www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch S Lược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 06

 

DỊCH NỘI-TRÚC

 

   

 

 

 

(Tiếp theo Kỳ 74)

 

Phiếm-Luận về Tứ-Thư, Ngũ-Kinh

 

Tứ-thư là bốn sách Đại-Học, Trung-Dung, Luận-ngữ, và Mạnh-tử. Cả bốn sách chỉ có Luận-ngữ là dẫn Dịch một lần duy nhất. Tuy nhiên, ta thử xét xem ba sách c̣n lại có bàn xa tán rộng về Dịch hay không?

Mặt khác, Kinh ThiKinh Thư không dẫn Dịch. Kinh Xuân Thu dẫn Dịch rất nhiều, sẽ xin đề-cập kỹ càng nơi CHƯƠNG VIII: TAM THÁNH DỊCH.

Không dẫn Dịch không có nghĩa là không dùng Dịch, như ta thấy bên dưới:

 

Đại-Học, Trung-Dung

 

Đại-HọcTrung-Dung đều bắt nguồn từ Đại-Dịch. Lấy tượng mà dẫn-chứng, ta nhận thấy rằng: không thấy một câu, một chữ của Đại-HọcTrung-Dung, mà không phù-hợp với tượng-nghĩa, tượng-số cả. Số bắt đầu từ trời 1, quẻ khởi nơi khảm tư. Tư, trời 1 là quẻ Phục. Phục là nhất dương sinh, là nhỏ. Sửu, đất 2, là quẻ Lâm, Lâm là lớn. Khảm giảng-tập giáo-sự. Chữ cổ giáo là vừa có nghĩa là học, vừa có nghĩa là dạy học, lại c̣n có nghĩa là răn đe nữa. Quẻ Lâm, nội-quái đoài, đoài là học. Từ khảm 1 đến đoài 10 ứng với quẻ cấn thành chung, thành thủy, niệm chung thủy nơi việc học nên mới gọi là Đại-Học. Chung thủy của Đại-Học trụ nơi quẻ cấn, tức nơi hào củu-nhị quẻ Kiền. Hào này có nghĩa là "Người quân-tử học để gom vào, hỏi để biện-luận, khoan-dung để cư-xử, nhân-nghĩa để hành-động", đó là cái học của đại-nhân. Cái học của đại-nhân do nơi thận-trọng từ vi-tiểu, ngăn chận gian-tà để giữ vững tâm thành, cải-thiện đời mà không sát-phạt, đức rộng mà giáo-hóa, đó chính là long-đức chính trung vậy. Cho nên gọi là Trung-Dung. Vậy nên Đại-HọcTrung-Dung đều gốc ở Dịch và đều khởi đầu từ hào cửu-nhị quẻ Kiền. Mà hào này vốn dĩ là hào khảm, hào ly. Khảm, ly hậu-thiên, nam-bắc chính trung, người quân-tử cứ trung-đạo mà đi. Đại-Học th́ đi từ ly sang khảm, c̣n Trung-Dung th́ đi từ khảm sang ly. Ly, khảm trên dưới chính là quẻ thủy-hỏa Kư-tế (Xem lại H́nh 6.32 Tiên-thiên Lục-thập-tứ-quái Trực-đồ nơi bài kỳ 72). Thánh-công, Vương-đạo đều hoàn-bị nơi đó cả.

 

Đại-Học 大學

Đạo của Đại-Học gốc ở trời. Thiên 1, số của khảm: do đạo sinh ra 1, rồi 1 sinh ra 2, âm-duơng hợp-đức, nên nói: "Nhất âm nhất dương chi vị đạo = Một hào âm và một hào dương gọi là đạo" (Hệ-Thượng V/1). Tư 1, sửu 2, về thiên-tượng là nhật-nguyệt, tư nhị-hợp với sửu, thiên-địa hợp-đức, nhật-nguyệt hợp-minh. Minh chính là quẻ Ly. Ly-khôn chính là quẻ hỏa-địa Tấn. Đại-tượng-truyện quẻ Tấn nói: "Minh xuất địa thượng, Tấn. Quân-tử dĩ tự chiêu minh-đức = Ánh sáng mặt trời mọc từ mặt đất mọc lên, tượng-trưng cho sự thăng tiến, người quân-tử coi đó mà tự làm sáng đức sáng của ḿnh". "Tự chiêu minh-đức" có nghĩa là người quân-tử đề-pḥng nghiêm-cẩn, e sợ mà lo "thận-độc" (cẩn-thận lúc chỉ có một ḿnh). Tượng hiện rơ nơi đông-nam của ly-khôn hậu-thiên, mà gốc vẫn c̣n nằm tại đông-bắc. Cho nên khảm và cấn hợp thành sơn-thủy Mông mà Đại-tượng-truyện bảo rằng: "Quân-tử dĩ quả hạnh dục đức = Người quân-tử coi đó mà quả quyết trong việc làm và nuôi lấy đức hay". Khảm cấn phản-phúc, Mông để dưỡng-chính, mà thánh-công xây nền nơi đó vậy. Tự nhiên, người quân-tử không những cải-thiện cho chính ḿnh mà c̣n "kỷ lập lập nhân", "kỷ đạt đạt nhân", "trùng ly kế chiếu". Đại-tượng-truyện quẻ Ly nói: "Minh lưỡng tác, Ly. Đại-nhân dĩ kế minh chiếu vu tứ phương = mặt trời hôm nay sáng rồi mai lại sáng, để mà sáng măi, kẻ đại-nhân coi đó, nối tiếp sự sáng để rạng soi bốn phương". Cho nên mới nói "tại minh minh đức". Kiền-nguyên số 1, Khôn-nguyên số 2. Kiền 1 chớ dùng, mà dùng Khôn 2. Kiền Khôn hợp đức, ắt chí-thiện. Số 1 sinh 2, 2 sinh 3, 3 là số của cấn. Cấn là chi (dừng), dừng nơi chí-thiện vậy. Biết dừng rồi sau mới định, biết dừng là phản thân tu đức, dừng nơi chí-thiện, âm dương hợp đức mà thành quẻ Kư-tế định-vị, bởi chưng sáu hào quẻ này đều xứng-vị. Định rồi sau mới tĩnh (Kiền động, Khôn tĩnh). Tĩnh rồi sau mới an (Thoán-từ quẻ Khôn: Tiên mê hậu đắc chủ … An trinh cát). An rồi sau mới lự (lo tính) bởi chưng cấn, khảm chỉ là một quẻ nếu ta cho chúng là một h́nh trụ dẹt (flat cylinder), khảm (dù là đơn hay kép) chỉ cần nhích lên một nấc là biến thành cấn đơn hoặc kép; khảm là tư-lự; Truyện quẻ Cấn nói: "Năng nghiên chư hậu chi lự = Hay t́m xét ở ư nghĩ." (Hệ-Hạ XII/2). Lự nhi hậu năng đắc bởi v́ Kiền Khôn hợp-đức, "Kiền dĩ dị tri, Khôn dĩ giản năng, di giản thiên-hạ chi lư đắc hỹ". Vật hữu bản mạt (Kiền Khôn đều là vật; Kiền là gốc, Khôn là ngọn), sự hữu chung thủy (Kiền là sự việc như trong quẻ Cổ, Cấn là thành chung, thành thủy), tri sở tiên hậu (Có bản-mạt chung thủy, ắt có tiên hậu). Tri sở tiên, ắt "tiên thiên nhi thiên phất vi = Làm trước trời mà trời không trái ư" (Văn-ngôn quẻ Kiền). Tri sở hậu, ắt "hậu thiên nhi phụng thiên-thời = Làm sau trời mà theo đúng ư trời" (Văn-ngôn quẻ Kiền). Bởi vậy, thứ-dân mới gần đạo.

Sau đây là toàn văn Chương Kinh của sách Đại-học (Xin tham-khảo bản Pháp-dịch của Cố Couvreur nơi phụ-lục I, La Grande Étude, mục 'PAROLE DE CONFUCIUS' bên dưới):  

Phiên-âm:

"Đại-hoc chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện. Tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc. Vật hữu bản mạt, sự hữu chung thủy, tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hỹ.

Cổ chi dục minh minh đức ư thiên-hạ giả, tiên trị kỳ quốc; dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia; dục tề kỳ gia giả. tiên tu kỳ thân; dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm; dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ư; dục thành kỳ ư giả, tiên trí kỳ tri; trí tri tại cách vật. Vật cách nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ư thành, ư thành nhi hậu tâm chính, tâm chính nhi hậu thân tu, thân tu nhi hậu gia tề, gia tề nhi hậu quốc trị, quốc trị nhi hâu thiên hạ b́nh.

Tự thiên-tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản. Kỳ bản loạn nhi mạt trị giả phủ hỹ; kỳ sở hậu giả bạc, nhi kỳ sở bạc giả hậu, vị chi hữu dă". 

Phiên-dịch:

Đạo của sách Đại-Học gồm ba điểm chính:

  1) Minh minh-đức: làm sáng đức sáng trời phú cho ta;

  2) Thân dân: dưỡng-giáo dân-chúng (Tŕnh-tử thế chữ thân bằng chữ tân là không đúng, bởi chưng thân là vừa nuôi dưỡng, vừa dạy dỗ, c̣n tân chỉ là dạy dỗ mà thôi);

  3) Chỉ ư chí-thiện: chỉ dừng lại khi đạt được cảnh-giới chí-thiện.

Biết được mục-tiêu rồi, phải quyết-định; định-trí rồi, trí cần tĩnh; trí tĩnh rồi, thân tâm phải thảnh thơi; thân tâm thảnh thơi rồi, mới duyệt xét sự vật để tiến tới cảnh-giới chí-thiện.

Bất cứ vật gi cũng phân-biệt đâu là chính-yếu, đâu là thứ-yếu. Bất kỳ việc ǵ cũng phân thành đầu, thành cuối. Người đă biết cái ǵ phải làm trước, cái ǵ nên làm sau, là đă gần đạo-lư Đại-học lắm rồi.

Vương-hầu xưa muốn cho muốn cho mọi người đều làm chương-minh đức sáng của ḿnh, trước tiên phải cai-trị giỏi nước ḿnh. Muốn cai-trị giỏi nước ḿnh, trước nhất phải khu-xử thuận thảo gia-đ́nh ḿnh. Muốn khu-xử thuận thảo gia-đ́nh ḿnh, trước hết phải tu thân. Muốn tu-thân, trước nhất phải làm cho tâm ḿnh b́nh-chính. Muốn làm cho tâm ḿnh b́nh-chính, trước hết phải làm cho ư-tưởng ḿnh đoan-chính. Muốn làm cho ư-tưởng ḿnh đoan-chính, trước tiên phải khai-triển triệt để trí-tuệ ḿnh. Con người khai-triển triệt để trí-tuệ ḿnh bằng cách xét vật, cùng-lư. Xét vật cùng-lư rồi sau mới biết đến nơi đến chốn. Biết đến nơi đến chốn, rồi sau tâm-ư mới chân thành. Tâm ư chân thành, rồi sau tính t́nh mới đoan-chính. Tính t́nh đoán chính rồi, bản thân mới tu-trị. Bản thân tu-trị rồi, gia-đ́nh mới chỉnh chu. Gia-đ́nh chỉnh chu rồi, quốc-gia mới thuận-trị. Quốc-gia thuận-trị rồi, thiên-hạ mới b́nh-trị.

Từ thiên-tử cho chí thứ-dân, tất cả đều phải lấy việc tu thân làm cỗi rễ. Như quả bản thân mà chưa tu-trị nổi, mà đă muốn quốc-gia, thiên-hạ b́nh-trị là sai vậy rồi. Ân-trạch phải nặng mà lại coi nhẹ, ân-trạch phải nhẹ mà lại xem nặng, là chuyện phi-lư, chưa từng xẩy ra bao giờ.

Mặt khác, Ly là quẻ phương Nam. Nơi tiên-thiên là ngôi quẻ kiền. Kiền hợp ly thành thiên-hỏa Đồng-nhân, nghĩa là thân. Kiền là vua, khôn là dân. Kiền ban, khôn nhận. Ly là thể kiền cưu mang khôn âm, rất ư là thân-thiết. Nên mới nói: "tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện". Thiện là Kiền-nguyên (Nguyên giả thiện chi trưởng dă = Nguyên là trùm mọi điều thiện, Văn-ngôn quẻ Kiền), chí là Khôn-nguyên (Chí tai Khôn-nguyên = Lớn vậy thay đạo Khôn, Thoán-từ quẻ Khôn). Kiền-nguyên số 1, Khôn-nguyên số 2. Kiền 1 chớ dùng, nên dùng Khôn 2. Kiền-Khôn hợp-đức, ắt chí-thiện vậy. Số 1 sinh 2, 2 sinh 3, 3 là số của cấn. Cấn là dừng lại, ngừng lại nơi chí-thiện vậy. Biết ngừng rồi sau mới định, biết ngừng là phản-thân tu-đức, ngừng nơi chí-thiện, ắt âm-dương hợp-đức mà Kư-tế định (Kư-tế định của Tạp-quái-truyện có nghĩa là cả 6 hào đều đúng ngôi). Định rồi sau mới tĩnh (Kiền động, Khôn tĩnh, ngừng nơi chí-thiện. Lấy Kiền hợp Khôn, là nhờ do động mà phản thành tĩnh vậy). Tĩnh mà sau mới an (Đức an trinh của Khôn). An mà sau mới lo toan (lự). Lo toan rồi sau mới đuợc. Vật có gốc ngọn, việc có đầu đuôi. Biết chuyện nào phải làm trước (trước là thể, minh-đức là thể), biết chuyện nào nên làm sau (sau là dụng, minh minh đức là dụng), lúc ấy thứ-dân mới gần đạo được.

Trong mệnh-đề "Cổ chi dục minh minh đức ư thiên-hạ giả", "minh minh đức" là do "Minh lưỡng tác, Ly. Đại-nhân dĩ kế minh chiếu ư tứ phương". Đó chính là nhờ do Ly mà trở về Khảm. Biết việc ǵ phải làm trước, tất trước tiên phải lo toan việc nước. Do Ly (hỏa) ở chính-nam sang Tốn (phong) ở đông-bắc hợp thành quẻ hỏa-phong Đỉnh, Đỉnh thông Truân, Truân kiến hầu, Đỉnh ngưng mệnh, chính là sửa sang việc nước vậy. Từ Tốn ở đông-nam xoay sang chấn ở chính-đông, tốn là tề, chấn (lôi) tốn (phong) hợp thành lôi-phong Hằng là quẻ chủ-tŕ đạo vợ chồng.Trên theo tốn (phong), ly (hỏa) hợp thành quẻ phong-hỏa Gia-nhân. Đó chính là tề-gia vậy. Chấn

lật ngược thành cấn (phản thân tu đức), chính là tu-thân vậy. Tu-thân là gốc, từ ly đến cấn, từ thiên-hạ, quốc-gia mà trở về bản thân, tức thị đức từ dụng mà quay về

H́nh 6.37 Đại-Học Dịch-Đồ 

thể vậy. Lại từ cấn ở đông-bắc chuyển sang khảm ở chính-bắc (khảm là duy tâm hanh = chỉ trong ḷng là hanh thông), chính nơi thiên 1, đó là chính-tâm vậy.Do khảm ở chính-bắc mà trở về kiền ở tây-bắc, ư xuất tự ḷng. Kiền là lời nói (ngôn ), cấn là thành, hai chữ ghép lại thành chữ thành là tâm thành. Cho nên nói: "Thành kỳ ư giả dă". Tri-giả triệt thủy, triệt chung, nghe một biết mười. Đó chính là kẻ sĩ như Nhan-Hồi mà Đức Khổng-tử đă từng chiết-tự (chữ sĩ gồm chữ thập là 10 trên chữ nhất là 1). Do Kiền là 1 chuyển sang Đoài là 10, Kiền tri thái thủy, trí chí chí chi, từ khảm 1 đến đoài 10 là "trí kỳ tri giả dă". Do đoài mà xoay sang khôn, khôn là vật, đối-diện với cấn. Cấn là tay "cách chi", nên mới nói rằng: "Trí chi tại cách vật". Từ cấn mà đến khôn là kết-thúc. Đó là đức của thể, đều là biết việc ǵ phải làm trườc cả.

Đă biết cái ǵ phải làm trước, ắt biết cái ǵ nên làm sau, cách vật rồi sau mới tri chí, tri chí rồi sau mới ư thành, ư thành rồi sau mới tâm chính, tâm chính rồi sau mới tu thân, tu thân rồi sau mới gia tề, gia tề rồi sau mới quốc trị, quốc trị rồi sau mới thiên-hạ b́nh. Đó là do gốc mà lần lên tới ngọn, do thể mà đạt dụng. Nơi bát-quái, từ khôn sang đoài, từ đoài sang kiền, từ kiền sang khảm, từ khảm sang cấn. Cấn là tu thân, tu thân là khởi điểm của gia tề, thành chung thành thủy. Rồi chấn, rồi tốn, rồi ly, rồi lại trở về khôn. Đó là đại-dụng của toàn-thể, không ǵ là không minh.  Cho nên đạo-lư của Đại-học bắt đầu nơi "minh minh đức". Minh lưỡng tác là ly. Rút cuộc thiên-hạ b́nh chẳng qua chỉ là b́nh khảm. Khảm ly chính trung, do thể đạt dụng, ắt thủy-hỏa Kư-tế công thành, cương nhu chính mà ngôi đáng: biết ngừng rồi sau mới định. Dịch-đạo đă hoàn-bị. Từ thiên-tử cho chí thứ-dân, tất cả đều phải lấy việc tu thân làm gốc rễ, nghĩa là nhân-lọai đă phân chia giai-cấp. Chỉ có đạo mới làm b́nh-đẳng được. Danh loại, lớn nhỏ đă bất nhất, chỉ có đạo mới đồng nhất được. B́nh-đẳng, đồng nhất nên mới nói: "nhất thị giai dĩ tu thân vi bản". Cấn là thân, cấn cũng là ngừng, ngừng nơi trước sau, cái ǵ cũng đồng-quy nơi cảnh-giới chí-thiện. 

Trung-Dung 中庸

 

Xin tham-khảo bản Pháp-dịch của Cố Sérephin Couvreur, nơi Phụ-Luc II, L’Invariable Milieu. 

Chữ trung trong Trung-Dung chính là chữ trung trong khảm-ly trung-chính. Chữ dung, phần trên là chữ canh, thích nghĩa âm-dương bắt đầu từ ất, canh. Chấn hậu-thiên xuất-phát từ phương đông, làm đầu mối cho mọi thứ vật (thủ xuất thứ vật), canh tân muôn tượng, cho nên khi nạp giáp, chấn mới nạp canh. Mà canh ngôi gốc lại ở phương tây, thuộc đoài chính thu, chấn nhân, đoài nghĩa, thiết-lập nhân-đạo. Nên nghĩa chữ dung, kết-hợp hai tượng chấn-đoài, kiêm-dụng nhân-nghĩa. Tŕnh-tử nói: "Không đổi gọi là dung". Chu-tử nói: "Dung nơi đạo thường vậy". Văn-ngôn, hào cửu-nhị quẻ Kiền nói: "Dung ngôn chi tín, dung hạnh chi cẩn = Trong lời nói thường, giữ được điều tín, trong nết thường làm, giữ được điều cẩn-thận". Đoài là lời nói, chấn là nết làm, thủ-tượng cực kỳ minh-hiển.

Mệnh trời gọi là tính (Thiên-mệnh chi vị tính). Duy mệnh trời, ḥa-mục mà thôi. Trời là Kiền. Mệnh trời ắt là Kiền-nguyên, muôn vật nhờ đó mà sinh ra (Kiền-nguyên tư thủy). Mà khảm lại là đầu mối, tức thị một hào dương chính giữa khảm là tính vậy. Đức Khổng-phu-tử khi tán Dịch nói: "Lợi trinh là tính-t́nh vậy". Lại nói: "Nhất âm nhất dương chi vị đạo. Kế chi giả thiên dă. Thành chi giả tính dă. = Một âm một dương gọi là đạo. Nối tiếp đạo là điều lành, làm nên đạo là tính" (Hệ-Thượng V/1, 2). Lại nói: "Thành tính tồn tồn, đạo-nghĩa chi môn. = Cái tính đă thành rồi, cứ c̣n măi c̣n măi, là cửa ngơ của đạo-nghĩa" (Hệ-Thượng VII/2). Lại nói: "Cùng lư tận tính dĩ chí ư mệnh. = Xét lư đến cùng, bàn hết tính mà đạt tới mệnh" (Thuyết-quái-truyện I/3). Lời giản, ư sâu, nguyên-ủy phân-minh, trực-tiệt xác đáng. Hậu-nho bàn về tính-lư hàng vạn lời, um tùm bát nhă mà có ai hiểu ǵ đâu.

Tuân theo tính gọi là đạo, tức thị cái tính đă thành rồi, cứ c̣n măi, c̣n măi. Tuân theo tính gọi là đạo, chứ không phải tính gọi là đạo. Đạo gốc nơi trời, tính do trời phú-dữ. Con người không được đánh mất tính trời phú-bẩm, tức là có thể hợp với thiên-đạo. Ở Dịch-tượng, Khảm là tính, tính ẩn-phục trong tâm nên khó thấy. Khảm là đức-hạnh thông thường, nghiên-tập giáo-sự, dạy người khác xét dân t́nh, cho nên mới thành tính. Vậy nên mới nói tu đạo là dạy dỗ.

Tính khó thấy. Cảm ứng nơi vật mà động là t́nh. T́nh lại cũng khó thấy, mà thấy nơi sắc. Tỷ như thất-t́nh hỉ nộ ai cụ ái ố dục, thấy nơi sắc, thấy nơi lời nói, thấy nơi hành-động. Tính t́nh trinh cố nơi thiên nhất. Động ắt thấy nơi t́nh, nơi sắc, nơi nết. Nhưng lúc mừng giận vui buồn ắt bất nhất. Lúc đó từ cấn chuyển sang chấn mà lại lấy tốn để tề-chỉnh cho bất nhất trở thành chuyên nhất mà hợp với đạo. Cho nên không thể dời đạo dù là trong một khoảnh khắc. Tượng đó từ khảm sang thấu tới ly. Ly là mắt thấy, khảm là tai nghe.   

Giới-thận chỗ mắt không thấy, sợ sệt nơi tai chẳng nghe, không ǵ là chẳng thấy được nơi khuất-tất, không ǵ là chẳng rơ rệt chốn vi-ti, đều là khảm tâm, tâm khảm, giấu kín mà lại rơ rệt. Khảm tâm ở giữa trời đất, nên mừng giận vui buồn lúc chưa phát ra gọi là trung. Khảm phát ra từ một lên đến mười. Khảm-đoài là thủy-trạch Tiết nên nói rằng phát ra mà trúng-tiết.  

Ở tiên-thiên, Kiền-Khôn là trung, ở hậu-thịên Chấn Đoài là ḥa, nên mới nói: "Trung ḥa triệt để nên trời đất định ngôi ư? Muôn vật hóa dục ư?" Dịch nói: "Dịch dữ thiên địa chuẩn, cố năng di–luân thiên-địa chi đạo = Dịch lấy trời đất làm chuẩn nên mới năng sửa sang được đạo của trời đất" (Hệ-Thượng IV/1). Chấn đông, đoài tây. Lấy

H́nh 6.38 Trung-Dung Dịch-Đồ 

chấn ở măo, đoài ở dậu làm chuẩn, là nơi mặt trời, mặt trăng mọc lặn, thiên-tượng nửa úp nửa mở. Khảm chính-bắc, Kiền tây-bắc, Cấn đông-bắc không thấy được. Khí của trởi khởi nơi hợi, tư vi-tế nên không cảm nhận được.

Khảm là số 1, Phục là nhỏ, nên đức nhỏ th́ như sông ng̣i chẩy khắp (Trung Dung, Chương XXX). Sửu là số 2, Lâm là lớn, nên đức lớn th́ nồng-hậu, làm cho muôn vật sinh sinh hóa hóa tự nhiên (Trung Dung, Chương XXX). Số 1, số 2 là tâm của trời đất,

là đại-bản của thiên-hạ. Trời 1 không dùng, dùng sửu 2, là cấn thành-ngôn. Chữ thành và chữ ngôn hợp lại thành chữ thành là chân thành.  Tiền khảm hậu chấn là lôi-động Truân kinh-luân nên chỉ là chí-thành của thiên-hạ ngơ hầu kinh-luân đại-kinh của thiên-hạ, thiết-lập đại-bản của thiên-ha. Trời số 1 không dùng, dùng từ số 2 đến số 10, cho nên phàm cửu-kinh (tu thân = sửa ḿnh, tôn hiền = khuyến-khích người hiền, thân thân = thân-thiện với người thân, kính đại-thần = tôn-kính các vị đại-thần, thể quần-thần = thể-tất công-lao các quan, tử thứ-dân = thương mến nhân-dân như con, lai bách-công = giúp đỡ các nhà công-nghệ, nhu viễn-nhân = đối đăi nhu-ḥa với các khách phương xa, hoài chư-hầu = tưởng nhớ các nước chư-hầu) của thiên-hạ quốc-gia đều điều-hành nơi số 1 cả (Trung Dung, Chương XX).

Khảm chính-bắc, Kiền tây-bắc, cấn đông-bắc. Kiền là thiên-đạo, trực-đối với tốn là thẳng. Lại là duỗi ra, xuất-phát từ tư. Khảm 1, đoài 10, động mà thẳng, thẳng mà trúng-tiết, chỉ có thánh-nhân mới làm được. Số 2 là co lại, nên nói: thứ đến trí-khúc. Gốc cấn phương đông là nhân-đạo, cấn thành-ngôn, khuất khúc hữu thành. Cấn dần, Thái hanh thông, chấn xuất-phát dụng-sự, muôn vật nứt vỏ, thành là có h́nh, tốn là vật khiết-tề. Có h́nh ắt rơ rệt, ly lả tương-kiến, rơ rệt ắt sáng sủa, đều khảm thấu ly phát-động. Minh-động biến hóa, do ly-khôn mà đoài-kiền, nên nói duy thiên-hạ năng hóa.

Thành  là cấn, không thành v́ không có vật, cho nên người quân-tử lấy thành làm quư, đồng nghịă với "Tất cả đều phải lấy việc tu thân làm cỗi gốc" của Đại-Học. Trước sau nhất-quán, bởi chưng cấn dần là nhân-vị, Thầy Tăng-tử có nói: "Người quân-tử không nghĩ ngợi ra ngoài địa-vị của ḿnh" (Đại-tượng-từ quẻ Cấn) và "Mỗi ngày ta xét ḿnh ba việc: v́ người mưu-tính ta chẳng hết ḷng chăng? Cùng bạn bè giao-du mà ta chẳng tin thật chăng? Thầy dạy mà ta chẳng học tập chăng?" (Luận-Ngữ, I/4). Ta có thể đoan chắc rằng chỉ một Thầy Tăng-tử được truyền pháp "Nhất Quán" của Đức Khổng-phu-tử. Đại-HọcTrung Dung đều xoay quanh việc sửa ḿnh, tức quanh ngôi cấn dần. Hào-thần cửu nhị quẻ Kiền kép tại dần, nên nghĩa của hai sách Đại-HọcTrung Dung đều xuất-phát từ hào cửu-nhị quẻ Kiền. Song le, khi tán Dịch Phu-tử cũng nói đến hai hào tam-tứ của tam-cực thiên-địa-nhân. V́ sao vậy? Bởi v́ hai hào nằm ở vùng biên-giới giữa nội-quái và ngoại-quái, tức thị là chính giữa của toàn quẻ. Nói khác đi, vừa là cuối của nội-quái, vừa là đầu của ngoại-quái. Điều này rất quan trọng khi lật qua lật lại các quẻ. Cho nên Dich mới nói nhân-đạo thường trụ tại hai hào này. Cho nên mới lấy cấn dần để minh-hiển đạo sửa ḿnh. Đó chính là cái ta gọi là đồng-điều nhất-quán: thành là chung-thủy của vật, c̣n cấn là quẻ thành chung thành thủy vậy. Thành là cấn mà chí-thành là kiền. Đạo chí thành là phản thân tu đức. Do cấn mà phản thành khảm (flat cylinder), do 3 mà trở về 1, tức là cái ta gọi là gồm 3 vào 1. Gồm 3 vào 1 là tượng của Thái-cực. Thái-cực lấy vô ngậm hữu, từ khảm đến kiền, tức do hữu nhập vô. "Đạo Dịch không nghĩ ngợi ǵ cả, không làm ǵ cả, yên lặng chẳng động, cảm mà biết ngay được nguyên cớ của thiên-hạ, nếu không phải là chí-thần trong thiên-hạ th́ đâu có làm được như vậy?" (Hệ-Thượng X/4). Vậy nên đạo chí thành có thể biết trước được.

Kiền tây-bắc là thiên-đạo, cấn đông-bắc là nhân-đạo. Thiên-địa-nhân, tư sửu dần, tam kiến dụng trung, kiến trung lập cực. Cấn sửu là thân, cấn dần là đám đông, là tam-thứ, nên nói: "Đạo người quân-tử phải lấy việc sửa ḿnh làm căn-bản. Phải trưng cầu ư dân". (Trung Dung, Chương XXIX). Tư thiên-kiến, sửu địa-kiến, dần nhân-kiến, là "Tam-Vương" (Ba Minh-vương  thời Tam-đại tức Hạ Vơ, Thương Thành-Thang và Chu-Văn-Vương), "Tam-Thống" (Thiên-Thống, Địa-Thống, Nhân-Thống), nên nói: "Phải khảo-sát chính-sự Đời Tam-Vương để tránh những sai-lầm" (Trung Dung, Chương XXIX). Biết trời nơi quẻ Kiền, nên nói: "Đối-chất với quỷ-thần mà không nghi-ngờ" (Trung Dung, Chương XXIX). Biết người nơi quẻ cấn, nên nói: "Trăm năm về sau, đợi bậc Thánh-nhân khác ra đời, lời nói của ḿnh không bị nghi-hoặc" (Trung Dung, Chương XXIX). Theo đó trời đất ở tư, sửu mà gốc lại ở tuất, hợi, người quân-tử lấy số một chữ thành mà chung-thủy, tức lấy cấn mà chung-thủy vậy. Thành ắt có h́nh, có h́nh ắt rơ-rệt, rơ-rệt ắt sáng-sủa, sáng-sủa ắt động, động ắt biến, biến ắt hóa. Kiền tây-bắc dung-ngôn, dung-hạnh mà kết-thúc, Kiền tuất ở xa, Khôn thân ở gần, biết cái xa ở gần vậy. Tốn đông-nam th́n, phong-hóa từ Kiền hợi tới, biết phong-hóa từ đâu tới. Kiền hợi tế-vi, Cấn dần rơ-rệt, biết tế-vi của rơ-rệt. Người quân-tử nhập-đức thâm-tàng dưới quẻ Kiền nơi cung hợi, cái người khác không thấy th́ giấu ngầm. Kiền là góc tây-bắc nhà ở, xem ở nhà ngươi, Kiền là búa ŕu, người quân-tử không cần dùng búa ŕu mà nhân-dân sợ oai. Kiền tây-bắc là đạo chí-thần của trời, sửu dùng trung, gốc ngọn đều tại đó. Kiền là thiên-thần-đạo, Chấn không tiếng, không mùi, nên Đức Khổng-phu-tủ mới nói: "Phải dùng đến thanh và sắc để giáo-hóa dân, th́ đó là mạt-kế vậy" (Trung Dung, Chương XXXIII). Kinh Thi nói: "Đức nhẹ như lông, lông c̣n thấy lớn nhỏ", chỉ có đức của trời là không tiếng, không mùi vậy. Ấy mới thật cao-siêu mầu-nhiệm vậy!

Mạnh-tử 孟子
 

Bẩy thiên Mạnh-tử dẫn Thi 26 lần, luận Thi 4 lần, dẫn Thư 17 lần, luận Thư một lần, luận Lễ và Xuân Thu rất nhiều lần. Nhưng tuyệt nhiên không bàn đến Dịch. Hậu-nhân ngờ là Mạnh-tử không giỏi Dịch. Trong Ngữ-lục, Lư-Dung-Thôn dám nói: "Mạnh-tử chắc là chưa từng thấy Kinh Dịch, binh sinh tinh-thông Thi, Thư, Xuân Thu, Lễ-Kinh, nhưng không thuộc". Ô hô! Dung-Thôn tự cho ḿnh là đại-nho, mà thốt ra lời đó. không những là không hiểu Mạnh-tử mà c̣n không hiểu Dịch nữa. Trong Mạnh-tử Đề-từ, Triệu Bân-Khanh khảng-khái nói: "Mạnh-tử thông Ngũ-kinh lại sở-trường về Thi, Thư. Tuy thời Mạnh-tử chưa có danh-xưng Ngũ-Kinh, nên lời của Bân-Khanh chưa thể dựa vào để thực-lục". Tuy nhiên, trong sách của Mạnh-tử, vi-ngôn đại-nghĩa rẫy đầy, sao dám bảo là chưa biết Dịch?

Thiệu-tử nói: "Biết Dịch bất tất dẫn-dụng giảng-giải mới là biết Dịch. Mạnh-tử viết sách chưa hề bàn đến Dịch nhưng trong sách Mạnh-tử đă bàng bạc Dịch-đạo rồi. Nhưng ít ai nhận chân được điều đó. Người biết dùng Dịch là đă biết Dịch rồi. Như Mạnh-tử có thể gọi là thiện-dụng Dịch". Dùng Dịch ngay tại bản thân chứ không phải trong lời nói.

H́nh 6.39 Mạnh-tử kiến Lương-Huệ-Vương 

Dịch nói: "Nguyên là trùm mọi điều thiện, lợi là ḥa-hợp mọi điều nghĩa" (Kiền Văn-ngôn). Trong H́nh 6.39, phía đông chấn là Mạnh-tử, phía tây đoài là Lương-Huệ-Vương. Kiền lấy đức nhân của chấn để hành-động. Đoài tây không đả-động ǵ đến lợi. Lớn vậy thay! Khi Mạnh-tử đến gặp Lương-Huệ-Vương, Vương hỏi: "Ngài có đem lợi ǵ đến cho nước của quả-nhân không?" Mạnh-tử đáp: "Hà tất nói đến lợi. Chỉ có nhân-nghĩa mà thôi!" Nhân-nghĩa là hai quẻ chấn và đoài vậy. 

Trong H́nh 6.40, trời đất lập-cực phương bắc và phương nam. C̣n đông và tây dùng để duy-tŕ thái-b́nh. Nhà vua ở tại phương bắc, ngoảnh mặt về nam để nghe thiên-hạ. Ly chế lễ, khảm tác nhạc. Nhà vua để lại di-tích nơi Kinh Thi trong hai thiên Chu Nam và Chiêu Nam của Quốc Phong, chu hành thiên-hạ. Nhị Nam an-nghỉ th́ vương-tích tắt, mà Kinh Thi mất theo. Chính là nam, bắc lập cực th́ Kinh Thi và vương-tích tiêu-vong. Mà đông. tây duy-tŕ thái-b́nh th́ Kinh Xuân Thu chép Vương-sự không thể nào không làm. Kinh Thi tiêu vong th́ Kinh Xuân Thu tác, đó là công của Đức Khổng-phu-tử. Bẩy thiên sách Mạnh-tử nối gót Kinh Xuân Thu, đều là chuyện trị-lọan

H́nh 6.40 Kinh Thi và Kinh Xuân Thu 

 phản-phục, muốn loạn trở thành trị, biên chép đoài ở dậu đi qua măo, bẩy bẩy đảo lộn để cho loạn trở thành trị. Đó là lư-do tại sao sách Mạnh-tử được viết ra. 

H́nh 6.41 Đông-di, Tây-di 

H́nh 6.41 miêu-tả chấn-đoài đông-tây trước sau sinh đế-vương: Đế Thuấn, là người Đông-di sinh ra trước; Văn-Vương là người Tây-di sinh ra sau. Hai đất cách xa nhau, đời nối tiếp nhau, mà đông tây đắc-chí nhập Trung-Quốc. Hóa ra là đông-tây hạp-hợp-tiết như phù-tiết. Hợp đông-hành thiên-hạ, không ǵ là chẳng thông. Đắc-chí đi vào Trung-Quốc như hợp phù-tiết. Đế Thuấn, Văn-Vương trước sau đông-tây, đường lối nam-bắc, nếu so-sánh thấy như một. Đó là khảm bắc số 1. Tiên-thánh, hậu-thánh  đường lối chỉ là một. Điều đó nói lên thánh-nhân đắc-chí trước sau như một, bất-đắc-chí trước sau như một. Về sau đường lối Khổng-tử là một vậy. Đường lối Mạnh-tử cũng là một vậy. 

H́nh 6.42 Nghiêu Thuấn, Thành Thang 

Trong H́nh 6.42, Thiên-địa nam-bắc ly-khảm thủ-vỹ là đạo-thống thủ-vỹ thủy-chung Đế-vương Thánh-hiền dùng để tiếp-tục truyền lại đời sau qua ly-khảm. Cho nên Nghiêu Thuấn ly trên, Thang khảm dưới truyền-thế, đời sau nh́n lại là Thang ly trên, Văn-Vương khảm dưới, rồi Văn-Vương ly trên, Khổng-tử khảm dưới, trên dưới đều do quái-số 5, đều do hơn năm trăm năm, từ ly trên đưa mắt nḥm xuống ắt thấy mà biết. Đến như khảm dưới tai nghe, ắt nghe mà biết được. Trên dưới ly-khảm truyền lại đời sau, từ Nghiêu, Thuấn cho đến Thang, từ Thang cho đến Văn-Vương, từ Văn-Vương cho đến Khổng-tử đều như thế cả. Từ Khổng-từ truyền đến Mạnh-tử, Đạo-thống truyền đời gián-đọan ly-khảm thủ-vỹ cuối cùng sợ sệt vậy. 

Từ Khổng-tử đến Mạnh-tử chỉ hơn một trăm năm chứ chưa đến hơn 500 kết thúc đạo thống của các đời trước. Mà tượng thiên-địa ly-khảm thủ-vỹ, ly ngọ Kiền trung-thiên, Nghiêu Thuấn truyền-thế, ngọ mùi thân dậu, Nghiêu Thuấn rồi Thang,  rồi Văn-Vương, rồi Khỏng-tử, từ ly ngọ đến đoài dậu đều là thánh-nhân sự đồng sự loại nơi trời đất, mà ngọ dậu kết-thúc ở tuất, tức thấy ngay kết cục khác thường. Cho nên người quân-tử phản kinh mà thôi. Kinh-chính thứ-dân, vô-tà ấy chính là ứng vậy. Hóa ra là tây-bắc tuất-hợi không số làm gián-đoạn chu-kỳ 500 năm của liên-tục đạo-thống tại tuất là vô-hữu; trời đất nam-bắc, ly khảm nam-bắc, đuôi không kết-thúc, là sau Mạnh-tử là vô-hữu ư? Chẳng qua Dịch là pháp-tượng của trời đất. Cổ-đế-

H́nh 6.43 Thánh Hiền

vương hành-sự, thánh-hiền lập thuyết đều dựa vào pháp-tượng của trời đất, đều từ

tượng mà nghĩ rồi mới nói, nghị rồi mới hành-động, nghĩ-nghị để thành biến-hóa, biến-hóa là h́nh-thượng-đạo của Dịch, nghĩ-nghị là h́nh-hạ-khí của Dịch. Đặt để cất lên chính là cái mà bàn dân thiên-hạ gọi là sự-nghiệp. Cổ-đế-vương hành-sự đều như thế cả. Các kinh-đồ trong năm quyển Thư-kinh và Chu-Quan đều là đại-tượng-đồ của

Dịch ngơ hầu hiểu Dịch và thấy các kinh khác đều xuất-phát từ đại-tượng nguyên-thủy của trời đất. Nghi-lễ trong kinh, Dịch-chỉ trong quái-hào phần nhiều như thế. Đến như Luận-Ngữ, theo ḷng muốn mà không vượt qua khuôn–phép = từng tâm sở dục bất du củ (Luận-Ngữ II/4), đều có khí tại đồ không kiềm-chế, đều là thuyết nghĩ-nghị biến-hóa của thượng-đạo nghĩ-nghị. Năng hiểu rơ điều ấy tức thị có thể nhất nhất tự-thông, về Dịch có thể vứt bỏ h́nh-hạ-khí mà bàn h́nh-thượng-đạo. C̣n như nếu không hiểu h́nh-hạ-khí, th́ bàn về h́nh-thượng-đạo có thể sai ngàn dặm mà không hay vậy. Cho nên các Dịch-đồ thượng-dẫn đều là h́nh-hạ-khí đấy. Khá coi chừng!

 

  

 

 

Xem tiếp Kỳ 76

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com