www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Giáo Sư
LÊ PHỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

Main Menu

 
 

 

 



Hồ Quư Ly
 
Nghi Ngờ Sách Luận Ngữ
Lê Phụng
 

 

 

 

PHẦN 3:

 

 

 

Có sử liệu cho biết Khổng Tử dời nước Vệ sau khi Vệ Linh Công từ trần 9, vậy th́ đoạn thứ nhất không liên hệ với hai đoạn kế. Trái lại, nhiều nhà b́nh giải sách Luận Ngữ, tỷ như Cao Dụ (168-212), coi hai đoạn này liên tục với nhau; và đó cũng là quan điểm của Tư Mă Thiên. Tư Mă Thiên viết10: Một hôm Vệ Linh Công hỏi Khổng Tử về cách bài binh bố trận. Khổng Tử nói: “Việc tế lễ th́ tôi thường được nghe, c̣n việc quân th́ tôi chưa học. Hôm sau, Vệ Linh Công đang nói chuyện với Khổng Tử, thấy con ngỗng trời bèn ngẩng đầu lên nh́n, sắc mặt có vẻ không để ư ǵ đến Khổng Tử. Khổng Tử lại đi đến đất Trần. Qua đoạn trên đây, Tư Mă Thiên đă vẽ ra được ư nghĩ của Khổng Tử:

thà bỏ nước Vệ ra đi c̣n hơn phải pḥ một ông vua mà KhổngTử không coi trọng, hợp với bốn chữ quân quân, thần thần , Khổng Tử nói trong chương XI thiên XII: Nhan Uyên, sách Luận Ngữ 11. Đằng khác, tích Khổng Tử bỏ nước Vệ sang nước Trần trên đây chép trong sách Tả Truyện tóm tắt như sau: Khổng Văn Tử (một quan đại phu nước Vệ) định ra quân đánh Thái Thúc (quan đại phu nước Vệ), hỏi ư Khổng Tử. Khổng Tử nói: “Việc tế lễ th́ tôi đă được học, việc cầm quân th́ chưa.” Nói xong liền lui ra, gọi người đánh xe, lên xe mà nói: “Con chim có thể chọn cây nó đậu, chứ cây kia sao mà chọn chim được.” Khổng Văn Tử giữ Không Tử lại và nói: “Tôi đâu dám làm việc này v́ tư lợi, mà chỉ lo tai vạ giáng xuống nước Vệ mà thôi.” Khổng Tử đă định ở lại, nhưng sau đó nước Lỗ sai người mang lễ vật tới mời Khổng Tử. Rồi Khổng Tử bỏ Vệ sang Lỗ. Sách Sử Kư của Tư Mă Thiên12 cũng ghi chép đoạn này như sách Tả Truyện. Ngoài ra c̣n cho biết người nước Lỗ đem lễ vật tới mời Khổng Tử là Công Hoa, Công Tân và Công Lâm. Khi đó Khổng Tử đă dời nước Lỗ mười bốn năm nên Khổng Tử dời Vệ về Lỗ. Theo đọan Tả Truyện trên đây, người đọc có cảm tưởng là Khổng Tử v́ lễ hậu của nước Lỗ mà bỏ nước Vệ về nước Lỗ vậy. Đó là điểm khác biệt giữa sách Khổng Tử Thế Gia của Tư Mă Thiên và sách Tả Truyện. Trong những sách cổ thời Chiến Quốc có bộ Mặc Tử của Mặc Địch cũng chép tích Khổng Tử bị vây khốn ở khoảng giữa Trần và Thái, như sau13: Khi họ Khổng bị vây khốn ở giữa Trần và Thái, phải ăn canh rau suông. Tới ngày thứ mười, Tử Lộ làm thịt một con lợn sữa. Không hỏi xem thịt t́m đâu ra, họ Khổng ăn ngon lành. Tử Lộ bán tấm áo trong lấy tiền mua rượu. Khổng uống rượu mà không hỏi xem rượu từ đâu mà có. Sau đó, Khổng Tử nói với Lỗ Ai Công khi Lỗ Ai Công mời vào bàn tiệc: chiếu lệch không ngồi và thịt chẳng cắt ngay ngắn không ăn. Tử Lộ hỏi; “Sao nay lại cư sử khác với khi c̣n ở giữa Trần và Thái?” Khổng Tử đáp: “Lại đây ta nói cho nghe. Khi ta cùng ngươi ở trong t́nh thế đó, ta cư sử cốt sao sống sót, nay ta lại cùng ngươi ta cư sử sao cho phải đạo.” Khi gặp cảnh khốn cùng, họ Khổng chẳng nề hà cư sử cốt sao sống sót; khi thảnh thơi th́ bày đặt lễ nghi . Thật chẳng có thể nào hèn hạ và giả dối hơn nữa.

 

Giới nghiên cứu, nhận xét rằng giữa hai tên gọi: một là họ Khổng và hai là Khổng Tử cho người đọc thấy là tác giả đoạn trên đây có thể đă dùng hai nguồn tài liệu khác nhau. Về nội dung, không cho biết Tử Lộ kiếm đâu ra được con lợn sữa, đằng khác cho biết là Tử Lộ phải bán áo trong lấy tiền mua rượu. Điểm thứ ba mà tác giả đoạn trích dẫn trên cho là Khổng Tử giả dối muốn từ chối không nhập tiệc với Lộ Ai Công, có thể chỉ v́ đă no dạ, mà lại dẫn lời sách Luận Ngữ. Thật thế, ngày bị vây khốn ở khoảng giữa Trần Thái, ăn thịt lợn sữa, uống rượu do Tử Lộ bán áo đi mua dường như Khổng Tử đă quên câu:

 

, 巿 , Cô tửu, thị bô, bất thực:14

 

Nghĩa là rượu chợ nem hàng không dùng, mà Tŕnh Tử giảng là: sợ không tinh khiết hoặc làm hại người, nên không dùng. Tới khi thong dong trước chiếu tiệc tại dinh Lỗ Ai Công th́ lại nhắc tới câu:

 

  Tịch bất chánh bất tọa 15

 

nghĩa là: chiếu lệch không ngồi mà chu Hy chú giải theo lời Tạ Thị là: Ḷng của thánh nhân yên ở đạo chính, cho nên chiếu trải không ngay ngắn, chỉ là truyện nhỏ, Ngài cũng không ngồi.

 

Rồi thêm:

 

Cát bất chánh bất thực16

 

Nghĩa là:

thịt thái không vuông vắn không ăn.

 

Chu Hy giảng câu này là: Chẳng ăn thịt cắt không vuông vắn, đó là khi vội vàng cũng không rời bỏ đức chính.

 

Đọc những lời giải thích trên đây, người đọc ngày nay không khỏi nghỉ như Hố Qúy Ly là những nhà b́nh giảng như Chu Hy không khỏi quá lời khen ngợi cá nhân Khổng Tử. Tiếp tục xét mối tương quan giữa hai đoạn sách Luận Ngữ, thiên Nhan Uyên XII chương XI trên dây, dẫn người đọc về sách Mạnh Tử. Sách Mạnh Tử, Tận Tâm Chương Cú Hạ, đoạn XVIII chép 17:

 

  : “ ,

 

Mạnh Tử viết: “Quân tử chi ách ư Trần Thái chi gian vô thượng hạ chi giao dă.”

 

nghĩa là: Mạnh Tử nói: “khi Quân Tử (Khổng Tử) bị tai ách ở nước Trần và nước Thái, ấy v́ ngài chẳng có kết giao với các hàng vua quan ở hai nước ấy Nhận xét của Mạnh Tử dường như phù hợp với đoạn sử Tư Mă Thiên chép tích Khổng Tử bị khốn tại Trần và Thái: không những Khổng Tử không kết giao với các quan đại phu hai nước Trần và Thái mà chính các quan đại phu hai nước này, v́ lo cho chính bản thân họ, mà vây khốn Khổng Tử ở ngoài đồng không cho tới gặp sứ giả của nước Sở tới vời Khổng Tử. Theo Tư Mă Thiên18, Mạnh Tử người huyện Trâu, thụ nghiệp học Tử Tư. Khi thông thạo đạo lư, Mạnh Tử cũng chu du từ nước Tề sang nước Lương nhưng đi đến đâu cũng không được toại ư. Sau về quê soạn sách làm ra bẩy thiên sách Mạnh Tử. Trong khi ở Tề và Lương Mạnh Tử cũng gặp cảnh khốn.

 

Phải chăng v́ kinh nghiện bản thân mà Mạnh Tử đă giải thích nỗi khó khăn của Khổng Tử như trên? Ngoài sách Mạnh Tử, sách cổ bàn nhiều đến tích Khổng Tử bị khốn tại giữa Trần và Thái, là sách Trang Tử Nam Hoa Kinh. Trong sách này, người đọc gặp bẩy lần tích kể trên, lần lượt như sau. Lần thứ nhất qua lời Sư Kim nói với Nhan Uyên, người học tṛ mà Khổng Tử quư mến nhất 19, trong chương Thiên Vận: Thầy Khổng sang miền Tây, tới chơi nước Vệ, Nhan Uyên hỏi Sư Kim rằng: - Ông cho chuyến đi này của thầy tôi thế nào? Sư Kim đáp: - Tiếc thay thầy ngươi sẽ khốn cùng! Nhan Uyên hỏi: - Sao vậy? Sư Kim đáp: - [...] Nay thầy ngươi cũng là kẻ lấy con chó mă của các vua đời trước; đem cho học tṛ ngồi chơi, nằm khểnh ở dưới ... Cho nên bị chặt cây ở Tống; phải lẩn dấu ở Vệ; khốn cùng ở Thương, Chu. Đó chẳng phải là những giấc chiêm bao của thầy ngươi đó sao? Bị vây giữa khoảng Trần Thái bảy ngày không được ăn đồ chín; sống chết kề với nhau. Đó chẳng phải là cơn bóng đẻ của thầy ngươi dó sao? Ḱa đi nước không ǵ bằng dùng thuyền, mà đi cạn không ǵ bằng dùng xe. Lấy thuyền là món đi được dưới nước mà đem đẩy nó trên cạn, th́ trọn đời không đi. Tầm thường xưa và nay, chẳng phải là nước và cạn sao? Nay cố làm đạo nhà Chu ở nước Lỗ, thế cũng như đẩy thuyền trên cạn khó nhọc mà không công, thân tất có tai vạ. Ông ấy chưa biết sức truyền đi của lẽ không phương là cái ứng với vật mà không cùng. Vả chăng riêng ngươi chẳng thấy cái gầu sao? Kéo đến th́ nó cúi xuống, buông ra th́ nó ngửa lên. Nó là cái người ta kéo, không phải cái kéo người. Cho nên cúi xuống ngửa lên mà không phải tội với người. Cho nên ḱa lễ nghĩa pháp độ của ba hoàng năm đế không cần ở chỗ đống mà cần ở chỗ trị được đời. Cho nên lễ nghĩa pháp độ của ba hoàng năm đế ví nó cũng như cam lê quít bưởi chăng? Vị nó trái nhau, nhưng ăn đều ngon miệng cả. Cho nên lễ nghĩa pháp độ là cái ứng tḥi mà biến đổi. Nay lấy khỉ vượn mà mặc cho nó bộ áo của ông Chu, nó tất cắn rứt, cào xé, vất bỏ hết, thế mới 19. Trang Tử Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nhượng Tống, Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ, chương Thiên Vận, tr. 241-243. 135

 

thích. Xưa, nay khác nhau, coi cũng như khỉ vượn khác với ông Chu. Cho nên Tây Thi đau tim mà nhăn mặt với làng. Người giầu trong làng thấy nó, đóng chặt cửa mà không ra. Người nghèo thấy nó đem vợ con mà bỏ chạy. Nó biết vẻ nhăn mặt đẹp, mà không biết vẻ nhăn mặt tại sao mà đẹp. Tiếc thay thầy ngươi sẽ lại phải khốn cùng.

 

Trong đoạn trên, khác với Mạnh Tử bày ra lư do chính trị thực tế khiến Khổng Tử đă gặp trong vụ chặt cây ở Tống, phải lẩn trốn ờ Vệ, Khốn cùng ở Thương, Chu, cũng như bị vây ở giữa Trần và Thái, Trang Tử đưa ra lư có tính cách triết học để giải thích cùng một sự việc với một giọng khôi hài chế giễu nho phái. Đó là Khổng Tử cứ một mực áp dụng nhưng điều hay đẹp hữu vi, nay đă quá thời như con chó mă đă của các vua đời trước, bầy vào cuộc sống ngày nay với mọi sự đổi mới mà không muốn biết tới lẽ vô vi ứng kịp thời mà biến đổi. Tiếp theo sang chương Sơn Mộc, Trang Tử ba lần nhắc tới tích KhổngTử bị vây khốn ở khoảng giữa Trần và Thái. Lần thứ nhất như sau20: Thầy Khổng bị vây ở giữa Trần và Thái, bẩy ngày không nấu ăn. Thái Công Nhậm đến thăm thầy, hỏi: - Nhà ngươi sắp chết chăng? Thưa: - Vâng! - Nhà ngươi ghét chết chăng? - Vâng! Nhậm nói: - Tôi đă từng nói về đạo không chết. Biển Đông có giống chim, tên là Ư Nhi. Nó là giống chim xập xập x̣e x̣e, mà như không tài ǵ nương tựa mà bay. Bức hiếp mà đậu. Tiến không dám đi trước, Lui không dám đi sau. Ăn không dám nếm trước, tất dùng lấy món thừa. Thế nên đàn bạn nó không ruồng đuổi, mà người ngoài không th́nh ĺnh hại nổi. V́ thế khỏi tai nạn. Cây thẳng chặt trước. Giếng ngọt cạn trước Nhà ngươi chắc là sửa trí để nạt kẻ ngu hèn; tu ḿnh để tỏ người nhơ đục; lồ lộ như nêu mặt trời mặt trăng mà đi; cho nên không thoát khỏi. Hồi xưa ta có nghe ở người có đức đại thành rằng: “Kẻ tự khoe th́ không công! Kẻ thành công th́ mất danh. Kẻ thành danh th́ thiệt hại. Ai có thể bỏ công cùng danh mà trả cho mọi người?” Đạo ḿnh lưu hành mà không nhận công, đức ḿnh lưu hành mà không lấy danh. Thuần thuần 20. Trang Tử Nam Hoa Kinh, sách đă dẫn, chương Sơn Mộc, tr.312. 136

 

thường thường, sánh với kẻ cuồng. Trước dấu bỏ thế, chẳng v́ công danh. Thế cho nên “không trách chi người, mà người cũng không trách”. Bậc chí nhân không có tiếng. Nhà ngươi thích ǵ? Thầy Khổng nói: - Phải lắm! Liền từ giă bạn bè; bỏ học tṛ; trốn vào chằm lớn; mặc áo cừu, áo vải, ăn hạt gắm, hạt dẻ, vào đám muông không làm loạn đàn, vào đám chim không làm loạn hàng, chim muông không ghét, huống chi là người. Mượn lời Thái Công Nhậm, Trang Tử cho biết việc Khổng Tử gặp khó cùng ở khoảng giữa nước Trần nước Thái, chẳng qua v́ hai chữ công danh. TrangTử chủ trương thuyết hư ḿnh để ứng phó với đời. Tiếp theo là đoạn hai trong chương ThiênVận cũng quanh vụ Khổng Tử bị vây khốn ở khoảng giữa đất Trần và dất Thái21: Thầy Khổng hỏi thầy Tang Hộ: - Tôi hai lần bị đuổi ở Lỗ; bị chặt cây ở Tống,  bị lẫn dấu ở Vệ; bị cùng ở Thương Chu; bị vây ở giữa khỏang Trần và Thái. Tôi phạm mấy nạn ấy, bạn thân ngày càng sợ, đồ đệ ngày càng tan, sao vậy? Thầy Tang Hộ đáp: - Riêng ngươi không nghe truyện người nước Giả đi trốn sao? Lâm Hộ bỏ viên ngọc bích ngh́n vàng, cơng đứa con đỏ mà chạy. Hoặc có kẻ hỏi: “V́ nó đáng giá chăng? Giá bán đứa con đỏ th́ ít. V́ nó đỡ lụy chăng? Lụy về đứa con đỏ th́ nhiều. Bỏ viên ngọc bích ngàn vàng cơng đứa con nhỏ mà chạy, sao vậy?” Lâm Hồi nói: “Đằng kia là lấy lợi mà hợp, c̣n đằng này là v́ trời phó. Phàm cái lấy lợi mà hợp, th́ khi bách v́ cùng, vạ v́ lo, hại sẽ bỏ nhau! C̣n cái ǵ tṛi phó, th́ khi bách v́ cùng, vạ lo, hại sẽ thu nhau. Vả chăng, giao t́nh của quân tử nhạt như nước. Giao t́nh của kẻ tiểu nhân ngọt như rượu ủ. Quân tử nhạt rồi thân. Tiểu nhân ngọt rồi tuyệt! Ḱa những kẻ vô cớ mà hợp lại th́ lại vô cớ mà ĺa. Trích dẫn trên đây dường như tương tự với lời Mạnh Tử bàn về việc khổng Tử gặp những việc chẳng may tại các nước Tống, Vệ Thương, Chu, Trần và Thái v́ lẽ Khổng Tử không có bạn với những người quyền thế tại những nước đó, nhưng không giống Mạnh Tử đề ra những lư lẽ chính trị, Trang Tử đưa ra dụ ngôn truyện người Lâm Hồi bỏ ngọc quư cơng con đỏ để nói về mối giao t́nh của người quân tử nhạt rồi thân, trái với mồi giao t́nh của kẻ tiểu nhân, ngọt rồi tuyệt. Đó là lẽ hư ḿnh: h́nh cần duyên, t́nh cần thực . Hư ḿnh được đến vậy th́ truyện bè bạn ngày một sơ thêm, đồ đệ ngày một tan thêm, không thể nào c̣n được nữa.

 

Đoạn thứ ba trong chương Sơn Mộc, chép truyện Khổng Tử bị vây khốn ở giữa khoảng Trần và Thái như sau 22: Thầy Khổng cùng khốn ở giữa khoảng Trần và Thái, bẩy ngày không nấu ăn. Tay trái tựa vào cây khô, tay phải gơ vào cành khô, mà ca bài thơ họ Diễm. Ca có đủ mà không có số; có tiếng mà không có cung bậc... Tiếng gơ và tiếng người rời rạc nhưng hợp với ḷng người! Nhan Hồi ngồi xếp bằng liếc mắt mà trông thầy. Trọng Ni sợ Hồi tôn ḿnh gây nên lớn, thương ḿnh mà gây nên thương liền nói: - Hồi! Không chịu trời làm tổn, dễ! Không chịu người giúp ích, khó. Không đầu nào là không phải chót. Người cùng trời là một. Cái kẻ hát lúc này đó là ai? Hồi nói: - Dám hỏi: thế nào là không chịu trời làm tổn dễ? Trọng Ni đáp: - Đói, khát, rét, nóng, bó buộc không thông đều là việc làm của trời, đất, vận động mưôn vật mà phát tiết ra thế. Nói phải cho! Cuốn phải đi. Theo cả. Kẻ làm tôi, không dám bỏ đó. Giữ đạo tôi c̣n như thế, mà huống chi là dùng để đợi trời? - Thế nào là không chịu người giúp, khó? Trọng Ni đáp: - Mới được dùng đă đạt cả bốn bề. Tước lộc đều đến mà không cùng. Cái mà lợi cho vật là không phải của ta. Mệnh ta có cái ở ngoài. Quân tử không ăn trộm. Hiền nhân không ăn cắp. Nếu ta lấy nó th́ sao vậy? Cho nên nói: «Chim không giống nào khôn bằng ư nhi: liếc coi, nơi không nên ở chẳng rỗi nh́n. dù lạc mất mồi, bỏ đó mà chạy. Nó sợ người mà nấp ở giữa đám người. Xă tắc c̣n đó mà thôi. - Thế nào là không đầu nào là không phải chót? Trọng Ni đáp: - Hóa kể vạn. cái hóa mà không biết cái thay nó, nào biết nó tận chót chỗ nào? Nào biết nó bắt đầu lúc nào? Giữ lẽ chính để đợi nó mà thôi!

 

 

XEM PHẦN 4


9.Xem Tiễn Mục, Tiên Tần Chư Tử Hệ Niên, Đài Bắc 1981, I: 41-42. Trịnh Huyền (127-200) b́nh giải sách Luận Ngữ, trong tài liệu số 2510 của Pelliot mua được tại Đôn Hoàng, chép: Sau khi Linh công chết [...] Khổng Tử hăy c̣n ở nước Vệ. Tử Do hỏi Khổng Tử có ư muốn pḥ tân chúa không.

 

10. Tư Mă Thiên, Sử Kư, Khổng Tử Thế Gia, sách đă dẫn, tr. 232

11. Luân Ngữ, sách đă dẫn, tr.420.

12. Tư Mă Thiên, Sử Kư, sách đă dẫn, tr.242.

13. Mạc Tử Gia Ngữ, Thiên Phi Nho, 1 tr: 275-277.

14. Luận Ngữ, Hương Đẳng, thiên X, chương VIII, sach đă dẫn, tr. 340

15. . Luận Ngữ, thiên X: Hương Đẳng, chương IX, sách đă dẫn, tr. 343.

16. Luận Ngữ, thiên X: Hương Đẳng, chương VIII, sách đă dẫn, tr.340

17. Mạnh Tử, tập hạ, dịch giả Đoàn Trung C̣n, nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1996. tr.265.

18. Tư Mă Thiên Sử Kư, sách đă dẫn tr. 433.

21. Trang Tử Nam Hoa Kinh, sach đă dẫn, chương Sơn Mộc, tr. 313-314

22. Trang Tử Nam Hoa Kinh, sách đă dẫn, chương Sơn Mộc, tr. 315-317. 138

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LÊ PHỤNG

 


 

 

 

 

www.ninh-hoa.com