Theo định luật thiên nhiên hay chu kỳ tuần hoàn của tạo hóa về cuộc sống
qua bốn yếu tố: Sinh, Bệnh, Lăo, Tử, con người được sinh ra và rồi
bị đào thải mất đi, tôi e ngại
viết về chủ đề buồn; Tuy vậy, có những mất mát cần ghi nhận lại trong sự
trang trọng trong tôi. Những năm sau này, số người quen biết hay thân hữu
mệnh chung ngày càng một nhiều. Văn Đàn Đồng Tâm nơi tôi sinh hoạt văn
chương cũng bị ảnh hưởng, bởi v́ một hội viên đầu tiên đă
vĩnh viễn ra đi trong 4 năm mà
văn đàn được h́nh thành. Tin nghiệt ngă đă đến với anh Lê Khắc Tánh, mặc
dù anh đến với văn đàn chỉ có vài tháng, nhưng sư hăng hái, tích cực của
anh làm chúng tôi vô cùng trân quư và ngưỡng mộ, và cũng v́ mọi sự mai một,
mất mát của bạn bè khiến anh chị em văn hữu đă buồn bă.
Vào ngày Chủ Nhật của dịp đầu
năm Tết Mậu Tí 2008, anh Lê Khắc Tánh hân hoan đến với chúng tôi, những
anh chị em Văn Đàn Đồng Tâm, th́ mùa xuân Kỷ Sửu 2009 anh đă âm thầm ra đi.
Chú của anh là Đại tá Lê Khắc Lư gửi tôi email thông báo về cái tin định
mệnh này về anh, tôi thật sự bàng hoàng và lặng người. Tôi không thể tin
được một vị y sĩ tánh tốt, một thành viên VĐĐT dễ thương, gia nhập vào
VĐĐT với ư chí đóng góp xây dựng phát triển văn đàn, với cái tâm tính ḥa
nhă, yêu đời, rất tích cực trong việc giúp đỡ bạn bè, và giúp đỡ xă hội,
GS Doăn Quốc Sỹ và anh Tạ Xuân Thạc ngỏ ư mời anh vào ban biên tập phụ
giúp anh Thạc. Anh Tánh rất vui
đón nhận.

BS Lê Khắc Tánh và phu
nhân
Do đó khi được tin anh mất làm
tâm tư chúng tôi sững sờ. Với cá nhân tôi, những ư tưởng nghĩ ngợi chùn
người, cuộc sống này ẩn chứa sự phù vân, vô thường. Mất đi một người bạn
văn chương vui tính, tâm tư tôi giao động, tôi nhớ chúng tôi có những lần
điện đàm phonechat thật vui vẻ, nay không c̣n nữa. Nhớ ngày nào tại nhà
hàng Seafood World, anh chị Tạ Xuân Thạc từ Houston bay sang tham dự sinh
nhật 3 tuổi của nhóm văn chúng tôi. Anh Tánh làm MC nói năng hoạt bát, anh
vui cười pha tṛ duyên dáng, rồi bạn bè ca hát tưng bừng mừng dịp hội ngộ,
những kỷ niệm khi anh huyên thuyên với bạn bè. Và bây giờ anh đă xa, và xa
thật rồi.
Tôi viết bài này không ngoài mục
đích muốn đóng góp những kỷ niệm về anh cho Tuyển Tập Đồng Tâm 9, số đặc
biệt tưởng niệm bác sĩ Lê Khắc Tánh.
Tôi quen anh trong một buổi ra
mắt sách về nhà đối kháng Trần Khải Thanh Thủy hiện c̣n ở trong xứ, hôm ấy
có quư anh Nguyễn Đức Cường, Chu Tất Tiến và Vương Đức Hậu góp mặt trên
sân khấu. Với những ưu điểm đặc biệt về quư trọng t́nh bạn, sự năng động,
luôn vui vẻ hoạt bát và thích văn chương của anh, tôi mời anh vào chung
vui với VĐĐT, anh đồng ư. Anh Tạ Xuân Thạc chính thức mời anh vào ban biên
tập qua một email. Sau buổi lễ kỷ niệm sinh nhật 3 năm của VĐĐT tại Nam
Cali, anh gửi tôi bài viết dưới h́nh thức bài tùy bút kỷ niệm "Một Ngày
Chủ Nhật Không Như Mọi Ngày" như sau:
"Tôi đến tham dự buổi họp mặt
của Văn Đàn Đồng Tâm thật t́nh cờ. T́nh cờ như Một cơ duyên nào đó được
sắp sẵn “từ kiếp trước”. Lời mời của anh bạn mới quen nhưng có nhiều chân
t́nh Việt Hải làm tôi khó ḷng từ chối, mặc dù cùng ngày cũng có vài nơi
khác ḿnh đă có ư định tham dự! Cái tên “Văn Đàn Đồng Tâm” làm tôi liên
tưởng đến những ǵ thật thâm t́nh, thật gần gũi và tôi biết chắc rằng ḿnh
sẽ có một ngày cuối tuần thật là thi vị. Đúng như thế, tên tuổi những
người đến họp mặt hôm ấy quả đă nói lên một sự chọn lựa, sắp xếp kỹ càng.
Khi nhận lời chia xẻ vai tṛ “MC” với nhà văn nữ Bích Huyền và anh bạn
Nguyễn Đúc Cường, thật t́nh tôi cũng đă có ít nhiều băn khoăn và xúc động.
Xúc động là v́ không những tôi sẽ có cái thú vị để giới thiệu tập thơ châm
biếm gửi cho tên “Thủ Tướng Việt Cộng” Nguyễn Tấn Dũng của anh bạn nhà văn
Chu Tất Tiến, mà c̣n là một dịp để cùng chị Bích Huyền chào đón sự có mặt
của những nhân vật đă từ lâu nhận được sự ái mộ cũng như ḷng ưu ái của
hầu hết những độc giả trong cũng như ngoài nước: Đó là nhưng tên tuổi như
Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Lê Hữu Mục, Phan Nhật Nam, Doăn Quốc Sỹ,
Nguyễn Chí Thiện,... và c̣n rất nhiều tài danh khác nữa. Cũng chính v́
điều thú vị đó mà tôi đă thuyết phục và rủ rê anh bạn có một giọng hát rất
chi là quyến rũ, đam mê và tuyệt vời nhất là tài chế tạo và hát “bè” th́
không chê vào đâu được! Tôi muốn nói đến tu-bíp Vương Đức Hậu, một giọng
ca “tài tử” như tôi, nói cho cùng th́ thật ra chỉ đơn sơ là một thú đam mê
của chúng tôi mà người thương mến hay gọi một cách rất dễ thương là "nghề
tay trái". Chúng tôi đến hoàn toàn v́ cảm t́nh, v́ ḷng mến mộ những tài
danh, và cũng v́ ḷng yêu thương những ǵ mang tính chất nghệ thuật, phóng
khoáng, tự do và chất chứa t́nh "văn nghệ"..."
Thưa đó là lới anh Lê Khắc Tánh
tâm t́nh về ngày anh và bác sĩ Vương Đức Hậu đến giúp vui cho buổi tiệc
sinh nhật 3 tuổi của VĐĐT. Văn vốn nói lên tâm tính con người, anh viết
văn trung thực, đi thẳng vào đề tài, không hoa mè, sáo ngữ, như tính chân
thật thẳng thắn của anh. Anh viết tiếp:
"Vừa bước vào căn pḥng họp mặt
thật ấm cúng, tôi và “bà chủ” cùng các bạn đă thấy nét cười rạng rờ rất
chân t́nh của Việt Hải và Lê B́nh, anh chàng phóng viên của báo “Nàng Cali”
từ miền Bắc California, cả hai người lôi kéo chúng tôi vào chỗ ngồi như
bạn bè lâu năm không gặp! Thật là cảm động! Kế đến là chàng Việt Hải giới
thiệu chúng tôi với BS kiêm nhà văn Tạ Xuân Thạc, người chủ trương một Tạp
Chí nổi tiếng xứ cao bồi Texas, cũng chính là mục đích của buổi họp mặt
thân hữu hôm nay, tức ngày kỷ niệm Đệ Tam Chu Niên của Văn Đàn Đồng Tâm.
Anh Thạc, tuy đă được nghe tên chứ chưa hề gặp mà thật như đă thâm giao,
với một giọng nói nhỏ nhẹ điềm đạm, anh vồn vă tay bắt mặt mừng, giới
thiệu sơ lược về sinh hoạt của Văn Đàn. Một tập hợp Văn Hóa thật là cần
thiết của những người con Việt tha hương, gồm những nhưng tên tuổi trong Y
giới cũng như trong giới Văn-Nghệ-Sĩ rất thân quen… Lại được cho biết thêm
hôm nay ḿnh vừa phải hát vừa phải kiêm luôn chức giới thiệu hai tác phẩm
của anh bạn nhà văn Chu Tất Tiến, “Bôn xa có ǵ lạ không em” và “Thư gửi
Nguyễn Tấn Dũng” với mục đích rất đáng khích lệ: Gây quỹ gửi về phụ giúp,
đóng góp cho những người đang đấu tranh cho Dân Quyền và Nhân Quyền ở quê
nhà như các vị ĐLHT Thích Huyền Quang và Quảng Độ, như các nhà văn Trần
Khải Thanh Thủy, LS Lê thị Công Nhân, v.v…Tuy được (hay “bị”) giao cho
nhiều chức vụ bất ngờ, nhưng chính tôi lại cảm thấy c̣n ít quá! Mấy khi mà
phải thi thố vừa ca, vừa hát vừa nói vừa giới thiệu vừa uống, vừa ăn nữa!
Thiệt vô cùng thích thú phải không quư vị và các bạn? Cả mấy tiếng đồng hồ
đắm ch́m trong t́nh thân của văn hóa và văn nghệ, quên đi hết những giờ
phút “đau đầu” với nghề nghiệp chính thức, quả không c̣n ǵ hạnh phúc hơn
nữa!".

Việt Hải,
Lệ Hoa, Minh Châu, Lê Khắc Tánh
Rồi anh viết về các bạn bè, Lê
Khắc Tánh khéo léo với t́nh bạn, tế nhị trong cung cách xă giao với bằng
hữu, tương tự như văn anh viết, anh cho thấy sự dí dỏm với Vương Đức Hậu,
lưu tâm đến với Nguyễn Đắc Mỹ, Ngọc Anh, Nguyễn Đức Cường, Quỳnh Giao,
Bích Huyền, Billy Hùng,...
"Một bông hồng gửi đến cho chị
nhà văn Bích Huyền trong vai tṛ điều hợp và giới thiệu những vị giáo sư,
thức giả, nhà văn, nhà báo có nhă ư đến chia xẻ những nhận định, và nhất
là những lời tâm t́nh hiếm quư trao gởi cho Văn Đàn và cho nhau. Những
người có mặt, và cả những người vắng mặt v́ một lư do nào đó, cũng đă cố
gắng gửi đến cho mọi người những lời chúc tụng vô cùng quư giá... Thêm vào
đó, những bài hát đóng góp thêm cho phần phong phú và mượt mà của buổi họp
mặt sẽ bớt đi âm điệu nồng ấm nếu không có những lời dẫn nhập ăn khớp một
cách kỳ diệu của chị BH... Cũng chính vây mà hôm ấy hai anh chàng “ca ś
tài tử” Vương Đức Hậu và Lê Khắc Tánh đă say sưa hát đơn ca rồi song ca
với tất cả chính tâm hồn của ḿnh, đă để ḷng quyện vào, ḥa chung với ư
thơ lời nhạc mà quên hết cả thời gian và không gian! Dĩ nhiên là cũng
không thể không nhắc đến tài phối hợp âm thanh tuyệt vời của gịng nhạc
đệm tài t́nh với cây Keyboard của anh nhạc sĩ Nguyễn Đắc Mỹ và phu nhân
tức chị nhà văn Ngọc Anh. Cũng chính hai anh chị cũng đă làm nổi bật thêm
những tiếng hát t́nh tứ khác như Nguyễn Đức Cường, Quỳnh Giao, Billy Hùng,
và nhiều nhiều danh tài khác v.v...
Buổi họp mặt của một văn đàn
phối hợp cùng buổi giói thiệu ra mắt sách trong ngày chủ nhật 17 tháng 2
năm 2008 vừa qua nói là thành công và hoàn mỹ th́ chưa đủ. Tôi cũng đă
tham dự không biết bao nhiêu là buổi họp mặt hay ra mắt sách tương tự ở
khắp mọi nơi, quy mô có, thu hẹp cũng có, nhưng nói đến thâm t́nh, ấm cúng
mà không kém phần trang trọng, nghiêm trang mà vẫn chan chứa t́nh văn nghệ
th́ buổi họp mặt của Văn Đàn
Đồng Tâm đă cho tôi nhiều xúc động nhất và thật t́nh tôi mong sẽ
tham dự ngày họp mặt kỷ niệm Đệ Tứ Chu Niên trong năm tới..."
Lê Khắc Tánh hẹn ngày gặp lại nhau nhân dịp VĐĐT ăn mừng Đệ Tứ
Chu Niên, tức vào lúc này khi bàn bè tề tựu trở lại Nam Cali 2009. Đọc lại
ḍng văn cũ của anh, tôi không khỏi chạnh ḷng.
Anh dùng bút hiệu "Tư Mă TN-LKT".
Tên gợi tôi nhớ đến sử gia lỗi lạc Tư Mă Thiên của đời nhà Hán bên Tàu,
ông có tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử kư nổi danh, với bộ sử đó,
ông được coi là cha đẻ của ngành sử học Trung Hoa. Ông làm chức Thái Sử
Lệnh rồi Trung Thư Lệnh, đời nhà Hán. Sử kư Tư Mă Thiên là một bộ sử vĩ
đại miêu tả tổng quát về lịch sử Trung Quốc bao trùm 2000 năm từ Hoàng Đế
đến đời Hán Vũ Đế. Công tŕnh này là nền tảng cho các phát triển sau này
trong ngành sử học Trung Hoa.
Tôi đùa khi so sách Tư Mă Lê
Khác Tánh với Sử Gia Tư Mă Thiên của thuở Hán Vũ Đế trong phone chat, anh
cười. Anh chụp chung h́nh với các bạn văn nghệ sĩ trong gương mặt khôi ngô
đầy tự tin, tươi thắm nét rạng rỡ, gồm Dương Viết Điền, Phong Vũ, Nguyễn
Đức Cường, Trần Đắt Mỹ, Lê Khắc Tánh, Vương Đức Hậu, Việt Hải, Chu Tất
Tiến.

BS Lê
Khắc Tánh đứng ở giữa
Khi Văn Đàn Đồng Tâm cho ra dự
án sách "Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Từ Chiến Sĩ Đến Khoa Học Gia", anh
góp phần vào việc đặt tên tựa sách, rồi anh viết bài về Giáo sư Nguyễn
Xuân Vinh. Bài viết dài 3 trang, từ trang 108 đến 110, mang tựa đề "Đời
Phi Công và Tôi". Nội dung của bài viết anh kể lại tác phẩm "Đời Phi Công"
cho anh những ấn tượng đẹp đẽ của tuổi thanh niên, anh thích thú khi đọc
ngay từ chương một, anh nhớ lại thời gian của đầu thập niên 1960, Không
Quân VNCH trên đà thành h́nh bảo vệ không phận giang sơn miền Nam Việt
Nam. Ngay phần nhập đề của bài viết, anh ghi nhận:
"Khi Việt Hải nói với tôi: "Anh
ráng làm sao viết một đoạn văn hay tuỳ bút, kỷ niệm ǵ đó nhé... cũng được
nói về nhà văn Toàn Phong tức Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh..." th́ thú thật
đây là đều tôi thích làm, tuy nhiên những ǵ tôi biết về Giáo sư Vinh thật
khiêm nhường th́ làm sao diễn tả cho hết những ǵ muốn nói? Lần đầu tiên
tôi biết về nhà văn Toàn Phong là vào khoảng thập niên 50’s... Những năm
tháng đầy thơ mộng đó và mang những hoài vọng nhiều nhất của đời người...".
Một hôm buổi sáng anh gọi tôi từ
sở làm v́ anh muốn bàn với tôi nội dung tác phẩm Đời Phi Công, anh hỏi rất
nhiều câu hỏi, hai anh em nói chuyện khá lâu v́ anh biết tôi vốn "nhai kỹ"
sách này nhiều hơn anh, ví dụ như lúc GS Vinh học ở trường bay Marrakech
tại Bắc Phi, rồi mối t́nh với cô bé Phượng thơ mộng thế nào để anh nhớ lại
nội dung sách mà anh đă đọc qua từ lâu lắm rồi. Xong cuộc phone chat tôi
hẹn gặp anh tại tiệm Cafe Factory trên đường Brookhurst vào một buổi sáng
thứ Ba tuần kế đó v́ tôi có công viêc tại Westminster. Hai anh em ăn sáng,
uống café bàn tiếp về sách ĐPC và dịp RMS tại Nam Cali th́ anh sẽ đóng vai
tṛ điều hợp viên tổ chức cùng với chị Lan Nhi. Tôi nhờ BS Nguyễn Tri
Phương của Hội Nguyen Xuan Vinh Scholarship Foundation tai Missouri gửi
đến anh một copy sách Đời Phi Công để anh tham khảo.
Nhận định về GS Nguyễn Xuân Vinh
anh viết như sau:
"Tôi không
muốn nhắc đên cuộc đời và sự nghiệp của vị cựu Tư Lệnh Không Quân Việt Nam
sau khi đă qua một chương khác của cuộc đời vào những năm sau đó, khi
những nhiễu nhương của thời cuộc, của những sự kèn cựa tranh giành thấp
hèn của những con người bất xứng và những hệ lụy mang tính cách nhơ bẩn
của chính trị đương thời…Tôi chỉ muốn nhắc lại hơn môt lần, chính nhưng
ảnh hưởng thật sâu đậm khi nghiền ngẫm cuốn “Đời Phi Công” đă góp môt phần
lớn cho chính những tham dự của chính tôi vào việc làm của ḿnh trong sự
thực hiện cái hoài băo chung, cái lư tưởng chung của những người chọn cho
ḿnh đứng vào hẳn vào hàng ngũ của những kẻ sống và chết cho hai chữ TỰ
DO.
Cho đến bây
giờ, gần 50 năm sau, cầm lại cuốn sách “Đời Phi Công” của Toàn Phong
Nguyễn Xuân Vinh trên tay, tôi vẫn có cái cảm giác của thời niên thiếu,
vẫn có cái tâm trạng bồi hồi xúc động như thuở nào ôm mộng “đội đá vá trời”
của những chàng trai của đất nước thời chinh chiến...
California, tháng 03/2008
Tư Mă TN-LKT"
Trong buổi lễ ra mắt sách "Toàn
Phong Nguyễn Xuân Vinh, Từ Chiến Sĩ Đến Khoa Học Gia" tại Nam Cali, GS
Vinh đă ngỏ lời cám ơn anh. Anh muốn thực hiện buổi giới thiệu sách này
tại Quận Cam, rồi mộng ước đă không thành. BS Lê Khắc Tánh say mê văn
chương cũng như văn nghệ. Anh hỏi tôi là sau dự án sách về Toàn Phong
Nguyễn Xuân Vinh, sẽ đến ai. Tôi trả lời VĐĐT sẽ thực hiện sách về Nhạc sĩ
Anh Bằng. Anh hứa hẹn sẽ viết về Nhạc sĩ Anh Bằng "hết sẩy" với những bài
t́nh ca mà anh thích như: Anh C̣n Nợ Em, Nỗi Ḷng Người Đi, Huế Đă Xa Rồi,
hay Gót Chinh Nhân,... Anh bảo anh thích nhạc Anh Bằng.

Quỳnh Giao, Việt Hải, NS
Anh Bằng,
GS Nguyễn Xuân Vinh
Vào lúc này chúng tôi, những anh
chị em VĐĐT, đang tổ chức buổi ra mắt sách Anh Bằng, Lê Khắc Tánh đă xa
rối, ước mộng của anh dang dở. Bạn bè vẫn nhớ anh. Anh thích viết văn, sẽ
viết "hết sẩy" về Anh Bằng, anh đam mê ca hát, anh ca "hết sẩy" với nhạc
Anh Bằng. Lê Khắc Tánh sinh trưởng tại Huế, anh rất yêu mến Huế, dù là Huế
đă xa rồi như nhạc Anh Bằng:
http://www.yeuamnhac.com/cbeta/memberlistenmusic.php?
id=A909373404DD
(Huế Đă Xa Rồi, Anh Bằng)
"Huế đă xa rồi Huế của tôi
Chiều nay thương nhớ một phương trời
Huế ơi không nói mà ly biệt
Mà biệt ly đời Huế với tôi.
Bao tháng năm rồi Huế ở mô
T́nh xanh bóng lá mùa trăng nào
Huế thương ơi biết nói răng chưa
Giờ thương nhau biết mấy cho vừa
Kẻ bên ni đêm đêm nỗi sầu bi,
nhắc kẻ ở bên tê
Tôi vẫn đi t́m Huế của tôi
Ngàn Thu áo tím ở bên trời
Vẫn nghe ray rứt bờ môi lạnh
Để khóc từng đêm Huế mô rồi
Vẫn nghe ray rứt bờ môi lạnh
Để khóc từng đêm Huế mô rồi"
Anh Tánh thân,
Bài viết này Việt Hải viết gửi
đến anh nhân dip VĐĐT kỷ niệm Đệ Tứ Chu Niên, chủ đề Tuyển Tập Đồng Tâm 9
bạn bè cùng nhau nhớ về anh. Ở trên cao của thiên đàng nào đó xa xăm Huế
mến thương của anh, xin anh ghi nhận những lời chân t́nh này, có kỷ niệm
Đệ Tam Chu Niên VĐĐT với "Một Ngày Chủ Nhật Không Như Mọi Ngày", có
"Đời Phi Công và Tôi" với Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, có bài ca "Huế
Đă Xa Rồi" bởi quê hương của anh, nhạc của Anh Bằng,... và có tất cả
bạn bè thương mến anh.
We all miss you so dearly!
Our best wishes,
