Cầu Sắt Sông Dinh năm 2000 - Nguyễn Văn Thành
Trang Thơ & Truyện: Tonny Panning                |                 www.ninh-hoa.com

TONNY PANNING
 

Hiện cư ngụ tại:
Bắc Âu

 

 

 

 

 

 


T
ruyện Ngắn

  L TÚY PHƯỢNG 

Tonny Panning

 

 

Kỳ 1:

                                                                     

   Tôi khom lưng và cúi cái đầu xuống thấp hơn để dễ dàng ngồi vào phía trong cùng bên cạnh cái cửa sổ của chiếc xe đ̣ nhỏ theo sự chỉ dẫn của anh lơ xe. Đây là chuyến xe cuối cùng trong ngày chạy lên Đà Lạt.  

   Tôi mở túi xách lấy ra cái áo len rồi để cái túi xách lên cái kệ chứa hành lư trên cao chỗ tôi đang ngồi. “Bốn ngày nghỉ qua mau quá”. Tôi lẩm bẩm trong miệng và tiếc nuối quăng thời gian ngắn ngủi trở lại thăm thành phố thăm bạn bè qua quá mau để rồi đêm nay tôi sẽ lại có mặt ở cái thành phố nhiều sương mù và nhiều loại hoa đẹp mà tôi đă có nhiều dịp qua lại trước đây. Tôi thật sự yêu cái thành phố đầy hoa và thơ mộng này nên sau khi ra trường tôi đă quyết định đến sinh sống ở đây. Tôi hy vọng sẽ tạo dựng được một mái ấm gia đ́nh ở cái thành phố này với nghề dạy học và tôi sẽ sống ở đây cho đến ngày cuối cùng của đời tôi.

  Tôi đưa tay lên nh́n vào cái đồng hồ. “ Mười sáu giờ ba mươi lăm phút ”. Tôi đảo mắt nh́n quanh trong xe. “Xe c̣n nhiều chỗ trống quá. ” Tôi nghĩ vậy và bồn chồn lo lắng. Theo chương tŕnh xe sẽ rời bến đúng mười bảy giờ, tôi lo sợ là nếu v́ vắng khách mà xe phải khởi hành trễ th́ rất có thể sẽ gặp “ mấy ông ba mươi ” ở đoạn đường có cái đèo Chuối và đèo Bảo Lộc.

  Thời gian gần đây mấy người lính của mặt trận giải phóng thường ra chận xe vào ban đêm để thu thuế,  để tiếp nhận thực phẩm và thuốc men cũng như sẽ bắt những quân nhân, công chức đi phép lẻ tẻ. Tôi không hiểu tại sao người dân lại ám chỉ luôn cho mấy người của mặt trận là “mấy ông ba mươi”, thường th́ người ta dùng câu này để ám chỉ mấy con cọp mà thôi.  Có thể người của mặt trận dữ tợn và đáng sợ như mấy con cọp nên người dân dùng một câu nói mà ám chỉ được cả đôi đàng chăng?

  Tôi chưa bao giờ gặp Việt cộng nhưng tôi lại rất sợ họ v́ tôi đă có đọc qua lịch sử về cái quân đội đó trong những ngày tôi c̣n ngồi ở giảng đường sư phạm và, theo các tài liệu đă ghi chép th́ đó là một tổ chức quyết tâm sẽ dùng vũ lực để chiếm cho được miền Nam mà tôi đang sinh sống.  

  Tôi bị mất hai ngón tay ở bàn tay phải trong một lần đi cắm trại trong rừng lúc tôi mười bốn tuổi nên tôi được miễn thi hành quân dịch nhưng tôi vẫn lo sợ là liệu những người của mặt trận có tha cho tôi không nếu chẳng may tôi bị người của mặt trận bắt được.

Theo tài liệu cũng đă có ghi là chính người lănh tụ của Trung Quốc rất căm thù và coi thường những người trí thức như tôi và nếu chẳng may tôi bị bắt…tôi lắc lắc cái đầu không dám nghĩ tiếp nữa.

  Tôi nh́n đồng hồ và toan bước xuống xe để đi chuyến xe vào sáng sớm ngày hôm sau. “Có lẽ như vậy mà an toàn hơn. ” Nghĩ như vậy nên tôi với tay lấy cái túi xách và định nhón người lên để lần ra cửa th́ chạm ngay một khuôn mặt rất khả ái đang tươi cười nh́n tôi và chuẩn bị bước vào chỗ ngồi cạnh tôi.

  Người con gái tuy đang bị lúng túng với cái túi xách khá lớn nhưng vẫn luôn nh́n tôi cười rất tươi. Tôi vội vàng đỡ lấy cái túi xách cho nàng. Sau khi hành lư của nàng đă được tôi giúp để lên cái kệ trên cao, người con gái cũng khom lưng và cúi đầu bước vào ngồi bên cạnh tôi và nàng buông ra một lời cám ơn nho nhỏ chỉ đủ vừa cho tôi nghe.

  Nếu bây giờ tôi muốn xuống xe th́ tôi lại phải xin cô nàng bước xuống để tôi có lối đi ra.  Nh́n người con gái ngồi bên cạnh, tôi biết chắc là cô nàng cũng sinh sống ở cái thành phố quanh năm có sương mù và thơ mộng của Đà Lạt v́ da mặt của cô nàng quá mịn màng và hây hây đỏ không một chút phấn son.

  “ Có lẽ…cũng không đến nỗi nào. ” Tôi nghĩ vậy để trấn an sự sợ hăi vẫn c̣n lởn vởn trong đầu tôi và rồi tôi ngồi yên tại chỗ.  Lúc này những bạn hàng buôn bán rau cải từ xứ lạnh về thành phố cũng lác đác bước lên xe và vui cười tṛ chuyện với nhau về những việc mua bán.

  Tôi quay qua người con gái và bắt chuyện làm quen.

- “Cô…cô. . . cũng ở…ở Đà Lạt?”

- “Dạ. ”

Người con gái nh́n tôi e lệ và mỉm cười trả lời tôi. Tôi cảm thấy vui mừng trong ḷng v́ được ngồi cạnh người con gái phải nói là đẹp và có nụ cười rất xinh nên tôi không muốn bỏ qua cơ hội làm quen, tôi liền giới thiệu tên:

- “Tôi…tên Nghiệp…tôi…cũng ở…ở và làm…việc trên đó. ”

- “Em tên Phượng, Lữ Túy Phượng. ”

- “Cô. . .  Túy Phượng…có làm…làm việc ǵ…không…hay…”

Tôi muốn nói hay là làm nội trợ cho ông xă nhưng tôi cứ ấp úng măi vẫn chưa ra lời. Trong tiếp xúc với phái nữ, nhất là những người có nhan sắc, không hiểu sao tôi lại hay bị tật nói lắp.  Đồng nghiệp và bè bạn thường trêu chọc tôi và đặt cho tôi cái tên “Nghiệp hạt thị ” chỉ v́ khi giao thiệp với phái nữ có nhan sắc tôi cứ ấp a ấp úng nói không ra lời y như người đang có cái hột thị kẹt trong cổ họng. Như đoán được ư của tôi nên Lữ Tuư Phượng hỏi lại:

- “Anh định hỏi hay là em…có làm nội trợ không phải không?”

- “Dạ…cô…cô đoán hay. . . hay quá. ”

- “Làm ǵ mà anh lại dạ với em. ”Và như muốn cho tôi biết về cuộc sống c̣n độc thân của nàng nên Lữ Tuư Phượng nói tiếp:

- “Em không phải làm nội trợ anh à v́ mỗi ngày em phải ra mở cửa tiệm từ sáng sớm đến chiều tối mới về. Em sống với mẹ em, nhà chỉ có hai mẹ con thôi. Nhà em ở khu Mả Thánh.  Anh chắc biết khu đó chứ?”

- “Biết! Khu đó…anh cũng có…một hai…một lần đi qua. ” Tôi trả lời cho qua

chuyện v́ thật ra khu Mả Thánh đó tôi chưa bao giờ đặt chân đến.

- “Anh là thầy giáo?”

- “Sao…cô…em đoán biết…biết hay vậy ?”

- “Nh́n anh thấy giống thầy giáo lắm nên em nói đại không ngờ lại trúng. ”

 Tôi nh́n Lữ Tuư phượng và thấy thật vui trong ḷng. Trong phút chốc tôi đă quên đi nỗi lo sợ về những bất trắc có thể xảy ra trên đường đi. Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm Sài G̣n tôi xin được về dạy ở cái thành phố mà tôi yêu từ những ngày tôi c̣n nhỏ, thành phố mà tôi hằng ao ước sẽ được đến làm việc và sinh sống.  Tính đến nay tôi ở cái thành phố này cũng được bốn tháng rồi và tuy thời gian không lâu nhưng cái tên Giáo sư Tôn Thất Nghiệp th́ rất nhiều người biết đến. Tôi nhớ lại ngày tôi đến Đà Lạt được hai tuần và trong khi chờ đợi để được bổ nhiệm việc làm, tôi được người bạn mới quen biết nói sẽ giới thiệu cho tôi dạy kèm một nữ sinh tên ǵ đó mà tôi nhớ mang máng h́nh như cũng có hai chữ Tuư Phượng. Sau đó th́ người bạn nói lại là việc dạy kèm không thể thực hành được v́ cô nữ sinh đó bị bệnh hay bị tai nạn ǵ đó mà tôi cũng không để ư đến. Cô Lữ Tuư Phượng đang ngồi bên cạnh tôi đây chắc chắn không phải là cô nữ sinh kia v́ cô Lữ Tuư Phuợng xem ra đă qua rồi cái thời phải có thầy dạy kèm. Bốn tháng ăn ở và dạy học trong cái thành phố mát lạnh đó tôi chỉ quen với bốn cô giáo đồng nghiệp đă luống tuổi và những cô học tṛ nhỏ bé của tôi thôi. Tôi thích phiêu lưu nay đây mai đó nên tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện phải bị ràng buộc trong t́nh cảm. Vừa qua tôi xin bốn ngày nghỉ về Sài G̣n thu xếp mọi việc để dọn hẳn lên đây.

Lữ Túy Phượng có vẻ nhút nhát khi nói chuyện với tôi, mỗi lần trả lời những câu tôi hỏi mặt nàng lại đỏ lên. Tôi muốn nêu những câu hỏi để Túy Phượng nói chuyện với tôi cho đỡ nhàm chán nhưng tôi lại ngại v́ tật nói lắp của ḿnh, dù sao tôi cũng phải nói chứ chẳng lẽ ngồi im.

- “Cô…em Túy Phượng…làm ǵ ở. . .  ở Sài G̣n?”

- “Dạ, em thường đi thăm người quen ở trong này. Mỗi lần trở về Đà Lạt em thường đi những chuyến xe chiều cuối ngày như vầy v́ khi xe chạy được một quăng đường là em ngủ một giấc đến chừng tỉnh dậy là tới nơi khỏi phải nghĩ ngợi ǵ hết. ”

- “Anh đi…như vầy là…là lần đầu. Anh rất lo…lo. . . không biết…có. . . có ǵ không. ”

Lữ Túy Phượng vẫn với nụ cười thật tươi trên môi và nàng nói rất tự nhiên nhưng tôi nghe điều nàng nói lại làm cho tôi sợ hơn.

- “Dọc đường không có cướp đâu anh đừng sợ. Chỉ ở chỗ có mấy cái đèo là thường hay có Việt cộng ra đón xe để thu thuế và nhận thuốc men thực phẩm thôi. Nếu mấy người đó mà thấy đàn ông hay thanh niên như. . . như. . . mà có lẽ cũng không có ǵ đâu. ”

- “ Anh chỉ sợ…sợ. . . Việt cộng…thôi chứ…chứ không sợ cướp. ”

Lữ Tuư Phượng nh́n tôi và gật gật cái đầu như là một sự đồng cảm. Lữ Tuư Phượng nói như để tôi đừng lo lắng:

- “Coi vậy chứ xui xẻo lắm mới gặp Việt cộng anh à. Anh là thầy giáo chứ có phải là lính tráng ǵ đâu mà sợ. Có sợ chăng là chỉ sợ ông tài xế ngủ gục rồi xảy ra tai nạn thôi. Anh Nghiệp biết không, khoảng ba tháng trước đúng vào ngày thứ sáu mười ba tây tháng sáu có một chiếc xe chạy cuối cùng trong ngày đă bị rớt xuống đèo nhưng chỉ có một người phụ nữ trẻ bị thiệt mạng c̣n số hành khách kia th́ chỉ bị thương thôi. Nghe đâu là ông tài xế ngủ gục nên mới xảy ra tai nạn đó anh. ”

- “ Anh. . . anh thích đi. . .  đi xe chạy. . . chạy đêm nhưng. . . nhưng . . . ngán và. . . và lo quá. ”

 Lúc này xe đă chạy đến ngă tư Thủ Đức nên tôi cũng không c̣n muốn đổi ư nữa.  Tôi không muốn người con gái đồng hành với tôi phải lo lắng chung về cái lo của tôi và tôi cũng muốn cho Lữ Túy Phượng biết về cuộc sống độc thân của tôi, tôi nói:

- “Khi về…đến. . .  đến Đà Lạt…anh mời…mời em đến nhà cho biết. Nhà của…anh mới. . . mới mua lại của…của. . . một người bạn. Nhà…rất đẹp nhưng…nhưng. . . v́ không không . . .  có người …người. . . chăm sóc nên…nên. . . vẫn c̣n bề bộn…lắm. ”

- “Nếu anh có lời mời th́ em sẽ đến cho biết nhà anh…khi nào em rảnh. ”

*

 Chiếc xe đ̣ nhỏ hai mươi lăm chỗ ngồi tăng dần tốc độ khi qua khỏi ngă ba Dầu Giây. Bên ngoài trời bây giờ đă tối, trong xe dĩ nhiên cũng tối. Lữ Túy Phượng ngă đầu hơi nghiêng về phía tôi và rồi một khoảnh khắc sau, đầu của nàng đă dựa vào vai tôi. Tóc của người con gái tỏa ra một mùi hương rất quen thuộc mà từ bao năm qua bây giờ tôi mới được ngửi lại mùi hương đó, mùi hương mà lúc nhỏ tôi vẫn thường thấy mẹ tôi sử dụng mỗi khi bà gội đầu, đó là mùi của trái Bồ Kết.

Chiếc xe lắc mạnh một chút v́ tránh cái ổ gà. Sự đụng chạm xác thịt với người con gái khá xinh đẹp làm tôi có cảm giác lâng lâng. Lữ Tuư Phượng nhắm mắt như đang ngủ nhưng tôi nghĩ là nàng chưa ngủ được, những người trẻ không thể dễ dàng đi vào giấc ngủ mau lẹ như vậy được. Qua trao đổi một vài câu nói với Lữ Túy Phượng vừa rồi, tôi nhận biết là Tuư Phượng cũng có cảm t́nh với tôi nhiều qua ánh mắt của nàng mỗi khi cái đầu của nàng hơi nghiêng về một bên để nh́n tôi. Tôi buồn và giận ḿnh là tại sao tôi lại ăn nói không được trôi chảy trước những người phụ nữ đẹp, chứ như những người phụ nữ không đẹp như bốn vị nữ đồng nghiệp của tôi,  tôi ăn nói cũng khá lă lướt lắm chứ.

 Tôi nhích thật nhẹ cái vai về phía trước một chút để cái đầu của Túy Phượng nằm giữa phía sau vai tôi và cái chỗ để dựa lưng. Ngồi ở thế này lâu sẽ rất mỏi, nhưng nếu Lữ Túy Phượng không bị thức giấc th́ tôi muốn được ngồi ở cái thế này cho đến khi xe về tới Đà Lạt.

  Tôi muốn nhắm mắt lại một chút để khỏi suy nghĩ nhiều nhưng không làm sao nhắm mắt được. Xe đă chạy qua Phương Lâm Định Quán từ lâu rồi và có lẽ cũng sắp đến đèo.  Nghĩ đến cái đèo làm trái tim tôi bị co thắt lại một chút như bị ai đó bóp vào. Ngay lúc tôi c̣n đang lo lắng hồi hộp th́ chiếc xe từ từ giảm tốc độ và người tài xế nói thật lớn như để cho mọi người trong xe tỉnh giấc.

- “Có quân đội giải phóng đón xe cô bác ơi. Xin cô bác tỉnh ngủ cô bác ơi. ”

Mồ hôi lạnh bỗng từ đâu tuôn ra và chảy dài theo sống lưng làm tôi chồm lẹ về phía trước để nh́n “quân đội giải phóng” cho biết. Lữ Tuư Phượng bị mất chỗ dựa nên nàng ú ớ hỏi tôi:

- “Có chuyện ǵ vậy anh Nghiệp?”

- “Có…có…có. . . Việt…Việt…Việt…cộng…em…em ơi. ”

Có lẽ Lữ Túy Phượng thấy tôi quá sợ nên nói lắp nhiều hơn v́ vậy thật tự nhiên, nàng nắm chặt bàn tay tôi và nói nhỏ:

- “Anh b́nh tĩnh lại…có em đây mà, đừng sợ!”

Lúc này tôi không c̣n tâm trí nào để ư đến câu nói của Lữ Tuư Phượng nữa mà b́nh thường nếu được nghe câu nói đó phát ra ở cửa miệng một người phụ nữ đẹp như Lữ Tuư Phượng có lẽ tôi sẽ ngượng nhiều lắm. Tôi quay đầu thật nhanh nh́n khắp trong xe từ trước ra sau mà lúc này đă được mở đèn sáng để xem có người đàn ông nào cùng cảnh ngộ như tôi không. Tôi cảm nhận là mồ hôi lạnh đang chạy dài theo sống lưng khi tôi thấy trong xe chỉ có một ḿnh tôi là khách đàn ông, ngoại trừ người tài xế và anh lơ xe.  Tôi quay đầu nh́n ra phía ngoài và thấy lố nhố người đang bao quanh chiếc xe nhưng tôi không thể thấy họ ăn mặc và vơ trang như thế nào.  Ngay khi tôi c̣n đang trố mắt nh́n ra phía ngoài qua khung cửa kiếng th́ có hai người đàn ông bước lên xe và đảo mắt nh́n khắp mọi người.  Hai người này mặc đồ ka ki xanh đậm và một người có đeo cây súng ngắn bên hông mà tôi nghĩ có lẽ ông ta là người chỉ huy và người đứng bên cạnh là người tuỳ tùng v́ anh ta cầm cây súng dài.  Sau khi nh́n khắp mặt mọi người trong xe,  người có đeo cây súng ngắn lên tiếng thăm hỏi rất ngọt ngào:

- “Chào tất cả bà con cô bác. Bà con cô bác đi xe có mỏi mệt lắm không ạ? Chúng tôi là quân đội cách mạng về đây để đánh đuổi bọn Mỹ xâm lược và Ngụy tay sai bán nước. Ai là quân nhân, công chức của ngụy quân ngụy quyền xin mời xuống xe cho chúng tôi kiểm tra. ”

Tất cả mọi người trong xe đều im lặng, sự im lặng bị bao trùm bởi nỗi lo sợ và đe dọa chết chóc. Mọi người trong xe bỗng gần như một lượt đều quay mặt trố mắt lên nh́n về phía tôi nhưng không một ai lên tiếng. Tôi không có can đảm để nh́n ngay mặt người có đeo cây súng ngắn v́ khi nói chuyện ông ta có cố nở một nụ cười nhưng ánh mắt và gương mặt của ông ta th́ rất nghiêm trông chẳng khác nào. . .  ông ba mươi vậy. Trong khi tôi c̣n đang quá sợ hăi và luống cuống th́ bất chợt Lữ Túy Phượng ngă đầu vào sát ngực tôi âu yếm như t́m nơi tôi một sự che chở. Người chỉ huy quân giải phóng lên tiếng phá tan cái không khí ngột ngạt đến nghẹt thở khi chỉ tay ngay vào tôi và nói:

- “Anh kia! Mời anh xuống xe. ”

Một mệnh lệnh kèm theo với gương mặt thật lạnh lùng và cái nh́n nghiêm nghị làm chân của tôi không sao nhấc lên được. Tôi ấp úng cố nói nhưng không sao ra lời:

- “Tôi…tôi…bị…tật…tật…tôi…tôi…không…không…phải…”

Tôi cố gắng nhưng chưa nói hết lời th́ tôi bị. . . ông ba mươi ngắt ngang:

- “Tôi yêu cầu anh xuống xe cho chúng tôi kiểm tra giấy tờ. ”

Tôi run rẩy quay qua Lữ Tuư Phượng và ghé sát vào tai nàng nói nhỏ:

- “Anh…anh…anh gởi…em…em…cái cái …túi…túi xách. . . nhé. ”

Lữ Tuư Phượng nh́n tôi và như để tôi có thêm can đảm nên nàng…cười. Lữ Tuư Phượng cười đưa hai hàm răng trắng tinh ra và tuy không phát thành tiếng nhưng nụ cười rất xinh tươi và rất đẹp. Trong khi tôi quá luống cuống để bước xuống xe th́ Lữ Tuư Phượng lại không có vẻ ǵ là sợ sệt.  Lữ Túy Phượng vít đầu tôi xuống để nói nhỏ vào tai tôi:

- “Anh b́nh tĩnh lại đi, không có ǵ mà anh phải sợ cả! Có em đây mà, anh sợ cái ǵ chứ. ”

Nói xong Lữ Túy Phượng hôn nhẹ vào má tôi. Trong nỗi sợ hăi tột cùng nhưng tôi cũng cảm nhận được nụ hôn đó. Trước khi bước chân qua khỏi người Lữ Túy Phượng để xuống xe, tôi nói nhỏ với nàng:

- “Cám ơn em nhiều lắm. Em thật đẹp và thật dễ thương!”

Lữ Túy Phượng gật đầu cười mỉm và đồng thời nàng bóp nhẹ vào cánh tay tôi như khuyến khích tôi can đảm thêm.

 

  Tôi được mấy “ ông ba mươi ” dẫn đi ngay vào trong rừng mà không cho tôi một cơ hội để tŕnh giấy tờ và giải thích về việc tôi được miễn dịch. Lúc này tự nhiên trong con người của tôi như có một sức mạnh vô h́nh nào đó làm tôi mạnh dạn thêm và tôi cảm nhận là tôi không c̣n một chút ǵ sợ hăi những con người đang đi với tôi.

Tôi vừa bước theo đám người bắt tôi vừa vui mừng nghĩ về người con gái đă đồng hành trên chuyến xe chiều cuối ngày đă có ít ra là hai lần khuyên tôi b́nh tĩnh đừng sợ thay v́ chính tôi phải khuyên nàng.  “ Lữ Túy Phượng đă…yêu ḿnh?” Tôi vui nhiều khi nghĩ về cái hôn mà Lữ Túy Phượng đă “ban”cho tôi. Tôi chợt khám phá ra là khi tôi nói với Lữ Túy Phượng lời cám ơn và lời khen nàng đẹp và dễ thương th́ tôi không c̣n “ ngậm hạt thị ” nữa như có một phép lạ đă đến với tôi để tôi nói được trôi chảy câu nói đó, có phải chăng v́ quá sợ hăi mà cái tật đó đă bị biến mất đi chăng?

**

Tôi bị dẫn đi trong rừng đă hơn ba tiếng đồng hồ liên tiếp không ngừng nghỉ. Tôi không c̣n biết bây giờ là mấy giờ nữa v́ cái đồng hồ của tôi tôi đă tháo ra và để trong cái túi xách. Tôi nghĩ đến chiếc xe đ̣ nhỏ chở người con gái mà tôi vừa quen biết làm tôi trở nên mạnh dạn hơn. Giờ này chiếc xe đ̣ có Lữ Túy Phượng bên trong đă đến nơi rồi hay vẫn c̣n đang rong ruổi trên đường? Dù sao th́ chiếc xe cũng sẽ đưa Lữ Túy Phượng và mọi người trong xe về đến nơi thôi. Tôi mong Túy Phượng đừng v́ lịch sự mà phải nên mở cái túi xách của tôi ra và rồi nàng sẽ thấy xâu ch́a khóa nhà và biết địa chỉ nhà của tôi cũng như địa chỉ trường học mà tôi đang dạy để thông báo về tai nạn của tôi.

- “Nằm xuống mau!”

Tôi bỗng bị mấy người Việt cộng đi bên cạnh nhấn vai tôi đè nằm xuống sau khi ra lệnh.

Tôi vừa mệt và vừa sợ hăi ngước mặt lên nh́n về phía trước th́. . . h́nh như tôi thấy Lữ Túy Phượng đang đứng giữa đường và trừng trừng con mắt nh́n đám người áp giải tôi. Tôi đưa tay dụi mắt thật mạnh.  Tôi nghĩ có lẽ v́ phải bị đi liên tiếp không được nghỉ nên tôi mệt và bị hoa mắt, hay cũng có thể v́ tôi nhớ Lữ Túy Phượng nên thấy nàng chăng; nhưng hiện tại trước mặt tôi không có. . . Lữ Túy Phượng.

Mấy người Việt cộng ngồi bao quanh tôi đang xầm x́ với nhau như sợ hăi và tay người nào cũng gh́m chặt cây súng đưa thẳng về phía trước như sẵn sàng nhả đạn. Một người Việt cộng ngồi cạnh tôi hỏi:

- Anh…anh có thấy ǵ không?

Tôi mau mắn trả lời:

- Tôi không thấy ǵ hết. Mà. . . có chuyện ǵ vậy anh?

- Tôi thấy h́nh như có người…trừng mắt nh́n chúng ḿnh.

Tôi nh́n mấy người Việt cộng và tôi tin là mấy người này cũng bị mệt như tôi nên trông gà mà tưởng cuốc. Giữa đêm khuya, giữa rừng vắng và tuy có ánh trăng soi rọi nhưng làm sao mà họ thấy được… Lữ Túy Phượng trừng mắt nh́n chứ. Lữ Tuư Phượng là người chứ đâu phải là ma!

  Một người có lẽ là chỉ huy lên tiếng:

- Thôi, chúng ta nghỉ ở đây đêm nay rồi sáng lên đường sớm.

 Nói rồi mấy người lính Việt cộng quay lưng lại với nhau thành một cái ṿng tṛn lớn. Tôi ngồi cạnh một người mà từ lúc đầu đến giờ hắn luôn theo tôi như là có nhiệm vụ canh giữ tôi.

Thật may mắn cho tôi khi hồi chiều, lúc vừa bước lên xe tôi đă lấy ra cái áo len nên bây giờ tôi cũng đỡ bị lạnh. Tôi co người lại và nằm xuống đám cỏ mà tôi cũng không cần biết là cỏ có sạch hay không. Một khoảng khắc sau tôi đă ch́m vào giấc ngủ chập chờn và đầy mộng mị.

 

 (Xem tiếp kỳ 2)

 


q Tonny Panning q
 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Tonny Panning             |                 www.ninh-hoa.com