|
|

SỰ
GiÁO
DỤC VÀ
THI
CỬ
QUA
cÁC
THỜI
ĐẠI
Ở
V
I Ệ T
N
A M
Nguyễn Văn Thành

Phần 12:


E- GIÁO DỤC VÀ THI CỬ TỪ
NĂM 1975 ĐẾN NGÀY NAY
S au năm 1975, hệ
thống giáo dục và thi cử của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN)
được chia ra làm hai thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất từ năm 1975 đến năm 1986,
và thời kỳ thứ hai từ năm 1986 đến ngày nay.
Thời
Kỳ Thứ Nhất (1975-1986):
S au khi Sài G̣n
thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả các học sinh phải quay về trường
cũ để học hết chương tŕnh dở dang, và như vậy nhà trường mới chuyển đơn
để được phép dự thi.
C hính
quyền mới tổ chức kỳ thi Tú Tài vào tháng 9 năm 1975. Các ban A,B,C,D vẫn
như cũ nhưng không thi theo lối trắc nghiệm và chương tŕnh cũ, chỉ thi
các môn chính không có Vấn Đáp thí dụ ban Khoa học B thi Toán Lư Hóa, Sinh
Ngữ và Sử hoặc Địa, không có Triết Học nhưng phải thi Việt Văn. Kỳ thi Tú
Tài năm này, bách phân đậu khoảng 40-50%.
T ất
cả các trường Đại Học không mở các kỳ thi vào Đại Học, các sinh viên cũ
đến ghi danh đều phải học tập chính trị và quân sự khoảng 2 tuần lễ tại
quân trường Thủ Đức hoặc trong cư xá của sinh viên Thủ Đức. Đến tháng 10
năm 1975 các trường mở cửa lại, đặc biệt tất cả các trường Tư biến thành
trường Công (Tiểu, Trung và Đại Học không đóng học phí) và toàn bộ tài sản
của các trường Tư Thục đều bị tịch thu, do đó không có bất cứ một trường
Tư Thục nào thuộc Tiểu Học, Trung Học hoặc Đại Học hiện hữu trong giai
đoạn này.
C ác
Giáo sư Tư Thục làm cho chính phủ mới chỉ lănh lương tượng trưng là 33
đồng một tháng (tức khoảng 16500 đồng VNCH). Tiền của chính phủ Việt Nam
Cộng Ḥa (VNCH) được tạm tiêu dùng và cứ một đồng tiền mới tương đương với
500 đồng tiền VNCH. Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1975 có lệnh đổi tiền và mỗi
gia đ́nh được đổi 200 đồng tiền mới tương đương với 100 ngàn đồng tiền
VNCH.
Ai có tiền nhiều hơn số tiền giới hạn đều
phải kư thác vào nhà băng nhưng khi gia đ́nh lâm nguy như cưới hỏi tang lễ
th́ được xin phép rút ra đủ số tiền để trang trải.
K ể từ năm 1975,
học tŕnh của tất cả các trường trong Nam vẫn như cũ nghĩa là bậc Tiểu học
vẫn có quy chế 5 năm, Trung học vẫn 7 năm tuy chỉ có một vài thay đổi nhỏ
trong chương tŕnh là môn Triết không được giảng dạy ở lớp 12 nữa. Niên
khóa 1975-1976, tất cả các trường Đại Học tổ chức đoàn ngũ hóa Sinh Viên
để học tập Chính Trị mà không học Văn hóa hoặc chuyên môn.
T rường Đại Học
Luật Khoa bị giải tán v́ chính quyền không cần Luật Sư.
C ác Đại Học Tư
Thục như Đại Học Vạn Hạnh, Minh Đức (chuyên về Y Khoa nhưng chưa có một
sinh viên nào của trường này tốt nghiệp trước năm 1975) đều bị giải tán.
Do đó, chỉ các kỳ thi vào Đại Học Công Lập được tổ chức vào năm 1976, chia
làm 4 khối:
Khối
A thi Toán Lư Hóa, không có hệ số. Và tùy theo nguyện vọng,
thí sinh được phép vào học trường Kỹ sư hoặc trường Đại Học Khoa Học hoặc
Đại Học Sư Phạm.
Khối
B thi Toán Hóa Học và Sinh Vật để nhập trường Y Dược hoặc
Đại Học Khoa Học, ban Vạn Vật hoặc Đại Học Sư Phạm, ban Vạn Vật hoặc
trường Y Nha Dược.
Khối
C thi Văn, Toán, Sử hoặc Địa để vào trường Văn Khoa hoặc
Đại Học Kinh Doanh hoặc trường Đại học Sư Phạm, ban Văn Chương.
Khối
D thi Văn, Sử hoặc Địa và Sinh Ngữ.
V ́
có những người cán bộ hoặc bộ đội hoặc con em cán bộ từ Bắc vào Nam quản
lư và cai trị nên đề thi có hai hệ:
Hệ trong Nam 12 năm
Hệ ngoài Bắc 10 năm
C ũng nên nhắc lại
năm 1954, học sinh chỉ cần học bạ lớp 9 được thu nhận vào Đại Học th́ sau
trên 20 năm nền Trung học Việt Nam đă tiến được từ 4 lớp lên 5 lớp (lớp
10) và sau lớp 10 phải thi kỳ thi tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học.
Như vậy các kỳ thi vào Đại học ở trong Nam trong giai
đoạn này, ta thấy tất cả các thí sinh đều thi chung một pḥng nhưng có
quyền lựa chọn đề thi: đề thi thuộc hệ 12 năm hoặc đề thuộc hệ 10 năm.
Hệ 12 năm:
Môn Toán khối A thi Giải Tích, Tân Toán, H́nh Học Giải Tích.
Môn Vật Lư thi Động Lực Học, Tuần Hoàn, Quang Ba Động, và Điện Xoay
Chiều.
Hệ 10 năm:
Thi H́nh Học Không Gian, Lượng Giác và Đại Số, Vẽ đường Biểu Diễn
không có Tích Phân.
Thi Quang H́nh, Điện một chiều, Hóa học thi tương tự như nhau nhưng hệ
12 năm th́ khó hơn chút đỉnh.
Thí dụ:
Môn Toán Học thuộc hệ 12 năm thi Tân Toán, Giải Tích và
H́nh Học Giải Tích.
Hệ 10 năm thi H́nh Học, Đại Số và Lượng Giác.
T uy
nói rằng thí sinh muốn lựa đề thi nào th́ lựa nhưng các thí sinh miền Nam
vẫn phải lựa hệ 12 năm là những môn đă học lớp 12 được chuẩn bị kỹ càng
cho kỳ thi. Và cho dù thi hệ nào đi nữa nhưng đối với các thí sinh có công
với chế độ miền Bắc đều được ưu tiên xét tuyển. Thí dụ thi vào cùng một
ban, thí sinh miền Nam phải có số điểm đậu tối thiểu 20/30 trong khi những
thí sinh có công với chế độ miền Bắc chỉ cần 13/30 là được xét tuyển. Thí
dụ thi vào đại học Toán tại Sài G̣n th́ học sinh trong Nam phải cần 20/30
(năm 1976) mới đủ điểm đậu trong khi những người có công với cách mạng chỉ
cần 13/20 đă đậu rồi. Người viết chỉ ghi lại sự kiện và miễn phê b́nh.
G iai đoạn 1975 đến
1986 là quan trọng nhất v́ là thời gian cần thiết để đào tạo đủ số giáo
chức thi hành chính sách 12 năm Tiểu và Trung Học. Nền giáo dục Đại Học ở
miền Nam vẫn là 4 năm trừ Y Nha Dược, trong khi miền Bắc vẫn 3 năm và được
nâng lên 4 năm kể từ năm 1981. Các nhà giáo dục miền Bắc nhận thấy rằng hệ
thống Trung Tiểu Học 12 năm ở miền Nam có ưu thế hơn chẳng những môn Khoa
Học có tŕnh độ cao mà các trường c̣n dạy Sinh Ngữ từ lớp 6. V́ vậy, các
nhà giáo dục quyết tâm nâng tŕnh độ Trung Tiểu Học lên 12 năm y hệt trong
Nam nhưng cần mất 11 năm để có thể sản xuất được đủ số các giáo chức dạy
các môn Khoa Học lớp 11 và lớp 12 cũng như Sinh Ngữ Anh và Pháp ở bậc
Trung Học.
T hêm
vào đó, các trường trong Nam có môn Toán lớp 12 rất nặng về Tân Toán Học,
Giải Tích và H́nh Học, nên các nhà giáo dục miền Bắc đồng ư rằng khó mà
đào tạo được các giáo sư dạy môn Tân Toán. Do đó, chính phủ quyết định bỏ
môn Tân Toán lớp 12 và đem môn này lên Đại Học. Như thế, các môn Giải Tích
Vi và Tích Phân,
H́nh Học Giải Tích Cơ Bản gồm phương
tŕnh đường thẳng và mặt phẳng, ṿng tṛn và các h́nh Conic được đặt nặng
trong việc giảng dạy. Các môn Toán ngang bằng với các nước tiên tiến.
Đ ồng
thời, môn Vật Lư được phát triển gồm các môn Động Lực Học Tuần Hoàn, Quang
Sóng và Ḍng Điện Xoay Chiều, Điện Tử Bán Dẫn giúp cho học sinh có căn bản
để bước lên Đại Học.
Ngoài ra, các trường Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa trong
11 năm cũng đă cố gắng đào tạo các Giáo sư Sinh ngữ đặc biệt là Anh Văn,
Pháp Văn, Nga Văn và Trung Văn.
T ất cả các trường
Đại học ở miền Bắc tuyển sinh viên có bằng Phổ Thông Trung Học như trường
Khoa Học, Văn Khoa, Sư Phạm, Kỹ Sư … và thời hạn chỉ có 3 năm nhưng sau
năm 1981 được nâng lên 4 năm. Các Đại Học trong Nam như trường Văn Khoa,
Khoa Học, Sư Phạm, Kỹ Sư…được đổi theo niên học thay thế cho hệ thống
chứng chỉ và cần 4 năm.
Y
Khoa ở trường Đại Học Sài Gỏn vẫn là 7 năm, ngoài Bắc chỉ có 6 năm.


S au
khi nâng cấp lên 12 năm, bậc Tiểu và Trung Học chia ra làm 3 cấp:
Cấp 1 từ lớp 1 đến lớp 5, sau lớp 5 phải thi bằng Tiểu Học.
Cấp 2 từ lớp 6 đến lớp 9. Cuối lớp 9 phải thi Trung Học Cơ Sở rồi thi
nhập học vào lớp 10 trường Công Lập.
Cấp 3 từ lớp 10 đến lớp 12, sau lớp 12 thi bằng tốt nghiệp Trung Học
Phổ Thông.
T rong giai đoạn
này, cấp 3 không có chia ban. Trung Học Phổ Thông thường tốt nghiệp từ 60
đến 95 %, tùy từng tỉnh. Việc thi tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học lúc bấy
giờ bao gồm các môn chính là Việt Văn, Toán, Lư (hoặc Hóa), Sử (hoặc Địa),
Sinh Học và Sinh Ngữ, không có thi Vấn Đáp.
T uy nhiên với bằng
Phổ Thông Trung Học, học sinh không đương nhiên được nhận vào Đại Học dù
là Đại Học Công Lập. Muốn vào các trường này thí sinh phải dự thi và tùy
từng trường, tỷ số đậu khoảng 10, 20 hay 30%.
Kết Luận:
T ừ
tháng 4 năm 1975 đến năm 1986 không có bất cứ một trường Tư Thục nào ở các
bậc Tiểu, Trung và Đại Học cho phép hoạt động. Nền Giáo Dục Trung và Tiểu
Học trong giai đoạn này đă được thay đổi, tăng thời gian là 12 năm. Tuy
nhiên, việc học hành, thi cử và kinh tế gắn liền với thời cuộc Việt Nam
được tóm tắt như sau:
M ột số lớn đồng
bào đă bỏ nước ra đi bằng đường biển lẫn đường bộ trong đó có người Việt
gốc Hoa được phép ra đi khỏi Việt Nam sau tháng 5 năm 1978. Kết quả trên 1
triệu người đă vượt biên thoát đến bến bờ tự do nhưng theo báo cáo của
Liên Hiệp Quốc thống kê cứ 3 tàu vượt biên chỉ có 2 tàu thoát, 1 tàu bị
đắm tại biển khơi tức khoảng nửa triệu người đă mất tích ngoài biển cả.
Tiếp theo đó là cuộc chiến tranh với Trung Quốc từ 17 tháng 2 đến 16 tháng
3 năm 1979 và Cam-Bốt từ năm 1977 đến năm 1991.
V ́
vậy trong giai đoạn này, nền kinh tế cực kỳ yếu kém và có cơ sụp đổ toàn
diện cho nên năm 1986 chính phủ thay đổi chính sách đổi mới theo gương của
Nga Sô để cứu văn nền Kinh Tế. Kể từ năm 1986 đến ngày nay, nền Kinh Tế
Thị Trường Định Hướng XHCN là giai đoạn kế tiếp, và ảnh hưởng của nền Giáo
Dục và Thi Cử liên hệ sẽ được đề cập trong những phần sau.

Tham khảo:
Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả dựa theo trí nhớ
và đă tham khảo những tài liệu sau đây:
Trước năm 1945:
Tham khảo "Việt Nam Sử Lược" của
Trần Trọng Kim
Sau năm 1945:
Tham khảo của những người đă
sống trong những thời đó thí dụ muốn
biết việc thi cử trong khoảng 60-75 th́
hỏi những thí sinh và các giáo sư
trong khoảng thời gian đó.
Các Websites liên hệ được trích dẫn trong những bài viết.
Tác giả rất cần ư kiến của các chuyên gia về cách học tập và thi
cử ở các trường Đại Học qua mọi thời đại thí dụ như về Y Khoa cần
ư kiến của các Bác Sĩ đă từng tốt nghiệp ở Đại Học Việt Nam, Nha
Khoa cần các Nha Sĩ, Dược Khoa cần Dược Sĩ, Luật Khoa cần các vị
tốt nghiệp trường Luật và tất cả các trường khác tại Việt Nam,…
Mong toàn thể quư vị góp ư kiến v́ không một ai có thể biết tất cả
các bộ môn được. Cám ơn quư vị.
Nguyễn Văn Thành
Trung tuần tháng 5, 2005
(c̣n tiếp)
|
|