www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 LIÊU TRAI CD

Giáo Sư
Đ
àm Quang Hưng 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Main Menu

 
 

 


Tuyển Tập:


 
LIÊU TRAI C D

GS Đàm Quang Hưng

Giáo Sư Toán
Trường Đại Học Cộng Đồng Houston, Texas

 

 

 

 

169. DẠ XOA QUỐC
 

Thâm sơn thương mãng thiểu nhân tung

Tập tục cơ nghi loại độc long

Bất thị Từ Sinh hoàn cố quốc
An tri hải ngoại Ngoạ Mi phong

   

 

169. NƯỚC DẠ XOA

 

            Huyện Ngô Châu tỉnh Quảng Tây có thương gia Từ Bội Đức, có vợ, chưa con. Bội Đức thường lái thuyền đi buôn một mình, để vợ ở nhà.

Một hôm, lái thuyền đi buôn, Bội Đức gặp bão. Túi thực phẩm với lu nước cùng bị gió thổi xuống biển. Thuyền cũng bị gió cuốn ra khơi nhưng may lại được gió thổi táp vào một đảo nhỏ. Bội Đức chỉ mong trên đảo có người, để mình lên xin nước uống và hỏi thăm đường về Trung quốc. Thấy trên thuyền còn túi thịt bò khô, Bội Đức bèn neo thuyền rồi đem túi lên bờ.

Lên bờ, thấy có nhiều động, lỗ chỗ như tổ ong, Bội Đức bèn tới gần một động quan sát. Chợt nghe thấy tiếng nói lạ từ trong động vang ra, Bội Đức dòm vào thì thấy có hai vật hình thù giống người, một đực, một cái, răng nhọn như gai, mắt sáng như sao, đang dùng móng tay xé thịt nai sống mà ăn. Đoán chúng là một cặp vợ chồng thuộc giống nửa người nửa thú, gọi là quỷ dạ xoa, Bội Đức táng đởm kinh hồn, quay mình bỏ chạy.

Vợ chồng dạ xoa rất thính tai. Nghe thấy tiếng động nhỏ, chúng liền bỏ ăn, lao ra khỏi động. Nhìn thấy Bội Đức, chúng đuổi theo. Bắt được Bội Đức, chúng hò nhau xé rách áo quần trên mình Bội Đức.

Thấy chúng có cử động như muốn xé mình ra ăn, Bội Đức kinh hãi, vội mở túi thịt bò khô, dốc hết ra, đưa cho chúng. Thấy vật lạ, chúng buông Bội Đức, cầm vật ấy đưa lên mũi ngửi rồi chia nhau ăn. Ăn hết, chúng lại thò tay vào túi lục lọi. Bội Đức xua tay, ra hiệu hết rồi. Chúng nổi giận, lại túm lấy Bội Đức.

Kinh hãi quá, Bội Đức buột miệng năn nỉ bằng tiếng Trung quốc:"Hãy buông mỗ ra! Dưới thuyền có chảo! Sẽ nấu ăn cho!" Chẳng hiểu Bội Đức nói gì, chúng lại nổi giận, toan đánh. Bội Đức bèn lấy tay ra hiệu, chỉ xuống phía neo thuyền. Dường như hiểu Bội Đức muốn xuống thuyền, chúng bèn buông Bội Đức ra.

Bội Đức xuống thuyền. Thấy thế, chúng cũng xuống theo. Bội Đức lấy hai cái chảo trên thuyền, đưa cho mỗi đứa một cái. Chúng cầm chảo rồi áp tải Bội Đức lên bờ, đưa về động.

Vào động, chúng đặt chảo xuống đất, ngồi xem Bội Đức làm gì.

Thấy trong động có suối, Bội Đức bèn nhặt những miếng thịt nai ăn dở, bỏ vào chảo, đem ra suối rửa sạch, múc nước đổ vào, kiếm đá làm bếp, nhặt củi châm lửa, bắc chảo luộc thịt. Chúng chăm chú theo dõi từng cử động của Bội Đức. Lát sau, thấy thịt đã chín, Bội Đức tắt bếp, gạn nước, để thịt nguội, rồi ra hiệu cho chúng ăn. Chúng thò tay vào chảo, bốc thịt ăn, mặt lộ vẻ thích thú. Đến tối, chúng lăn đá lớn chắn cửa động, như e Bội Đức trốn. Nằm co trong động, Bội Đức vừa sợ vừa lạnh, chẳng sao ngủ được.

Sáng sau, chúng dậy xô đá, dắt nhau ra ngoài, lăn đá chắn cửa, rồi mới bỏ đi. Lát sau, chúng khiêng về một con nai, đưa dao cho Bội Đức, tay chỉ chỏ, miệng xi xô. Tuy chẳng hiểu chúng nói gì, nhưng Bội Đức cũng xắt thịt nai, luộc làm nhiều mẻ. Lát sau, thấy một lũ dạ xoa khách kéo tới cửa động, chúng liền chạy ra dẫn vào, đưa thịt luộc cho ăn. Lũ khách chia nhau ăn hết, rồi lấy tay chỉ hai cái chảo, hỏi Bội Đức mấy câu. Bội Đức chẳng hiểu gì, chỉ đoán rằng lũ khách hỏi tại sao hai cái chảo nhỏ thế? Lát sau, lũ khách ra về

Từ đó, chúng đi săn nai đem về, bảo Bội Đức xắt thịt luộc chín, rồi mới ăn, chứ không ăn thịt sống nữa. Chúng ra hiệu cho Bội Đức cùng ăn.

Ba hôm sau, không biết chúng tìm được ở đâu ra. một vạc lớn, khiêng về ra hiệu bảo Bội Đức dùng mà luộc thịt. Chúng đứng coi để học cách luộc thịt nhưng chúng vẫn bắt Bội Đức phải luộc cho chúng ăn.

Ngày nào Bội Đức cũng tập nói tiếng dạ xoa, lâu dần cũng khiến được chúng hiểu mình muốn nói gì. Từ đó, chúng mừng lắm, coi Bội Đức như người nhà. Khi đi vắng, chúng không chắn cửa động nữa

Một hôm, chúng ra khỏi động hồi lâu, rồi dẫn về  một dạ xoa cái, cho Bội Đức lấy làm vợ. Sau đó, chúng bỏ đi, tới ở động khác.

Ban đầu, Bội Đức kinh hãi lắm, không dám tới gần dạ xoa cái, nhưng rồi dạ xoa cái cứ xán đến, ép Bội Đức phải giao hoan. Chẳng tránh được sự cưỡng bức, Bội Đức phải nghe lời. Dạ xoa cái mừng lắm, cứ quấn lấy Bội Đức. Thế rồi, hàng ngày dạ xoa cái đi săn nai đem về cho Bội Đức luộc để hai vợ chồng cùng ăn.

Một tối, có bọn 8 dạ xoa khách khiêng 4 con nai tới để ở trong động, rồi ngủ lại ở đó.

Sáng sau, chúng dậy sớm, mỗi đứa lấy ra một chuỗi hạt đeo vào cổ. Chúng bảo Bội Đức xẻ hết thịt nai ra, đem đi luộc, rồi chúng thay phiên nhau ra ngoài động mà đứng, như dân chờ đón quan. Thấy thế, Bội Đức hỏi vợ:"Họ làm chi vậy?" Vợ Bội Đức đáp:"Sửa soạn đi đón Vua Trời!" rồi quay nói với chúng:"Chồng tôi không có chuỗi hạt đeo cổ để đi đón Vua Trời!" Mỗi đứa bèn tháo ở chuỗi của mình ra 5 hạt, đưa cho vợ Bội Đức. Vợ Bội Đức cũng tháo ở chuỗi của mình ra 10 hạt cho đủ số 50, lấy cỏ bện dây, xâu thành chuỗi, đeo vào cổ cho Bội Đức, rồi rủ bọn khách ra ngoài động đứng chờ.

Nhìn chuỗi hạt vợ đeo vào cổ cho mình, Bội Đức áng chừng mỗi hạt cũng phải trị giá trăm đồng vàng.

Bội Đức vừa luộc thịt xong thì thấy vợ vào động dắt mình ra để cùng bọn chúng đi đón Vua Trời.

Theo chúng vào động lớn, rộng chừng một mẫu, Bội Đức thấy ở giữa động có phiến đá phẳng, dùng làm bục, trên có kê một ghế đá bọc da báo, chung quanh bục có bày la liệt những ghế đá bọc da hươu. Đảo mắt nhìn, Bội Đức thấy có chừng hai chục dạ xoa đã tới trước, ngồi trên ghế bọc da hươu mà nói chuyện

Lát sau, gió lớn nổi lên, cát bụi tung trời, chúng cùng chạy ra coi. Bội Đức cũng chạy ra theo thì thấy có dạ xoa lớn, cổ đeo chuỗi hạt tròn, mỗi hạt to bằng đốt ngón tay, đang đủng đỉnh bước tới.

Vào động, dạ xoa lớn bước lên bục, ngồi xuống ghế bọc da báo, đảo mắt nhìn quanh. Chúng theo vào, đứng quanh bục, ngửa mặt nhìn trần động, giơ hai cánh tay bắt chéo. Dạ xoa lớn đưa tay đếm từng dạ xoa trong động rồi hỏi:"Dân cư ngụ ở vùng núi Ngọa Mi đã có mặt đủ chưa?" Chúng đáp:"Thưa Vua Trời, đủ rồi!" Bỗng Dạ xoa lớn quay nhìn Bội Đức mà hỏi:"Gã này từ đâu tớỉ?" Dạ xoa cái bước ra nói:"Thưa Vua Trời, y là chồng tôi!" Chúng cùng lên tiếng:"Thưa Vua Trời, y nấu ăn ngon!"

Lập tức có 3 dạ xoa chạy vụt ra khỏi động. Lát sau, chúng bưng thịt nai luộc đem vào, đặt lên bục. Dạ xoa lớn bước xuống bục, lấy tay bốc thịt mà ăn, miệng khen rối rít mà nói:"Phải luôn luôn bày tiệc như thế này, nghe chưa?" Chúng đồng thanh dạ ran.

Dạ xoa lớn quay nhìn cổ Bội Đức rồi hỏi:"Sao chuỗi hạt của y ngắn thế?" Chúng đáp:"Thưa Vua Trời, vì y mới tới nên chưa tìm được đủ hạt cho y!" Dạ xoa lớn bèn tháo ỏ chuỗi của mình ra 10 hạt, đưa cho dạ xoa cái, bảo đem xâu thêm vào chuỗi hạt ở cổ Bội Đức. Dạ xoa cái vội chạy tới nhận 10 hạt của Vua Trời rồi làm theo lời. Bội Đức cũng bắt chước chúng mà ngửa mặt nhìn trần động, giơ hai cánh tay bắt chéo, rồi dùng tiếng dạ xoa mà nói:"Thưa Vua Trời, tôi xin cám ơn Vua Trời!" Lát sau, dạ xoa lớn đứng dậy, ra về. Chúng cùng theo ra để ti­ễn chân. Ra khỏi động, dạ xoa lớn bước nhanh như bay. Chúng đứng nhìn cho đến khi dạ xoa lớn mất hút rồi mới quay vào động. Chúng chia nhau ăn nốt chỗ thịt còn dư rồi mới ra về.

          Bốn năm sau.

          Một hôm, vợ Bội Đức trở dạ, sanh bọc, rồi dùng móng tay xé bọc. Bội Đức thấy ở trong bọc có 3 đứa con, 2 trai, 1 gái, hình thù giống mình. Bội Đức bèn đặt tên đứa trai lớn là Từ Bưu, đứa trai nhỏ là Từ Báo, đứa gái là Từ Dạ Nhi. Hay tin, lũ dạ xoa cũng đem đồ mừng tới, chẳng khác chi người Trung quốc, nhưng chúng cứ thắc mắc tại sao lại phải đặt tên cho con.

Một hôm, vợ Bội Đức đi săn, Bội Đức ở động trông con. Chợt thấy dạ xoa cái ở động bên chạy sang, ép mình giao hoan, Bội Đức không chịu. Dạ xoa cái nổi giận, đánh Bội Đức té xuống đất. Vừa lúc ấy, vợ Bội Đức đi săn về. Thấy chồng bị đánh, vợ Bội Đức nổi cơn thịnh nộ, nhảy vào đánh dạ xoa cái, nhe răng cắn đứt vành tai. Chồng sang tìm vợ, nhảy vào cứu vợ, dắt về. Từ đó, vợ Bội Đức đi đâu cũng dắt chồng đi theo, không lúc nào cho chồng dời mình một bước. 

          Ba năm sau.

          Thấy lũ con đi đứng đã chững chạc, leo núi dễ dàng như người ta đi trên đường bằng, cũng biết khóc, biết cười và đối với mình, cũng có tình cha con, Bội Đức bèn dạy chúng nói tiếng Trung quốc. Lâu dần rồi chúng cũng nói được.

Sáu năm sau.

Một sáng, vợ Bội Đức để chồng với Từ Bưu ở động, dắt Từ Báo với Dạ Nhi vào rừng săn nai, đến chiều cũng chưa về.

Chợt thấy gió bấc nổi lên, Bội Đức nhớ quê, bèn dắt Từ Bưu ra bãi. Thấy thuyền cũ của mình còn neo ở bãi, Bội Đức bèn nói cho con nghe ý mình muốn trốn về Trung quốc. Từ Bưu nói để nó đi tìm mẹ và hai em về cùng trốn. Bội Đức không cho, dắt nó lên thuyền nhổ neo, rồi để cho thuyền cuốn theo chiều gió.

Ngày hôm sau, tình cờ thuyền được gió cuốn tạt vào một bãi biển ở Trung quốc. Bội Đức bèn dắt con lên bờ, tìm đường về quê.

Tới nhà,thấy cửa kín mít, Bội Đức hỏi thăm hàng xóm thì được biết vợ mình đã đi lấy chồng khác. Phá cửa vào, thấy trong nhà tiêu điều quá, Bội Đức bèn tháo chuỗi đeo cổ, lấy ra 2 hạt, bán lấy 200 đồng để sửa nhà, sắm đồ đạc, mua vật dụng.     

Từ đó, Bội Đức trở thành nhà giàu trong làng.

Thấy Từ Bưu quê mùa chất phác, nhưng thân thể cường tráng, thích học võ, Bội Đức bèn thuê thầy dạy võ cho con.

Sáu năm sau.

Từ Bưu 15, có thể nhấc nổi vật nặng 3000 cân. Nghe chuyện lạ, quan súy huyện Ngô Châu cho gọi Từ Bưu lên để khảo võ. Thấy Từ Bưu giỏi võ, quan cho giữ chức thiên tổng.

Ba năm sau.

Được quan cử đi dẹp giặc ở biên cương, Từ Bưu lập chiến công, được quan thăng lên chức phó tướng

          Một hôm, có thương khách Trung quốc đi biển một mình, thuyền cũng bị bão cuốn tạt vào đảo Ngọa Mi. Khách vừa lên bờ thì gặp Từ Báo.

          Thấy hình thù khách giống cha, Từ Báo nghĩ chắc khách cũng là người Trung quốc, bèn tới gần hỏi: "Sao đến được đảo này?" Khách đáp:"Bão cuốn thuyền tạt vào đây!" Từ Báo bèn dắt khách vào hang tối. Tới động đá nhỏ, có cỏ gai mọc kín ở bên ngoài, Từ Báo nói:"Vào đây mà ẩn! Ra ngoài nguy hiểm! Chớ ló mặt ra!" rồi bỏ đi. Khách kinh hãi, phải theo lời.

Lát sau, Từ Báo trở lại, đem theo thịt nai luộc cho khách, rồi nói:"Cha tôi cũng người Trung quốc, quê ở Ngô Châu, Quảng Tây!" Khách hỏi:"Họ tên chi?" Từ Báo đáp:"Từ Bội Đức!" Khách kinh ngạc, nói:"Thế thì đúng là bạn buôn cũ của ta rồi! Hiện nay, bạn ta có con trai làm phó tướng!" Từ Báo hỏi:"Phó tướng là gì?" Khách đáp:"Phó tướng là một chức quan ở Trung quốc!" Từ Báo hỏi:"Quan là gì?" Khách đáp:"Quan là người khi ở nhà thì có ghế cao để ngồi, hô một tiếng thì có trăm người cùng dạ, khi ra ngoài thì có ngựa xe để cưỡi, ai trông thấy cũng phải nghiêng mình!" Nghe khách giảng, Từ Báo tỏ vẻ xúc động. Khách hỏi:"Cha và anh đều ở Ngô Châu, sao lại ở đây?" Từ Báo bèn thuật chuyện đầu đuôi.

Nghe xong, khách khuyên:"Nên về Trung quốc đi!" Từ Báo nói:"Muốn về nhưng sợ mặt mũi, tiếng nói không giống người Trung quốc! Nếu đồng loại của mẹ biết có ý định trốn về Trung quốc thì sẽ giết chết. Vì thế nên chần chừ!"

Từ Báo dặn khách:"Cứ ở đây chờ! Khi gió bấc nổi, sẽ đưa ra bãi. Về tới nhà, tìm cha tôi, nói giùm tôi hỏi thăm!" Khách nói:"Xin hứa!"

Từ Báo bèn dời khỏi hang.

Hàng ngày, từ bụi gai dòm ra ngoài, thấy dạ xoa đi qua đi lại, khách kinh hãi lắm, chẳng dám ló mặt.

          Nửa năm sau.

          Một hôm, khi gió bấc nổi, khách thấy Từ Báo chạy tới hang, dắt mình chạy ra bãi.

          Lúc khách xuống thuyền, Từ Báo nhắc:"Nhờ điều chi, về Trung quốc, chớ có quên!" Khách đáp:"Nhớ kỹ lắm rồi!" rồi nhổ neo cho thuyền dời bến.

Về nhà được ít bữa, khách tìm tới huyện Ngô Châu, xin vào phủ phó tướng, thuật lại chuyện gặp Từ Báo ở đảo Ngọa Mi. Nghe xong, Từ Bưu tỏ vẻ buồn mà cám ơn khách. Khách cáo biệt.

Từ Bưu vào nhà trong thuật lại cho cha nghe, xin cha cho mình đi tìm mẹ và hai em. Bội Đức sợ sóng gió bất trắc, lại sợ sào huyệt dạ xoa nguy hiểm nên hết sức can ngăn. Từ Bưu cứ đấm ngực khóc, nhất định đòi đi. Biết chẳng thể ngăn con, Bội Đức đành để cho đi.

Từ Bưu tới dinh quan súy xin phép cho mình được đi đón mẹ và hai em. Quan chấp thuận. Từ Bưu bèn dắt theo hai lính, đem theo thực phẩm và nước uống, rồi xuống thuyền, nhổ neo ra khơi.

Bị gió ngược thổi thuyền ra giữa đại dương, Từ Bưu cùng hai lính lênh đênh trên mặt biển đến hơn nửa tháng.

Một hôm trời bão, gió thổi mạnh, sóng biển trồi lên, lật úp thuyền, hắt cả ba người xuống biển. Hai lính đều bị chết đuối, riêng Từ Bưu thì được gió thổi vào một hòn đảo, nên thoát chết.

Từ Bưu mệt quá, nằm thiếp đi. Chẳng biết bao lâu, khi thấy có vật đỡ mình đứng dậy, Từ Bưu mới bừng tỉnh. Thấy vật ấy giống dạ xoa ở núi Ngọa Mi, Từ Bưu bèn hỏi chuyện bằng tiếng dạ xoa. Vật ấy lộ vë kinh ngạc, cũng trả lời bằng tiếng dạ xoa. Từ Bưu mừng quá, bèn thuật chuyện mình. Vật ấy cũng mừng mà nói: "Ngọa Mi là quê tôi. Vì tôi bị tội với Vua Trời nên phải trốn tới đảo Độc Long này, cách Ngọa Mi 8000 dặm!" Nghe chuyện, Từ Bưu mới biết vật ấy đúng là dạ xoa. Dạ xoa liền nhảy xuống biển, bơi ra khơi.

Lát sau, nó kéo thuyền Từ Bưu vào bờ, bảo Từ Bưu lên thuyền, còn nó thì lặn xuống nước đẩy thuyền. Thuyền lướt đi vèo vèo như tên bắn.

Trong khoảnh khắc Từ Bưu đã thấy đảo Độc Long mất hút.

Đến tối, Từ Bưu mệt nhừ, ngủ gục trên thuyền.

Sáng sau, mở mắt nhìn, thấy thuyền đã cập đảo Ngọa Mi, Từ Bưu vội co cẳng nhảy lên bờ.

Biết trên đảo không có giống người cư ngụ, nên khi thấy một thiếu niên đứng trên bờ, Từ Bưu nghi ngay là em mình. Từ Bưu bèn chạy tới hỏi chuyện, thì nhận ra đúng là Từ Báo.

Từ Bưu ôm lấy em mà khóc, rồi hỏi:"Mẹ và em gái có khoẻ không?" Từ Báo đáp:"Khoẻ!" Từ Bưu nói: "Dắt anh đi gặp ngay!" Từ Báo lắc đầu, nói:"Không được! Lộ mất! Em đi một mình! Chờ ở đây!" rồi bỏ đi.

Còn một mình đứng trên bờ, Từ Bưu quay tìm dạ xoa đẩy thuyền để cám ơn thì thấy dạ xoa đã biến mất.

Chẳng bao lâu, Từ Báo dắt mẹ và em tới.

Gặp nhau, mọi người cùng khóc. Từ Bưu nói với mẹ:"Con tới đây để đón mẹ và hai em về Trung quốc!" Vợ Bội Đức nói:"Sợ mẹ và hai em bị loài người ở Trung quốc làm nhục!" Từ Bưu nói:"Mẹ đừng sợ! Hiện nay, ở Trung quốc, con rất danh giá, chẳng ai dám khinh con!"           Ba mẹ con bèn quyết định theo Từ Bưu về Trung quốc.

Bốn mẹ con xuống thuyền.

Thấy gió thổi về hướng nam, Từ Bưu không dám nhổ neo. Đang lúc lo lắng, chưa biết phải làm thế nào thì chợt ngọn gió đổi chiều, thổi về hướng bắc. Buồm cũng xoay chiều, căng phồng lên, kêu phần phật. Mừng quá,  Từ Bưu thốt:"Trời giúp ta!" rồi nhổ neo. Thuyền lướt sóng, băng trên mặt biển, nhanh như tên bắn.

Ba ngày sau, thuyền cập bến Trung quốc.

Từ Bưu dắt mẹ và hai em lên bờ, tìm đường về phủ phó tướng. Dọc đường, ai thấy bốn mẹ con cũng ù té bỏ chạy.

          Tới phủ, lính vào báo cho Bội Đức hay. Bội Đức vội chạy ra cổng đón. Vừa nhìn thấy chồng, vợ Bội Đức đã đùng đùng nổi giận, mắng chửi Bội Đức thậm tệ về việc đã bỏ rơi ba mẹ con cũng như không chịu tìm cách đón ba mẹ con về Trung quốc. Bội Đức nhận lỗi, rồi xin lỗi vợ.

Từ Bưu kêu bọn gia nhân lên bái kiến chủ mẫu. Nhìn thấy chủ mẫu, chúng đều run sợ. Từ Bưu bèn sai chúng lấy áo gấm quần lụa cho mẹ và hai em mặc.

Từ Bưu khuyên mẹ nên học tiếng Trung quốc. Nghe lời con, vợ Bội Đức chịu học, nên chỉ ba tháng sau, đã hơi hiểu và nói được chút ít tiếng Trung quốc.

Từ Báo và Dạ Nhi thì hiểu tiếng Trung quốc rành hơn mẹ và nói cũng thông thạo hơn. Chúng đều khoẻ mạnh và có sức lực.

          Thẹn mình không biết chữ nghĩa văn chương, Từ Bưu rước thầy đồ dạy Từ Báo học. Tuy Từ Báo học rất thông minh, kinh sử chỉ đọc một lần là thuộc nhưng Từ Báo vẫn không thích học văn chương.

          Từ Bưu không ép, bèn rước thầy võ dạy võ cho em. Từ Báo thích lắm, ngày nào cũng tập cưỡi ngựa, bắn cung. Ít lâu sau, Từ Báo thi đậu tiến sĩ võ, được tuyển làm quan võ.

          Mười lăm năm sau. Cả ba anh em đều 34 tuổi.

Từ Báo được đeo ấn tướng quân, đi đâu cũng dắt mẹ đi theo.

Vợ Bội Đức thường theo con đi chinh phạt. Mỗi lần ra cự địch, vợ Bội Đức đều mặc áo giáp, cầm kích, xông pha trận mạc, tiếp ứng cho con. Nhìn thấy vợ Bội Đức, giặc khiếp vía, quăng cả giáo mác mà chạy.

Nghe tâu, nhà vua xuống chiếu, phong tước nam cho vợ Bội Đức. Không dám để cho mẹ nhận tước ấy, Từ Báo vội thay mẹ, dâng sớ tạ từ.

Nhà vua bèn phong tước phu nhân cho vợ Bội Đức. Lúc đó, Từ Báo mới dám để cho mẹ nhận.

Vì Dạ Nhi không phải là người Trung quốc nên không kiếm được chồng. Thấy em gái đã đứng  tuổi, Từ Bưu lo lắm. Gặp dịp vợ quan thủ bị họ Viên dưới trướng bị bệnh chết, Từ Bưu ép Viên thủ bị lấy em mình làm vợ kế. Viên thủ bị nghe lời.

Dạ Nhi về nhà chồng cũng đòi học võ nghệ. Viên thủ bị chiều vợ, thuận cho. Dạ Nhi có biệt tài bắn cung, trăm phát trăm trúng, bắn trúng được cả chim nhỏ bay cao, khiến Viên thủ bị vừa ý lắm. Mỗi lần được cử đi chinh phạt, Viên thủ bị đều dắt vợ đi theo. Về sau, Viên thủ bị được phong chức đồng tri tướng quân, phần lớn cũng là nhờ ở công lao của Dạ Nhi.

 

      

 

 

 

GS Đàm Quang Hưng
Giáo Sư Toán
Trường Đại Học Cộng Đồng Houston, Texas

  

 

 

www.ninh-hoa.com