trang truyện và Thơ của Trần Hà Thanh              |                 www.ninh-hoa.com

TRẦN HÀ THANH

  Cựu Hiệu trưởng:
Trung học Ninh Ḥa
(Trần B́nh Trọng)
Niên khóa 1971-1975


Hiện cư ngụ tại:
Tiểu bang California,
Mỹ Quốc


 

 

 

 

 

H Ộ I  N G Ộ  L I Ê N  T R Ư Ờ N G  2018 Orlando, FLORIDA

 
Trần Thanh

 

Tôi bắt đầu đi dạy học năm 1957 sau khi đỗ Tú Tài phần 2. Nhiệm sở đầu tiên của tôi là một trường Trung Học công lập đệ nhất cấp gồm 4 cấp lớp : thất ( lớp 6 ) lục ( lp 7 ) ngũ ( lớp 8 ) và tứ ( lớp 9 ). Hơn một năm sau tôi thôi dạy trở về theo học Đại Học. Năm 1963 tôi lại tiếp tục đi dạy học. Nhiệm sở thứ hai của tôi là Trường Trung Học Trần Quốc Tuấn Quảng Ngăi.Trường có đầy đủ 7 cấp lớp : thất ( lớp 6 ) lục ( lớp 7 ) ngũ ( lớp 8 ) tứ ( lớp 9 ) đệ tam ( lớp 10 ) đệ nhị (lớp 11 ) và đệ nhất ( lớp 12 ) ; nhiệm sở thứ ba của tôi là Trung Học Ninh-Ḥa ( cũng có tên là Trung Học Trần B́nh Trọng ) tỉnh Khánh Ḥa. Trường cũng có đủ 7 cấp lớp.

 

Tôi dạy học ở Quảng Ngăi được 7 năm ( 1963-1970 ).

Tôi dạy học ở Ninh-Ḥa, Khánh Ḥa được 5 năm ( 1970-1975 ).

 

Cũng từ năm 1963, miền Nam Việt Nam không c̣n thời kỳ thanh b́nh nữa, cuộc chiến ngày càng ác liệt nhất là địa phương Quảng Ngăi. Đồng bằng trở thành chiến trường. Ṿng đai thị xă hẹp dần, đạn pháo 122 ly rơi vào trung tâm thị xă giữa ban ngày. Đường hỏa xa không sử dụng được, quốc lộ 1 Bắc – Nam bị gián đoạn nhiều nơi…Phương tiện giao thông giữa duy nhất giữa thị xă Quảng Ngăi với Sài G̣n và các tỉnh lân cận là máy bay.

 

Trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy mà “ Thầy Vẫn Dạy, Tṛ Vẫn Học “. Đó là do truyền thống hiếu học của người dân Quảng Ngăi. Ngoài truyền thống vừa nêu, địa phương nầy c̣n có cơ duyên nữa. Số là ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại tuyên bố : Xóa bỏ các ḥa ước 1862, 1874, 1883 và 1884 và tuyên bố Nước Việt Nam độc lập. Đó là “ Tuyên Ngôn Độc Lập “ đầu tiên, tiếp đến trong lănh vực giáo dục th́ Giáo Sư Hoàng Xuân Hăn, Bộ Trưởng Giáo Dục và Mỹ Thuật chú ư đến tỉnh Quảng Ngăi, ông Bộ Trưởng dự định thành lập ở Quảng Ngăi một trường Trung Học. Trường Trung Học được dự định khai giảng năm học đầu tiên 1945-1946. Song chính. phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại 159 ngày. Tuy nhiên Trung Học đó vẫn khai giảng ngày 3 tháng 9 năm 1945 dưới chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa với tên Trung Học Lê Khiết. Sau ngày 19-12-1946 Trung Tiểu Học Lê Khiết chỉ có 9 cấp lớp ( từ lớp 1 đến lớp 9 ), Trường phải di chuyển nhiều nơi đôi khi phải học về đêm. Họ dạy và học trong niềm hy vọng hết chiến tranh, trong niềm mơ ước được tiếp tục hc hành như ngoài vùng tề Đà Nng, Huế.

Ngoài ra c̣n có may mắn : Liên khu 5 trong đó có Quảng Ngăi chưa thực hiện toàn diện triệt để đấu tố trong cải cách ruộng đất th́ năm 1954 chiến tranh chấm dứt. Cuối năm 1954, Quảng Ngăi có một mùa xuân trọn vẹn kể từ năm 1945. Như toàn miền Nam giai đoạn 1954-1975 tỉnh Quảng Ngăi hưởng cảnh thái b́nh được sáu năm. Trường Trung Học công lập Trần Quốc Tuấn, nhiều trường bán công, tư thục và hàng trăm trường tiểu học ra đời trên miền đất đổ nát c̣n dấu vết “ tiêu thổ kháng chiến “.

 

Từ tháng 5-1970 tôi được thuyên chuyển đến Trung Học Ninh-Ḥa ( Trung Học Trần B́nh Trọng ) tỉnh Khánh Ḥa. Ninh-Ḥa là một quận lỵ nằm trên ngă ba quốc lộ 1 và quốc lộ 21 ( nay là quốc lộ 26 ). Quận lỵ nầy có rặng Trường Sơn bao bọc ở phía tây và biển cả ở phía đông. Lại có sông Dinh bắt nguồn từ non cao ở phía tây trôi về biển cả ở phía đông. Do vị trí địa lư ở ngă ba bắc nam và cao nguyên ở phía tây, lại có thung lũng Dục Mỹ nóng nung người như “ ḷ luyện thép “ song điều nầy thích hợp cho sự huấn luyện binh sĩ cho nhu cầu của chiến trường.

 

Với chúng tôi, quận lỵ nầy là nơi cư trú an toàn trong cơn binh lửa thời đó. Chúng tôi có những ngày an b́nh cũng những ngày hè vui như được mô tả trong những tiểu thuyết thời tiền chiến. Những h́nh ảnh vẫn c̣n trong tâm thức : Sân trường ngày hè vắng lặng mà không khí không hoang vắng trong lo âu. Ánh b́nh minh quét dần màn đêm, bầu trời xanh lơ, gió rung nhẹ những hạt sương long lanh như kim cương dưới ánh ban mai, trưa hè tiếng ve sầu ḥa với tiếng gió lộng ŕ rào từ đồng lúa mênh mông mang đến hương đồng cỏ nội. Chiều đến bóng cây trải dài, nắng dịu dần, chiều xuống dần, cảnh vật chân trời chuyển qua màu tím. Màn sương mỏng bao phủ không gian. Mặt trăng lên cao dần, ánh trăng xuyên suốt qua lá cành. Gió lay nhẹ cành dừa trước ngơ. Làn gió nhẹ mang tiếng hát trong treo từ ngôi nhà cổ kính. Đêm xuống dần, khói lam chiều tỏa ra từ ánh lửa bập bùng nơi thôn xóm đằng xa gần chân trời. Đó là không khí an b́nh quanh ngôi trường những ngày hè trầm lắng. Vào thời đó, chúng tôi c̣n có may mắn được đi cắm trại ngoài hoang đảo. Bên ánh lửa trại bập bùng, ngoài kia sóng gầm biển cả, chúng tôi mới cảm thấy ḿnh nhỏ bé và đơn độc như vợ chồng An Tiêm hay một ḿnh Robinson ngoài hoang đảo 27 năm. Đó là những ngày hè vui nơi miền đất có được thanh b́nh trong khi cuộc chiến đến hồi ác liệt.

 

Trên đây tôi đă nêu hai nơi tiêu biểu cho hoàn cảnh dạy và học thời chiến nơi miền xa Thủ Đô tiếp giáp những chiến trường lừng danh ở Miền Trung hay Cao nguyên. Ngày nay vào dịp Hội Ngộ Liên Trường Trung Học Quảng Ngăi hay Hội Ngộ Trung Học Trần B́nh Trọng người thầy được vinh danh và ca tụng do đem tuổi hoa niên dấn thân nơi Miền Đất hiểm nguy : họ bám trường bám lớp có khi mất mạng sống cùng với các em học sinh dưới con ưa pháo sau ngày ngưng chiến 27-1-1973.

 

Chúng tôi qua được hiểm nguy hay có được những ngày thanh b́nh giữa cuộc chiến ác liệt là nhờ những chiến sĩ vô danh. Họ cùng trang lứa chúng tôi sớm khoác áo chinh y vào miền gió cát, những bước chân âm thầm của họ nơi miền xa và nguy nan cho hậu phương được an b́nh. Những hy sinh cao cả của họ không thể nào diễn tả hết được.

 

Tuy nhiên giữa họ ( những người trực tiếp hy sinh xương máu ) hay chúng tôi đều mơ ngày thanh b́nh.

 

Thế mà quê hương thanh b́nh hơn 43 năm rồi song xă hội c̣n nhiều chuyện đáng buồn rồi tương lai thế hệ con cháu chúng ta vô cùng mờ mịt qua những điều trông thấy năm năm mỗi lần nghe hè đến.

 

Trước tiên chúng tôi có cơ may có những mùa hè vui trong quăng đời c̣n lại qua Hội Ngộ Liên Trường Trung Học Quảng Ngăi như năm nay 2018 ở Orlando Florida. Hội Ngộ Liên Trường đươc tổ chức hàng năm : mỗi năm /một tiểu bang, lần nầy là lần thứ 10. Lúc đầu Ban Tổ chức ấn định hai năm / một. Cách nầy kéo dài 5 năm th́ phải ; về sau Ban Tổ chức có ư kiến nên tổ chức mỗi năm / một lần v́ hầu hết các cựu giáo sư đều cao tuổi, nên cần gặp được nhau lúc nào hay lúc đó.Thế là California có 2 lần Hội Ngộ và Florida cũng có hai lần Hội Ngộ. Lần nầy là lần thứ hai vào đầu mùa hè, đặc biêt lần nầy sau hơn 43 năm, tôi mới thấy được những cành phượng đỏ thắm rực rỡ dọc đường gần Miami ( cực nam Florida ). Phưọng thắm hiện tại gợi những ước mơ của tuổi học tṛ hay những ngày hè vui hơn gần 50 năm trước đây.

 

Một cơ duyên khác là đêm Hội Ngộ chính thức Chủ Nhật 24 tháng 6 năm 2018, tôi và vợ chồng anh Nguyễn Văn Thành đều cùng tham dư Hội Ngộ Liên Trường Trung Học Quảng Ngăi ( kỳ 10 2018 Orlando Florida ). Anh Thành là người phụ trách Website Ninh-Hoa.com. Anh trầm trồ thán phục cách tổ chức chu đáo và kéo dài trên mười mấy năm, ước mong Trung Học Trần B́nh Trọng Ninh-Ḥa cũng có những lần Hội Ngộ tương tư như thế, trong khi Giáo Sư Lê Thị Đường, cựu Hiệu Trưởng Nữ Trung Học Quảng Ngăi th́ ước mơ có một website cho Liên Trường ( thay cho Đặc san Liên Trường hàng năm ). Tuy Trường Trung Học Ninh-Ḥa và những trường khác ở Ninh-Ḥa chưa có những lần Hội Ngộ hằng năm nhưng có Đặc San một năm vài lần ( qua những lần ra mắt sách ), Website Ninh-Hoa.com có Đặc San Mùa Xuân trên mạng suốt 15 năm qua.Đặc biệt ngày 5-11-2017 chúng ta đă làm một lúc hai công việc : vừa ra mắt Đặc San ( gồm 2 quyển ) vừa có buổi hội ngộ gần 60 năm Trung Học Trần B́nh Trọng /Ninh-Ḥa. Buổi hội ngộ tuy gặp những trở ngại trong suốt thời gian chuẩn bị nhưng thành công nhờ t́nh quân dân thắm thiết sống dậy sau hơn 43 năm cách biệt mái trường xưa.

 

Bây giờ trở lại buổi Hội Ngộ Liên Trường Trung Học Quảng Ngăi lần nầy chúng tôi được nghe khúc hát “…..hàng vạn cánh tay đưa lên ….quyết đ̣i ḥa b́nh công chính …” những cánh tay đưa lên cùng đồng thanh hô vang của những cựu học sinh đến tuổi xế chiều nhưng hào hùng như thời son trẻ.

 

Th́ ra hơn 43 năm trước v́ không có ḥa b́nh công chính nên chúng tôi và gia đ́nh- thành phần những người thua trận - trở thành công dân hạng 2 của xă hội.

 

C̣n hiện tai th́ :

Người thua trận ra đi, kẻ thắng trận cũng ra đi, chỉ có kẻ chịu trận ở lại chịu sầu, chịu chết …

(Fw : Y Khoa Huế Re Ly Hương ).

 

C̣n theo tác giả Giản Tư Trung ( Tuổi Trẻ online) th́ hàng năm người ta chi 3.4 tỉ USD cho con du học, nếu ai cũng có tiền th́ th́ con số sẽ lên đến 30 tỉ USD hoặc nhiều hơn nữa. Đó là cuộc tháo chạy giáo dục trong nước v́ mất niềm tin vào giáo dục Việt Nam.

 

Người ta nói song song với kỳ thi THPT 2018 ( kỳ thi có 925, 753 thí sinh dự thi ) có một cuộc thi khốc liệt và gai góc hơn nhiều.

 

Đó là cuộc thi của cha mẹ học sinh, cuộc thi của những người lớn, một cuộc chạy đua đưa con đi tị nạn giáo dục.

 

Cuộc thi dành cho những phụ huynh có tiền và cả không ít người cắn răng chấp nhận bán cả nhà cửa đất đai để lo con du học.Đó như là sự đánh đổi phần đời c̣n lại của phụ huynh để lo cho tương lai lâu dài của con em.

 

Theo tuổi trẻ online ngày 25-6-2018 th́ ngay sau khi môn thi đầu tiên kết thúc, các công ty du học đă rải tờ rơi tư vấn tuyển sinh tại nhiều điểm thi ; ở miền trung năm nay ngoài tờ rơi, thông tin tư vấn c̣n được in lên quạt tay và nước đóng chai.

Trong gần một triệu thí sinh THPT hằng năm dường như không có sĩ tử nào là con cái quan chức nói chung và quan chức ngành giáo dục nói riêng.

Trong lúc phụ huynh mất ăn mất ngủ chạy cho con đi du học, quan chức đă âm thầm cho con họ đi tỵ nạn giáo dục tại các nước tư bản. Năm này qua năm khác con số đó càng tăng

 “Giáo Dục Việt Nam đến mức nầy đă không c̣n là một vấn đề.Nó là vấn nạn quốc gia..Nó là cuộc lao dốc không có điểm dừng. Nó không c̣n mang lại chút niềm tin nào …” ( Blog Mạnh Kim VOA trang chủ ngày 28-6-2018 )

 

Cho nên một phụ huynh – tiêu biểu cho “ những kẻ chịu trận ở lại “ than thở : “ Nghĩ mà thương con 18 năm qua không có tuổi thơ, giờ lại mù mịt trước tương lai. Lại thương đất nước nầy chẳng biết sẽ đi về đâu …”

Thôi th́ đồng cảm với họ, trong niềm tin và hy vong chúng ta :

“ Hăy nghĩ đến ngày mai tươi sáng, đời của các thế hệ tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn “.

 

 

 

 

 

 

      Ngày 3 tháng 7 năm 2018.

THANH TRAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

trang truyện và Thơ của Trần Hà Thanh             |                 www.ninh-hoa.com