www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Giáo Sư
Nguyễn Quang Tuyến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Main Menu

 
 

 


GS Nguyễn Quang Tuyến


Nguyên Giảng viên Khoa Tâm lý chiến
Trường Võ bị Quốc gia VNCH Đà Lạt

 

 

 

 

LÃO TRÊ THẮNG KIỆN

 

 

                                         

Truyện ngắn:
 

06- NHỚ QUÊ
 

- Giọng nói quê mình sao mà ngọt! Sao mà chân chất nghe mà “sướng cả tâm can!” Chú tôi thổ lộ khi nói về quê mình.

  Ông chú họ của tôi xa quê nghèo xứ Quảng cũng đã trên năm mươi năm, hơn nửa đời người sống chen chúc trong một xóm nghèo Saigon, bây giờ đã có con đàn cháu đống. Vậy mà vẫn thao thức “tư cố hương” (cử đầu vọng minh nguyệt, đê đầu tư cố hương).

Ai nói chuyện khi ông gặp, hay cần việc giao dịch với ông, chỉ mở giọng nói, âm ngang ngang “oa, oa” của dân quê gốc Quảng, là coi như việc đã qua được hơn nửa đoạn đường, việc giao dịch coi như đã được một nửa thành công.

Hơn nửa đời người lăn lộn đất khách “tha phương cầu thực”, con cháu ông nay đã thành danh không ít, vậy mà ông chú, nay dù đã ngoài bảy mươi, vẫn như ngày xưa ấy, như cái thuở:

- “Tụi bay đâu có biết, ngày nớ, trước năm năm-tư, Phú Nhuận, Gò Vấp còn là ngoại ô, thưa người, ruộng  xanh, gò nổi. Chiều chiều xe ngựa lặc lè, chạy gót gõ bộp bộp buồn da diết. Ối cha ơi! Dân quê mình nhào vô, tụ lại kiếm sống. Đất rộng người thưa, phố hẹp vậy mà “sô”, hồi mới nó “doạt doồ” (dạt dào) tình cổm (cảm) lắm bay ơi!

Bi chừ, reng mà lọa (sao mà lạ). Đông hơn, giàu có hơn, mà ai ai cứ như đang diễn tuồng trên sân khấu! Lọa quá bay à!

Ông chú, cứ ngày ngày, có dịp là so sánh ngày nớ với bây chừ; so sánh quê mình với “quê nẩu” (người ta); và câu kết luôn là:

- Chi mà lọa rứa be! (Chi mà lạ vậy tụi bay).

Mỗi đám giỗ họ là ông phải về quê, con cháu mua vé máy bay để ông đi cho khỏe, nhưng ông không chịu, ông thích đi xe đò, thích ngồi bên thành cửa nhìn những vùng quê xe chạy qua. Ông thích nhìn những người bán hàng rong, tay bưng rổ quà, áp sát thành xe, rao bán bằng tiếng quê mỗi nơi.

- Be à! Ngày đó tao đi xe Phi Long Tiến Lực vô Saigon lập nghiệp, bó một bó, nào thước gỗ, nào cưa, đục, chàng, bay, xoa (dụng cụ thợ mộc, thợ nề), cột trên mui xe, cứ rứa, cứ rứa, tiến vô trong lập nghiệp.

Chao ôi! Qua Quảng Ngãi thì “Ai, ai, moạch nhoa, đường phổi hông!”; đến Tam Quan, Diêu Trì thì “Ghè, ghè đây bè coong ôi! Trứng ghè luộc!, trứng ghè luộc!…”. Ôi, chỗ , có giọng đó, có hàng hóa đó, có nước da ngăm ngăm, có mùi muối, mùi biển, mùi gió cát… chỗ đó.

Chao ôi, ngồi bên thành cửa lột cái bánh ít lá gai, hay củ khoai từ chợ Được, chợ Bà Rén…, chất bột dẻo quánh dính trên ngón tay, đen thủi. Cặp mắt con bé bán khoai ngơ ngơ, ngáo ngáo, như cầu xin thương xót… Sao mà thương quá à!

Bi chừ thì khác xa, người bán, người mua chạy ào ào, la lối, nói cười ngả ngớn! Lâu lâu có con nhỏ vừa bán hàng, vừa lủng lẳng dây nghe nhạc bên tai, hay điện thoại di dộng a-lô liên hồi. 

Bi chừ khác lắm bay à! Cái ăn uống tiêu xài đã khác, của cải tiêu dùng đã khác, bánh trái có giấy bọc đỏ đỏ, xanh xanh… cũng khác trước! Tau nhớ củ khoai từ, mấy nuột khoai mì trằng thon thon, mấy củ môn sáp vàng óng ăn với đường phổi…, tau nhớ đĩa cơm ở Tam Quan trắng hồng lúa quê trên có đùi gà ram vàng, tau nhớ những tiếng rao tha thiết “Ơ trứng ghè luộc ơ…”. Tau nhớ tiếng rao cộc lốc của người Chăm khi ngang qua Cà Ná “Bánh Khảo mè nê!”…  Cái từ nê, nê kéo dài phất phơ đâu đó trên cái thúng đội đầu… Cái áo dài Thổ Cẩm màu vàng đỏ… Ôi tau nhớ… Tau nhớ…. 

Tuổi càng già, ông chú lại càng không muốn về thăm quê nữa. Ông ít buồn nói về quê mình, mỗi lần về thăm quê, trở lại Saigon, ông bần thần thở dài suốt mấy tháng. Con cháu gạn hỏi, ông thẫn thờ:

- Ngoài nớ bi chừ chỉ còn mồ mả ông bà, và cái nền nhà nơi chôn nhau cắt rún. Làng quê bi chừ không như xưa nữa. Bọn trẻ lớn lên học có chữ thì bỏ đi phương khác làm ăn… không có học thì kéo nhau đi lao động xa quê…

Bi chừ vùng quê chỉ còn những người già nghễnh ngãng ngồi ngoài hiên ngắm cảnh đồng trống quạnh hiu, ngóng chờ con cái đi xa về thăm. Mấy con trâu bò quanh quẩn buồn hiu. Còn xóm chợ, chỗ nào cũng mở quán ăn nhậu, rượu chè… Chiều chạng vạng là nghe “Dzô, dzô” râm ran đầu ngõ, cuối xóm.

Bi chừ đâu còn như xưa, mấy đứa trẻ nhìn tau hỏi xách mé: “Nè, ông gìà, chừ ông tìm ai rứa cà?” Tau đi đầu làng cuối xóm, có ai biết tau đâu. 

Hẻm nhỏ ở quê cũ giờ đã đúc bê-tông, dây điện chạy vào đến chân núi, nhà cửa rập rang mái ngói đỏ… Có nhìn kỹ, thấy thiếu bóng người, thiếu bóng sự sống với nụ cười khoái hoạt, mà chỉ còn lại tiếng dzô, dzô rộn ràng. Trâu bò lưa thưa, đồng ruộng vắng hoe, không vóc dáng tráng đinh… Có vài lão ông, lão bà chống cuốc nhìn bóng chiều trĩu nặng cuối dãy Trường Sơn… Ông chú già ít buồn nhắc tới chuyện về thăm thú quê hương. Cứ chắc lưỡi, mắt nhập nhèm, đăm đăm: “Còn chi mô đâu bay!” 

Vài tháng một lần, ông gọi thằng cháu nội chở ông lên ngã tư Bảy Hiền, đi chợ Bà Hoa, trệu trạo nhai tô mì Quảng, rồi trở về. Con cháu  hỏi ông, xe cộ đông đúc, sao ông lại chịu khó chen lấn từ Thủ Đức, về đến Tân Bình mà ăn tô Mì Quảng, ông khẻ  khàn:

- Bay đâu có biết chi về quê nhà xứ mình như tau mà nói ! Tau vô chợ bà Hoa đâu phải để mua chi. Mà tau thấy cái bát đường đen; thấy con cá chuồn thính lấm tấm, lớ thính màu vàng đậu trên màu xanh bạc của thân cá; thấy cái bánh tét, bánh rò, bánh thuẫn, nỡ toét cười, quê mùa, mộc mạc; thấy quả dưa gang muối vàng ươm, sọc xanh xếp lớp nghe như dòn tan trong kẽ răng.

Tròi ơi, bay đâu biết, cả rổ ớt xanh xứ Quảng, thơm cay, mà cay không hổn? Từng hũ mắm cái cá cơm, cá nục nằm trong lọ như sần sật cười nói huyên náo trong thúng trét chai ở chợ vùng ngoài ấy… Tau đi tìm quê nhà nơi chợ xứ xa.

Ôi! Ngôi chợ ni đâu có thiếu thứ gì của chợ ngoài quê mình, tau cầm lọn rau húng nhũi, húng quế mà đã ngầy ngật như say ngất ngây những ngày tháng cũ.

Tau không có mua chi mô, thằng cháu nội theo sau tau, nhìn thấy tau  cứ lập cập đi lượm từng chút tình quê trong hẻm chợ. Cháu thấy tau cầm củ nghệ, củ gừng lóng cóng trong tay, chợt hỏi : - “Ở nhà, cháu thấy mẹ cháu mua gừng, nghệ củ to, ưa nhìn lắm, nội ơi.” Tau nói với cháu như lẩm bẩm nói với chính mình: “Mấy củ nghệ, củ gừng to mập, nó tròn trịa mà sao so được với củ nghệ, gừng ngoài quê mình. cháu ơi…!” 

Thuở ông còn nhỏ, giúp cha mẹ xới đất trồng gừng nghệ trên đám thổ đất cát pha sét, trời xứ quê “nắng nóng như nung gió thổi như bung”, mấy nhánh lá gừng, nghệ đương đầu chống chỏi để tồn tại, hơn sáu tháng, từ đông qua cuối hạ năm sau. Vạt củ nghệ, gừng trụi lá, cuốc xới lên rồi bươi, cào, phủi đất, thu lượm được những củ khẳng khiu như thế này, ốm o, gày gò, quả là tội nghiệp cho “thân củ hao gầy trong nắng gió khắc nghiệt”. Nhưng cái kết quả cao nhất  là “củ gừng cay và thơm”“Củ nghệ đỏ vàng và mùi nồng nàn” hơn gừng, nghệ ở mọi miền.

Nghệ ấy mà giã ra, ướp ruột già heo hay dồi trường heo, xào hay nướng; ướp cá đồng hay cá biển mà kho với chuối chát. Ngon biết mấy! Củ gừng ấy mà làm mứt ngày Tết, uống trà nóng ngày đầu năm, ôi thấy nồng ấm cả năm.

Những củ nghệ, củ gừng này tượng trưng cho dân quê xứ Quảng là đúng nhất. Chúng mọc lên trong nắng gió, cằn cỗi cố tồn tại và phát triển, giống như những người dân quê xứ Quảng, sống trong cơ cực mà có được ý chí và tâm hồn thơm thảo qua mọi cảnh ngộ. 

- Cháu biết không, bây giờ ngoài quê mình, người ta trồng nghệ và trồng gừng trong chậu nhựa hay trong bao nylon có phân hỗn hợp trộn sẵn, xếp lớp lớp trên dàn nước phun; sau bốn tháng thu hoạch hàng chục tấn để xuất khẩu qua Hàn Quốc làm Kim Chi hoặc cho vào máy xắt lát mỏng, trăm lát như một, làm mứt gừng ngày Tết… Gừng nghệ mập ú xuất khẩu như gái quê tỉa tót, qua làm vợ xứ Kim Chi, thì còn đâu hương gừng nghệ khẳng khiu mà nồng đậm như ở quê nhà nữa cháu.   

- Cháu biết rồi, ông giống như củ nghệ, củ gừng ông đang cầm.

Bà bán rau quả xứ quê, già móm mém, trầu đỏ kẻ chỉ ngang môi cười nhìn ông già:

   - Lại một Ông già Quảng nhớ quê !  

Ông già bỏ mấy củ gừng nghệ vào thúng tre ở hàng tạp hóa, đi với đứa cháu qua đường Đồng Đen vào quán, ngồi nhai lẩm nhẩm, trệu trạo tô mì quảng. Quán ồn ào, dù chỉ có hơn mười người, mà mọi người vừa nói vừa vung tay, vừa bẻ bánh tráng rôm rốp:

- Cháu à, nghe giọng nói rộn rả nơi này là ông như đã thấy quê mình. Khi nghe giọng nói của người mỗi miền, ta biết ngay nơi họ sinh ra, và lớn lên trong hoàn cảnh môi trường sống nơi ấy ra sao. Giọng nói mỗi nơi đã là một nửa quê hương.

- Giọng nói địa phương là một nửa quê hương sao ông?

- Lắm khi là cả quê hương, cháu à. Ông nghe giọng Huế, thấy như người nơi ấy lúc nào cũng trĩu nặng với quá khứ; giọng Quảng thì bương bả, chống chỏi với tai ương… sấn về ngày mai.

* *
*

Buổi chiều Sàigòn những ngày sau tết Âm Lịch, trời hầm hập nóng bức, ông không thích máy lạnh, không thích tiếng quạt máy vù vù quay ; ông thích chiếc quạt phe phẩy nhè nhẹ khi ngồi bên hiên nhà. Ông cầm lá thơ của chú Bảy ở Mỹ gửi về, đã đọc qua mấy lần, sao mà lần nào ông cũng thổn thức nhớ thằng em kết nghĩa ở quê đã đi qua bên ấy hơn ba mươi năm rồi. Ồng chờ thằng cháu nội đi học về, ông muốn thằng nhỏ đọc từ từ khi ông lim dim nằm trên võng phe phẩy quạt. Đọc thư mà ông mường tượng như thấy chú đi, chú đứng, chú cười…  

Ông nói:

- Chú Bảy tụi bay viết thư hình tượng lắm, tao đọc biết ngay ổng nhớ quê chừng nào!

Thằng cháu nội vừa treo cặp lên vách là đã ngồi xuống ghế chậm rãi đọc thư cho nội nghe… 

Cali, ngày … tháng … năm … 

“Anh Ba à. Xa quê nhớ quê một cách mà khi về quê nhớ quê cách khác nữa anh ơi. Tụi mình già rồi. càng già, càng nhớ miên man đủ thứ anh ạ. Những ngày này ở bên ni, mấy ông già đã về hưu, luẩn quẩn bên nhau tuần đôi lần, khi quán cà phê, khi quán phở Việt quen thuộc để tán gẫu. Ngồi với nhau đó, mà mỗi người nhớ về quê một cách, nhưng rõ ràng nỗi nhớ không nguôi. Anh cũng biết, tôi đi cải tạo về được vài năm thì đi HO, đã xa quê nhà trên ba mươi năm rồi. Bây giờ đời sống chẳng có gí phải lo, nhưng nỗi nhớ quê nhà thì nó ám ảnh mãi. Về thăm quê vẫn thấy nhớ, mà qua đây lại nhớ hơn. Trong đám anh em già bên này, tụi tôi thấy rõ, cho dù anh sống trong đô thị, thì lòng vẫn nhớ về phố phường xưa, bạn bè trường lớp cũ, người yêu từ thuở thư sinh. Còn đám dân sống vùng quê như anh Ba, như tôi thì loay hoay nhớ đời sống thôn xóm nghèo, nhớ chết được, từ nuột khoai, đốt mía, hương cau, mùi thơm rơm rạ… Bởi luôn bồi hồi như vậy, mà khi về đến quê nhà lại càng xót xa, lại nhớ hơn, vì cái quê của tụi mình ngày xưa, nay cũng không còn nữa.

Đành rằng phải đổi thay, nhưng cái thời của cụ Tú Xương “ném bút lông, lấy bút chì” đã thay đổi cách viết chữ, cũng chuyển từ từ qua năm bảy chục năm. Bây chừ mới có ba bốn chục năm, mà vùng quê xứ Quảng mình sao thay đổi lẹ quá? Ngồi quán cà phê với mấy lão già xứ Quảng ở bên này họ vừa về thăm quê mà hỏi: “Nè, ông bạn, cho tôi một ví dụ về việc quê ông thay đổi ra sao?”  

Anh Ba biết không, tôi nói chuyện câu cá ở đầu cầu Bà Bầu – Anh còn nhớ ngày còn trẻ, dọc sông Trường Giang từ Tam Hòa ra bến Cửa Đại, dòng sông dài gần sáu mươi cây số, lững lờ khi xa, khi gần, chạy song song theo bờ biển, ôm trọn nỗi lo âu về sóng gió lẫn hương gió nồm mát rười rượi của cả dân Quảng Nam, trần trụi trong nắng cháy, trên cát trắng… Dòng sông ấy là cánh tay mẹ nồng ấm của người Quảng Nam. Từ lúc trẻ thơ, người Quảng đã tắm gội, câu cá, bắt tôm trên dòng sông hay nhánh sông của Trường Giang. Ngay trên cung lớn, cung nhỏ của dòng sông này, cũng mang đầy ắp kỷ niệm của chúng mình, khi chúng mình đã ngồi bên nhau rù rì câu cá hồng, cá mú, cá hanh trên dòng nước “chẻ hai” bên đầu cầu, bên bờ cây mắm, cây sung… Nay không còn nữa! Thuyền máy với lưới dã cào, bình điện ac-quy… người ta quần tới quần lui vét sạch, tôm cá không còn đường thoát, lấy đâu mà sinh sản…

Thế là giòng nước êm ả của dòng sông xưa nay đục lờ nhờ với rác ny lông, túi nhựa, chai nhựa nổi lếnh bềnh, kéo nhau đưa đám “quá khứ”.

Tôi kể cho họ nghe, chuyện lạ lùng nhất đối với tôi là chuyện đi câu cá đối. Chắc anh Ba còn nhớ, ở vùng nước chẻ hai, nước vừa ngọt do từ trên núi đổ xuống, lại vừa mặn do nước từ biển tấp vào… Vì vậy, cá sông Trường Giang ngon béo và đậm đà. Giống cá dìa, cá đối, cá kình theo dòng nước vào ra như rong chơi thỏa thê với đầy thức ăn trên nguồn đổ xuống. Cũng ngày xưa ấy, khó ai câu cá đối vì chúng là giống kiếm ăn theo bọt nước sủi nhũi nhũi đầu, sục sạo bắt đám ấu trùng dưới tận đáy sông. Còn muốn bắt cá đối này ta phải dùng lưới bén.

Vậy mà với vỏ chai nước suối bằng nhựa trong, người ta câu được cá đối. Cách câu cá đối này thật tài tình! Trước tiên người ta cắt cổ chai, bỏ vào trong đó ít bột mì và cột bằng dây cước. Sau đó  buộc vào thân chai bên cạnh môt đoạn sắt nhỏ bằng ngón tay đủ nặng để vỏ chai chìm xuống đáy sông, rồi ngồi bên cầu hay trên thuyền thúng chờ đợi.

Cá đối là loại đi kiếm ăn theo bầy ở dưới đáy sông, đánh hơi thấy mùi bột mì, nhũi đầu vào chai kiếm ăn. Khi thấy dây cước động đậy thì người câu chỉ việc kéo chai lên là có cá.

 Cá đối thân dài là loài chỉ nhũi tới mà ăn, chứ không quay lùi được… Anh thấy có vui không? Tôi nhìn người ta bắt cá nhẹ nhàng, có khi có con nặng tới nửa kí nằm gọn rong chai nhựa nước suối loạimột lit. Quá hay, tôi nói với họ “Đã có những thằng giống như cá đối chỉ biết nhũi đầu ăn theo, lỡ rồi dầu thấy sai cũng chẳng thể quay đầu lại được. Khà, khà cái bọn cá đối…” 

 - Hà, hà , hay! Đúng là bọn cá đối. Ông nội vỗ đùi cười. Đọc tiếp đi cháu. 

“… Vậy là từ nay còn đâu cảnh ngồi bên nhau câu cá hanh, cá mú tán gẫu chuyện trời đất.

Tôi nhớ cậu con trai cả của tôi, có lần nghe tôi nói chuyện nhớ cánh đồng lúa con gái, nhớ hàng tre nhấp nhô bên rìa làng… Nó không nói gì, mà vào một sáng thứ bảy, nó đã láí xe chở tôi đi từ Cali về phía Bắc Sans Jose. 

Anh ơi xe chạy cả vài chục cây số, trên cánh đồng mênh mông, không một mái nhà, không một hàng cây, không một bóng người… cây xanh tốt ngút ngàn, tĩnh lặng. Tôi hỏi, con tôi bảo, ở đây khu dân cư phải ở cách xa cánh đồng, xa đường xa lộ… Mọi phương tiện giao thông đã có xe hơi, có máy bay… việc đồng áng đã có cơ giới…Thế là không thấy nông dân, không thôn xóm, không…như nơi mình! Hà, thấy vậy làm sao mà không càng nhớ quê mình được anh?

Tôi nói với con, nhớ quê mình, nhớ cây lúa, gốc rạ, bó rơm, nhớ con trâu, nhớ con chim cu gáy, nhớ ao nước nho nhỏ, nhớ mấy lùm cây nằm bên ờ ruộng. Khi trời nắng nóng, dưới lùm cây ngoài đồng ruộng, sẽ thấy bác Ba, bác Bảy vừa cầm nón quạt phành phạch, vừa thăm hỏi tới thằng cu, cái đĩ nhà anh bớt rôm sảy chưa? Hỏi cô Tư, chị Sáu còn mấy ngày nữa là đến ngày giỗ chú, giỗ bác… Nhìn cánh đồng nơi xa lạ này, lại xót xa nhớ nồi khoai, củ sắn, nhớ chum nước sau hè... ở quê mình. Đành rằng họ có nền công nghiệp hiện đại thật, nhưng mình vẫn nhớ những cái nhỏ nhỏ của mình.

Anh Ba hè, anh còn nhớ Tư Khỏe bạn học tụi mình ở chợ Được, chả vượt biên mấy chục năm nay rồi mà chưa dám một lần về thăm quê. Chả là Cảnh Sát Phụng Hoàng, học tập tám năm, vừa ra tù vài tháng là cùng mấy đứa em vượt biên. Nói cho cùng, chả hiền như cục đất, xưa nay có hận thù ai bao giờ, tướng mạo của chả chỉ cột với cây cuốc là hợp hơn cả. Nhưng thời thế đổi thay, biết bao nông dân như lão phải làm cái trò vô bổ, để tạo ra hận thù vô nghĩa cả đời! Khoảng năm chin mấy, vợ chồng Tư khỏe đi du lịch Thai Lan, hắn kể: 

“Mấy anh biết không, nhớ quê mà chẳng dám về thăm quê, tôi có làm gì ác ôn đâu, nhưng mấy thằng ba-mươi-tháng-tư địa phương xứ mình, vốn gốc dân Quảng đố kỵ, thù dai, nhỏ nhen. Tôi sợ, đâu dám một lần về quê… Nên tôi đi du lịch Thái Lan, vì nơi đây, cũng có gió nốm, có tre, có dừa, có tiếng chuông chùa, mùi khói chiều nấu nướng, có mùi tỏi, mùi hành… cho đỡ nhớ. Trời ơi mấy ngày ở Bangkok thật chán, chẳng khác gì khu China Town ở Mỹ. Cứ mở cửa khách sạn nhìn về phía mặt trời mọc, tưởng tượng ở bên kia mấy dãy núi cao là quê nhà…

Rồi mấy ngày sau đi Chang Mai, Bắc Thái. Khách sạn nằm ngoại ô, sáng sáng tôi đi bộ loanh quanh, cũng hàng tre, cũng có cây hoàng nam, cũng có cây dâm bụt hoa đỏ như các cô gái quê làm dáng… Rồi bất ngờ tôi nghe tiếng cu cườm gáy “cúc cù cu..cu.. Cúc cù cu… cu”. Trời ơi, các anh có biết không, tôi men theo lối đi nhỏ vào xóm, nhìn lên trên cành cây dẻ, tôi thấy một con cu cườm như ở quê mình. Nó khoan thai gáy khi nắng chưa lên. Trời trong veo êm ả, tim tôi rộn ràng đập, hồi hộp như chờ người yêu hồi trẻ đến nơi hẹn hò, Tôi ngẩn ngơ đứng yên, sợ khinh động đến chú chim cu đang gáy, con chim đang ôm cả trời quê hương tặng tôi tiếng gáy thuở nào: “Cúc cù cu…”. Thương ơi là thương. Hình như tôi đã rơm rớm nước mắt, hinh nhứ chân tôi muốn khuỵu xuống trong tiếng cúc cù cu… Diệu vợi cả một trời thương nhớ.

Có gì lớn lao đâu! Có ước mơ gì to tát đâu, tôi chỉ thèm về làng quê tôi, nơi chợ xưa, để được nghe tiếng chim cu cườm gáy, nghe tiếng táp, táp u..u… nghé ọ của mấy mục tử gọi trâu về chuồng vào lúc hoang hôn tím nắng. Tôi chỉ thèm nhìn làn khói ụn rơm lan tỏa trong chiều vàng trên cánh đồng trơ rạ; Tôi chỉ thèm ngắm nhìn các chị, các cô… tất tả quang gánh vội vã lúc chợ chiều… Thèm nghe tiếng ru à ơi dỗ con ngủ trong đêm tàn xao xác gió… Thèm hương cau… Thèm được cắn lát mắm dưa, kho xổi với con cá dìa nước lợ … Ôi, chỉ có vậy, mà giờ đây, tôi đứng vịn hàng rào bên xứ Thái xa lạ để ngó trân trân một con chim cu thanh thản buông lời “Cúc..cù ..cu…. Cúc..cù ..cu…” Rồi nó bay mất, tôi quay trở về khách sạn. 

Sáng hôm sau, tôi nói vợ tôi ở nhà, không theo đoàn đi thăm một vườn hoa lan nổi tiếng ở Chang Mai. Hai vợ chồng tôi đi lang thang trong xóm, lần mò tìm đến chim cu qua dăm ba tiếng gáy. Nhà tôi cũng thẫn thờ, cả hai vợ chồng già như tìm thấy lại quê hương mình, thư thả qua từng giọt, từng giọt âm thanh cúc cù cu… vang nhẹ vào nắng sớm trong lành nơi xa xứ.

Mấy người dân Thái ngạc nhiên khi thấy hai ông bà già lúc đi, lúc nghỉ, tần ngần bên hàng rào ngước nhìn lên ngọn cây. Nghe tiếng chim cu –sứ giả của hương quê cũ – nó đang đứng chót vót trên cao thư thả gáy cúc cù .. cu… trong nắng sớm. Tôi thấy vợ tôi thút thít khóc, bà là cô gái nông thôn Thanh Quýt ngày nào, tiếng sụt sùi của bà như nói thì thầm “Anh ơi, nhớ quê quá anh ơi!”  

Đứa cháu đọc thư cho ông nghe đến đó, chợt ngừng lại. Nó nghe ông nội ngáy ngon lành trong giấc ngủ yên, trên tay vẫn nắm chặt chiếc bì thư. Cháu để lá thư xuống bàn và nhè nhẹ ầm cầm cặp kiếng lão nghiêng nghiêng trên bụng ông xếp lại.

Đứa cháu nhìn thấy nơi khóe mắt chân chim của ông, một giọt nước rơm rớm rểu xuống, chảy dài… 

Tiếng ngáy đều đều và êm ả trong buổi trưa hè ….

               

oOo

 

XEM PHẦN 07

 

 

 

 

 

 

GS Nguyễn Quang Tuyến

Nguyên Giảng viên Khoa Tâm lý chiến
Trường Võ bị Quốc gia VNCH Đà Lạt

 

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com