![]() |
|
Trở về trang VT-NTH |
www.ninh-hoa.com
|

Cô Kim
Thành
Tên thật:
Nguyễn
Thị
Kim
Thành
Sinh quán: Đà Nẵng
Trung học: J'eanne D'Arc, Couvent Des Oiseaux,
Đồng Khánh, Quốc Học
Tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Huế, ban Pháp Văn, 1962
Giáo sư các Trường Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng và Trung học Vơ
Tánh Nha Trang
Đến Paris – Pháp năm 1977
Hiện định cư tại thành phố Aliso Viejo, Nam California, Hoa Kỳ.
Văn
Học
Nghệ
Thuật:
Hoạt động Văn nghệ Học đường
trong suốt thời gian cấp sách đến trường, đặc biệt từ năm 1959-1962, là Trưởng ban Văn nghệ
của Tổng hội Sinh viên Huế (gồm tất cả các phân khoa: Văn khoa, Sư phạm, Luật khoa, Y
khoa, v.v…). Tác phẩm đă xuất bản
THI PHẨM BẾN ĐỢI
cùng với người em là nhà Thơ
Tôn Thất Phú Sĩ. Buổi ra mắt sách ngày 28/10/2007 tại
Pḥng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt, Quận Cam, Nam Cali, thành công rực rỡ.
Link sau đây tŕnh bày một số Thi Văn
tiêu biểu:
http://kimthanh.net
http://nhatlam.centerblog.net
|
|
|

GIỚI
THIỆU TÁC GIẢ
Thi Phẩm
BẾN ĐỢI
Ngô
Đức
Diễm
 |
Ôn
Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, tác giả Cung Oán Ngâm Khúc, đă diễn tả sắc đẹp
ước lệ của cung nữ bằng 4 câu thơ tuyệt tác:
Ch́m đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng da
trời nhạn ngẩn ngơ sa
Hương
trời đắm nguyệt, say hoa
Tây Thi
mất vía Hằng Nga giật ḿnh
Bốn
câu thơ trên đă ví von vẻ đẹp cung nữ với 4 vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng
thành của Tứ Đại Mỹ Nhân trong sử sách Trung Hoa: Trầm ngư-lạc nhạn-bế
nguyệt-tu hoa:
- Vẻ đẹp
trầm ngư- cá lặn, của Tậy Thi
- Vẻ đẹp
lạc nhạn-chim sa, của Chiêu Quân
- Vẻ đẹp
bế nguyệt- đắm nguyệt, của Điêu Thuyền
- Vẻ đẹp
tu hoa-say hoa, của Dương Quư Phi
Nha
Trang, thành phố của cát trắng dừa xanh, khoảng thập niên 60-70 cũng có 4
người đẹp trong giới giáo chức, luôn luôn bối tóc đến trường, được học
sinh và giáo chức Vơ Tánh và Nữ Trung Học thân tặng danh hiệu Tứ Đại Mỹ
Nhân:
- Nàng
Chiêu Quân, Hiệu Trưởng Huyền Trân-Nữ Trung Học: Diệu Trang
- Nàng
Điêu Thuyền, GS hội họa Nữ Trung Học: Thanh Trí
- Nàng
Dương Quư Phi, GS VơTánh: Tường Qui
- Nàng
Tây Thi, GS Vơ Tánh: Kim Thành
Gọi
Kim Thành là Tây Thi không phải là chuyện ngẫu nhiên, v́ khi c̣n là sinh
viên Đại Học Huế, năm 1961, Kim Thành đă thủ vai người đẹp Tây Thi trong
vở kịch Tây Thi Gái Nước Việt, do chàng sinh viên y khoa hào hoa Hà Thúc
Như Hỷ làm đạo diễn.
Kim
Thành rời Đại Học Huế năm 1962, về Phan Chu Trinh Đà Nẵng làm cô giáo Pháp
Văn. Chỉ 3 năm sau, Kim Thành đă rời Phan Chu Trinh, theo chồng là nhà
giáo Trần Phước Hải về Vơ Tánh Nha Trang. Những năm tại Nha Trang, đôi
trai tài gái sắc Hải- Thành đă sống một cuộc sống thật hạnh phúc b́nh dị,
được mọi người thương mến không những như nhà giáo đáng kính đáng yêu, mà
c̣n như những mẫu người thành công trong thương trường với Nhà In Nhật
Lam, nhất là như những nghệ sĩ có máu văn nghệ qua vở kịch Thằng Cuội của
Vũ Khắc Khoan do Thành- Hải đạo diễn và học sinh Vơ Tánh thủ diễn.
Ra
hải ngoại, ban đầu anh Hải Chị Thành định cư tại Pháp một thời gian, sau
đó qua California Hoa Kỳ sinh sống, và nhờ thế, chúng tôi lại có cơ hội
gần gũi gắn bó với nhau. Sau những ngày anh Hải rút ruột tang bồng và chị
Thành tuôn hết gịng sữa nuôi con thành tài, anh Hải lâm trọng bệnh và chị
Thành lúc này vừa đóng vai người vợ săn sóc chồng, người mẹ chăm lo cho
con, vừa đóng vai người y tá săn sóc bệnh nhân trong suốt 4 năm trời anh
Hải liệt giường, chỉ trao nhau những giao cảm qua ánh mắt, đọng lại thành
“giọt mắt trong” ngậm ngùi. Rồi anh Hải từ giă vợ con ra đi. Rồi chị Kim
Thành bắt đầu làm thơ, những vần thơ t́nh ướt át như hơi thở của Juliette
cho Romeo..
Và
hôm nay, đem thơ ca ngợi t́nh, lấy t́nh tô điểm thơ, Kim Thành đă nghiễm
nhiên là một nhà thơ có chỗ đứng trong làng văn thơ hải ngoại. Bến Đợi
chuyên chở một mối t́nh chung thủy thiên thu, mối t́nh đă kết tinh thành
khối, làm ta liên tưởng tới Ḥn Vọng Phu hay Trương Chi. Bến Đợi đă chuyển
đến người thưởng ngạn một thông điệp thật ư nghĩa “ Người ta chỉ c̣n măi
những ǵ đă mất” (On n’a que ce qu’on a perdu).
Xin
trân trọng giới thiệu tác giả Kim Thành với thi phẩm Bến Đợi.

Ngô
Đức
Diễm
|
|