Thơ và Truyện của Việt Hải           |                 www.ninh-hoa.com


Việt Hải
 

Tên thật: Trần Việt Hải
Sáng tác nhiều thể loại
Văn, Thơ, Biên Khảo,...
tại hải ngoại.

     

 



Hiện cư ngụ tại
Los Angeles - USA

 

 

 

 

 

 

Mẹ già như chuối ba hương

như xôi nếp một như đường mía lau

 

 

"Mẹ" là tiếng gọi thương yêu, "Mẹ" ban cho con cái t́nh thương vô bờ bến trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù là "Mẹ" đương đầu với những thử thách khó khăn, những cơn nguy khốn, những nhọc nhằn đầy lo âu và "Mẹ" luôn nhấp nhận những vô lư nhất của cuộc sống. Nhưng trái tim của "Mẹ" vẫn là sự thủy chung với cha và sự lan tỏa hơi ấm cho đàn con thơ dại. Tôi đọc chuyện "Mẹ Tôi" của tác giả Chinh Nguyễn trong say sưa, trong nỗi đoạn trường của nước mắt sầu vơi. "Mẹ" của tác giả là một phụ nữ miền Bắc sống trong vùng nông thôn, mà khi nông thôn hiền ḥa, chất phác ấy bị đe dọa bởi bom đạn chiến tranh giữa giặc Tây thực dân và phe Việt Cộng tàn ác (núp bóng dưới danh nghĩa Việt Minh) xâu xé và tranh giành quyền kiểm soát người dân và lănh thổ. Sự tàn ác khi giặc Tây bắn giết bừa băi, hăm hiếp gái tơ, bọn Việt Cộng cưỡng ép d́ Chúc làm bé, chúng chặt đầu những ai không tuân lời chúng, sự khủng bố đe dọa người dân thấp cổ bé miệng, bao nhiêu chuyện thê lương, bạn tác giả là một đứa trẻ thơ ngồi khóc bên xác mẹ v́ bị trúng bom giết chết. Nỗi nghiệt ngă trong gia tộc là người chú ruột của tác giả theo CS, cha tác giả theo QG, nhiều lúc anh em tranh căi như muốn tàn sát nhau, ông bà nội tác giả là chứng nhân của sự thực khổ sở. Cả chú và cha ra đi biền biệt theo kháng chiến.

 

"Mẹ" lo cho 3 con thơ dại những ngày tấm bé, khi chiến tranh tàn phá nông thôn "Mẹ" đành dắt díu con thơ về thành làm nghề phụ thợ hồ khuân vác xi măng làm kế sinh nhai. V́ quá cực nhọc nên "Mẹ" đau nặng, những đứa con thơ dại chạy đó đây lạy lục xin thuốc men cứu "Mẹ". Tôi chợt ngó tủ thuốc nhà tôi trong thoáng buồn trong ư nghĩ. "Mẹ" bị cảm, nhưng v́ lao lực quá sức làm "Mẹ" kiệt sức. Tôi biết tác giả viết lại hoài niệm về "Mẹ" trong ngậm ngùi, xót xa, hăy đọc tiếp: 

 

"Đêm lạnh mẹ ôm lấy anh em tôi trong nước mắt yêu thương che chở và nỗi buồn riêng thở dài thâu canh, sáng mẹ đă đi thật sớm trong khi anh em chúng tôi c̣n đang co quắp ngủ trên chiếu lạnh, chiều muộn mẹ về với quần áo đầy hồ xi măng và chân tay mẹ xước da chảy máu. Sau này hỏi ra tôi mới biết rằng mẹ tôi đă làm phu hồ, một công việc nặng nhọc của đàn ông nhưng mẹ tôi cố xin cho được công việc này hầu có chút tiền đem về nuôi anh em tôi." 

 

 

Tâm sự của trẻ thơ trong gia đ́nh nghèo khổ khi miếng ăn không đủ th́ làm sao dám mơ ước đến trường, "Mẹ" đau ḷng lắm chứ, "Mẹ" đă khóc v́ bất lực trong t́nh huống khó khăn. V́ nhà nghèo, có những hôm tác giả phải ăn cắp rau muống từ bờ ao của chùa gần nhà cho bữa cơm ngon miệng. Tôi quư tất cả những đoạn văn mà tôi trích dẫn, v́ chính nó cho thấy tâm tư, sự can đảm và ḷng thành thực của tác giả khi nhắc về cái dĩ văng đầy nghiệt ngă, thương đau, cái thuở hàn vi non tuổi đời của ḿnh. V́ chính sự thực có những giá trị riêng của nó:  

 

"V́ mẹ nghèo nên tôi và hai em đă không c̣n được đi học như khi c̣n ở trong làng quê. Mỗi lần mẹ nh́n đám trẻ cắp sách đi học là mẹ lại nh́n chúng tôi với hai ḍng lệ chảy trên g̣ má khô cằn v́ đói khổ và nắng mưa đơn độc một ḿnh làm nuôi ấp ủ ba con trong cảnh Hà-Nội xô bồ kiếm sống. 

 

Mẹ tôi dạy tôi nấu cơm cho hai em ăn và dặn tôi phải bảo vệ thương em. Tuy nhiên tôi chỉ nấu cơm c̣n thức ăn là vại cà muối mặn và hũ mắm tôm mà mẹ đă làm sẵn cho ba anh em ăn cả năm. Đôi khi em tôi đ̣i ăn rau muống và chỉ xuống ao của chùa, tôi đành nh́n quanh để pḥng ngừa có ai đang đi tới, và bảo hai em chạy về nhà nấp trong lều. Trong khi hai em tôi kéo tay nhau vội vă chạy về nhà, tôi nhẩy xuống bờ ao hái vội vàng một ôm rau rồi leo lên bờ chạy thục mạng. Đôi khi tôi theo ông đánh lưới ven sông Hồng xin vài con cá long tong dính lưới đem về nhà kho mắm tôm mẹ làm sẵn, những bữa ăn có rau cá như thế đă làm anh em tôi vui và ăn cơm thật ngon miệng." 

 

Để đỡ bớt vất vă của nghề phu khuân vác cho thợ hồ, "Mẹ" học được nghề làm bánh cam. Chính những chiếc bánh cam "Mẹ" làm đă nuôi con từ Hà Nội vào Nam. Tôi thật sự trân quư hết tất cả các bà mẹ buôn thúng bán bưng trên khắp nẽo đường đất nước, tôi chứng kiến nhiều bà mẹ Bắc 54 đă đến bán trong khu cư xá nơi tôi ở, họ giới thiệu tôi những món ăn ngon do họ làm, nào là những bà mẹ bán bún riêu, bán bánh ướt chả lụa, bán xôi cúc, xôi gấc và xôi bắp, bán bánh gai, xu xê, bánh cam,... Món bánh cam là loại bánh mà tôi mê từ thuở tấm bé. Trên đôi vai gầy guộc của những bà mẹ hiền đă gồng gánh các thứ lỉnh kỉnh của gánh hàng rong đó là tương lai của đàn con bước vào trường, rồi bước vào đời cùng xây dựng miền Nam, trong số đó có tác giả bạn tôi, Chính Nguyễn, một sĩ quan Không Lực VNCH. 

 

 

Nay "Mẹ" quá lớn tuổi rồi, "Mẹ" không c̣n thấy rơ nữa, khi thanh xuân tuổi trẻ "Mẹ" sống tại miền bắc trông tin chồng mà có những chiều tác giả kể lại nước mắt "Mẹ" buồn rơi khi nhớ chồng. Rồi khi tác giả đi "học tập cải tạo" th́ "Mẹ" lại trông đứng trông ngồi. Khi tác giả vượt thoát ra xứ ngoài, dù "Mẹ" biết con ḿnh b́nh yên, nhưng t́nh "Mẹ" thương nhớ con để nước mắt mẹ già lại tiếp tục rơi từ bên kia Thái B́nh Dương. 

 

"Mẹ tôi bây giờ đă chín mươi với những nếp nhăn nhọc nhằn hằn trên gương mặt già nua cằn cỗi theo tháng năm, và mắt đă kém luôn mờ lệ nhắc tên từng đứa con và ước ao trở lại quê nội ngoạị khi nằm xuống. Tay mẹ tôi đă run không cầm được đũa để ăn, đôi chân đă yếu chậm chạp bước đi trong patio, nhưng mẹ vẫn không yên được nỗi lo cho mấy đứa con c̣n lại bên kia biển Đông...

Ḷng mẹ tôi đă chia hai trong nỗi sầu xa xứ, thương con mỏi ṃn trên nước ngoài, xót đoạn trường cho những đứa con c̣n lại quê nhà: 

 

Bao giờ con khóc ôm chân mẹ,

Là lúc mẹ hiền khuất chia ly

Luôn măi đời con sầu đất lạ,

Đâu c̣n ai nữa dẫn con đi…! 

 

Những năm tháng dài trong cuộc đời, tôi cũng chưa làm được ǵ cho chính tôi…! Mẹ tôi cũng đă có những bước đi run rẩy, lúc nhớ lúc không, lúc nói thật nhiều, lúc ngồi yên như tĩnh tâm và nh́n đời bằng đôi mắt lạc thần cằn cỗi…!

 

Đời mẹ đă bao lần đi tỵ nạn Cộng Sản, chiến tranh…!

 

Mẹ tôi đă không có mùa xuân…!

Mẹ, Mẹ đời con nghèo thân vất vưởng

Nợ quê hương gánh măi tuổi xế chiều

Ba mươi năm lẻ vẫn mang hận lụy

Đời bèo trôi sông lạ tủi nhục nhiều

Mẹ, Mẹ ba mươi tháng tư rồi đấy

Thân mẹ gầy cúi măi mỏi lưng c̣ng

Con lưu lạc t́m đường về cố quốc

Mẹ đừng buồn, cùng đừng đứng chờ mong

Mẹ, Mẹ con qú đây, đầu vái lạy

Quay hướng nh́n con dơi mắt hướng đông

Khóc thương mẹ, tủi quê nghèo vận nước

Ước một ngày đường hoa chợt đơm bông... 

 

Mẹ đó, con đây… Cánh tay nào vươn ra cho con nắm được tay Mẹ, trong khi ḷng Mẹ, ḷng con như biển động sóng gào, và nước mắt Mẹ, nước mắt con đă làm cho biển mặn thêm…!

 

Mẹ ơi…! có mùa Xuân nào sẽ đến để cho con vui hát bên Mẹ những bài ca đồng dao quê nội xứ Bắc. Có mùa Xuân nào sẽ tới cho con được ôm chân Mẹ, để con được Mẹ dỗ dành bằng tiếng ḥ yêu dấu ngàn đời trên sông Hương, vang vọng núi Ngự. Có mùa Xuân nào thanh b́nh để con về tắm giữa ḍng Cửu Long, hầu rửa sạch những đớn đau chua xót hận thù một kiếp…!

 

Mẹ…! Lưng Mẹ c̣ng, c̣m cơi nhưng vẫn dựa vào cha hùng tráng bên dăy Trường Sơn, mặt Mẹ vẫn trông ra biển Đông và tóc Mẹ vẫn rũ xuống trải dài trên biển vắng về khuya để khóc đợi con về…

 

Mẹ… Mẹ ơi…! Chúng con vẫn gọi Mẹ… Mẹ Việt Nam ơi… muôn đời và muôn kiếp không thôi…!"

 

Tôi xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm "Mẹ Tôi" của tác giả Chinh Nguyễn, bằng văn phong của nhân chứng sống qua những năm tháng chiến tranh của hai cuộc chiến chống Pháp và Quốc Cộng, và qua tâm sự đời anh gói ghém nhiều chi tiết sống động lồng trong sự trải dài lịch sử khổ đau của dân tộc. Sách cho thấy bối cảnh người dân quê quá nhọc nhằn, quá tội nghiệp, và quá thương tâm khi tranh tối tranh sáng giữa hai lằn đạn, mà những thế hệ con cháu chúng ta tại hải ngoại này có thể xem đây là chuyện hoang tưởng. Ngoài chuyện "Mẹ Tôi" được dùng làm đề tựa ra c̣n có (9) tác phẩm khác nữa như: Trở Giấc, Nỗi Buồn Mang Theo, Nỗi Băn Khoăn, Mùa Xuân Trong Ḷng, Những Mùa Noel Cũ, Bạn Tôi, Anh Em Tôi, Bay Vào Ḷng Mẹ, và Niềm Riêng. Tôi thấy rằng mỗi bài có những nét hay riêng, mỗi bài làm ḷng tôi bâng khuâng, chùng xuống trong ư nghĩ man mác như khi đến đoạn cuối của bài "Nỗi Băn Khoăn", tác giả kể về d́ Chúc, tức người em ruột của "Mẹ". Khi "Mẹ" đau d́ bán chiếc khuyên vàng lo thuốc thang cho "Mẹ", vào những ngày hàn vi trước 54, như chi tiết trong bài "Mẹ Tôi" kể lại. Tôi muốn để chữ Mẹ trong ngoặc kép như tên gọi, cùng ám chỉ một danh từ riêng thân thương. Trong ư tưởng chung hay riêng th́ ḷng Mẹ bao la, t́nh Mẹ bao giờ cũng chứa chan nhân ái; Với tôi, tôi thích đọc tất cả những bài văn tri ân đấng sinh thành. Hôm anh email tôi bản thảo để đọc. Bài viết đầu tiên thu hút những ấn tượng đáng nhớ lắm về "Mẹ Tôi", đă khiến tôi vô cùng xúc động với những ǵ tác giả ghi nhận từ kư ức cũ của ḿnh. 

 

 

Điểm sau cùng là người bạn đời Mỹ Thanh của tác giả, chị đă chia sẻ tất cả những nỗi khổ đau của đời anh, và chính chị đă khuyến khích anh viết lại và xuất bản sách này. Hôm Tết Nguyên Đán 2006 tôi gặp anh trong buổi tiệc liên hoan của Thời Luận, anh kể tôi chị Mỹ Thanh đôn đốc anh hăy viết lại những tháng ngày hàn vi nơi đất Bắc. Giờ đây anh đă hoàn tất một tuyển tập truyện ngắn dầy khoảng 150 trang như lời cổ động của người hiền thê. H́nh b́a sách là bức tranh mẫu rất đẹp mắt, vẽ c̣ mẹ cùng đàn c̣ con dại như chuyện gia đ́nh của cụ Tú Xương thuở trước. Riêng với "chị c̣" Mỹ Thanh, tôi xin dâng đóa hoa hồng để cám ơn những khuyến khích đáng quư và nó cũng là nổ lực cần thiết của chị để anh hoàn thành văn tập này vậy. 

 

Xin chân thành giới thiệu tác phẩm thứ hai là "Mẹ Tôi" của nhà văn Chinh Nguyễn. 

 

 

Việt Hải Los Angeles

 

 

 

 

oOo

 

 

Ḷng Mẹ Bao La

 

 

Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời v́ cơn bạo bệnh.Hai mẹ con tự tay ḿnh mai táng cho người chồng, người cha vắn số.

 

Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai ḿnh. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp,tài sản quư giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nh́n con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoăn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên g̣ má chị. 

 

Học hết trung học đệ nhất cấp, cậu thi đậu vào trường trung học đệ nhị cấp, một trường xuất sắc của địa phương. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngă bệnh. Căn bệnh tai biến mạch máu quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đ́nh, giờ chị chẳng thể đi lại b́nh thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:

 

- Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại c̣n một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà ḿnh biết lấy đâu ra bây giờ.

 

- Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, c̣n những việc khác, con không phải bận tâm.

 

Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa v́ không muốn mẹ ḿnh khổ, mẹ đă khổ đủ rồi. Cậu trở nên ngang bướng và ĺ lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nỡ…

 

Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Ḷng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nh́n bóng con trai khuất dần…

 

Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến pḥng học vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.

 

Thầy Hùng pḥng học vụ nh́n chị, nói:

 

- Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.

 

Chị cẩn thận tháo túi.

 

Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:

 

- Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con ḿnh ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây c̣n có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được.

 

Thầy Hùng vừa nói vừa lắc đầu.

 

-Nhận vào.

 

Thầy nói mà không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.

Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:

 

-Tôi có 5 đồng, thầy có thể nhận thêm vào cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?

 

- Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.

 

Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nh́n người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải v́ chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.  

 

 

Đầu tháng sau,chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng như ác cảm:

 

- Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đă nói phụ huynh nộp gạo ǵ, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con ḿnh sao?

 

- Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế !

 

Người phụ nữ trông bối rối.

 

- Thật buồn cười cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào ! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nh́n chị.

 

Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị mở lời lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.

 

 

~*~

 

 

Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.

 

Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:

 

- Tôi đă nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận !

 

Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc v́ tủi thân và xấu hổ. Khóc v́ lực bất ṭng tâm.

 

Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đă nói ǵ quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.

 

Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại

 

- Thưa với thầy,gạo này là do tôi... Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu ǵ thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đ̣i bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm... Thầy thương t́nh, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !

 

Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế.Trời c̣n tờ mờ, khi xóm làng c̣n chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê ḿnh rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng, ngơ hẻm xóm khác xin gạo. Đi măi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn ḿnh biết.

 

Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rồi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ:

 

- Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ ! chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đă có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận gạo. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường cho qui chế được học bổng giúp đỡ học sinh nghèo vượt hoàn cảnh khó khăn.

 

Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quưt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:

 

- Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đầy đủ như các bạn nhưng tôi sẽ cố lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.

 

Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một mối ơn lớn, đưa tay quệt nước mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.

 

Ḷng thầy xót xa.

 

Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra, học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.

 

Cuối bậc trung học đệ nhị cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của thủ đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.

 

Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù ś được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nh́n thấy nhất. Ai cũng thắc mắc, không hiểu bên trong ấy chứa thứ ǵ.

 

Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.

 

Cả trường lặng đi v́ xúc động.Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng trưởng pḥng học vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.

 

Thầy nói:

 

- Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng t́nh của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quư này, Tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.

 

Cả trường lại một lần nữa lặng người đi v́ kinh ngạc.Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng d́u từng bước khó nhọc bước lên sân khấu.

 

Cậu con trai cũng quay đầu nh́n lại.Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.

 

- Chúng tôi biết, khi kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lư. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra v́ đó là tấm gương sáng,tấm ḷng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quư và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về t́nh người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đă cống hiến, hy sinh cả đời ḿnh v́ tương lai con em…

 

Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và tràn đầy xúc động.Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy ǵ nữa cả, mắt cậu nḥe nước. Mẹ cậu đứng đó, dáng gầy g̣, khắc khổ, mái tóc đă sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nh́n tŕu mến.

 

Người phụ nữ ấy run run v́ chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run v́ những lời ca ngợi tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đă giành cho ḿnh. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ t́nh yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lư lớn lao ấy.

 

Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà lệ tràn bở mi, trong giọng nức nở:

 

- Mẹ ơi ! Mẹ bao la của con…

 

 

Linh Đan

(dịch từ truyện ngắn xứ ngoài)

 

 


 

Việt Hải Los Angeles

Vu Lan 2011

 

 

 

         

 

Thơ và Truyện của Việt Hải               |                 www.ninh-hoa.com