www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

BƯỚC VÀO CỬA PHẬT

Gs Nguyễn Văn P

 

QUYỂN 2

Lời Nói Đầu

01. Kinh A-Di-Đà

02. Danh Hiệu Phật A-Di-Đà

03. Văng Sinh Tịnh Độ

04. Phật Di Giáo Kinh

05. Kinh Na-Tiên Tỳ-Kheo

06.Tứ Thập Nhị Chương Kinh

07. Kinh Di-Lặc: Thượng Sinh Đâu Suất Thiên

08. Kinh Di-Lặc: Hạ Sinh Thành Phật

09. Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa

10. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Main Menu

 
 

 

 

GS NGUYỄN VĂN P

nguyên Hiệu trưởng
trường Trung học Tư thục Hưng Đạo Sài G̣n
 

 

 

 

QUYỂN 2

 

10. KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

 

Chúng ta thường nghe nói kinh Diệu pháp liên hoa - nói gọn: kinh Pháp Hoa - là “vua của các kinh”. Nay, chúng ta muốn t́m hiểu tại sao như vậy.

Ở Trung quốc, có một tông phái rất có uy tín tên là tông Pháp Hoa, lư thuyết và thực hành đều căn cứ trên kinh Pháp Hoa.  Tổ thứ tư của tông ấy là Trí Khải đại sư (538-597) đến lập tự viện và hoằng pháp tại núi Thiên Thai nên tông này được gọi là tông Thiên Thai.  Ngài Trí Khải - tên khác: Trí Giả - viết nhiều sách rất có giá trị (có sách do môn đồ của ngài viết, ghi lại lời giảng của ngài) nên được tôn là giáo tổ của tông.  Một trong những sách đó là Diệu pháp liên hoa huyền nghĩa.

Tông Thiên Thai chia 45 năm thuyết pháp của đức Phật làm năm thời kỳ gọi là ngũ thời giáo; đó là cách chia của tông Thiên Thai, không chắc chắn là đúng theo lịch sử.   

1.      Thời Hoa nghiêm, dài 21 ngày, Phật chỉ thuyết một kinh Hoa nghiêm mà thôi.

2.      Thời Lộc Uyển, 12 năm, Phật thuyết các kinh A-hàm, tiểu thừa. 

3.      Thời Phương Đẳng, 8 năm, Phật thuyết các kinh đại thừa. 

4.      Thời Bát-nhă, 22 năm, Phật thuyết các bộ kinh Bát-nhă. 

5.      Thời Pháp Hoa và Niết-bàn, 8 năm , Phật thuyết kinh Pháp Hoa và một ngày một đêm thuyết kinh Niết-bàn.

Kinh Pháp Hoa được coi là quan trọng bậc nhất, nên lúc đầu tên gọi của tông là tông Pháp Hoa. 

Kinh Pháp Hoa được chia làm hai phần ngang nhau: phần đầu gồm 14 phẩm, phần cuối gồm 14 phẩm c̣n lại. Phần đầu là tích môn, tích là dấu vết, môn là cửa (để vào đạo), ghi lại dấu vết của các lời dạy, lời phó chúc của Phật.  Phần sau là bổn môn, bổn là gốc rễ, ghi lại căn bản tu hành.  Phần đầu nói về hiện phật tức Phật thời nay (tức là Phật Thích-Ca), phần sau nói về cổ phật (như Phật Đa Bảo). 

Quan trọng nhất trong tích môn là phẩm 2 tức là phẩm Thí dụ trong đó đại ư đức Phật dạy rằng tùy cơ mà thuyết pháp, tạm chia ba thừa nhưng rút lại cũng chỉ có nhất thừa mà thôi.  Rất nhiều vị được thọ kư thành Phật, cả hàng thanh văn, duyên giác cũng được thọ kư thành Phật. Đó là nói ai cũng có thể thành Phật. Quan trọng nhất trong bổn môn là phẩm 16 tức phẩm Như Lai thọ lượng, đại ư phẩm này cho biết rằng Phật có từ vô thủy và tồn tại măi, đức Thích-Ca chỉ là một vị Phật lịch sử bằng xương bằng thịt có sanh có tử, nhưng thành Phật nên vào ngồi trong bảo tháp cùng với đức Phật Đa Bảo. Ư nói Phật tánh không sinh không diệt, trùm khắp không gian, trải suốt thời gian.

Cả hai cho chúng ta thấy tư tưởng chủ yếu của kinh: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh và do công đức tu hành có thể thành Phật. Diệu pháp là ở tư tưởng đó vậy.  Chúng ta c̣n nhớ câu này: Chư Phật ra đời v́ một nhân duyên lớn, là khai thị ngộ nhập Phật tri kiến.  Thoạt đầu, tôi tưởng rằng tri kiến là thấy biết, nhưng sau vỡ nghĩa ra rằng Phật tri kiến là Phật tánh. Mở cho chúng sinh thấy, gặp được và vào Phật tánh. 

(Tôi nhớ đến cụ Chánh Trí : cụ đă xin sám hối rồi nói rằng tại sao việc đơn giản như thế mà đức Thế Tôn lại thuyết dài quá vậy, lại có bao nhiêu huyền nghĩa ở trong, nghĩ măi chưa hiểu).

C̣n liên hoa là hoa sen, tại sao hoa này quư, sách giảng nghĩa như sau:

1.      Hoa và quả cùng kết thành một lượt.

2.      Cọng hoa riêng, cọng lá riêng. 

3.      Ở chỗ bùn lầy mà không dính bùn.  

4.      Ong bướm không bu quanh.  

5.      Phụ nữ không dùng hoa sen mà gài lên đầu (ở Ấn-Độ xưa).  

[Chư Phật và bồ-tát đứng hay ngồi trên ṭa sen, hàm ư rằng từ nơi thế gian mà ra khỏi thế gian. Ai về cơi Phật A-Di-Đà th́ sanh ra từ hoa sen, “hoa sen là cha mẹ”.  Áo cà-sa gọi là liên hoa y].

Từ câu: “ai ai cũng có Phật tánh” hay câu: “Phật tại tâm”, nhiều người nghĩ rằng khỏi phải đi chùa tụng kinh, nghe pháp, khỏi phải tu hành ǵ cả, đạo nào cũng tốt, đều dạy làm lành tránh dữ như nhau.  Đành rằng ai cũng có Phật tánh, nhưng phải nhớ thêm rằng Phật tánh ấy bị vô minh che lấp, không hiển lộ ra được.  Cho nên cái đang có là chúng sinh tánh chứ  không phải là Phật tánh.  Phải tu mới “thấy” Phật tánh được, tu là sửa ḿnh chứ không bắt buộc phải xuống tóc mới là tu.  Lên chùa tụng kinh nghe pháp để mở rộng sự hiểu biết về Phật pháp, ngơ hầu áp dụng cho ḿnh.  Thế là:  “ngày ngày phải lau chùi, chớ để bụi bám vào”, như lời ngài Thần Tú.  Bao giờ thấy tánh rồi th́ hiểu tánh là không, như Lục tổ bảo: “Xưa nay không một vật, bụi bám vào đâu?”.  Phật tại tâm, nhưng tâm này là tâm thanh tịnh chứ không phải tâm đầy tham sân và si.

Đồng ư, đạo nào cũng dạy làm lành tránh dữ, tuy nhiên đạo Phật bảo rằng làm lành sẽ được quả lành, kiếp sau sẽ hưởng phước báo ở cơi nhân, cơi thiên, nhưng khi phước báo hết th́ vẫn lại chịu luân hồi.  Đạo Phật nhằm thoát khổ, thoát luân hồi, cho nên ngoài phước, c̣n phải trí nữa mới đủ.  Trí này là trí huệ bát-nhă, do tu mà được, nó cũng có sẵn trong mỗi người, nhưng phải làm cho nó hiển lộ ra.

 

Đó là mấy điều thô thiển mà tôi hiểu về chủ đích  của kinh Pháp Hoa, vua của các kinh: xác nhận rằng ai ai cũng có Phật tánh và có thể tu hành thành Phật.

 

PHỤ CHÚ. Ở Nhật bản, có một tông phái mang tên là Pháp Hoa tông nhưng được biết nhiều hơn dưới tên Nhật Liên tông, gọi theo tên nhà sáng lập Nhật Liên (1222 – 1282); sư Nhật Liên trước học Chân ngôn tông (Mật giáo), sau học Thiên Thai tông, rất phục bộ kinh Pháp Hoa nên lập tông và biên soạn thêm.  Tín đồ luôn luôn niệm Nam mô Diệu pháp liên hoa kinh, thờ linh phù ở giữa viết chữ Diệu pháp liên hoa kinh, chung quanh vẽ 10 cảnh giới, thân khẩu ư lúc nào cũng nghiêm trang.  Tông này rất mạnh, lại chú ư nhiều đến việc nước, triều đ́nh nghi ngờ, có lần định xử trảm giáo chủ Nhật Liên nhưng sau lại thôi.  Tín đồ có khi đi tới độ cuồng tín, dùng vơ lực sát sinh, trái với luân lư Phật giáo.  Ngày nay, tông phái này vẫn c̣n.

 

 

 

GS NGUYỄN VĂN P

nguyên Hiệu trưởng
trường Trung học Tư thục Hưng Đạo Sài G̣n
 

 

   

 

www.ninh-hoa.com