www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch S Lược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 08

 

TAM-THÁNH DỊCH

 

 

 

(Tiếp theo Kỳ 105)

 

CHU DỊCH

 

          Nếu ta gộp Dich của Văn-vương và Chu-công lại, ta sẽ có Chính-Kinh. C̣n Khổng-Dich chẳng qua chỉ là Dịch-Truyện tức Thập Dực. Chính-Kinh và Dịch-Truyện hợp lại thành Chu Dịch. 

Cổ Kinh chia thành Kinh Thượng và Kinh Hạ, gồm 30 Quẻ, chuyên bàn Thiên-mệnh và Kinh Hạ, gồm 34 Quẻ, thiên về nhân-sự. Trong Kinh mọi quẻ đều bắt cặp. Có 4 cặp đối-xứng thủ-vỹ (automorph) nghiă là lật ngược cũng không đổi: Kiền/Khôn <A|B>, Di/Đại-quá <[|\>, Khảm/Ly <]|| ^>, Trung-phu/Tiểu-quá < }|| ~>, được gọi chung là Quẻ Thác (Ngu-Phiên gọi chúng là Bàng-thông . Tuy nhiên. Bàng-thông của Tiêu-Tuần trong Dịch-đồ-lược (248) quy-củ và mạch-lạc hơn nhiều. 28 cặp c̣n lại có đối-xứng ngoại-tại: lật ngược quẻ này sẽ được Quẻ kia trong cặp (Phản-quái ) và được gọi chung là Quẻ Tổng . Họ Ngu gọi chúng là Phản-phục . V́ quẻ Thác đối-xứng thượng-hạ nên tôi đặt tên Anh-ngữ cho chúng là catagrams (tiếp-đầu-ngữ Hy-lạp cata- có hai nghĩa là từ trên xuống dưới và hoàn-toàn). Tương-tự, tôi mệnh-danh quẻ Tổng là ambigrams (tiếp-đầu-ngữ La-ngữ ambi- có nghĩa là xung quanh). 

Toàn-kinh có 108 Hào dương và 108 Hào âm. Thượng-Kinh có 52 Hào dương và 56 Hào âm; ngược lại, Hạ-Kinh có 56 Hào dương và 52 Hào âm. Quân-bằng âm-dương được bảo-toàn và Đạo “âm-dương tương-thắng ” cuả Hoàng-đế trong Âm-phù-kinh luôn luôn được tôn-trọng.  

Thượng-Kinh có 6 quẻ Thác là Kiền/Khôn, Di/Đại-quá, Khảm/Ly, và 12 Quẻ Tổng, vị chi là 18 Quẻ. Hạ-Kinh chỉ có 2 Quẻ Thác là Trung-phu/Tiểu-quá, nhưng lại có (34-2)/2 = 16 Quẻ Tổng, vị chi cũng là 18 Quẻ. Quân-b́nh âm-dương kiểu Định-lư quân-b́nh của “Tâm hồn đẹp” John Nash (1950), được tái-lập ở cấp biệt-quái. Tôi gọi chung 36 quẻ cốt-cán này là cộng-quái (cograms). 

 Dịch-truyện gồm 7 thiên bắt làm 10 Truyện (cũng gọi là 10 Cánh tức Thập-dực) v́ Thoán-truyện, Tượng-truyện và Hệ-từ-truyện đều phân đôi:  

1)  Văn Ngôn Truyện chuyên tán rộng nghiă-lư hai quẻ Kiền Khôn.

2&3) Thoán-truyện  giảng rộng Thoán-từ và chia thành hai thiên Thượng, Hạ như Chính-Kinh. 

4)  Đại-Tượng-Truyện lập tượng cho toàn quẻ và cũng là đặc-tinh tinh-thần cho mỗi quẻ: chính Truyện này dạy ta Đạo làm đế-vương, đại-nhân, bề trên, chính-nhân quân-tử, tóm lại là Đạo làm Người.   

5) Tiểu-Tượng-Truyện  lập tượng cho từng Hào. 

6&7) Hệ-Từ-Truyện có chỗ chuyên-luận 2 quẻ Kiền Khôn, có chỗ giải-thuyết 15 quẻ khác (Trung-phu, Đồng-nhân, Đại-quá, Khiêm, Tiết, Giải, Đại-hữu, Khổn, Phệ-hạp, Bĩ, Đỉnh, Dự, Phục, Tổn, Ích), có chỗ nói sơ qua bối-cảnh lịch-sử trong đó Phục-hi, Thần-nông và Hoàng-đế làm ra Kinh Dịch và đặt nền tảng luận-lư, triết-lư và Dịch-lư cho Toàn-Kinh. 

8) Thuyết-Quái-Truyện luận riêng về tượng các quẻ đơn.  Khi nói đến quẻ Dịch, hoặc dùng tương-phản, hoặc dùng tương-sinh. 

9) Tự-Quái-Truyện thử giải-thích tŕnh-tự các quẻ trong Chu-Dịch. Thoạt nh́n vào ta tưởng như đây là một phương-thức giúp trí nhớ thứ-tự các quẻ. Tuy nhiên phải dùng hàng tá Dịch-đồ và luận-thức (Algorithms) mới cắt nghiă suông sẻ được tŕnh-tự hóc buá này. 

Theo Hồ Phác An, Truyện này chính là vài nét chấm phá của Trung-quốc-sử giao thời Thương-Chu, suốt từ quẻ Truân đến quẻ Tiểu-quá. Hai quẻ Kiền, Khôn là Tổng-luận và 2 quẻ Kư-tế, Vị-tế là Dư-luận.  Chí lư thay ức-đoán của họ Hồ.

Ngoài ra nếu ta xét đến 16 hỗ-quái (xem bài kỳ 62), tức quẻ lơi (nucleograms) là các quẻ có được bằng cách lấy 4 trung-hào tức 4 hào chính giữa quẻ rồi ghép 3 hào trên cùng làm thượng quái và 3 hào dưới cùng làm hạ-quái, ta sẽ được các quẻ: Kiền , Quyết , Khuể , Quy-muội , Gia-nhân , Kư-tế , Di , Phục , Cấu , Đại-quá , Vị-tế , Giải , Tiệm , Kiển , Bác  và Khôn.  Bây giờ, nếu ta xét hai trung-hào tức hai nhân-hào (Hào tam và hào tứ), 16 hỗ-quái này chia thành hai hạng Lăo và Thiếu. Tám quẻ Kiền/Khôn, Bác/Phục, Đại-quá/Di, Cấu/Quyết, Trung-hào đều là Thái-dương/Thái-âm cả, nên thuộc hạng lăo; tám quẻ Tiệm/Quy-muội, Giải/Kiển, Khuể/Gia-nhân, Kư-tế/Vị-tế, Trung-hào đều là Thiếu-dương/Thiếu-âm cả, nên thuộc hạng thiếu. Rút cục, 16 hỗ-quái quy về Tứ-tượng.   

10) Tạp-Quái-Truyện , khi nói đến quẻ, thường dùng phản-đối. Đó quả là một tŕnh-tự tân-kỳ cho 64 Quẻ do chính Đức Khổng tử khởi-công sáng-nghĩ. Trước tôi, ông Chu Thiện-Bồi đă viết quyển “Chu-Dịch Tạp-quái Chứng-giải ” để giải-thích cánh Kinh Dịch cuối này. Theo ông, Tạp-quái gồm các quẻ 4 Hào (Tetragrams) và 5 Hào (Pentagrams). Rút cục, có cả thẩy 2 x 6 + 62 x 5 = 322 Tạp-quái. Nếu ta cộng với 64 Bản-quái (gồm 64 x 6 = 384 Hào), là ta được 386 Quẻ. Mặt khác, nếu ta cộng 384 Hào nguyên-thủy với Dụng Cửu và Dụng Lục cuả 2 Quẻ Kiền Khôn, ta cũng được 386 Hào.  Muốn thấu hiểu nghĩa-lư Truyện này xin tham-khảo thêm sách “Độc Dịch Tam Chủng” (017, tr. 460-4, 594-8, 870-3). 

            Thoán-truyện, Tượng-truyện, văn-từ giản-phác, hẳn được viết ra trước tiên. Huống hồ Đại-tượng-truyện quẻ Cấn có câu: 位。Quân-tử dĩ tư bất xuất kỳ vị.” (Người quân-tử xem đó không suy nghĩ  ǵ vượt khỏi điạ-vị ḿnh). Câu này cũng là lời Tăng-tử phát-biểu trong Luận-ngữ (LN, XIV/26). Nên Thôi Thuật, trong "Thù Tứ Khảo-tín-lục " mới cho rằng phải làm ra sau thời Tăng-tử. Văn Thoán, Tượng truyện được viết ra khoảng đầu đời Chiến-quốc. 

          Văn-ngôn và Hệ-từ-truyện đều có rất nhiều "Tử viết", nên không thể là có từ trước thời Khổng-tử, mà là kư-lục cuả đệ-tử Khổng-môn. Sử-kư 史 記 (045) của Tư-mă Thiên có dẫn câu:" " (Thiên-hạ đồng-quy nhi thù-đồ.) (Thiên-hạ cùng về bằng đường khác nhau) (Hạ Hệ V/1). Đổng Trọng Thư (Xuân-Thu Phiền-lộ [280]) và Hoài-Nam-vương Lưu An , trong Hoài-nam-tử  (006), Q11: Tề tục, tr. 515) đều dẫn câu: " " (Lư sương kiên băng chí, cái ngôn thuận dă) (Dẵm sương, biết băng giá đến là đề-cập tốn thuận vậy). Cho nên Văn-ngôn và Hệ-từ-truyện không thể muộn hơn Sơ-Hán được. 

          Thuyết-quái-truyện chiụ ảnh-hưởng cuả thuyết "Ngũ-đức chung thủy 終始" cuả Trâu Diễn (305-240 B.C.?) ( =  Đấng chủ-tể ra ở phương đông ..., Chương V, Tiết 1) và thuyết "Ngũ-hành phối số tự  “ ( 數。Tham Thiên lưỡng Địa nhi ỷ số). Nhân trời với 3, chia đất với 2 mà dựa vào số, (Thuyết-quái-truyện, Chương I, tiết 2). C̣n Tự-quái-truyện lại được Hoài-nam-vương trích-dẫn: " 也,故 復。"(Bác chi bất khả toại tận dă, cố thụ chi dĩ Phục) (Hoài-nam-tử, Q10: Mâu-xưng , 006, tr. 479). Nên hai truyện này phải làm ra cuối thời Chiến-quốc. 

          Duy Tạp-quái-truyện không thấy Tư-mă Thiên đề-cập, chắc v́ truyện này chưa xuất-hiện trong Kim-văn thời đó.  

          Để nghiên-cứu Chính Kinh và Dịch-truyện quư độc-giả có thể dùng nguyên-bản và hoặc một trong năm dịch-bản Việt-Anh-Pháp-Đức-Hoa sau đây: 

278 Chu Dịch Chiết Trung 周易折中, Tái-bản, Thượng Hạ Tập, Thanh è Đại-học-sĩ Lư Quang-Địa 李光地 toản, Chân Thiện Mỹ, Đài-bắc, Tháng 7-1981.

402 Kinh Chu-Dịch Bản-Nghĩa, bản Việt-dịch cuả Cụ Cử Nguyễn-Duy-Tinh, Trung-tâm Học-liệu, Bộ Văn-hóa Giáo-dục, 1968.

401 I Ching, A new translation by Kerson and Rosemary Huang, Workman Publishing, New York, 1987.

403 Annales du Musée Guimet, Tome Vingt-troisième, Le Yi : King ou Livre des Changements de la Dynastie des Tsheou, traduit pour la première en Français par P.-L.-F. Philastre, en deux parties, Librairie d’ Amérique et d’Orient, 1982.

262  I Ging, 14. Auflage, Text und Materialien, Aus dem Chinesischen übersetzt von Richard Wihelm, Eugen Diederichs Verlag, München, 1990. 

404 Chu-Dịch Cổ-kinh Bạch-thọai Giải 周易古經白話解, Đệ-nhất bản, đệ-tam thứ ấn-loát, Lưu Đại-Quân 劉大均, Lâm Trung-Quân 林忠軍 trước, Sơn-đông Hữu-nghị Thư-xă, Sơn-đông, Tháng 7-1991.

 

 

 

Xem Kỳ 107

 

 

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com