Trang Thơ & Truyện: Trương Khắc Nhượng           |                 www.ninh-hoa.com

 TRƯƠNG KHẮC NHƯỢNG
 

Quê quán làng B́nh Thành, Xă Ninh B́nh, Ninh Ḥa
 

Tốt nghiệp Khóa 1 Sư Phạm Qui Nhơn
 

Giáo sư Trung học Đệ Nhất Cấp dạy môn Toán, Lư, Hóa tại Trung tâm Giáo dục
Hàn Thuyên, Nha Trang.
 Sau 1975, vẫn dạy cấp 2
tại Nha Trang. Đă hưu trí.
 

 

 

Hiện đang sinh sống tại
Nha Trang, Việt Nam

 

 

 

 

 

 

Tôi Dạy Học Tại
TRUNG TÂM GIÁO DỤC HÀN THUYÊN *
Nha Trang

Trương Khắc Nhượng


Tranh: Họa sĩ Phi-Ṛm
 

Tháng 4 năm 1969 , tôi chính thức về dạy học tại Trung Tâm Giáo Dục Hàn Thuyên Nhatrang. Ngôi trường do người Pháp chuyển giao cho Việt Nam từ Colle`ge Francaise de Nhatrang , trường toạ lạc trong một khu đất rộng lớn: phía Đông giáp tường với khuôn viên toà Tổng Giám Mục Nhatrang, Tây giáp đường Trần hưng Đạo, Nam giáp đường Nguyễn Tri Phương ( Nguyễn Chánh , hiện nay), Bắc giáp đường Bá Đa Lộc (nay là đường Lư tự Trọng ). Nhà trường chịu sự quản lư trực tiếp của Tồng Nha Trung , Tiểu học và BDGD Giáo dục Sài G̣n, không trực thuộc Sở Giáo dục tỉnh Khánh Hoà. Học sinh vào trường này phải qua sơ tuyển từ lớp Một và cũng từ lớp này, môn tiếng Pháp do người Pháp giảng dạy. Đa số học sinh của trường là con em của các gia đ́nh trí thức, giàu có và thế lực tại Nhatrang, nên cũng có người ví von đây là trường “Quốc Tử Giám’’của tỉnh Khánh hoà. mặc dù bề thế, qui mô và tiếng tăm chưa thể sánh với trường Trung học Vơ Tánh và trường Nữ Trung học Huyền Trân Nhatrang. Ngày tôi về, trường mới tiếp nhận một phần của trường Pháp và cũng chỉ mới có từ lớp 1 đến lớp 9. Mấy năm sau, mới tiếp nhận hết cơ sở của Pháp và mới có đến lớp 10.

 

Chuyện về Hàn Thuyên của tôi cũng không thuận buồm xuôi gió lắm:  Tháng 8 năm 1964, ra trường Sư phạm, nhận nhiệm sở tại Ty Tiểu học Bảo lộc (B`Lao ). Dạy học tại miền cao nguyên sương mù đất đỏ này gần 3 năm, th́ được làm đơn xin về quê hương Khánh hoà. Nhưng chiến sự TẾT Mậu Thân nổ ra ác liệt;quân sự cần người hơn dân sự, thế là tôi phải vào lính trước khi được về quê dạy học. Vào quân trường vài ngày th́ được tin nhà giáo chỉ học quân sự 9 tuần rồi về dạy học;lệnh này tạo ra một loại quân nhân ‘’lính không ra lính mà quan cũng chẳng ra quan’’ và lệnh này cũng không có hiệu lực hồi tố đối với những ai lỡ nhanh chân vào trại nhập ngũ, nhưng chúng tôi cũng được phép làm đơn xin về dạy học.

 

 Khi c̣n đang ở quân trường Đồng Đế Nhatrang, tôi đă nhận được Sự Vụ Lệnh số 1647 ngày 18-7-1968 của bộ Giáo dục, thuyên chuyển tôi về TTGD Hàn Thuyên  Nhatrang, theo đơn xin về Khánh hoà của tôi trước khi vào lính. Sau đó bộ Giáo dục c̣n ra Nghị định số 2079, hợp thức hoá về phương diện hành chánh việc thuyên chuyển về Hàn Thuyên của tôi.

 

 Sau 6 tháng đỗ mồ hôi tại thao trường, tôi được trả về cho giáo dục, theo đơn xin, nộp lúc mới vào quân trường. Việc trả vể cho giáo dục những nhà giáo đă bị vào lính một cách ồ ạt, lúc ấy gọi là “biệt phái’’. Chính hai từ” Biệt phái’’, được hiểu là phái làm công tác đặc biệt ǵ đó, mà tôi phải một phen vất vă lư giải với những truy vấn của AN NINH ngành Giáo dục, sau 1975. Cầm SVL về Hàn Thuyên, đến tŕnh diện ban giám đốc của trường và bị từ chối với lư do :Đă lâu không nhận nhiệm sở nên bộ Giáo dục đă có NĐ 773 thu hồi NĐ cũ và trả tôi về Bảo lộc. Sự thể đến như thế, khiến tôi phải vào Saigon xin gặp trực tiếp Đổng Lư Văn Pḥng bộ giáo dục-Người thay mặt Bộ Trưởng giải quyết những vấn đề nhân sự-Đưa đơn và tŕnh bày nguyện vọng. Đổng lư VP bút phê vào đơn và bảo tôi mang đến pḥng Nhân Viên của bộ. Một tháng sau, tôi nhận QĐ mới về lại Trung tâm Giáo Dục Hàn Thuyên Nhatrang. Như đă nói trường này không thuộc quyền quản lư của Sở Giáo dục Khánh hoà, nên về đây dù dạy ở bậc học nào cũng không phải xa thành phố biển Nhatrang thân thương, nơi mà tôi đă sống qua bảy năm để học tập, trao dồi Trí, Đức tại trường TRUNG HỌC VƠ TÁNH , ngôi trường bậc nhất của miền Nam Trung bộ thời bấy giờ. Tôi đă đấu tranh rất chính đáng cho quyền lợi có được của ḿnh, sau khi đă hoàn thành đầy đủ nghĩa vụbổn phận của một công dân. Phải thấy rằng, hệ thống hành chánh và việc quản lư hệ thống này rất chặc chẽ từ Trung Ương đến địa phương;mọi đơn từ, bất luận gởi từ đâu, đều được giải quyết và gởi Quyết Định đến cho chính đương sự dù người đó đang ở đâu (đang phục vụ trong quân đội hay trong đơn vị dân sự), những ǵ hợp lư đều được giải quyết nhanh gọn;không có chuyện cấp dưới từ chối thi hành lệnh của cấp trên. Đó là ưu điểm của tổ chức và sự trong sáng của nhân viên thừa hành. Mọi người làm đúng nhiệm vụ đươc giao, không chèn ép, không viện cớ này khác để làm chậm trể sự việc, để ṿi vĩnh tiền bạc…Thật là một nền hành chánh tuyệt vời!May mắn, suông sẻ, thành công của tôi (dù lúc khởi đầu có chút trở ngại) phần quan trọng nhờ sự trong sáng tuyệt vời này.

 

Tôi đỗ Tú Tài 2 khoá ngày 23 -7-1969, phải bảy năm sau mới đỗ Tú Tài Toàn Phần, bằng cả thời gian bảy năm học trường Trung học Vơ Tánh. Đă đi làm, có vợ con, được như thế là cả một sự cố gắng bền bĩ, một nổ lực, một ư chí vương lên của bản thân. Văn bằng Tú Tài toàn phần là ch́a khoá mở nhiều cánh cửa cho con đường tiến thân về sau mà tôi hằng ấp ủ, kỳ vọng . Từ lâu, mong ước của tôi là dạy bậc Trung học, có Tú tài 2, tôi dự thi Khả Năng Sư Phạm Trung Cấp khoá ngày 16-3-1971 và được công nhận trúng tuyển bằng NĐ số 1830-GD/KTh2/NĐ ngày 27-9-1971 của bộ Giáo Dục, v́ là kỳ fhi chuyển ngạch công chức. Với bằng Tú Tài ban B (Ban khoa học Toán) và KNSP trung cấp ban khoa học, tôi được chuyển từ Giáo Học Bổ Túc(GHBT) hạng 2 sang ngạch Giáo Sư Trung học Đệ Nhất Cấp (GSĐIC) hạng 2, bằng NĐ số 2383-NĐ/NV/2N/NĐ ngày 14-12-1971. Ngay sau đó tôi được điều lên dạy toán lớp 9 và hoá lớp 8. Ngày tôi mới về Hàn Thuyên, nhà trường xếp tôi dạy lớp Ba, chỉ gần 2 năm sau tôi đă có thể dạy toán đến lớp 9, lớp cuối cấp cùa bậc Trung học Đệ Nhất cấp lúc bấy giờ. Với Văn bằng Tú tài 2 ban Toán, th́ việc giảng dạy môn toán lớp 9 không có vấn đề ǵ. Đến ngày 01-7-1974 tôi đươc thăng GSĐIC hạng 1, Chỉ Số Lương (CSL) lúc bây giờ là 500.

 

  Ước nguyện của tôi đă thành hiện thực, dạy Toán, Lư, Hoá các lớp 8, 9 trường Hàn Thuyên là một ước mơ mà không phải ai, cho dù có thế lực hay tiền bạc, cũng có thể dễ dàng đạt được. Nhưng. . Tôi, tôi là ai? Tôi là ǵ ? Mà đạt được như thế… Thực sự, tôi chỉ là một học tṛ nghẻo ở nông thôn, mồ côi cả ba lẫn mẹ, từ lúc nhỏ, được sự cưu mang, bảo bộc của các chị, các anh rễ . Cố gắng qua các lớp ở trường làng. trường quận, trường tỉnh-là trường Trung học Vơ Tánh Nhatrang, trường Sư Phạm Qui Nhơn, dạy học ở vùng cao sương mù, đất đỏ. . Vậy tiền bạc chẳng có mà thế lực cũng không . Có chăng là sự cố gắng bền bĩ, một ư chí vương lên mạnh mẽ, thêm vào đó là may mắn của số phận, sự lành mạnh của môi trường sống.  Học sinh Hàn Thuyên đa số là con cháu của các trí thức như Bác sĩ, luật sư, giáo sư, các thương gia giàu có, các quan chức cao cấp quân sự cũng như dân sự trong thành phố, trong tỉnh, nhưng không v́ thế mà các vị ấy thiếu tôn trọng thầy cô dạy con cháu ḿnh. Cách thể hiện ḷng tôn kính trong giao tiếp, ứng xử với chúng tôi, chứng tó tŕnh độ tri thức của một lớp người có văn hoá. không vơ biền.

 

 Có bằng Tú Tài 2, có cuộc sống ổn định, vị trí trong xă hội cũng được nâng lên với danh xưng Giáo Sư Trung học Đệ Nhất Cấp;tôi bắt đầu ghi danh học Luật tại trường Đại Học Luật Saigon. Mọi thủ tục như ghi danh, làm thẻ sinh viên, nhận bài (cours), nhận chứng chi thi đậu, báo tin kết quả thi đậu, ngảy giờ thi viết, ngày thi bút vấn (sau khi đỗ thi viết )…Tôi đều làm giấy Uỷ Quyền cho Nguyễn Phú Cường, con Anh chị Ba, đang học Đại học Phú Thọ (sau này là Đại học Bách Khoa). Mỗi kỳ nghỉ hè, tôi làm đơn xin phép trường Hàn Thuyên vào Saigon dự thi.

 

 Thửa ấy, những công chức ở tỉnh muốn học thêm bậc đại học chỉ có thể ghi danh học Văn Khoa hay Luật khoa, không học các khoa khác v́ phài qua thi tuyển, phài có mặt trên giảng đường, phải bảo đảm đủ số giờ thực hành (gọi là TP= Travail Pratique).

 

 Ngay năm đầu tiên, tôi đậu chứng chỉ thứ nhất Cử Nhân Luật khoá ngày 02-8-1971. Khoa Luật không có năm dự bị như Văn khoa. Sinh viên năm thứ nhất rất đông và đủ thành phần; học sinh, giáo chức, công chức các ngành, sĩ quan quân đội. . . Nhiều người thi hoài cũng không qua được nâm thứ nhất, vậy mà ngay năm đầu tôi đă đỗ. Xem như một khởi đầu tốt đẹp. Khoá ngày 15-6-1973, đỗ chứng chỉ Thứ Hai, tôi tiếp tục học năm Thứ Ba, bắt đầu năm này, sinh viên được chọn một trong ba chuyên ngành: Dân luật, Kinh Tế và Quốc tế Công Pháp. Tôi chọn học Dân Luật. Với kế hoạch mỗi hai năm lấy được một chứng chỉ, c̣n hai chứng chỉ nữa là đủ lấy bằng Cữ nhân Luật, không phải là quá khó. Chuyên hoàn tất được một văn bằng Đại học, có thể nói là trong tầm tay và cũng là mong ước của tôi khi c̣n ở bậc Trung học. Tôi hy vọng, sau khi lấy bằng Cữ Nhân Luật, sẽ tập sự Luật sư, ở Nhatrang, việc này không khó, hoặc thi vào ngạch Thẩm Phán Quốc Gia, hay Thanh Tra Trung học; hoặc chí ít cũng chuyển lên ngạch Giáo Sư trung học Đệ Nhị Cấp. Con đường tiến thân đang rộng mở và dầy hứa hẹn phía trước, với tuổi đởi mới 33, độ tuổi c̣n sung măn . Nhưng “lực bất ṭng tâm’’, chưa kiệp dỗ chứng chỉ thứ ba, th́ biến cố tháng 4/1975 xăy ra, làm đăo lộn tất cả mọi thứ ở Miền Nam, tôi bị cuốn theo ḍng thác của biến cố ấy, và tiêu tan tất cả mọi hy vọng thăng tiến học vấn cũng như nghề nghiệp. May mà c̣n giữ được mạng sống và sự toàn vẹn của gia đ́nh với bảy đứa con, đứa con đầu chưa tṛn 10 tuổi.

 

 Trung Tâm Giáo Dục Hàn Thuyên là một trong những Trung Tâm trên toàn miền Nam, do người Pháp chuyển giao từ các trường Trung học Pháp (Colle`ge Francaise). trường theo một qui chế đặc biệt: chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Nha Giáo Dục Saigon. không phụ thuộc Sở giáo dục của tinh, trưởng được đi6ù hành bởi một Giám Đốc và hai phụ tá Giám đốc , một cho bậc Tung học và một cho bậc Tiểu học . Học sinh vào lớp Một phải qua ṿng sơ tuyển, môn Pháp văn được dạy từ lớp Một, do chính người Pháp giảng dạy. Chính v́ thế mà giới trí thức, giàu có và có thế lực thích cho con cháu vào đây học, cũng v́ thế mà trường mang danh là “Quốc Tử Giám’’ của tỉnh Khánh hoà, như đă nói trên.

Trung Tâm giáo dục Hàn Thuyên, tuy vậy cũng chỉ tồn tại được khoảng 8 năm (1967-tháng 4-1975 ). và tôi cũng chỉ dạy ở đây 6 năm (1969-tháng 4-1975 ).

 

 

 

Nhatrang, ngày 21 tháng 5 năm 2011

                  TRƯƠNG KHẮC NHƯỢNG

(Trich và sửa chữa từ hồi kư
“MỘT THỜI ĐỂ NHỚ’’ )

 ►►

 

  * HÀN THUYÊN tên thật là Nguyễn Thuyên, là một nhà Nho uyên bác. Người có công sửa đổi chữ Hán thành chữ Nôm, đặc trưng, dành riêng cho người ViệtNam chúng ta, trước khi chúng ta có chữ Quốc ngữ gốc Latin (do công của Alexandre De Rhodes-Bá Đa Lộc ) như ngày nay. Ông đă để lại một bài văn tế CÁ SÁU độc đáo, bằng chữ Nôm .

 

 

 

 

 

 

       

 

Trang Thơ & Truyện: Trương Khắc Nhượng               |                 www.ninh-hoa.com