Trang Thơ và Truyện của Phạm Thanh Khâm               |                 www.ninh-hoa.com



 

Phạm Thanh Khâm

- Sinh trưởng ở Ninh Ḥa.
  Học tại các trường Mỹ Lệ,
    Đức Trí, Nam Thông,
   Vơ Tánh, Chu Văn An,
  Cao Đẳng Nông Lâm Súc.

- Làm việc tại Bộ Nông Nghiệp Sài G̣n với chức vụ sau cùng  là Giám Đốc
  Nha Canh Nông đến tháng
  2, 1974 được gởi đi du học
Hoa Kỳ về ngành
 Kinh-Tế Nông-Nghiệp.

- Định cư cùng gia đ́nh ở
  Hoa  Kỳ và được tuyển dụng làm chuyên gia cho nhiều dự án phát triển nông nghiệp tại
  20 quốc gia ở Phi Châu và Á
  Châu với các cơ quan phát
  triển quốc tế IFDC, ISNAR,
   USAID, UNDP, IFAD, FAO.  
  
- Từ năm 2004 đến 2006,
 là thành viên của toán chuyên gia tổ chức toàn bộ guồng máy hành chánh
  của  các Phủ Bộ thuộc nội
  các  chính phủ A-Phú-Hăn
  (Second Emergency Public
    Administration Program
  SEPAP) do Ngân Hàng Thế
   Giới tài trợ.


 

- Từ năm 2008, nghỉ hưu trí


 

 

 

 

 

 

 

CHUYỆN QUA ĐƯỜNG KHÓ QUÊN

Chuyên gia PHẠM THANH KHÂM
 

 

 

       Trên chuyến bay trở về Houston sau ngày đi dự Đại Hội Ninh-Ḥa Dục Mỹ Hải Ngọai ở Orlando Florida hồi tháng sáu, 2011, tôi gặp một hành khách người Cuba tỵ nạn. Chúng tôi chào hỏi xă giao. Ngựi bạn mới quen hỏi tôi đi đâu đến thành phố du lịch của anh. Tôi nói tôi đi họp bạn ở Hội trường Cubana (của cộng đồng người Cuba lưu vong). Anh rất vui nghe trong sự t́nh cờ là tôi có dịp ghé nơi chốn thân quen của anh. Anh bắt đầu kể lại câu chuyện của một bạn thân của anh dùng sườn của chiếc xe cũ kỹ Buick gắng thêm hai phao hai bên và trục chân vịt phía sau cùng một số người khác vượt biển từ Cuba đi trốn đến Florida. Không may chuyến đi bị thất bại v́ lực lượng canh pḥng lảnh hải US Coast Guard phát hiện bắt ở vùng Nam Key West, sau đó trả họ về nguyên quán. Anh tin là đồng hương của anh ở Cuba lúc nào cũng cố t́m cách trốn nước xă hội chủ nghĩa của Ông Fidel Castro vừa mới truyền ngôi cho em trai Raúl Castro Ruz. Tôi nói tôi chưa bao giờ đến Cuba nhưng tôi có một người Guinean đi du học ở Cuba 7 năm. Sau khi về nước làm việc chung với tôi 4 năm, nên tôi biết đất nước cũ của anh qua người Guinean này.  

Triển Lăm Một Góc Văn Học Nghệ Thuật Ninh-Ḥa Dục Mỹ

Tại Hội Trường Cubana (của Cộng Đồng Người Cuba lưu vong)

Ảnh chụp ngày 11/6/2011 Orlando, Florida

       Chuyện qua đường nghe qua chỉ nhớ vậy thôi. Sáng nay, một ông khách hàng vào tiệm của bà xă của tôi mua vé số Loto của Texas Lottery. Tôi thấy người này sao giống như người Guinean kể ở trên từ vóc dáng màu da và nhứt là đôi môi dày. Sau khi giao mấy tấm vé số và thu tiền, tôi hỏi chuyện ông khách này và nói là ông giống người bạn Guinean của tôi như anh em sinh đôi. Ông cười rồi ra đi. Hai lần gặp gỡ qua đường này lại làm tôi muốn viết câu chuyện cũ dưới đây.

 

Bối Cảnh 1


Thời gian :1980-1983, chương tŕnh Lúa Gạo ONADER/World Bank

Không gian: République Populaire Révolutionnaire de Guinée

 

       Chính phủ Guinea và Ngân Hàng Thế Giới lúc bấy giờ muốn tổ chức một Sở Lúa Gạo. Sau đó sẽ đặt Sở này trực thuộc Bộ Canh Nông. Cái khó chính là huấn luyện chuyên viên để điều hành sở chuyên môn này. Tôi được giao trách nhiệm huấn luyện 7 kỹ sư Canh Nông. Một trong 7 người trẻ này vừa tốt nghiệp ỏ Cuba trở về tên là Barry, người thứ hai là Mademoiselle Sow du học ở Nga 5 năm cũng vừa trở về. Năm người kia tốt nghiệp ở trong nước. Họ đều gọi tên bắt đầu từ Camarade (Camarade Président Sékou Touré, Camarade Directeur Général De La Banque Mondiale, Camarade Expert,v.v : chi tiết có ghi trong bài “Thịt Chà Bông”). Chỉ có 7 người nhưng họ được đối đăi theo “office politics’ làm 3 cánh khác nhau : phe du học trở về, phe tốt nghiệp trong nước, phe con ông cháu cha trong đảng đang lănh đạo đất nước.

 

       Anh Barry thường than với tôi là anh gặp khó khăn v́ họ chê anh viết và nói Pháp Ngữ quá dở. Tôi hiểu anh v́ 7 năm học ở Cuba, anh chỉ có vốn liếng của ngôn ngữ Pháp này lúc ở trung học tại Guinea. Giáo tŕnh ở đại học Cuba lại kém vừa lư thuyết vừa thực hành, nên khi trở về xứ anh là người lạc lơng. Anh chỉ nuối tiếc một điều là sao anh không có cơ may đi du học tại Pháp, Bĩ, hay Canada Québec. Anh biết điều nuối tiếc của anh là không tưởng v́ Camarade Président Sékou Touré của anh đang theo đuổi đường lối xă hội chủ nghĩa. Đất nước của anh lúc bấy giờ dân chúng ở thành thị bị bắt buộc đi đến các FAPA (Ferme Agro Pastorale) rặp y chang theo khuôn mẫu công trường tập thể ở Trung Quốc, hay khu kinh tế mới ở Việt Nam.

 

       Các bạn trung học cũ của anh lần lượt vượt biên đến Côte d’Ivoire để t́m đường sống. Anh không biết tính lối thoát cho cuộc sống của anh sao cho ổn. Lương hàng tháng của anh chỉ được 30 đô la. Cha mẹ anh lại nghèo ở vùng Labé mà tôi có dịp ghé thăm với anh trên đường đi công tác vào nội địa Guinea. Anh kể năm nào mất mùa, mẹ anh phải bán dụng cụ làm mùa và một ít quần áo cũ để có tiền mua thực phẩm ăn đến mùa thu hoạch tới. Anh c̣n nỗi buồn lớn về việc không gặp lại đứa con gái vừa lên ba với một nữ sinh viên Cuba trong thời gian du học ở đây. Anh mở bóp đưa cho tôi xem h́nh hai mẹ con rất xinh. Khi c̣n ở Cuba, anh từng có ư định ở lại xứ này với cô nữ sinh viên sau khi ra trường, nhưng v́ nhiều lư do về thể chế chính trị, về mức sống ở Cuba, anh phải trở về nhà với hy vọng 7 năm đi xa, nước của anh khá hơn. Ngày từ giă Cuba, anh hứa với cô sinh viên sẽ sắp xếp việc đoàn tụ tại Guinea. Đối diện với hoàn cảnh đen tối của xứ anh ngày trờ về, anh đă vỡ mộng.

 

Bối Cảnh 2

 

Thời gian: 1994, chương tŕnh Lúa Gạo FAO (Riz Prospère Pour Les Petits Paysans en

Riziculture Irriguée Pour Les Pays Africains Semi-Arides au Sud du Sahara).

Không gian: République de Guinée

 

       Camarade Président Sékou Touré mất năm 1984 mang theo huyền thoại “Prêt Pour la Revolution”. Người kế vị ông cai trị đất nước không theo đường lối xă hội chủ nghĩa, lại phiêu lưu theo chế độ quân phiệt đưa đất nước Guinea nghèo khổ hơn. Tôi đến Guinea đầu tháng 2,1994 và gặp lại hầu hết những cộng sự viên cũ của tôi 14 năm về trước làm trong chương tŕnh ONADER, ngọai trừ anh Barry. Đồng nghiệp cũ của anh cho biết anh đă lấy vợ người cùng xứ, trở về buông bản của anh ở Labé. Tôi thoáng nghĩ có lẽ anh đă t́m được sự b́nh an của cuộc đời, quên đi những tranh giành bon chen của những người không muốn anh làm bạn hay làm bè cánh, có thể thỉnh thoảng nhận đưọc tin đứa con gái lớn lên tại một hải đảo không thân thiện với một đại cường ở sát bên cạnh.

 

       Sự gặp lại cộng sự viên cũ cho tôi cảm giác như người đi xa trở về nhà. Họ biểu lộ sự mừng rỡ và nói ra những lời chân t́nh. Người nữ cộng sự viên duy nhất trong số này là Mademoiselle Sow, sau 14 năm vẫn chưa lập gia đ́nh. Diện mạo không thay đổi mấy, vẫn mập và cân đối. Ít nói và chững chạc. Hồi c̣n làm việc chung với tôi, Mademoiselle Sow lúc nào cũng hoàn tất công việc chuyên môn và viết phúc tŕnh rất chuẩn. Tôi đă lượng giá cao về khả năng của người nữ cộng sự viên này. Những chuyến công tác đến nước láng giềng Sierra Leone, gặp gỡ các nhà khảo cứu người Nga, Mademoiselle Sow đă giúp làm thông dịch cho tôi và các nhà khảo cứu người Nga nhờ 5 năm du học ở xứ lạnh này.

 

       Lần này gặp lại tôi chung với nhóm nam kỹ sư canh nông, Mademoiselle Sow mừng rỡ thấy rơ trên gương mặt và nụ cười khi nói chuyện với tôi. Nữ cộng sự viên xa xưa của tôi nói lời trào phúng và ư nhị “ Actuellement, Je suis Mademoiselle Sow, il n’y a plus de Camarade Sow!”, và nói thêm dân Liên Xô không có vui hát trên đồng hoa như người ta đă từng tô điểm ; người ta đă từng lạm dụng các từ ngữ camarade, revolution ; khi nghe nhắc lại những cụm từ này, không tránh khỏi tâm trạng bị dị ứng. Tôi hiểu người nữ trí thức Guinea đă nhiều năm làm việc chung với tôi ở Conakry muốn nói ǵ.

 

 

 Thay Lời Kết

 

       Chuyện cũ vừa kể trên cứ c̣n nằm trong kư ức đến khi có điều ǵ gợi ra tôi nhớ lại như mới vừa xảy ra. Tôi luôn trân quí những chuyện trên đời mang nặng t́nh và nghĩa. Mọi thể chế chính trị đều thay đổi theo thời gian, t́nh và nghĩa giữa con người được giữ măi đến hết cuộc đời. 

 

 

 

 

 

Viết tại Houston Texas 15/11/2011

 Mùa Lễ Thanksgiving 2011

Phạm Thanh Khâm

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Phạm Thanh Khâm             |                 www.ninh-hoa.com