www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch S Lược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 07

 

DỊCH NGOẠI-HÀM

 

 

 

(Tiếp theo Kỳ 85)

Dịch Tu-Từ

 

Biện thị dữ phi: (Chu Dịch Chỉ, 220, Tập VIII, tr. 301-305) 

Trước khi đọc tiếp, xin thức-giả ôn lại tiết-mục 'Khôn trực-phương, Kiền-hoàn-đại' nơi bài kỳ 81. Dịch-gia mà về sau giữ vững được niềm tin, th́ thị-phi càng không thể không bàn đến. Như Ngu-thị Dịch, tiết-mục Khôn sơ tư, con giết cha, tôi thí vua, tượng bảo là Khôn âm từ từ mà thành Độn giết cha. Từ từ thành Bĩ thí vua. Dịch Khôn âm ngộ sơ Cấu, mùi nhị Độn, trời đất nam-bắc, ngọ quá giữa, mùi Độn thoái,  muôn vật nơi mùi, biết tiến, biết lui, đă không phạm lỗi quá trung, quân-tử Độn thoái, chắc chắn làm quân-tử, tiểu-nhân Độn thoái vẫn là tiểu-nhân, duy tiểu-nhân không biết lùi, Khôn âm tiến bèn thành Bác. Thượng Kiền cha, thể chẳng thấy, mà cấn cùng-hào, nam cùng là tượng nghịch-thượng, giết cha (Giết cha đều là nam-cùng, sợ giết tứ-nghịch). Bèn là Bác biến gần kề, da thân-phụ, tan nhà, là tượng gia-diệt. Ấy là do quẻ Bác, Khôn dần dần từ đó mà ra, con giết cha vậy. Có thể bảo là quẻ Độn được sao ? Khôn âm, thân tam Bĩ, trời đất tây-nam đông-bắc, ngũ-nhị Bĩ, ngôi chính đáng vậy. Vua kiền tôn, bầy tôi khôn thấp hèn, trời tôn, đất ti, kiền-khôn định, là Bĩ, tức thiên huyền điạ hoàng, trên dưới biện-bạch, là Bĩ, là không có chuyện bầy tôi qua mặt mối lo cuả vua. Duy tiểu-nhân gặp Bĩ, không biết đường lui, khôn âm tiến bèn tích bất-thiện thành Bác, lại tích bất-thiện thành khôn chung. Bên trên không thấy tượng kiền quân-thể, khôn ở trên kiền, kháng-long chiến kiền, máu đen vàng, là tượng nghịch-thượng, tôi giết vua. Bèn là khôn 'mê phục chung hữu đại-bại, dĩ kỳ quốc-quân hung = mê-muội không trở lại, rút cuộc thua to, đến như ông vua trong nước th́ xấu' (Phục thượng-lục). Khôn 'phục sương' là tượng gia diệt, quốc diệt. Ấy là khôn dần dần từ đó mà ra, tôi giết vua, mà bảo là quẻ Bĩ, coi được sao ? [Bĩ là vua quá tôn, tôi quá thấp hèn, thiên-hạ vô-bang, vô-tại, thần-hạ bao thừa (bao dung sự vâng thuận), bao tu (chứa đựng sự xấu-hổ) mà đánh đổ cái Bĩ vậy (Bĩ lục-nhị, lục-tam và thượng-cửu)]. Ấy là tượng trời đất đại-biến, Phục tư biến Bác, kiền quân-phụ (vua, cha) biến khôn, đều là tây-bắc tuất, ghét tích mà tượng là tượng diệt rành rành như thế mà bảo rằng Độn, Bĩ là quẻ mùi, thân, mà coi được sao ? Tự-quái-truyện có cha con, có vua tôi, Ngu-Phiên dựa theo quẻ Hàm nói là : trên có kiền cha, dưới có cấn con, tam đi lên thượng, trên kiền vua, dưới khôn tôi, bảo là có cha con. Độn, kiền-cấn có vua tôi, Bĩ kiền-khôn, Độn-Bĩ là cái Ngu-Phiên gọi là quẻ con giết cha, tôi thí vua. Nơi Tự-quái-truyện, tại sao lại lấy con giết cha, th́ c̣n ǵ là cha con  nữa, mà bảo là Tự-quái-truyện có cha con sao ? Tại sao lấy tôi thí vua, vua tôi không c̣n là vua tôi nữa, mà bảo là Tự-quái-truyện có vua tôi sao ? Không biện thị-phi có thể được sao ? Khôn lợi tây-nam được bạn, tây-bắc mất bạn, là Khôn-thân tây-nam đối Kiền-dần tây-bắc. Thân-dậu nam được bạn dương đông-bắc. Được bạn lợi dần đông-bắc, mất bạn âm tây-nam, mất bạn lợi (Dần Thái-nhị bạn mất), mà quẻ Khôn âm chủ lợi, Kiền là quẻ dương vậy. Mà họ Ngu bảo rằng được bạn dương-minh, mất bạn âm tối, chủ nạp-giáp tây-nam chấn xuất cấn, đoài thấy đinh, đương nguyệt-hậu dương-minh, là tây-nam được bạn, bảo đông-bắc khôn nhập ất, khảm tàng quư, đương nguyệt-hậu âm-hối, là đông-bắc mất bạn, ắt là được bạn dương-minh Khôn lợi, mất bạn âm-hối Khôn bất-lợi, Khôn Thoán-từ nói, lợi tây-nam được bạn, đông-bắc mất bạn, là sao vậy ? Dịch tiên-hậu–canh (hào-từ cửu-ngũ quẻ Tốn) đối tiên-hậu-giáp (Lời Thoán quẻ Cổ), tức tây-nam thân-canh đối đông-bắc dần-giáp. Họ Ngu, chỗ 'tây-nam được bạn', cử-lệ canh-đinh, chỗ 'đông-bắc mất bạn', cử-lệ giáp-quư, mà bèn bỏ rơi đông-bắc giáp, dẫn đông-nam ất để hoàn-tất đông-bắc quư, là cái lư-thú ǵ ? Ấy là Họ Ngu lấy nguyệt-hậu giáp kiền-hoàn không đúng phép. Cái mà họ Ngu bảo là 'mất bạn âm tối' chẳng qua chỉ là bỏ qua đông-bắc giáp không nói tới mà lại dẫn đông-nam ất để hoàn-tất đông-bắc quư. Mà đông-bắc giáp biểu-đạt tượng Kiền-quả không đề-cập, bỏ hay là không bỏ ? Chỗ 'mất bạn', đúng ru ? Sai ru ? Điều đó hẳn không phải là tượng thiên-điạ nguyệt-hậu nạp-giáp, không phải là nguyệt-hậu Khôn tây-nam được bạn dương đông-bắc, tây-nam thân tam-nhật, chấn xuất-canh, đông-bắc mất bạn âm tây-nam, đông-bắc dần 15 ngày, Kiền doanh giáp. Ấy là nguyệt đă đến rồi, Khôn-nguyên trực-phương đă hợp nhật-đại, Kiền-hoàn-đại rồi. Đó chính là tượng Kiền-nguyên. Khôn tây-nam được bạn, đông-bắc mất bạn, là lợi vậy. Mà bảo rằng Khôn âm-hối mất bạn, bèn bỏ đông-bắc doanh-giáp, dẫn nguyệt-hậu nhập ất tàng quư, là không biện phải trái, coi được sao ? Tốn 'tiên canh tam nhật, hậu canh tam nhật', họ Ngu chủ-trương nạp-giáp, lấy ba hào cuả Tốn, biến thượng, hạ-quái cuả Tốn biến, Kiền nhị biến ly là nhật, tam biến chấn làm canh, là 'tiên canh tam nhật', Tốn thượng-quái lại tứ-biến, Kiền-ngũ biến ly là nhật, thượng-tam biến chấn là canh, là 'hậu canh tam nhật'. Điều đó họ Ngu trưóc sau biến ba hào cuả Tốn, là Tốn đối-quái (1’s complement), là nói về 'tiên-hậu canh tam nhật' vậy. Cổ 'tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật', họ Ngu chủ-trương nạp-giáp, lập lại điều-lệ quẻ Tốn. Cũng lấy ba hào quẻ Cổ, biến thượng thành nhật số 3, mà hạ-quái cuả Cổ, sơ-biến kiền là giáp, nhị biến ly là nhật, bèn không biến tam mà làm 'tiên giáp tam nhật', mà bỏ đi hào tam không biến như trong trường-hợp quẻ Tốn. Ắt tam-chấn là canh, Cổ hạ-quái mà là 'tiên canh tam nhật', không phải là 'tiên giáp tam nhật' vậy. Vả chăng, lệ biến cuả quẻ Tốn cũng như cuả quẻ Cổ, sơ-biến kiền là giáp, nhị biến ly là nhật, bèn không biến tam, hạ-quái Tốn là 'tiên giáp tam nhật', chứ không phải là 'tiên canh tam nhật' vậy. Thượng-quái quẻ Cổ bèn bảo tam đi lên tứ thành ly là nhật, ngũ biến kiền là giáp, bèn không biến thượng mà là 'hậu giáp tam nhật', để bỏ đi thương-hào không biến, như lệ biến quẻ Tốn. Ắt thượng-đoài là đinh, thượng-quái quẻ Cổ mà là 'hậu đinh tam nhật'. Không đúng. 'Hậu giáp tam nhật' mới đúng vậy. Điều ấy Họ Ngu bảo là Cổ tiên-hậu tam hào như quẻ Tốn quái-biến. Cổ tiên-hậu là 'tiên canh tam nhật, hậu đinh tam nhật', chứ không phải là Cổ tiên-hậu giáp. Tốn tiên-hậu tam-hào, như Cổ quái-biến. Tốn tiên-hậu là 'tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật', chứ không phải là Tốn tiên-hậu canh. Nói như Ngu-Phiên là bảo 'tiên canh' quẻ Ích, kịp 'hậu canh' quẻ Chấn,  'tiên giáp' quẻ Bí, cùng là 'hậu giáp' quẻ Vô-vơng. Vả nay nói về bản-quái Tốn-Cổ, lệ cuả chúng nên theo Tốn biến 6 hào, nên theo Cổ chỉ biến các hào sơ-nhị-tứ-ngũ mà lại lấy tam-liên-tứ mà nói sao ? Lệ cuả họ Ngu mới bàn xong: Chấn canh. kiền giáp, đoài đinh,  tạp-xuất, các quẻ Ích, Bí c̣n bàn đến làm ǵ. Cũng giống như đông-bắc mất bạn, điều chướng tai gai mắt vứt đi chẳng đặng, điều chuẩn-xác gom lại chẳng xong. Họ Ngu chẳng tự công-phá điều trái khoáy, th́ c̣n ai chiêu hồi được điều đúng nữa. Không biện thi-phi được sao ? Trong Kinh Dịch 'tùy phong Tốn', 'Cổ hành-sự', 'tiên-hậu canh-giáp' là những đại-tượng, đại-số cuả trời đất. Tự-tiện nói về Dịch mà xuyên-tạc cỗi rễ cuả Dịch, không-ngôn, lư-luận vu-vơ, đối với dịch phù-du lắm. Nói về tượng, có chấp-cứ ắt có thị-phi để mà minh-biện. Ngược lại, không có chấp-cứ, ắt hẳn không có thị-phi để mà bàn-soạn. Trị Dịch theo phương-thức ấy khó lâu bền được.   

Trọng-Ni mặc thị tam trần cửu quái: (Dịch-Đồ Lược, 248, tr. 469-470;  Chu Dịch Chỉ, VII, tr. 76-78)

Hệ-Hạ VII/2, 3, 4 thuật lại viêc Đức Khổng-tử ba lần trần thuyết chín quẻ Lư J, Khiêm O, Phục X, Hằng `, Tổn i, Ích j, Khổn o, Tỉnh p, Tốn y. Tiết 2 nói về bản-tính cuả chín quẻ; Tiết 3 bàn về thuộc-tính cuả chín quẻ; c̣n Tiết 4 lại b́nh-luận vế diệu-dụng cuả chín quẻ. Mục-đích toàn chương là để làm sáng tỏ Dịch-đạo ở thời ưu-hoạn.

Trong tŕnh-tự cuả cửu-quái, quẻ Phục là bản-tâm, dẫn đường bởi hai quẻ Lư, Khiêm.

Quẻ Lư, thượng thiên hạ trạch, đời người trước tiên nên biện ngửa xem văn trời, cúi xét lẽ đất, mà tâm thân này đă đạt tố-lư (cái đi trong trắng như bản-chất), Lư cũng có đắc-thất, lại cũng tùy thuộc Khiêm với Bất-Khiêm : Khiêm th́ tinh-thần hồn thâu, tụ bên trong, bất-khiêm th́ tinh-thần hồn lưu, hoán-tán ra ngoài. Duy năng biện được một thân ta, sao cho trong trời đất, cử-chỉ, động-tác đều có lư-do, liễm-tàng tinh-thần vào trong ḿnh, ắt thân này mới hội-nhập được Lư. Sau đó mới đến lượt Hằng, Tổn, Ích, Khổn. Bởi chưng bản-tâm có Phục, mới bắt đầu khắc-chung được và c̣n phải vứt bỏ nhiều mới được Hằng mà trở thành kiên-cố, tư-dục lần lần tiêu-ma, mà làm tổn thiên–lư, ngày ngày trừng-oanh, mà thành Ích. Tuy trải qua nhiều nguy-hiểm, cùng-khốn mà tâm này trác-nhiên bất-động mới đạt được tả-hữu phùng nguyên, nơi nơi tạc-tỉnh thủ-tuyền. Lúc đó ắt thuận lư hành động như gió xông lên, thoái tàng nơi mật. 

Bản-tính cuả cửu-quái:

Quẻ Lư là nền móng cuả đức nghiệp: quẻ thứ 10 cuả Văn-Vương Tự-quái minh-dụng số 10 và dạy người quân-tử  phải phân-biện trên dưới.

Quẻ Khiêm là cái cán cuả đức độ: quẻ thứ 15  cuả Văn-Vương Tự-quái minh-dụng số 15 và dạy người quân-tử phải bớt chỗ thừa, bù chỗ thiếu.

Quẻ Phục là cỗi rễ cuả đức tính: quẻ thứ 24  cuả Văn-Vương Tự-quái  minh-dụng số 24  cuả Văn-Vương Tự-quái chỉ rơ cho người quân-tử manh mối cuả khí-biến.

Quẻ Hằng là cái trụ vững bền, thủy chung như nhất cuả đạo-đức: quẻ thứ nh́ cuả Hạ-Kinh chứng thực bắt đầu cuả h́nh-hoá.

Quẻ Tổn là trau dồi đức dục.

Quẻ Ích là cái khoan thai phát-triển đức-dung: hai quẻ Tổn-Ích bảo cho con người biết đầu mối cuả thịnh-suy.

Quẻ Khổn là xét nét cuả đức-hạnh.

Quẻ Tỉnh là đất dụng vơ cuả đức-hoá. Hai quẻ Khổn-Tỉnh chỉ cho con người biết nghiă cuả thiên-thông (thông-biến).

Quẻ Tốn là chế-nghi đức-tháo ngơ hầu hành-quyền. Quyền là đại-dụng cuả Thánh-nhân, nhân sự việc mà tùy thời chế-nghi, biến-dịch. Nghiă cuả Dịch đầy đủ vậy.
 

Thuộc-tính cuả Cửu-quái:

Lư là hoà-thuận mà tiến tới.

Khiêm là tôn-nghiêm mà sáng láng.

Phục là dương tuy nhỏ bé mà biết phân-biệt với vật (âm) hằng-thời phức-tạp mà chẳng rối loạn.

Tổn là trước khó, sau dễ.

Ích là khoan thai, lâu dài mà chẳng bầy vẽ.

Khốn là cùng thông. Tỉnh là ở tại chỗ mà dời đi được.

Tốn là xứng-đáng mà kín đáo. 


Diệu-dụng cuả Cửu-quái:  

Lư là để làm cho nết na hoà diụ.

Khiêm là để đào-chế ở điều lễ. 

Phục là để ḿnh tự biết ḿnh.

Hằng là để làm cho đức cuả ḿnh được thuần-phác.

Tổn là để tránh xa điều hại.

Ích là để làm cho điều lợi dấy lên được.

Khốn là để giảm thiểu điều oán trách.

Tỉnh là để biện-minh điều nghiă.

Tốn là để làm việc quyền-biến.

Nhật nguyệt văng lai, vận-hành: (Dịch Thông Thích, 296, tr. 1072-3)

Đây là một thí-dụ hùng-hồn Kinh Dịch tự-chú-thích. Trong Hệ-Thượng V/1, Thánh-nhân tán Dịch và bảo rằng: "Nhất âm nhất dương chi vị đạo = Môt âm và một dương gọi là đạo", để mà răn: "Tích bất thiện chi gia tất hữu dư-ương. Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố. = Nhà nào chứa điều chẳng lành, ắt có thừa tai vạ, bầy tôi giết vua, con giết cha, nguyên do không phải từ một sớm một chiều." (Khôn Văn-ngôn). 'Một sớm một chiều' tức 'Môt âm và một dương'. Nguyên-do là sự việc vậy. Thông-biến là sự việc vậy. Duy năng biến-thông th́ là 'môt âm và một dương', c̣n chẳng biết biến-thông, ắt chẳng phải là 'một sớm một chiều'. Biến-thông tức vận-hành văng-lai. Phàm nói nhật-nguyệt, hàn-thử, triêu-tịch, đều là nói âm-dương cả. Âm-dương tức cương-nhu. Hệ-Thượng V/2 nói: "Nhật văng tắc nguyệt lai, nguyệt văng tắc nhật lai, nhật nguyệt tương-thôi nhi minh sinh yên ; hàn văng tắc thử lai, thử văng tắc hàn lai, hàn thử tương-thôi nhi tuế thành yên ; văng giả, khuất dă, lai giả thân dă, khuất thân tương-cảm nhi lợi sinh yên = Mặt trời đi th́ mặt trăng lại, mặt trăng đi th́ mặt trời lại, mặt trời, mặt trăng cùng đắp đổi mà ánh sáng sinh ra vậy; rét đi th́ bức lại, bức đi th́ rét lại, rét bức cùng đắp đổi mà năm tháng thành ra vậy; cái đi là co, cái lại là duỗi, co duỗi cùng thông-cảm nhau mà lợi sinh ra vậy."  Lấy 'thiên-điạ nhân uân, vạn-vật hoá thuần = Khí trời đất điều-hoà, th́ muôn vật đều hoá thuần-túy' (Hệ-Hạ V/12) để tán-dương quẻ Tổn, lấy 'hàn thử thành tuế = rét bức thành năm  tháng' (Hệ-Thượng V/2) để tán-dương quẻ Hàm. Sở dĩ hiểu rơ bốn quẻ Hàm-Hằng, Tổn, Ích, 'dữ thời giai hành = tiến cùng thời-gian' (Kiền Văn-ngôn). Trong bốn quẻ này chỉ có hai quẻ Tổn-Ích là có tượng Hồn–thiên bao bên  ngoài mà thôi. Tượng này được điạ-cầu tṛn nằm bên trong. Tổn lục-tứ với hào-từ 'Tổn kỳ tật sử thuyên hữu hỉ = Bớt cái tật cuả ḿnh, khiến cho đi mau', là xuân-thu-phân. Thượng-cửu, cửu-nhị là b́nh-hành. Sơ-cửu, thượng-cửu là sai-biệt doanh-xúc. Tổn, điạ-cầu gần thượng-cửu, ắt là doanh-sơ, là đông-chí, là cái mà Tân-Thuật gọi là rất thấp. Ích, điạ-cầu gần sơ-cửu, ắt là xúc-sơ, là hạ-chí, là cái mà Tân-Thuật gọi là tối-cao. Đông-chí nhất-dương-sinh, nên là doanh-thủy, bảo là do Tổn mà trở thành Ích ; hạ-chí, nhất-âm-sinh, nên là suy-thủy, bảo là do Ích mà biến-thông ra Hằng, đó là cái gọi là tổn-ích doanh-hư dữ thời giai hành. Trời đất doanh-xúc, cao-ti, mà sau mới có lạnh nóng, đông-hạ, mà sau muôn vật mới sinh cái gọi là 'nhân uân hoá thuần'. Như thế mặt trời di-chuyển chậm lại, mà số ngày nhiều ra, cho nên cái ǵ cũng tăng. Đông-chí nhật hành đầy đặn, mà số ngày ít đi, nên cái ǵ cũng giảm. Từ Hán-Đường đến giờ, sáng-lập ra mạnh yếu, nhanh chậm, tiêu-trưởng, cao thấp, mỗi mỗi họ Bào-Hi (tức Phục-Hi), gói trọn vào hai hai chữ tổn-ích. C̣n Đức Khổng-phu-tử lại dùng bốn chữ 'thiên-điạ nhân uân' để diễn-ư, đó chính là tượng doanh-xúc cao-ti bất-tề vậy. Hệ-Thượng I/3 nói: "Nhật nguyệt vận-hành, nhất hàn nhất thử. = Mặt trời, mặt trăng xoay vần, một lạnh, môt nóng". Nơi hào cửu-tứ quẻ Hàm lại sướng-phát nghiă câu này bằng tiểu-đoạn Hệ-Thượng V/2. Ly là mặt trời, khảm là mặt trăng, kiền là rét, khôn là bức: cả bốn quẻ đơn đều có nói trong Thuyết-quái-truyện. Hàm-Hằng đều hỗ Kiền, Tổn-Ích đều hỗ Khôn. Ngu-Phiên bảo khôn là bức. Hằng đă thành Hàm ắt 'rét đi' thông với Tổn, ắt 'nóng lại', Tổn đă thành Ích, ắt 'nóng đi' thông với Hằng, ắt 'rét lại', Kư-tế trên khảm, Vị-tế trên ly. Thái trên khôn, Bĩ trên kiền, Thái thành Kư-tế ắt 'trăng lại', Kư-tế thông Vị-tế ắt 'mặt trời lại', Vị-tế thành Bĩ, ắt 'một rét' vậy. Bĩ thông Thái, ắt 'một bức' vậy. 'Một bức, một rét' do nơi nhật-nguyệt vận-hành, và do tám quẻ : Hàm, Tổn, Hằng, Ích, Bĩ, Thái, Kư-tế, Vị-tế biến-thông không ngừng. Không phải 'nhật-nguyệt, hàn-thử văng lai' mà thôi đâu, đặc-biệt là do điều Hàm phát ra là 'âm-dương cuả nam-nữ' tức thị 'nhật-nguyệt cuả khảm-ly'. Sở dĩ Thánh-nhân chuẩn thiên-đạo mà định nhân-đạo vậy. Tấn Thoán bảo: "Trú nhật tam tiếp = Sáng ngày ba lần  tiếp". Tạp-quái-truyện bảo 'trú' là quẻ Tấn mà 'dạ' là quẻ Minh-di. Ắt Kinh nơi hào cửu-nhị quẻ Quyết nói: "Dịch hào mộ dạ hữu nhung, vật tuất = Lo lắng kêu gào, đêm tối có động-binh, chớ lo". Quyết không tin ở Bác, mà hào tứ đi đến hào sơ quẻ Khiêm thành Minh-di là chữ 'mộ' cuả mộ-dạ. Trong   'Độc như Tự-giải', Trịnh Khang-thành tức Trịnh-Huyền viết: "Mạc là vô vậy." 'Mạc dạ' cũng như nói: 'mạc ích', bảo là không thể sai-khiến Khiêm sơ thành Minh-di vậy. Hệ-Thượng II/4 nói: "Cương-nhu giả trú dạ chi tượng dă = cứng mềm là tượng ngày đêm vậy". Hệ-Thượng IV/4 lại nói thêm: "Thông hồ trú-dạ chi đạo nhi tri = Thông suốt cái đạo ngày đêm mà hiểu biết". Bên dưới tức lấy 'một âm và một dương' mà minh-hoạ. Vậy ắt đêm là nhu, là âm, mà trú ắt là cương, là dương. Quẻ Tấn là trú, chứ không thể nào là 'mặt trời ở trên mặt đất được'. Đó chính là Nhu nhị đi sang Tấn ngũ vậy. Nhu thông với Tấn giống như Kư-tế thông với Vị-tế, như 'Khảm nguyệt văng' với 'Ly nhật lai' vậy. Tất lên trời, mà chiếu sáng bốn nước. Cho nên 'Tấn trú' tất lấy 'Nhu nhị đi sang Tấn ngũ' mà 'trú' bèn soi sáng Bĩ thông với Thái, in hệt Tụng thông với Minh-di. Đêm không trăng ắt đêm tối. Cho nên Thái nhị đi sang ngũ, Tụng nhị đi sang Minh-di ngũ, ắt mặt trăng lại, mặt trăng lại mà đêm đến sáng trăng. Đó chính là 'Nhật nguyệt tương thôi nhi minh sinh yên = Mặt trời, mặt trăng cùng trao đổi mà ánh sáng sinh ra vậy' (Hệ-Hạ V/2). Hào-từ Kiền cửu-tam nói: "Quân-tử chung nhật kiền kiền, tịch dịch nhược lệ, vô-cữu = Người quân-tử phải suốt ngày mau mắn, đến tối c̣n lo toan, như nguy mà chẳng lỗi ǵ". Kiền thành Gia-nhân, Khôn thành Truân, hai hào ngũ đều cương, hẳn là 'trú' chứ khộng thể là 'dạ' được. Gia-nhân thượng đi sang Truân tam ắt là cuối ngày. Cho nên muốn mau mắn liên-tục từ sáng đến tối, thời gian về đêm, cho nên phản Truân mà thông với Đỉnh. Đỉnh ngũ nhu là v́ đêm đă đến rồi. Đỉnh nhị đi lên ngũ mà sau thượng đi sang Truân tam, mặt trời cuả Truân đă tàn, mà Đỉnh cũng không đến nỗi tối lắm, Đỉnh nhị bèn không đi lên ngũ để thành Thái, giống như Khiêm thành Minh-di, là v́ chiều đă đổ xuống thành đêm, đêm không sáng ắt là đen tối, mà sau đó Thái thông Bĩ, Minh-di thông Tụng, ắt từ tối chuyển qua sáng, từ muội quay về (quy) thành đêm, mà ban ngày do ban đêm mà ra, b́nh-minh, trời hửng sáng (minh) tức tờ mờ sáng tinh mơ. Vậy nên Thái thông Bĩ, mà nhị đi sang ngũ thành Kư-tế, làm Quy-muội, muội (em gái) đồng-âm với muội (mờ tối), Tụng trước bèn không lấy nhị đi sang Minh-di ngũ, mà lại cho thượng đi xuống tam thành Đại-quá. Lại cho tứ đi xuống sơ thành Nhu, rồi sau mới lấy Nhu nhị đi qua Minh-di ngũ, ban đêm cuả Minh-di tuy đă biến thành ban ngày, bầy thành lưỡng-Kư-tế, mà chung ắt không phải là thủy mà là chung nơi buổi sáng, bàn đới tam trĩ [Hoặc tích chi bàn-đới, chung triêu tam trĩ chi = Như thể thắng kiện mà được ban cho đai lớn, trọn sáng bị tước đoạt ba lần (Tụng thượng-cửu)], không làm sao cứu-văn được nữa.
 

Dch-Đạo cuả Thánh-nhân, Quân-tử: (Dịch Nhất Quán, 297, tr. 5-10)

Để hiểu Dịch-đạo cuả Thánh-nhân xin đọc lại bài kỳ 75, phần nói về các sách Đai-Học, Trung-Dung và Mạnh-tử.

Bào-Hi tức Phục-Hi tác Dịch quyền dư lịch-đại Thánh-hiền, không ai là chẳng tự lấy t́m hiểu dịch-lư làm nhiệm-vụ cao cả. Đối với Thánh-hiền, học dịch tức là vạn-thù-đạo, duy nhất, quán nhất số 50 cuả Hà-đồ, hằng-tính cuả các quẻ, tịch nhiên bất động. Quán là 3-8 cuả Hà-đồ, là quẻ Thái cuả 64 quẻ. Thông là cơ-hội 'Nhất dĩ quán chi', ắt là 1-6 cuả Đồ, quẻ Hàm cuả các quẻ, là cảm vậy. Đó chính là cái ta gọi là chung thủy cuả sự vật, bến bờ cuả Đạo, tạo-đoan cuả vợ chồng'. 'Mệnh trời gọi là tính' (Trung-dung). Tính không bao giờ bất nhất, tức chí-thiện, tức thành, tức đức cuả tính, tức-thị cố-hữu cuả bản-tâm. mà ai ai cũng giống nhau. Cho nên tận-tâm tức là biết tính chí-thành, tức năng tận-tính. Thánh-nhân thấy được lư nhất-quán, cảm thông cuả Người thuộc động, khuyếch-nhiên thuộc tĩnh. Cho nên lấy thân-tâm mà nói, ắt hằng là tâm-tồn, cảm là phát-lự. Thái là phát-động mà đều đạt đích. Lấy cá-nhân mà nói, Hằng là tu-đức, Hàm là thi-giáo, Thái ắt là hoá-hành vậy. Hằng rằng thâm, rằng mặc (im-lặng), thành rằng thành tính tồn-tồn tồn-tồn (cái tính đă thành rồi, cứ c̣n măi c̣n măi), tĩnh-chuyên, tĩnh-hạp, rằng tàng-mật, rằng thuyết-phục nơi tâm, rằng uyên-tuyền (suối cuả vực sâu), rằng ẩn-vi, rằng thận-độc, rằng chí-thành vô-tức (chí-thành không ngừng nghỉ), rằng bất-nhị, bất-kỷ, rằng thuần, rằng cửu (đau ḷng), rằng nội-tỉnh bất cứu (nội-tính không đau ḷng), rằng không động mà kính-cẩn, không nói mà tin, rằng bất-hiển, rằng tư-duệ, rằng thành-ư, rằng tâm-quan, rằng không nghĩ bậy, rằng năng-tĩnh, năng an, rằng nghi-ngờ, rằng thao-tồn, rằng quả dục, rằng tồn-tâm dưỡng-tính, rằng trực-dưỡng, rằng hoài nghi trong ḷng, rằng bế-tắc, rằng sung-thực, rằng an-nhữ-chỉ (an-nhiên tự tại nơi ḿnh dừng lại), rằng duy-tinh, duy-nhất (phải tinh, phải chuyên-nhất), rằng diệc lâm diệc bảo-hàm (cùng đến, cùng bảo-hàm), rằng cơ, rằng lự (suy-tư), rằng gắng gỏi (Thành thiên-hạ chi vỉ vỉ giả = Định tốt xấu cho thiên-hạ, làm cho thiên-hạ gắng gỏi, Hệ-Hạ XII/2), rằng tri chí chí chi (biết có thể đi tới được th́ đi tới, Kiên Văn-ngôn), rằng thành ắt h́nh, rằng thời-xuất (lúc phải ra tay), rằng trưng, rằng phát, rằng vật vong vật trợ-trưởng Thái (vật mất, vật giúp sư tăng-trưởng là quẻ Thái), rằng Đạo, rằng thần, rằng hoà, rằng h́nh tắc trứ, trứ tắc minh (có h́nh hẳn phải rơ ràng, rơ ràng mới sáng láng), rằng trúng-tiết, rằng ứng mà đắc-thế, rằng khí hạo-nhiên, rằng tứ-thể bất ngôn nhi dụ thử giai do tâm chi thân giả dă suất tính chi vị đạo dă hằng (bốn thể không nói đến mả tỷ-dụ điều đó đều do thân-tâm vậy. Tuân theo tính gọi là Đạo), rằng trung, rằng chính, rằng cỗi rễ lớn cuả thiên-hạ, rằng phản thân nhi thành, rằng tự-đắc, rằng chính-kỷ, rằng cư dị sĩ mệnh (sống b́nh-dị mà đợi mệnh), rằng dừng nơi chí-thiện, rằng hữu lâm hữu dung (có đến, có bao dung), kiến-cực, rằng chấp-trung, rằng đốc cung, rằng thường-quyết-đức, rằng bền lâu nơi đạo-hàm cuả ḿnh, rằng chăm chắm, chăm chỉ, rằng tri-hoá (biết hoá), rằng xuất-hiện mà bao giờ dân cũng kính-trọng, nói mà bao giờ dân cũng tin, hành-động mà bao giờ dân cũng hài ḷng (Trung-Dung, Chương 31), rằng đi xa từ gần, lên cao từ thấp (hành viễn tự nhĩ, đăng cao tự ti), rằng hư dĩ thụ nhân (tâm hư khi thu nhận người khác), rằng cảm nhân-tâm, rằng tập giáo-sự Thái, rằng thành bất khả yểm (thành mà không cần phải ép buộc), rằng động ắt biến, biến ắt hoá, rằng du-viễn (lo xa), rằng thanh-danh mênh-mông tràn đầy, rằng kinh-luân, rằng thiên-hạ thái-b́nh đều do cá-nhân  ta.

Tu-đạo gọi là dạy-dỗ vậy. Nguồn gốc con người là ta, nguồn gốc ta là tâm ta. Vậy nên :

Thành-ư Đại-học nguy-nga,
Thời-trung lập-bản chính là Trung-Dung.

Thế th́ Đạo cuả trời đất có xuân tất có thu, có nhân tất có nghiă, Thái-Bĩ thay mặt vận-mệnh mà đều thống nhất nơi 50, 50 dương ở trong âm, tức nhờ nhân-thái mà nhân thấy rơ vậy. Trời tôn đất hèn, nghiă bĩ v́ dụng đang giấu kỹ. Bảo đức nhân cất giấu trong lễ-nghiă vậy. Số 50 ấy chủ tĩnh mà cũng lại chủ lễ-nghiă vậy. Thánh-nhân đă thấy thái-nhất thống-lĩnh bốn phương, mà âm-dương cương-nhu, thiên-đạo, điạ đạo đều tịnh-hành không sai vạy. Cho nên gọi tu-kỷ là kính, là hoà, là trí-lạc để trị-tâm, là trí-lễ để trị-thân, mà lấy đức nhân để tồn-tâm, là lời trung-tín, hành-động đốc-kính, là 'tiến đức sửa nghiệp, giữ trung-tín để tiến-đức, sửa lời, dựng ḷng thành

để dựng nghiệp' (Kiên Văn-ngôn), khoan-dung để giữ vững đức nhân ngơ hầu hành-động, là kính để trực-nội, nghiă để phương-ngoại, là ôn cũ biết mới, đôn-hậu sùng lễ, là 'Gặp lúc nước nhà trị-b́nh, dù thanh-danh chưa đạt, cũng không thay đổi chí-hướng và khí-tiết cuả ḿnh; gặp phải hồi nước nhà loạn-lạc, dù phải chết cũng không thay ḷng đổi dạ.' (Trung-Dung, Chương 6), là  gặp lúc đường cùng cũng không thất-nghiă, thành-đạt cũng không xa dời đạo lúc trị-dân, là dùng đức nhân mà yêu thương người, là dùng điều nghiă mà sửa đổi người,  là sang hèn b́nh-đẳng, trên dưới hoà-giai, là đạo-đức tề lễ, là thủ-vị lấy đức nhân tụ dân, lấy tiền-tài quản-lư tiền-tài, lấy lời ngay cấm dân làm sằng, là 'Giầu có th́ gọi là nghiệp cả, càng ngày càng mới th́ gọi là đức thịnh' (Hệ-Thượng V/5), là 'Tri sùng hiệu thiên lễ ti pháp điạ', là 'Dương dương hồ phát-dục vạn-vật, tuấn cực vu thiên, ưu ưu đại tai, lễ-nghiă tam bách, uy-nghi tam thiên', là 'vi chính tỷ bắc-thần = tham-chính với sự phù-hộ cuả sao Bắc-đẩu', là đốc-cung mà thiên-hạ thái-b́nh. Tất cả các điều đó đều là kết-tựu cuả số 50 thống-lĩnh bốn phương. Là lấy lễ-nghiă thuộc tĩnh làm tâm ta thoái-tàng nhưng bất-tất vô-sự. Thế th́ đạo kiêm nhân-nghiă, truyền-thuật cuả thánh-môn chỉ là

nói 'Nhất dĩ quán chi' sao? Xin thưa: quán là thông. Thiên-hạ vạn-vật đều khởi đầu nơi thông vạn-sự, đều khởi đầu nơi thông-thái vạn-lư, đều khởi đầu nơi đức nhân nói rằng 'dĩ quán chi' ắt nhân, nghiă, lễ, trí đều tụ lại nơi hành-động vậy. Cho nên nói:

"Kiền tri đại thủy, Khôn tác thành vật = Đạo Kiền cai-quản mối đầu, c̣n đạo Khôn th́ làm thành vật" (Hệ-Thượng I/5). Có mối đầu rồi sau mới thành vật. Xem xét hội-thông để thi-hành điển-lễ, có hội-thông rồi sau mới có điển-lễ. Không thông ắt không có trời đất, không có trời đất, ắt không có sinh thành, không có sinh thành, ắt không có đạo-nghiă. Ấy là quan-biến lập-quái, tất bắt đầu nơi âm-dương mà vun trồng bồi bổ (tài thành phụ-tướng) tất tại trời đất giao vậy (đại-tượng quẻ Thái).

Duy thiên-hạ chí thành mới kinh-luân nổi đại-kinh cuả thiên-hạ (quẻ Thái). Dựng đại-bản cuả thiên-hạ (quẻ Hằng). Biết hoá-dục cuả thiên-hạ (quẻ Hàm). 'Nhất dĩ quán chi', không thiên-lệch mà cũng không khuyết-hăm vậy. 'Quán chi' lớn vậy thay ! 'Nhất' lớn vậy thay ! DỊCH lớn vậy thay !

Đạo cuả Thánh-nhân  là như thế. C̣n đạo cuả người quân-tử phải như thế nào ? Người quân-tử trước là tu-thân, sau là khai-trí tiến-đức. Luôn luôn phải giữ vững hai chữ trung-chính và trau dồi chín đức căn-bản đă nói ở tiết-mục Trọng-Ni mặc thị tam trần cửu quái. Ngoài ra cần học Dịch theo sát ba Độc-Dịch-đồ 7.19, 7.20 và 7.21 dưới đây:
 

H́nh 7.19 Độc Dịch Đồ I
 

Dịch Thượng-Kinh 30 quẻ, Hạ-Kinh 34 quẻ, thoạt trông vào tưởng không cân bằng. Kỳ thực, Thượng-kinh từ Truân-Mông đến Vô-vơng-Đại-súc, Hạ-kinh từ Hàm-Hằng đến Hoán-Tiết cũng như Kư-tế-Vị-tế, hai quẻ chỉ kể làm một v́ chúng tương-tổng. Tám quẻ c̣n lại, quẻ nào kể quẻ nấy, v́ chúng tương-thác (1’s complement). Thành thử ra, Thượng-kinh và Hạ-kinh đều có 18 quẻ, và Toàn-kinh gồm 36 quẻ tức thị cái Thiệu-tử gọi là Tam-thập-lục-cung đô thị xuân. Chính giữa là tám quẻ bát-thuần : hàng trên là bốn chính-quái, c̣n hàng dưới là bốn tạp-quái.
 

 H́nh 7.20 Độc Dịch Đồ II
 

Trong H́nh 7.20, cho 8 quẻ tương-thác cuả Bản-kinh chen lẫn nhau, để vẽ thành Viên-đồ: thượng-hạ 8 quẻ dương đều ở trên,  thượng-hạ 8 quẻ âm  đều ở dưới, bởi chưng dương-khí khinh-thanh nổi lên trên, c̣n âm-chất trọng-trọc ngưng ở dưới. Phản-đối-số đều là 9 : các quẻ đối-đỉnh, cộng số cuả thượng-quái vời nhau, cộng số cuả hạ-quái với nhau.

Trong Kinh có 8 quẻ tương-thác là : Kiền, Khôn, Di, Đại-quá, Khảm, Ly, Trung-phu và Tiểu-quá. Trong h́nh 7.21 th́ An theo phương-vị Tiên-thiên bát-quái để vẽ nên Viên-đồ sao cho 8 thượng-quái giữ nguyên vị-tŕ tiên-thiên cố hữu định-vị (Kiền ! 1, Đoài # 2, Ly % 3, Chấn ' 4, Tốn ) 5, Khảm + 6, Cấn  7, Khôn / 8), c̣n hạ-quái th́ nghịch-chuyển (xoay theo chiều kim đồng-hồ) (Kiền 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8). Thế mới hay là  âm-dương thuận-nghịch suy-vi, mà khảm-ly tất giao-hỗ để làm dụng, sinh nhân thành thánh. Ở h́nh này thượng-hạ phản-đối-số cũng là 9.

H́nh 7.21 Độc Dịch Đồ III 
 

 Thiệu Bá-Ôn, trưởng-nam cuả Thiệu-tử, có nói một câu chí-lư: "Hoàng-Cực là ĐẠI-TRUNG mà Kinh Thế là CHÍ CHÍNH".

 

THƯ-TỊCH-KHẢO 


220
Chu Dịch Chỉ 周易指, 8 Tập, Nhất-bản, Thanh×Hạc-điền Đoan-Mộc Quốc-Hồ 鶴田端木國瑚 soạn, Tân-văn-phong, Đài-bắc, tháng 7-1995.

248 Dịch Đồ Lược 易圖略, Tiêu-Tuần 焦循 (1763-1820) soạn, in Hoàng-Thanh Kinh-Giải Dịch-Loại Vựng Biên 皇清經解易類 (tr. 1161-1217), Nghệ-văn Ấn-thư-quán, Đài-bắc

268 Học Dịch Bút-đàm 學易筆談, 2 Tập, Hàng Tân Trai杭辛齋 (1869-1924) trước, in Hàng-thị Dịch-học Thất Chủng杭氏易學七種 (Sơ-tập, tr. 251-446; Nhị-tập, tr. 447-651),  Chu-dịch Công-tác-thất điểm-hiệu, Cửu-châu Xuất-bản-xă, Bắc-kinh, Tháng 1-2005.

279 Chu Dịch Thuật 周易, Đệ-nhất-bản, Thanh è Huệ-Đống 惠棟 trước, Học-hải-đường Bản, Cổ-tịch Thư-điếm, Thiên-tân, Tháng 10-1989.

280 Xuân Thu Phiền-Lộ Nghĩa Chứng 春秋繁露義證, Nhất bản, Tây-Hán è Đổng Trọng-Thư 董仲舒(179?-104 BC) nguyên-tác, Tô Dư 蘇輿 sọan, Chung Triết 鐘哲 điểm-hiệu, Trung-Hoa Thư-cục, Bắc-kinh, Tháng 12-1992.

013 Thực-dụng Kỳ-môn Độn-giáp 實用奇門遁甲, Trần Anh Lược 陳英略 biên soạn, Quỷ-cốc-tử Tung Hoành Học-thuật Nghiên-cứu-viện, Hongkong, 1980.

292 Kỳ-Môn Độn-Giáp Bí-Cấp Đại-Toàn, Nhị-bản, Lưu Bá-Ôn hiệu-đính, phụ Xuất-Sư, Xuất-Hành Bửu-Kính-Đồ, Vũ-lăng, Đài-bắc, Tháng 8-1988.

293 Hoàng-Đế Thái-Ất Bát-Môn Nhập-Thức-Quyết , Nhất-bản, Vô-danh-thị trước, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 1-1995.

294 Hoàng-Đế Thái-Nhất Bát-Môn Nhập-Thức Bí-Quyết , Nhất-bản, Vô-danh-thị trước, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 1-1995.

295 Gia-Cát Vũ-Hầu Kỳ-Môn Độn-Giáp, Nhất-bản, Ngu-Lôn Chủ-nhân trước, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 1-1995.

296 Dịch Thông Thích 易通, Tiêu-Tuần 焦循 (1763-1820) soạn, in Hoàng-Thanh Kinh-Giải Dịch-Loại Vựng Biên 皇清經解易類 (tr. 877-1143), Nghệ-văn Ấn-thư-quán, Đài-bắc.

 

297 Dịch Nhất Quán 易一, Sơ-bản, Lă Điều-Dương 調陽 trước, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 10-1979.

 

298 Dịch Tượng Sao 易像, Sơ-bản, Minh Hồ Cư-Nhân 居仁 soạn, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 10-1983. 

299 Hoàng-cực Kinh-Thế Tự-Ngôn 皇極經世緒緒, Tam Xuyên Thiệu Ung Nghiêu-phu 三川邵雍堯夫 trước, Hiệu Kinh Sơn-Pḥng, Thượng-hải, 1920. 

 

  

 

 

Xem Kỳ 87

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com