông bà Thượng vẫn chú ý đến các hoạt động của con. Từ ngày thấy Bá Nhân cho hai nữ lang dọn nhà tới · chung, nghi hai nữ lang không phải là người, ông bà lo lắng lắm.

          Tháng sau, một hôm, có khách ch· một bọc hành lý trên lưng lừa, tới gõ cổng nhà Bá Nhân. Nghe tiếng gõ, Thượng ông ra m·, hỏi:"Quý khách tới tệ xá có việc chi?" Khách đáp:"Tôilà pháp sư! Qua vùng này, thấy trong nhà quý vị có yêu khí, nên muốn xin vào nhà nói chuyện!" Kinh hãi quá, Thượng ông bèn bảo khách cột lừa · cổng, đem bọc vào nhà.

          Rồi Thượng ông gọi Thượng bà lên nhà trên pha trà mời khách, nghe khách nói chuyện.

          Sau một tuần trà, khách nói:"Tôi họ Nông, tên Tài, quê ở Thiểm Tây, làm ngh« pháp sư! Mỗi năm, tôi đi hành ngh« · xa trong 9 tháng, chỉ dành 3 tháng để vềthăm quê! Cuối năm ngoái, vềthăm quê, được biết gia đệ bị một con chồn cái mê hoặc rồi sau đó ít lâu lại bị thị dùng yêu thuật giết chết, nên tôiquyết tâm đi tìm thị mà hủy diệt, để tránh họa cho nam nhân! Bôn ba ngàn dặm, không tìm ra thị, nay qua vùng này, thấy yêu khí của thị tỏa trên nóc nhà quý vị nên tôi muốn xin quý vị cho phép tôivào nhà làm phép trừ khụ thị!" Nghe khách nói, Thượng bà vội đáp: "Xin pháp sư cứ tứ nhiên cho và thẳng tay trừ khụ thị giùm cho gia đình chúng tôi!"  

          Khách bèn mượn Thượng bà chiếc hương án, đem ra đặt · giữa sân, thắp nhang cháy nghi ngút rồi vào nhà m· bọc lấy ra hai cây cờ, hai bình sứ, hai bong bóng heo, hai sợi dây, hai lọ keo.

           Đem cả ra sân, khách cắm hai cây cờ vào hai bát gõo tả hæu trên hương án, đặt hai bình sứ xuống hai chân tả hæu của hương án, rồi đứng chắp tay nhắm mắt, lẩm nhẩm đọc thần chú.

          Lát sau, có hai làn sương mù màu đen quấn quanh hai bình, rồi biến thành hai luồng khói mà chui vào bình, tiếng kêu vu vu.

          Thấy thế, khách lộ vẻ vui mừng mà nói: "Cả hai chị em chúng đều bị nhốt vào bình rồi!" Nói xong, khách lấy bong bóng heo mà bịt kín miệng bình, lấy dây buộc thực kỹ, lấy keo dán thực chặt. Thượng ông cũng lộ vẻ vui mừng rồi nói với khách:"Xin mời quý khách · lại dùng với tôimột bữa rượu!" Khách nhận lời. Thượng ông bèn giục Thượng bà đi làm tiệc.

          Đang nằm trong phòng riêng với chị em họ Hồ, đột nhiên thấy hai chị em cùng biến mất, Bá Nhân biết là có chuyện bất thường, bèn chạy ra sân coi. Thấy có hai bình sứ, miệng bịt bong bóng heo, có dây buộc thực kỹ, có keo dán thực chặt, đặt cạnh hai chân hương án, Bá Nhân liền đoán là đã có pháp sư tới nhà mình làm phép nhốt hai chị em họ Hồ.

          Đang nghĩ cách giải cứu, đột nhiên Bá Nhân nghe thấy tiếng Tứ Thư từ chiếc bình bên hæu phát ra:"Sao chàng phụ bạc thế? Chỉ đứng đó mà nhìn, không chịu cứu nhau ra?" Bá Nhân vội nhảy xỗ tới cạnh bình, cầm bình lên, gắng mở nắp bong bóng, nhưng không sao mở được. Chợt lại nghe thấy tiếng Tứ Thư nói: "Không mở bằng cách đó được đâu! Hãy nhỗ cây cờ trên hương án mà vứt xuống đất, bẻ gai hoa hồng mà châm vào bong bóng, thì thiếp sẽ thoát ra được ngay!" Bá Nhân quýnh quáng làm theo lời. Quả nhiên có khói trắng từ bình bên hæu chui qua lỗ gai châm, vọt lên cao mà bay đi mất.

          Toan làm như thế với bình bên tả, chợt thấy một khách lạ từ trong nhà bước ra sân, Bá Nhân vội chạy vềphòng riêng. 

          Đang ngồi yến ẩm với Thượng ông, đột nhiên khách buông đũa đứng dậy, chạy ra sân. Thấy một cây cờ nằm trên mặt đất, khách kêu lên:"Thị trốn mất rồi!" Nghe thấy thế, Thượng ông cũng buông đũa chạy ra  coi. Thấy khách lắc hai bình rồi đưa áp vào tai mà nghe, Thượng ông hỏi: "Sao lại trốn được?" Khách đáp: "Vì được lệnh công tử giúp sức!" Thượng ông lại hỏi: "Cả hai đều trốn được ư?" Khách đáp: "Không! Chỉ có một thôi! Con dùng yêu thuật sát hại gia đệ thì vẫn bị nhốt!" Khách bèn thu lại đồ nghề, cám ơn ông bà Thượng rồi đem hai bình sứ với bọc hành lý ra cổng, tháo lừa mà cưỡi đi.

          Mười năm sau. Ông bà Thượng lần lượt qua đời. Hết tang cha mẹ, Bá Nhân bán ngôi nhà ven rừng, đem tiền về đồng quê mua nhà, cưới vợ, mua ruộng canh tác. Vì được mùa liềnmấy vụ, Bá Nhân khá giả, bèn mua thêm ruộng, tậu thêm trâu, thuê người làm cấy gặt.

          Lại mười năm sau. Bá Nhân xây cất được một dinh cơ lớn, ở chung với vợ con và hai chục gia nhân.

          Một hôm, đang đốc suất gia nhân gặt lúa, chợt thấy một nữ lang giống Hồ Tứ Thư ngồi ỏ gốc cây xa, Bá Nhân bèn chạy tới để coi.

          Thấy đúng là Tứ Thư, trông vẫn còn trẻ như hai mươi năm vềtrước, Bá Nhân vội chạy tới mà ôm chầm lấy. Tứ Thư vội đưa tay ra cản mà nói:"Xin đừng làm thế!" Ngạc nhiên, Bá Nhân hỏi:"Tại sao?" Tứ Thư  mỉm cười mà đáp:"Vì hết làm chồn rồi!" Hỏi:"Thế bây giờ là chi?" Đáp:"Là tiên!" Bá Nhân bèn cầm tay mà hỏi:"Làm thế nào mà thành tiên được?" Tứ Thư giải thích:"Từ hôm được chàng cứu thoát khỏi bình sứ của pháp sư họ Nông, thấm thoắt đến nay đã được hai mươi năm. Trong hai mươi năm ấy, thiếp đã rũ được hết quá khứ đen tối, cố công tu luyện được đại đơn theo lời chỉ dẫn của Hà Tiên Cô!" Hỏi: "Thế hôm nay còn xuống hạ giới làm chi?" Đáp: "Vì cảm cái thịnh tình của chàng nên xuống đây để thăm một lần!" Bá Nhân nói:"Ta muốn mời nàng vềcoi dinh cơ lớn của ta!" Tứ Thư mỉm cười, lắc đầu mà nói: "Bây giờ thiếp không còn là Hồ Tứ Thư như trước nữa đâu! Không thể đem chuyện trần tục mà làm ô nhiễm thiếp như trước nữa đâu! Thôi, thiếp đi đây!" Bá Nhân hỏi:"Liệu có được gặp lại nàng nữa chăng?" Tứ Thư đáp:"Từ giờ cho đến hai mươi năm nữa thì không, nhưng sau đó thì có!" Đáp xong, Tứ Thư biến mất.

          Hai mươi năm sau. Bá Nhân thuê thợ xây cho mình một ngôi miếu. Vào ngày mồng bốn tháng giêng, tức sinh nhật thứ sáu mươi, Bá Nhân từ biệt vợ con để ra miếu ở một mình.

          Sáng hôm sau, đột nhiên thấy Tứ Thư bước vào miếu, Bá Nhân mừng rợ, nói:"Nàng đúng hẹn lắm!" Tứ Thư đáp:"Bây giờ thiếp đã là tiên, không còn muốn xuống cại trần này nữa! Tuy nhiên, vì đã có hẹn với chàng, hôm nay thiếp xuống để báo cho biết rằng vào tối 25 tháng 10 năm nay chàng sẽ qua đời! Vậy mau thu xếp hậu sứ và trối trăng với vợ con đi! Và đừng có buồn vì tối hôm ấy, thiếp sẽ xuống đây đón chàng lên thượng giới, để làm tiên của ma! Chàng · trên ấy cũng không khỗ gì đâu!" Nói xong, không chờ cho Bá Nhân nói, Tứ Thư biến mất.

          Quả nhiên, tối 25 tháng 10, Bá Nhân qua đời. 

          Sinh thời, Bá Nhân vẫn chơi thân với gia bằng là tiên sinh họ Lý, tên Văn Ngọc. Sau khi qua đời, thỉnh thoảng Bá Nhân vẫn hiện vềtrong những giấc mộng của Lý tiên sinh để vấn an và đàm đạo.

 

 

 

 

 

 

 

345. THẠCH THANH HƯ

 

Dị thạch linh lung cánh bất ngoan
Lũ tao nhương thiết lũ châu hoàn

Tiếu tha Hải nhạc am trung khách
Lệ trích thiềm thừ biệt Nghi­ễn san

 

 

 

 

 

345. MÊ ĐÁ ĐẸP

 

          Huyện Thuận Thiên, tỉnh Hà Bắc, có người tên Hình Vân Phi, 40 tuổi, làm nghề lưới cá, có vợ họ Hoạt, và một trai, tên Vân Liêm, gia tư khá giả. Vân Phi say mê các loại đá đẹp. Biết ai có đá đẹp, Vân Phi cũng tới hỏi mua, dù đắt cũng xin mua.

          Một hôm, đi lưới cá, thấy lưới mắc vào một vật nặng, không sao kéo lên được, Vân Phi bèn lặn xuống sông để gợ lưới ra. Thấy vật ấy rất cứng, Vân Phi gắng sức ôm bơi lên bờ để coi xem là vật chi. Thấy là một khối đá trong suốt như pha lê, phía dưới bằng phẳngvuông vức, mỗi bềdài ước bốn gang, phía trên l·m ch·m lỗ chỗ, trông tựa một hòn non bộ, Vân Phicựckỳ thích thú, coi khối đá như bảo vật.

          Đem về nhà, Vân Phi thuê thợ chạm trỗ một chiếc giá bằng gỗ tử đàn, kích thước vừa vặn, đặt lên một bàn riêng, kê trong phòng khách để trưng bày khối đá. Vân Phi nhận thấy cứ hôm nào trên khối đá có những sắc vân sặc sợ hiện ra, trông tựa những cánh hoa, thì chỉ ít phút sau là trời đỗ mưa. Nghe đồn Vân Phi có khối đá pha lê rất đẹp, một kẻ cường hào họ Bùi, tên Vĩnh, · bên kia sông, manh tâm cướp đoạt.

          Một hôm, Bùi Vĩnh cùng một gia nhân lức lượng cưỡi ngựa qua cầu, tới nhà Vân Phi, xin được vào coi khối đá. Nể mặt kẻ cường hào, Vân Phi phải ưng thuận. Bùi Vĩnh liền sai tên gia nhân cột ngựa · ngoài sân rồi theo y vào phòng khách. Đang coi, đột nhiên Bùi Vĩnh thét bảo tên gia nhân ôm khối đá với chiếc giá lên ngựa mà phóng về nhà. Kinh ngạc quá, Vân Phi chưa kịp nói gì thì đã thấy tên gia nhân ôm khối đá với chiếc giá lên ngựa phóng đi và Bùi Vĩnh cũng lên ngựa phóng theo. Đứng nhìn, Vân  Phi uất ức lắm, nhưng chỉ còn biết dậm chân, gào khóc. Tới bờ sông, tên gia nhân thúc ngựa lên cầu. Ngựa hí vang rồi chồm lên, hất khối đá với chiếc giá xuống sông. Đang phóng theo sau, chợt nhìn thấy thế, Bùi Vĩnh nỗi giận, phóng tới cạnh tên gia nhân, dùng roi ngựa mà quất y túi bụi. Rồi bắt y phải đi tìm thợ lặn tới mò đá. Thợ lặn tới, Bùi Vĩnh thuê mò. Thợ mò mãi không thấy nên lắc đầu xin chịu. Mọi người đành ra về.

          Sáng sau, Bùi Vĩnh treo giải thưưởng một trăm đồng vàng cho người nào mò được khối đá và đem được lên bờ. Ham tiền thưởng, thiên hạ trong vùng đua nhau tới mò, khiến đường đi kẹt nghẽn, bờ sông đầy đặc những người. Thế nhưng, không ai mò được đá.

          Mấy ngày sau, số người đi mò đá ít dần, rồi một tuần sau thì tuyệt hẳn

          Thấy không còn ai đi mò đá, Vân Phi mới ra bờ sông, ngồi · chỗ khối đá rơi mà th· dài than vắn. Đột nhiên, cả một vùng nước · chân cầu tr· nên trong vắt, rồi khối đá với chiếc giá hiện ra rạ rệt ỡ đáy sông. Mừng quá, Vân Phi vội c·i áo, lặn xuống đáy sông, ôm khối đá với chiếc giá lên bờ. Đem vềnhà, Vân Phi cất vào phòng riêng, không trưng bày · phòng khách nữa.

          Tháng sau. Một hôm, có một ông lão tới gõ cổng nhà Vân Phi. Ra m· cổng, Vân Phi hỏi:"Lão trượng muốn hỏi ai?" Ông lão đáp: "Lão phu muốn hỏi tiên sinh Hình Vân Phi!" Vân Phi nói: "Hình Vân Phi chính là bản nhân! Không hay lão trượng muốn hỏi chuyện gì?" Ông lão đáp:"Nghe đồn Hình quân có khối đá pha lê rất đẹp nên lão phu muốn tới để xin coi!" Vân Phi đáp:"Thưa lão trượng, khối đá ấy đã bị kẻ cướp tới đây cưỡng đoạt, nhưng kẻ cướp lại đánh rơi nó xuống sông mất rồi! " Ông lão cười, nói:"Thế khối đá đang trưng bày · trong phòng khách nhà này là của ai?" Nghĩ mình đã cất khối đá vào phòng riêng, Vân Phi nói:"Trong phòng khách tệ xá, có khối đá nào đâu? Xin mời lão trượng vào coi!" Dẫn ông lão vào phòng khách, Vân Phi bỗng sửng sốt vì thấy khối đá với chiếc giá đang được trưng bày trên chiếc bàn · góc phòng.

          Ông lão bước tới cạnh bàn, đưa tay vỗ nhẹ vào khối đá mà nói:"Vật này là của lão phu, mất đã lâu ngày, nay lại tìm thấy! Vậy xin Hình quân hãy trả lại cho lão phu!" Vân Phi uất ức, cãi:"Vật này là của tôimò được · đáy sông, chứ đâu có phải là của lão trượng?" Ông lão cười, hỏi:"Hình quân có bằng chứng gì mà nhận nó là của mình?" Vân Phi đáp:"Có! Bằng chứng là tôimò được nó ở đáy sông! Còn lão trượng có bằng chứng gì mà nhận nó là của mình?" Ông lão đáp:"Có! Thứ nhất là trên mặt vật này có 92 lỗ hỗng nhỏ! Thứ nhì là trong lỗ lớn nhất, có khắc 5 chữ THANH HƯ THIÊN THẠCH CUNG!" Nghi hoặc, Vân Phi liềnđếm số lỗ hỗng thì thấy quả có 92 lỗ. Rồi tận dụng nhãn lức, ghé mắt nhìn vào lỗ hỗng lớn nhất, Vân Phi quả đọc được 5 chữ THANH HƯ THIÊN THẠCH CUNG cựcnhỏ. Tuy nhiên, Vân Phi vẫn cãi: "Lão trượng biết rạ vật này, nhưng tôimò được nó · đáy sông thì nó là của bản nhân!" Ông lão cười, nói: "Vật này là của lão phu! Thế nhưng, vì nó đã chọn Hình quân làm chủ mới, nên lão phu cũng đành phải chịu!" Nói xong, ông lão cáo biệt, læng thẳng mà đi. Vân Phi bèn đi theo, tiễn ông lão một quãng.

          Tr· vềphòng khách, thấy mất khối đá, Vân Phi cực kỳ kinh hãi.

          Nghĩ ông lão đã lấy khối đá đem đi, Vân Phi vội đuổi theo. Vì ông lão đi læng thẳng nên Vân Phi bắt kịp ngay, nắm lấy tay mà hỏi:"Phải chăng lão trượng đã lấy khối đá của bản nhân?" Ông lão mỉm cười, đáp:"Hình quân có thấy lão phu đem nó đi theo không? Nó vuông vức, mỗi bềdài ước bốn gang, lão phu giấu nó vào đâu?" Biết ông lão có pháp thuật, nghĩ mình không nên găng, Vân Phi bèn xuống nước năn nỉ: "Xin lão trượng hãy tr· lại tệ xá, cho tôiđược thưa chuyện!" Ông lão cười, đáp: "Hình quân đã nói thế thì lão phu cũng phải tr· lại thôi!"

          Vào phòng khách, Vân Phi mời ông lão an tọa rồi đột nhiên sửp xuống lạy. Ông lão vội đứng lên đỡ Vân Phi dậy, rồi nói:"Xin chớ làm như thế! Hình quân muốn điềuchi?" Vân Phi đáp:"Tôimuốn có khối đá ấy!" Ông lão nói:"Muốn có khối đá ấy thì cũng dễ thôi! Hình quân chỉ cần trả lời đúng một câu hỏi là được!" Vân Phi nói: "Xin lão trượng cứ hỏi!" Ông lão bèn hỏi:"Đúng ra, khối đá ấy là của Hình quân hay của lão phu?" Vân Phi đáp: "Của lão trượng!" Hỏi:"Của lão phu sao Hình quân lại đòi?" Đáp:"Vì tôiquý nó như sinh mạng mình!" Ông lão cười, nói:"Hình quân đã nói thế thì kể từ giờ phút này nó là của Hình quân!" Hỏi:"Nhưng giờ phút này nó đang ở đâu?" Đáp:"Trước khi lão phu tới đây, Hình quân để nó ở đâu thì giờ phút này nó vẫn ở đó!" Mừng quá, Vân Phi vội chạy vụt vào phòng riêng để coi thì thấy quả nhiên khối đá vẫn còn nguyên ở chỗ cũ.

          Trở ra phòng khách, Vân Phi cám ơn ông lão rối rít. Ông lão nói:"Trong thiên hạ, bảo vật bao giờ cũng chọn kẻ say mê nó làm chủ rồi tìm tới ở chung! Khối đá này cũng thế! Vì nó chọn Hình quân làm chủ nên nó tìm tới đây để ở chung với Hình quân! Lão phu mừng cho nó cũng như mừng cho Hình quân! Tuy nhiên có một điềuHình quân nên biết!" Hỏi:"Thưa lão trượng, điềuchi?" Đáp:"Kẻ nào được nó chọn làm chủ thì không nên cho nó tới ở chung ngay, vì như thế, sẽ bị giảm thọ mất 3 năm!" Hỏi:"Làm sao mà biết được chủ nó thọ yểu như thế nào?" Đáp:"Biết chứ! Số tuổi thọ của chủ nó bằng số lỗ hỗng trên khối đá, tức là 92! Nếu để 3 năm nữa mới cho nó tới ở thì chủ nó sẽ thọ đủ 92! Còn nếu cho nó tới ở ngay thì chủ nó chỉ thọ 89 mà thôi!" Hỏi:"Lão trượng vừa nói bây giờ tôilà chủ nó rồi, sao lão trượng còn muốn đòi nó lại?" Đáp:"Vì lão phu muốn giúp Hình quân thọ thêm 3 năm! Bây giờ có hai cách, Hình quân hãy chọn một: hoặc là cho nó tới ở ngay và Hình quân chỉ thọ 89, hoặc là để lão phu đem nó đi, 3 năm sau mới cho nó tới ở thì Hình quân sẽ thọ đủ 92! Hình quân chọn cách nào?" Vân Phi đáp:"Xin chọn cách cho nó tới ở ngay!" Ông lão hỏi lại:"Có chắc thế không?" Vân Phi đáp:"Chắc!" Ông lão bèn lấy hai ngón tay vê một miếng đá lởm chởm cho nát nhũn ra như bùn, lấy bùn chét kín ba lỗ hỗng, rồi nói: "Bây giờ trên khối đá chỉ còn 89 lỗ hỗng thôi! Vậy Hình quân được hưởng thọ 89!" Nói xong, ông lão xin cáo biệt. Vân Phi năn nỉ:"Xin lão trượng hãy lưu lại tệ xá chơi ít bữa!" Ông lão lắc đầu, nói:"Lão phu bận lắm! Không thể ở lại!" Vân Phi đành nói:"Nếu thế thì xin lão trượng cho biết quý tính phương danh!" Ông lão lại lắc đầu, nói:"Lão phu chưa cho ai biết danh tánh của mình bao giờ!" Nói xong, ông lão xin cáo biệt.

          Ba năm sau. Một hôm, Vân Phi có việc phải đi xa. Đêm ấy, có kẻ trộm vào nhà Vân Phi lấy trộm khối đá đem đi, nhưng không lấy vật chi khác. Xong việc, vềnhà, được biết khối đá đã bị mất trộm, Vân Phi buồn lắm, rao chuộc khối đá với giá cao, nhưng không có kết quả gì.

          Lại ba năm sau. Một hôm, đi lễ­ Phật ở chùa Báo Quốc, thấy một người bán đá, bày đủ loại đá đẹp ở hành lang chùa, rao hàng mời khách, Vân Phi bèn đứng lại coi.

          Chợt nhìn thấy một khối đá giống hệt khối đá mình đã bị mất trộm, Vân Phi tới gần để coi thì nhận ra đúng là khối đá của mình. Vân Phi nói:"Khối đá này là của bản nhân, bị mất trộm từ ba năm trước! Nay gặp nó ở đây, tôixin được lấy lại!" Giận quá, người bán đá nói:"Ông này lạ quá! Mỗ làm ngh« bán đá đã lâu năm mà chưa thấy người nào đòi xằng đòi bậy như ông! Khối đá nào ở đây cũng là do mỗ bỏ tiềnra mua, chứ mỗ có lấy không của ai bao giờ đâu?"

          Vân Phi bèn làm đơn kiện, đem lên huyện đường nạp quan tể. Quan giữ Vân Phi lại rồi cho gọi người bán đá đem khối đá ấy vào trình. Quan hỏi người bán đá: "Nhà ngươi có biết gì vềkhối đá này không?" Người bán đá đáp:"Bẩm đại quan, có!" Quan hỏi:"Biết gì?" Người bán đá đáp:"Trên khối đá này có 92 lỗ hỗng nhỏ!" Quan hỏi:"Ngoài ra, nhà ngươi còn biết gì khác không?" Người bán đá đáp:"Bẩm đại quan, không!" Quan quay hỏi Vân Phi:"Nhà ngươi có biết rằng trên khối đá này có 92 lỗ hỗng nhỏ không?" Vân Phi đáp:"Bẩm đại quan, có!" Quan hỏi:"Ngoài ra, nhà ngươi còn biết gì khác không?" Vân Phi đáp:"Bẩm đại quan, có!" Quan hỏi:"Biết gì?" Vân Phi đáp:"Trong số 92 lỗ hỗng nhỏ, có 3 lỗ đã bị chét kín và bên trong lỗ hỗng lớn nhất, có khắc 5 chữ THANH HƯ THIÊN THẠCH CUNG!" Quan bèn sai lính đem khối đá lại cho quan coi. Thấy Vân Phi nói đúng, quan liềnnói với người bán đá:"Khối đá này là của Hình Vân Phi bị mất trộm! Vậy nhà ngươi phải trả lại cho y!" Người bán đá kêu ca:"Tiểu nhân không biết người bán khối đá này là ai! Thế nhưng tiểu nhân đã phải bỏ ra 20 đồng vàng để mua nó, mong bán lại được chút tiềnlời để sinh sống! Nay khách này đòi lấy không khối đá thì tiểu nhân bị thiệt thòi quá!" Lập tức, Vân Phi giơ tay nói:"Xin quan cho tiểu nhân được nói!" Quan gật đầu. Vân Phi bèn nói:"Tiểu nhân xin tình nguyện trả cho người bán đá này 20 đồng vàng!" Quan cười mà chấp thuận. Tìm lại được khối đá, Vân Phi sung sướng lắm. Đem khối đá vềnhà, Vân Phi thuê thợ may cho mình một cái túi gấm vừa vặn để đứng khối đá, cất vào rương, Thỉnh thoảng lắm, Vân Phi mới trịnh trọng thắp nhang quý, tỏa mùi hương thơm ngát, mở rương ra lấy túi gấm, mở túi gấm ra lấy khối đá mà ngắm nghía.

          Lại một năm trôi qua. Ở kinh đô có thượng thư họ Lục, cũng là người ưa sưu tầm đá đẹp. Một hôm, nghe đồn ở Hà Bắc có kẻ tên Hình Vân Phi, có khối đá pha lê rất đẹp, Lục thượng thư bèn sai gia nhân lên Hà Bắc, đòi mua khối đá ấy với giá một trăm đồng. Vân Phi đáp rằng mình chỉ cần khối đá chứ không cần tiền, dù cho thượng thư có trả giá một vạn đồng, mình cũng không bán. Gia nhân về trình. Thượng thư thịnh nộ, bày mưu hãm hại Vân Phi. Mắc mưu, Vân Phi bị bắt hạ ngục.

          Thấy chồng bị hàm oan, vợ Vân Phi, tức Hoạt thị, bèn cầm cố ruộng nương để lấy tiềnchạy chọt cho chồng. Tuy nhiên, vì thế lức của thượng thư mạnh quá nên Vân Phi vẫn không được tha.

          Để chiếm đoạt khối đá, Lục thượng thư sai người đi gặp con trai Vân Phi, tức Vân Liêm, nói rằng nếu Vân Liêm chịu đem khối đá ấy lên kinh đô biếu Lục thượng thư thì Vân Phi sẽ được tha.

          Vào ngục thăm cha, Vân Liêm thuật lại cho cha nghe. Vân Phi nói:"Ta sẽ giữ khối đá ấy cho tới ngày ta chết! Nếu tiểu nhi muốn báo hiếu ta thì chỉ cần chôn khối đá ấy theo ta là đủ!" Nghe cha nói, Vân Liêm vềtrình lại với mẹ. Hoạt thị nói:"Thân phụ tiểu nhi đang bị hạ ngục thì khối đá nằm ở trong rương cũng chỉ là một vật vô dụng! Theo ý ta, bây giờ tiểu nhi nên đem khối đá ấy lên kinh đô mà biếu Lục thượng thư để thân phụ tiểu nhi được tha vềđoàn tử với gia đình thì tốt hơn!" Nghe lời mẹ, vào ngày 20 tháng 8, Vân Liêm đem khối đá lên kinh đô biếu Lục thượng thư. Thế là Vân Phi được tha.

          Về nhà, thấy mất khối đá, Vân Phi hỏi vợ cất khối đá ở đâu? Hoạt thị trình bày sứ thực. Vân Phi bèn nỗi giận, mắng vợ thậm tệ, rồi gọi con lên mà đánh. Hoạt thị thầm bảo Vân Liêm cố nhịn nhục cha. Buồn quá, Vân Phi treo cỗ tứ tận hai lần nhưng đềuđược con cứu sống.

          Nửa năm sau. Một đêm, Vân Phi nằm mộng thấy một ông lão tới nhà mình, Vân Phi hỏi:"Không hay quý tính phương danh là gì?" Ông lão đáp:"Lão phu họ Thạch, tên Thanh Hư!" Vân Phi hỏi:"Lão trượng tới tệ xá có việc chi?" Thanh Hư đáp:"Lão phu tới để báo cho Hình quân biết vềviệc đoàn tử với khối đá!" Mừng quá, Vân Phi hỏi: "Bao giờ thì đoàn tử?" Thanh Hư đáp:"Chớ có nôn nóng! Khối đá này còn phải xa Hình quân một năm rượi nữa rồi mới được đoàn tử với Hình quân!" Vân Phi hỏi:"Tôisẽ được gặp nó vào ngày giờ nào, ở chỗ nào?" Thanh Hư đáp:"Vào lúc tờ mờ sáng ngày 20 tháng 8 sang năm, ở cửathành Hải Đại Môn thuộc kinh đô! Hôm ấy, Hình quân nhớ đem theo hai quan tiềnmà chuộc lại khối đá!" Tỉnh giấc, Vân Phi mừng lắm, vội lấy bút ghi rạ ngày giờ trong giấc mộng lên vách.    

Về phần khối đá thì khi về nhà Lục thượng thư, khối đá không còn nỗi sắc vân lên như lúc ở nhà Vân Phi nữa. Lâu dần, thượng thư cũng coi thường, không còn quý trọng gì.

          Năm sau. Vì mắc tội với triềuđình, Lục thượng thư bị cách chức. Vì bị uất kết, thượng thư nhuốm bệnh, bệnh tình mỗi ngày một nặng.

          Thấy chủ nhân bị thất sủng, lũ gia nhân bèn rủ nhau bỏ trốn. Tính đến đầu tháng tám năm ấy, trong nhà thượng thư chỉ còn lại chưa đầy nửa số gia nhân.

          Vào lúc tờ mờ sáng ngày 20 tháng 8, một gia nhân nhà thượng thư lấy trộm khối đá đem ra bày bán tại cửathành Hải Đại Môn ở kinh đô.

          Hôm ấy, nhớ lời của Thạch Thanh Hư trong giấc mộng, Vân Phi đem theo hai quan tiềntới cửathành Hải Đại Môn. Thấy có người bán đá ở cửathành, Vân Phi tới gần để coi thì thấy có khối đá của mình. Vân Phi hỏi mua thì người ấy nói chỉ muốn bán cho chủ nhân cũ của khối đá. Vân Phi hỏi lý do thì người ấy nói đêm qua vừa nằm mộng thấy thần linh khuyên làm như thế. Vân Phi bèn thuyết phục người ấy rằng mình chính là chủ nhân cũ của khối đá và cũng được thần linh chỉ đường cho tới đây mua. Người ấy hỏi chuyện Vân Phi hồi lâu rồi thuận bán khối đá cho Vân Phi. Vân Phi hỏi giá thì người ấy đáp là hai quan tiền.Vân Phi bèn lấy tiềnra trả cho người ấy rồi đem khối đá vềnhà.

          Từ đó, khối đá ở luôn tại nhà Vân Phi, không xa dời chủ nhân nữa.

          Hai mươi năm sau. Hoạt thị bị bệnh mà qua đời. Vân Phi làm tang lễ cho vợ rất trọng thể.

          Lại hai mươi năm sau. Nhân ngày sinh nhật thứ 89 của mình, Vân Phi nói với con:"Từ giờ đến cuối năm, thế nào ta cũng chết. Ta đã chuẩn bị sẫn đủ mọi thứ cần dùng cho tang lễ rồi, tiểu nhi không phải lo chi nữa. Ta chỉ muốn nhắc tiểu nhi một việc là nhớ chôn luôn khối đá với linh cæu của ta trong cùng một mộ huyệt!"

          Tháng sau, quả nhiên Vân Phi qua đời. Vân Liêm cụ hành tang lễ theo đúng ý nguyện của cha.

          Nửa năm sau. Một đêm, có một kẻ trộm, đào mộ Vân Phi, lấy trộm khối đá đem đi. Sáng sau, ra thăm mộ cha, Vân Liêm biết chuyện bèn làm đơn trình báo lên quan tể. Quan cho nha lại điều tra, nhưng không ai tìm ra thủ phạm.

          Sáng sau, Vân Liêm dẫn một gia nhân đi đắp lại mộ cha.

          Dọc đường, hai thầy trò chợt thấy hai người chạy huỉnh huủch trên đường, mồ hôi nhễ nhại, ngụa mặt lên trời, vừa chạy vừa van xin: "Trăm lạy Hình tiên sinh! Chúng tôi xin nhận tội đã lấy trộm khối đá trong mộ của tiên sinh để đem đi bán! Chúng tôi chỉ bán được có bốn lạng bạc thôi! Xin tiên sinh tha cho chúng tôi, đừng bức bách chúng tôi quá như thế này nữa!"

          Thấy lạ, Vân Liêm cùng kẻ gia nhân xông tới bắt chúng, trói lại, rồi giải lên huyện đường, trình quan tể. Quan cho lính tra khảo. Vì không chịu nỗi đòn đau, chúng thú nhận hết mọi tội. Lính giải chúng vào huyện đường. Quan hỏi: "Hiện thời, khối đá ấy ở đâu?" Chúng đáp: "Chúng tiểu nhân đã bán cho người họ Quan, tên Thụ, nhà ở chợ huyện!"

          Quan liền cho lính tới nhà Quan Thụ tịch thu khối đá, đem về huyện đường.

          Nhìn thấy khối đá pha lê trong suốt, vuông vức, rất đẹp, quan cũng nảy ý tham, muốn chiếm đoạt. Quan bèn quay nói với chủ bạ: "Hãy bưng khối đá này cất vào kho để chờ phán quyết!" Trong khi bưng cất vào kho, chủ bạ bị vấp ngã, khối đá rớt đụng sàn gạch, vợ tan thành trăm mảnh, nhưng màu sắc vẫn còn nguyên.

          Quan bèn sai lính trừng phạt hai tên trộm, mỗi tên 50 roi rồi thả cho về.

          Vân Liêm xin quan cho mình các mảnh vợ. Quan chấp thuận.

          Vân Liêm bèn cùng kẻ gia nhân thâu lượm hết các mảnh vỡ, đem về cho cả vào một chum sành nhỏ, đậy nắp lại, chét kín miệng chum, rồi đem chum ra chôn cạnh linh cữu của Vân Phi.

 

 

 

Cựu GS ĐÀM QUANG HƯNG


Giáo Sư Toán
Trường Đại Học Cộng Đồng Houston, Texas

  

 

 

www.ninh-hoa.com