Ngũ Phúc
Lê Phụng

Ngũ Phúc
Phúc
Lộc
Thọ
Song Hỷ
Tài
Tranh Ngũ Phúc Tại Việt Nam
|
Mở Lời
ống hạnh phúc là điều chẳng
ai không mong ước. Đón đợi hạnh phúc, con người thường tạo
ra những vật tượng trưng cho hạnh phúc, không những là vật
đeo trên người mà còn là những vật trang trí trong nhà.
Người Đông Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam, có
chung một gốc văn hóa, nên dùng chung những hình tượng trang
trí, tiêu biểu cho hạnh phúc, trong ngôn ngữ, tiểu công
nghệ, kiến trúc và cả trong những vật dụng hàng ngày. Trải
qua hàng ngàn năm, mối tương quan của những vật trang trí
này với ý nghĩa mong đợi hạnh phúc, dường như phai nhạt,
cũng như việc chuyển ngữ từ tiếng Trung Quốc sang tiếng khác
có thể làm sai lạc ý nghĩa của hình tượng biểu thị chữ phúc,
nhưng nhiều hình tượng cổ vẫn còn thông dụng. Tỷ như trên
nhiều bức trạm, người ta thường thấy hình con năm con giơi,
để tượng trưng cho ngũ phúc, tức năm điều hạnh phúc;
nhưng không mấy ai còn nhớ con giơi, viết theo chữ Trung
Quốc
蝮
đồng âm với
福
cùng đọc là fú, cùng cò chữ phú để ghi âm, nhưng có
bộ trùng để chỉ con giơi và có bộ kì để biểu
thị chữ phúc. Sang tiếng Việt, chữ
蝠
đọc là bức và chữ
福
đọc là phúc, tuy nhiên hình tượng năm con giơi vẫn
biểu thị năm điều hạnh phúc của chung người Trung Quốc và
người Việt Nam: phúc, lộc, thọ, hỷ và tài.

Hình 1. Năm Cánh Giơi Chầu
Chữ Thọ
Bài
viết này trình bày mối tương quan giữa một số hình tượng thông thường biểu
thị năm điều hạnh phúc kể trên, cùng những truyện truyền kỳ liên hệ tới
những hình tưọng đó mà ngày nay ngay tại những đô thị Âu Mỷ ngày Tết người
Đông Á vẫn còn dùng để đón xuân.

Hình 2. Ngũ Phúc
福 Phúc

Hình 3 Chữ Phúc Đảo Ngược.
Chữ
Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ
hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tưọng biểu thị chữ
phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến
trúc, và cả trên y phục. Từ đời nhà Minh (1368-1644), người ta thường khắc
trên cánh cửa chính một chữ phúc lớn như để đón đợi hạnh phúc tới nhà,
đúng như lòi cầu mong của người Trung Quốc:
福
星
高
詔,
phúc tinh cao chiếu, nghĩa là sao phúc từng cao chiếu xuống
hay câu: 多
福
多
壽
, đa phúc đa thọ, nghĩa là nhiều may nhiều tuổi thọ, thường dùng để
chúc nhau. Ngoài hình con giơi tượng trưng cho chữ phúc, người ta còn dùng
trái phật thủ hay tranh ảnh vị phúc thần và vị môn thần dán
trên cửa hay khắc trên mặt cửa vào đình chùa dinh thự.
Ngày
Tết nguyên đán, người Trung Quốc có tục treo thuận hoặc treo ngược chữ
Phúc ở trên cửa. Có hai truyện truyền kỳ giải thích truyện này. Truyện
thứ nhất là một truyện từ đời nhà Minh (1368-1644) về chữ phúc viết thuận.
Một hôm Minh Thái Tổ, Chu Nguyên Chương, vi hành tới một thị trấn nhỏ. Nhà
vua thấy một đám đông người cười rỡn bên một bức họa. Tới gần, nhà vua
thấy đó là một bức vẽ một bà già có bàn chân lớn quá khổ, tay ôm một trái
dưa hấu. Nhà vua nhận ra bà già này chính là hoàng hậu. Nổi giận, nhà vua
sai quân hầu theo dõi từng ngưòi trong đám người hỗn sược này về tận nhà,
và viết chữ phúc trên cửa, để ngày mai nhà vua sẻ phái quân tời bắt. Trở
về hoàng cung, nhà vua kể lại truyện này cho hoàng hậu nghe. Hoàng hậu vốn
sẵn từ tâm, bà khẩn sai quân hầu hỏa tốc tới thị trấn này viết chữ phúc
trên cửa mọi nhà dân. Sáng mai quan quân tới sau, không còn cách nào nhận
ra được những ai là kẻ bị nhà vua cho lệnh tới bắt. Từ đó, người ta tin
rằng chữ phúc, viết có thể dùng làm bùa hộ mạng cho mọi người.
Truyện thứ hai là truyền thoại từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc
viết hay treo ngược. Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái từ Cung Thân,
cho lệnh treo chữ phúc trên cửa những chính ra vào đông cung. Có một tên
lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái từ nhìn thấy, nổi giận
định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm,
liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao
khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là
chữ phúc đảo,
倒,
theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo
到,
nghỉa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới.
Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng
thưởng qua phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã
tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.
Người Đông Á thường bày một bộ tam đa: phúc lộc thọ và hỷ. Theo truyền
thuyết ba vị này vốn là ba vị phúc tinh, nguyên là ba ngôi sao trên trời.
Giáng xuống trần gian vị phúc thần này hiện hình như một vị quan
to, khuôn mặt phúc hậu, vận triều phục, tay cầm hốt ngà hay bế một đứa nhỏ
kháu khỉnh.

Hình 4. Tam Đa: Phúc, Lộc,
Thọ
Theo
sách Tam Giáo Nguyên Lưu Sưu Thần Đại Toàn, Phúc Thần là một nhân
vật có thật, tên là Dương Thành, người đất Đạo Châu, thuộc Hồ Nam. Dưới
triều Hán Vũ Đế, nhà vua ra lệnh bắt nhưng ngưòi lùn về cung làm nô lệ, để
hầu hạ làm vui cho nhà vua. Lệnh này khiến gia đình ngưòi lùn oán thán.
Dương Thành dâng biểu xin tha cho những người lùn này, vì họ cũng là thần
dân như mọi người khác, chứ không phải sinh ra để làm nô lệ. Hán Vũ Đế,
nghe theo lời tâu bãi bỏ lệ bắt người lùn làm nô lệ. Gia đình người lùn
biết ơn Dương Thành, đả giúp cho gia đình họ được đoàn tụ, họ bèn tôn làm
Phúc Thần. Tục này lan tràn khắp Trung Quốc, và lưu truyền tới ngày nay.
Tới đời nhà Đường, nhà thơ Bạch Cư Dị, sáng tác áng thơ Đạo Châu Dân
道
州
民
ca tụng công nghiệp này của Duơng Thành.
Có
truyền thuyết khác kể là, theo lời Trương Đạo Lăng, một đạo sĩ sáng lập ra
Huyền Lão, người đời Đông Hán thì Phúc Thần là một trong tam quan.
Tam quan gồm có Thiên Quan Tứ Phúc, Địa Quan Xá Tội, và Thủy
Quan Giải Nguy. Địa quan xá tôi xét việc tha tội cho người chết; Thủy
quan giảm tội giảm tội cho nguời chết. Thiên Quan Tứ Phúc là vị quan trên
trời, coi việc ban phúc cho ngưòi còn sống, nên được người người trông đợi
và chọn làm phúc thần.
Cửa
ngoài nhiều đền đài dinh thự lón thường trạm hình hai vị môn thần.
Tục này có từ đời nhà Hán (25-220) với mục đích xua đuổi tà thần, phụ trì
cho người sống sau cánh cửa. Lúc ban đầu hình tượng môn thần thường tạc
trên gỗ cây đào, và treo trên cánh cửa. Sang tới đời nhà Tống (960-1279)
người ta vẽ hình môn thần trên giấy hồng điều dán lên của, và tục này con
truyền tới ngày nay, trong dịp tết nguyên đán.

Hình 5 Môn Thần
Truyền thoại kể rằng vua Thái Tông nhà Đường (618-907) thường thấy qủy sứ
hiện hình chạy trong cung, phá giấc ngủ của vua. Các quan trong triều ai
nấy đều lo lắng cho long thể. Có hai võ tướng, tên là Tần Quỳnh và Uý Trì
Cung, (có nơi chép là Trần Thúc Bảo và Uý Trì Kính Đức), không biết sợ ma
qủy, tình nguyện canh giữ trắng đêm. Sau mấy đêm liền ngủ được yên giấc,
nhà vua ca ngợi lòng dũng cảm của hai vị tướng. Thửa biết là không thể
nào hai vị vũ tướng đó có thể mãi mải thức trắng đêm như vậy được, nhà vua
sai người vẽ hình hai vị tướng, đũ cả giáp dầy gươm dài treo ngoài cửa
cung. Ma qủy cũng không tới phá giấc ngủ của nhà vua nữa. Thần dân biết
truyện theo gương họa hình hai vị môn thần này để giữ an ninh cho toàn
gia.
Đằng
khác, theo Sơn Hải Kinh, trên núi Độ Sóc, ngài biển Đông, có một cây đào
sống đã cả ngàn năm cành lá xum xuê kết thành cổng Quỉy Môn, thường
thường qủy sứ phải đi qua cái cổng đó mới lên tới trần gian gieo rắc tội
lỗi. Ngọc Hoàng Thưọng đế sai anh em Thần Trà và Úc Điệp canh gác cổng này
không cho qủy dữ lọt qua. Có qủy dữ nào cố tình trái mệnh thì Ngọc Hoàng
cho phép hai anh em môn thần bắt trói và ném cho cọp trên đỉnh núi ăn
thịt. Lại cho tạc hình tưọng hai vị môn thần treo trên cánh cồng qủy môn:
ảnh tượng Úc Điệp treo bên trái, ảnh tượng Thần Trà bên phải, để trừ tà
ma.
Theo
truyền thoại thứ hai, cây đào ngàn năm trên núi Độ Sóc kết trái đào tiên,
ai ăn được cũng sống ngàn năm. Ở miệt Đông Bắc núi có tên tướng cưóp độc
ác Dã Vương Tử, ttự xưng làm vua và mặc sức bóc lọt dân đen khắp vùng. Một
hôm tướng cướp biết truyện đào tiên, sai đàn em đến cướp về cho gã. Nhưng
Thần Trà và Ức Điệp dẹp tan bọn côn đồ đó dễ dàng. Dã Vương Tử giận dữ tập
họp ba trăm đàn em đương đêm tối trá hình tới vây đánh Thần Trà và Ức Điệp
để cướp đào tiên và trả thu cho đồng bọn. Thần Trà và Ức Điệp, thấy xuất
hiện bọn qủy sứ mắt biếc tóc đỏ, liền ra tay bắt cả bọn, trói chặt ném cho
hổ đói ăn thịt. Chiến thắng của Thần Trà và Úc Điệp vang dội khắp vùng, từ
đó người ta tạc hình hai vị môn thần bằng gỗ đào để xua đuổi tà ma nghịch
tặc.
Ngoài hình tương phúc thần và các môn thần treo trên hai cánh cửa, ngày
đầu xuân người Đông Á thường dán hai bên cửa một đôi câu đối, viết mực tầu
trên giấy đỏ, thưòng thưòng mội vế có năm hoặc bẩy chữ, đôi khi dài hơn.
Nội dung thường là lời cầu mong được bình an, làm ăn phát tài, trong năm
tới, nhưng nhất thiết phài theo đúng luật đối vần đối ý khe khắt. Tục treo
câu đối này có từ đời Ngũ Đại (907-960), câu đối thưòng khắc trên gỗ đào.
Truyền thoại kể rằng Mạnh Sưởng nước Sở, sai quan hàn lâm học sĩ, làm một
đôi câu đối đón xuân, nhưng không được vừa ý, ông tự tay sáng tác và tạc
một đôi cho thật hài lòng. Từ đó câu đối đón xuân của nhà nào cũng thường
do chính chủ nhân nhà ấy sáng tác. Rồi tại Việt Nam, khi bút sắt thay thế
bút lông, có mấy cụ đồ già viết thay những chủ nhà muốn treo câu đối đỏ mà
không biết viết. Cũng theo truyền thoại, vua Minh Thái Tổ, đêm trừ tịch
thường vi hành đọc câu đối đón xuân để biết rõ dân tình.
Ngoài câu đối, người Đông Á còn dùng nhưng bức niên họa dán trưóc
của để đón xuân. Từ đới Tống (960-1279) niên họa thường in trên giấy, vẽ
những cảnh sinh hoạt ngày đầu năm, hơặc hình ảnh chim muông hoa lá kèm
theo nhưng lời chúc tụng, sống lâu giầu bền, con đàn cháu đống ...
Trước kia, người ta dùng vào dịp đầu xuân, những cặp tượng đồng nam đồng
nữ, mang tên Đại A Phúc tượng trưng hai đứa trẻ một trai một
gái kháu khỉnh. tiêu biểu lời chúc tụng may mắn thêm con thêm cháu trong
năm mới. Ngày nay tượng đồng nam đồng nữ trở thành một món quà đám cưới cổ
điển mừng cô dâu.
Theo
truyền thoại, cặp Đại A Phúc này xuất phát từ vùng núi Tích Huệ tỉnh Giang
Tô. Trong núi có một cặp sư tử mầu xanh biếc, chuyên vồ trẻ thơ. Dân tình
kinh sơ, lập đàn cầu cứu Ngọc Hoàng. Lời kêu cầu thấu tới tai Ngọc Hoàng.
Ngưòi sai một cặp đồng nam đồng nữ, mang tên Đại A Phúc, xuống trần trị
cặp sư tử không bắng sức mà bằng mưu mẹo. Cặp Đại A Phúc từ khi thắng đôi
sư tử trở thành hai vị thần bảo trợ cho người Trung Quốc.
Hoa
quả cũng được dùng làm biểu tượng cho lòng ước mong hạnh phúc cũa người
Đông Á. Người ta tin rằng quả bầu nậm, tượng trưng cho trời đất, kiền
khôn, chứa đựng tinh khí có khả năng xua đuổi tà ma. Người ta thường treo
một trái bầu nậm nhỏ để thay bùa hộ thân, dưới cửa sổ hay cửa ra vào
chính, trên đầu giường và trước mặt tài xế lái xe hơi. Theo kinh sách Đạo
Giáo, trái bầu nậm, còn gọi là hồ lô, đựng thần dược của Lý Thiết
Quài, một trong Bát Tiên Quá Hải.

Hình
6 Bầu Nậm
Chiếc hồ lô đã vào văn học Trung Quốc qua chương 33, truyện thần thoại Tây
Du Ký của Ngô Thừa Ân, một tác giả thế kỷ XVI. Truyện kể rằng Tôn ngộ
Không biết rằng có bọn tiểu yêu rắp tâm dùng hồ lô để hại mình,
liền hóa phép thành một chân nhân đạo Giáo đi gặp bọn tiểu yêu. Bọn nó
khoe có một chiếc hồ lô có sức chứa ngàn người; Tôn Ngô Không cho hay
chiếc hồ lô của ông, có sức chứa cả trời đất. Bọn tiểu yêu kinh ngạc xin
Tôn Ngô Không cho xem phép lạ của hồ lô của ông và nếu quả vậy thì chúng
xin nộp chiếc hồ lô của bọn chúng. Tôn Ngộ Không niệm chú, khiến ánh sáng
mặt trời mặt trăng và cả tất cả tinh tú trên trời đều tắt ngẩm trong một
giờ, khiến bọn tiểu yêu nghĩ là đã bị Tôn Ngộ Không hóa phép bỏ vào hồ lô.
Lũ chúng năn nỉ xin nộp hồ lô của bọn chúng để được tha.
Ngoài quả bầu nậm, người Trung Quốc còn dùng trái phật thủ (Citrus medica)
để tiêu biểu cho hạnh phúc, bợi lẽ chữ Phật
佛
đồng âm vói chữ phúc
福,
đọc là fú . Người ta thường bày trái phật thủ cạnh trái đào và trái
lựu để tương trưng ba điều ược vọng đầu năm: trái đào tiêu biểu cho tuổi
thọ, trái lựu tiêu biểu cho sinh dục, và trái phật thủ là
hình ảnh bàn tay đang bắt ấn quyết của nhà Phật. Ba trái để cạnh nhau
dường như lời cầu phép Phật cho người già tăng tuổi thọ cho ngưòi trẻ có
thêm con. Hình ảnh ba trái này tưong tự như hình ảnh mâm quả của người
Việt Nam gồm một trái mãng cầu, một trái đu đủ và một trái soài, biểu thị
ý nguyện: cầu vừa đủ s(o)ài.

Hình 7. Phật Thủ
Hình
ảnh thiên nhiên biểu thị ước mong hạnh phúc là hình ảnh những áng mây.
Mây, viết theo tiếng Trung Quốc:
雲,
đọc là yún đồng âm với chữ
運,
đọc là yùn. Đọc theo âm Việt Nam, theo thứ tự là vân nghĩa
là mây và vận nghĩa là dịp may. Chữ vân trong từ ngữ
tường vân biểu thị đám mây mang may mắn tới cho người chờ đợi hạnh
phúc. Đám mây này còn gọi là đám mây năm mầu: ngũ sắc vân, tiêu
biểu cho ngũ phúc, tức năm niềm hạnh phúc. Hình ảnh đám mây thường
gặp trong những nền trang trí trên tường, hoặc trên nền lụa may quần áo.
Hình dạng đám mây gợi nên hình ảnh cây nấm linh chi tiêu biểu cho
tuổi thọ bất tử. Mây cũng là nơi thần tiên ngao du như trong từ ngữ
đằng vân.
Hạnh
phúc mong đợi thường còn được tiêu biểu bởi một linh vật, tỷ như
hình con rồng. Rồng đứng đầu tứ linh: long, ly, quy và phượng. Thời
thượng cổ người ta cầu Long Vương để có mưa đủ nước trồng trọt. Rồng là
linh vật lúc ẩn lúc hiện, lúc ở đáy nước lúc ở mây cao, lúc phun lửa lúc
nhả mây. Giới cổ tự học cho biết là chữ long
龍
có từ đời nhà Thương, trước công nguyên gần ba ngàn năm, khắc trên những
mu rùa dùng vào việc bói toán. Rồi trải qua nhiều triều đại, rồng là biểu
tượng của đế quyền. Hình ảnh con rồng dành riêng cho hoàng đế qua nhưng
danh từ như long sàng là giường vua, ngôi rồng là ngai vua, long bào là áo
vua, long thể là mình vua ... Rồng hiện ra là điềm báo có qúy nhân giáng
thế: tương truyền à có rồng hiện ra trước khi Khổng Khâu ra đời. Sử Việt
Nam cho biết có rồng hiện ra khi vua nhà Lý thiên đô nên đặt tên kinh đô
mới là Thăng Long. Trung Quốc có tục múa đầu rồng, gọi là long vũ, trong
các kỳ lễ hội cầu mưa khi hạn hán, thường tổ chức vào dịp đầu năm dể cầu
phước lộc cùng xua đuổi tà ma.

Hình 8. Rồng
Từ
đời Tam Quốc (220-265) ngoài múa rồng còn có múa sư tử trong các kỳ hội hè
của dân gian. Tục này lan sang Việt Nam: trong dịp lễ Trung Thu vào tuần
trăng tròn tháng tám âm lịch cũng thường có múa rồng và múa sư tử. Theo
phân tích của Trần Văn Khê trong một buổi thuyết trình, truyện múa rồng
tại Trung Quốc và Việt Nam, tuy nhìn bề ngoài chẳng mấy khác nhau, nhưng ý
nghĩa khác hẳn nhau. Tại Trung Quốc thì đó là một cuộc đấu sức giữa ngưòi
và rồng hay sư tử. Tại Việt Nam thì đó là hoạt cảnh rồng mẹ âu yếm rồng
con.
Sau
linh vật, người Đông Á còn dùng bình để cám hoa trang trí
tiêu biểu cho ưóc mong được hạnh phúc nhân dịp đầu năm. Người Việt Nam
thường dùng một chiếc bình lớm cắm một cành hoa đào hay một cành hoa mai
vàng. Chữ bình
瓶
(là cái lọ) đồng âm với chữ
平
trong từ ngữ bình an. Tặng nhau một bình hoa là chúc nhau đưọc bình
an vô sự. Mang bình hoa tặng ngưòi ốm là chúc người ốm mau bình phục.
Trong ba ngày tết, người Trung Quốc nếu lỡ tay đánh vỡ bát đĩa, thường nói
câu sui sui ping an,
歲
歲
平
安,
nghĩa là bình an năm này năm khác. Tục này dường trái với tục người Việt
Nam, đầu năm đánh vỡ bát đĩa coi là điềm sấu sợ rông cả năm.
Trở
lại truyện dùng hình tượng con giơi để tiêu biểu chữ phúc, người ta còn
dùng hình hai con giơi, mầu đỏ tạo nên hình tương song phúc
雙
福.
Hình con giơi ngậm đồng tiền cũng là một cách chơi chữ của người Trung
Quốc.

Hình 9. Song Phúc
Hình
tưọng này gợi ý thành bốn chữ :phúc tại nhãn tiền:
福
在
眼
前,
nghĩa là phúc thấy trước mắt. Con giơi còn là biểu tượng chữ thọ. Sách
thuốc Bản Thảo Cương Mục,
本
草
綱
目,
xuất hiện từ thế` kỷ thứ XVI, cho biết là giơi là giống vật có đời sống
rất dài, máu giơi, mật giơi và cả cánh giơi đều có dược tính chữa bệnh mắt
già và kéo dài tuổi thọ. Hình tương năm con giơi đậu quanh chữ thọ quen
gọi là ngũ phúc phủng thọ
五
福
捧
壽
là hình tượng rất thông dụng để chúc phúc thọ.
Hình
tượng cầu phúc quen biết với mọi ngưòi quen đi ăn tiệm Trung Quốc là chiếc,
籤
語
餅,
thiêm ngữ bỉnh, quen gọi là fortune cookie thường dùng làm đồ tráng miệng.
Trong lòng bánh có một thẻ giấy đoán thời vận của người ăn bánh. Tục này
không phải do người tại Hoa Lục phát minh, mà do một người Trung Quốc mở
tiệm ăn tại San Francisco, California tìm ra vào khoảng năm 1920.
祿 Lộc

Hình 10. Lộc Thần.
Đứng
sau chữ phúc là chữ lộc, nghĩa là những gì của trời ban cho con người như
khoa bảng, địa vị xã hội, danh giá, tăng thưởng, lương bổng. Lộc càng dồi
dào, cuộc sống vật chất càng hạnh phúc dễ dàng. Lộc là thành công trên
hoạn lộ, nên lộc khác với tài, chỉ riêng truyện thịnh đạt về tiền
bạc trên thương trường. Lộc
祿
đồng âm với
鹿
là con hươu, nên người ta thường dủng con hươu làm biểu tượng cho chữ lộc,
như trong từ ngữ bách lộc
百
祿.
Truyền thuyết cho rằng hươu có thể sống lâu trăm tuổi, nên nhiều khi con
hươu còn là hình tượng của chữ thọ. Thọ thần không cỡi ngựa cỡi bò mà cỡi
hươu trong nhiều bức tranh dân gian, vì hươu có thể tìm ra được nấm
linh con hươu, trên chi dùng làm thuốc trường sinh bất tử. Hình
tượng bộ tam đa gôm ba vị phúc thần phúc, lộc, thọ biến thể thành hình
tượng lưng có chữ phúc, trong bụng có chữ thọ. Tại điểm này, con hươu đứng
cùng hàng với con hạc để biểu thị người cao tuổi.

Hình 11. Song Lộc .
Cũng
như liên quan tới chữ phúc có phúc thần, liên quan tới chữ lộc dưới trần
có lộc thần, trên trời có lộc tinh như trong thành
ngữ lộc tinh cao chiếu
祿
星
高
照,
biểu thị lòng người Trung Quốc ngưỡng mộ tinh tú này. Chữ lộc, đọc theo
tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ lục chỉ số 6, thế nên không lạ là
nhiều người coi số sáu là một con số mang lại nhiều may mắn trên đường sự
nghiệp. Hình ảnh chữ lộc trong dân gian là cảnh tiến sỉ vinh quy, có cờ có
bảng có ngựa anh đi trước võng nàng theo sau. Trên sân khấu, chữ lộc trải
dài trên ba cảnh. Cảnh thứ nhất thường là cảnh giáo tuồng, nghẹ nhân đeo
mặt nạ trắng, mặc áo đỏ, ra sân khấu đi liền ba vòng với nụ cười trên môi,
nhưng không nói một lời. Lần thứ hai hiện ra trên sân khấu vời một đứa bé
kháu khỉnh trên tay, và cũng đảo ba vòng sân khấu. Lần sau cùng, người đó
mang theo một tấm vải đề bốn chữ
加
官
進
祿
gia quan tiến lộc nghĩa là thăng quan tiến lộc.

Hình 12. Phúc, Lộc, Thọ.
Theo
truyền thuyết, hàng năm trên sông Hoàng Hà, hàng đàn cá chép bơi ngược
dòng sông tới Vũ Môn, con nào nhẩy qua đươc Vũ Môn thì hoá rồng. Từ đời
nhà Tống (960-1279) ngôn ngữ Trung Quốc có câu:
鯉
魚
跳
龍
門,
lý ngư khiêu long môn, nghĩa là cá chép vượt cửa rồng, dùng dể chỉ
nhưng kẻ may mắn đả đỗ các kỳ thi hương thi hội hay thi đình để ra làm
quan với triều đình. Nhưng kỳ thi hương đề mở ra cho tất cả mọi người.
Đưọc bổ làm quan là bắt đầu một cuộc sống giầu sang, không nhưng riêng cho
thân mình mà có khi cả họ được nhờ. hai chữ
鯉
(lý) và 祿
(lộc) trong tiếng Trung Quốc là hai tiếng đồng âm, thế nên hình ảnh con cá
chép là hình ảnh sự thi đỗ thành đạt. Tại Việt Nam, vào dịp tết trung thu,
cha mẹ thưòng mua cho con trai một chiếc đèn cá chép, phải chăng cũng là
hy vọng đứa con sẽ đỗ đặt thành tài, ra làm quan.
Ước
mong của những thư sinh xuất sắc không phải chỉ là vưọt qua được vũ môn,
mà phải giật được chức giải nguyên
解
元,
tức chức thủ khoa, hay đỗ đầu khoa thi. Có vậy mới mong chiếm được ấn
phong hầu. Chữ giải
解
này đồng âm với chữ
蟹
là con cua nên hình tượng con cua được dùng làm lời chúc tụng nhưng thí
sinh lều trõng đi thi.

Hình 13. Lý Ngư Khiêu Long Môn.
Vượt
qua được Vũ Môn, con người lại uớc mong hanh thông trên hoạn lộ, và hình
tượng con người may mắn này là hình ảnh con khỉ, chữ Trung Quốc là
猴
đoc là hóu và đọc theo âm Việt Nam là hầu. Trong cả hai
ngôn ngữ chữ này đồng âm với chữ
候
, nghỉa la một chức quan lớn trong triều. Kết hợp hình tượng con khỉ với
con ngựa, người Trung Quốc có thành ngữ
馬
上
封
候,
mã thượng phong hầu, dùng biểu thị cảnh thang quan tiến chức lẹ
làng trên hoạn lộ. Hình ảnh tiêu biểu người làm quan ước mong lên tới mức
nhất phẩm triều đình là hình ảnh một con khỉ đang đu mình trên ngọn cây
bắt lấy một chiếc ấn và gọi là
封
候
掛
印,
phong hầu quải ấn.

Hình 14. Phong Hầu Quái Ấn.
Con
gà trống kết hợp với bông hoa mào gà thường được dùng thay lời chúc tụng
cái may mắn được thăng quan tiến chức mau lẹ. Bởi lẽ mào gà tiếng trung
quốc là chữ quan
官,
chữ này còn có nghĩa là ông quan hay chiếc mũ, thế nên kết hợp con gà
trống với bông hoa mào gà biểu thị bốn chữ
官
上
加
官,
quan thượng gia quan, ngụ ý thăng quan tiến chức liên tiếp mau mắn.
Con gà trống còn tiêu biểu cho một linh vật có khả năng xua đuổi tà ma.
Có
nhiều loại hoa được chọn làm hình tượng cho chữ lộc. Loại thông dụng nhất
là hoa mẫu đơn. Hoa này được mệnh danh là hoa phú qúy. Mẫu đơn vàng
hay tím là hai loại mẫu đơn rất được ưa chuộng. Mẫu đơn còn tiêu biểu cho
mùa xuân và tượng trưng sắc đẹp giai nhân. Bộ ba mẫu đơn, ngọc lan và hải
đường kết thành
玉
堂
富
貴,
ngọc đường phú qúy, nghĩa là cảnh giầu sang nơi điện ngọc. Kết hợp
hoa sen, hoa cúc, hoa mận với mẫu đơn thành
四
季
平
安,
tứ qúy bình an, nghĩa là bình an suốt bốn mùa.

Hình 15. Vinh Quy.
壽 Thọ
Thọ
là sống được ngoài 70 tuổi. Thời Đỗ Phủ it người sống được đến tuổi đó.
Ngày nay tuổi thọ trung bình ở cỡ 75, nên chữ thọ là một chữ trong ngũ
phúc tương đối có nhiều người đạt được nhất. Nhiều người tin rằng đặt đưọc
chữ tho chỉ vì thường ăn mì, hay ăn trái đào. Ước mong đạt được tuổi thọ
biểu lộ qua những bức hoành phi có nhưng câu như
壽
比
南
山,
thọ bỉ nam sơn, nghĩa là thọ tựa như núi Nam, hay câu
萬
壽
無
疆,
vạn thọ vô cương, thọ vạn năm chẳng cùng, hoặc
龜
齡
鶴
壽,
quy linh hạc thọ, nghĩa là thọ như rùa hạc. Những lời chúc tụng
như 萬
壽,
vạn thọ có trong ngôn ngữ Trung Quốc từ đòi nhà Thương nhà Chu, cả
mười thế kỷ trước công nguyên, mà giới khảo cổ thường thấy khắc trên những
đỉnh vạc đời nhà Chu. Tín đồ đạo Khổng tin rằng kẻ ở hiền thì sống lâu,
kẻ ở ác thì chết sớm:
仁
者
壽,
惡
者
夭.
Hình tương tương trưng chữ thọ là cây thông, cây đào, con hạc con rùa. Các
bậc thần tiên đều bất tử, tỷ như Tây Vương Thánh Mẫu.

Hình 16. Chữ Thọ.
Hình
tượng lão thần là một cụ già có bộ mặt tươi cười, một tay chống gậy đầu
long một tay cầm trái đào tiên bất tử. Tương truyền, lão thần là một
trong Nhị Thập Bát Tú, nguyên là sao Giải Kháng (Canopus), hay còn gọi là
Nam Cực Lão Nhân Tinh, trong Đông Phương Hạng Long Thất Tú (SudArgo)
Ngưòi xưa tin rằng tinh tú ảnh hường tới tuổi thọ con người, và Nam Cực
Lão Nhân là vì tinh tú quyết định số mạng con người. Nhà viết sử Tư Mã
Thiên đời Hán, tác giả bộ Sử Ký Thiên Cung Thư, cho biết là người xưa tin
ràng: 老
人
星
見,
治
安,
不
見
兵
起,
lão nhân tinh kiến, trị an; bất kiến binh khởi, nghĩa là sao
Lão Nhân hiện ra, thì trị an, không hiện ra là điểm khởi binh biến.
Có
nhiều tryện truyền kỳ về thọ thần. Truyện thứ nhất là Bạch Xà Truyện.
Tương truyền xuất xứ từ đời nhà Minh, rồi sau cải biến thành một vở tuồng.
Bạch Xà hóa thân thành một thiếu nữ sắc đẹp tuyệt vời. Nàng yêu một chàng
trai tên là Hứa Tiên, và kết duyên cùng chàng. Một hôm nàng uống lầm một
chén rưọu thuốc khiến nàng tái hiện nguyên hình thành một con rắn trắng.
Hứa Tiên quá sợ mà chết. Bạch xà về núi Côn Lôn để tìm linh chi tiên
thảo có khả năng cứu chồng nàng sống lại được. Chẳng may Bạch Xà không
thắng nổi hai tráng sĩ có nhiệm vụ canh gác khóm linh chi thảo. Trước hoàn
cảnh đáng thương của nàng, Thọ Thần mủi lòng ban cho nàng linh chi thảo để
về kịp cứu chồng.

Hình 17. Thọ Thần.
Hình 18. Một Trăm Chữ Thọ.
Truyện thứ hai là một truyện có từ thời Lục Triều. Sách Sưu Thần Ký kể
rằng có một thiếu niên tên là Nhan Siêu, mười chín tuổi, được một lão ông
cho hay là sớm mai thì chàng tận số. Nhan Siêu lậy van xin lão ông cứu
mạng, nhưng lão ông cho biết là lão không thể nào thay đổi số mệnh được,
và lão dục chàng trai mau về giã biệt cha mẹ. Nghe tin, cha mẹ chàng trai
gấp tìm gặp lão ông và cùng khấu đầu xin lão ông cứu mạng cho con. Lão ông
cho biết là hai người phải về sắm sửa rượu thịt để sáng mai Nhan Siêu bê
ra dâng cho hai ông lão chơi cờ ở dưới bụi dâu bên đầu nhà. Ông lão còn
dặn kỹ là Nhan Siêu không được mở miệng nói một tiếng. Sáng hôm sau, Nhan
Siêu thấy hai ông lão bầy cuộc cờ bên bụi dâu. Đúng y như lời dặn chàng bê
mâm rượu thịt ra để bên hai bàn cờ. Sau vài ván cờ, hai ông lão ngẩng lên
thấy Nhan Siêu, và cũng nhận ra là đã dùng hết mâm rượu thịt. Hai ông lão
bàn nhau thay đổi một vài chữ trong tập mệnh sách để thưởng công
cho chàng trai. Ông lão ngồi bên mé Bắc nói rằng việc đó không phải là dễ.
Ông lão ngồi bên mé Nam, dở cuốn mệnh sách ra xem kỷ lưỡng rổi nói là việc
đó có thể làm được, đoạn lấy bút ra sửa số mười chín thành chín mươi mốt.
Người chép truyện bàn rằng ông lão ngồi bên mé Bắc là Bắc Đẩu coi việc
sống chết và ông lão ngồi bên mé Nam là Nam Tào chính là thọ thần coi việc
tăng giảm tuổi thọ cho con người.

Hình 19. Cây Thông.
Người Trung Quốc thường dùng hình tượng nhiều loại cây để tiêu biểu cho
tuổi thọ. Cây thông bốn mùa xanh lá, ngay cả tại những vùng núi cao, trong
ngày đông tháng giá lạnh lẽo, thế nên cây thông là tiêu biểu quen thuộc
nhất tuổi thọ. Trong ngôn ngữ Trung Quốc có nhưng thành ngữ quen dùng như
不
老
松,
bất lão tùng, nghĩa là cây thông không già, hoặc
松
匊
延
年,
tùng cúc diên niên, nghĩa là tùng cúc tăng thọ. Lá thông mọc thành
từng cặp, tương trưng cho một cuộc hôn phối êm đẹp. Cây thông còn có tác
đông xua đuổi tà ma tới tác quái với người chết trong mộ, nên người ta
thường trồng thông tại các tha ma mộ địa.
Người Trung Quốc có truyện truyền kỳ về cây thông như sau. Xưa có người
tên Triệu Cù, đau ốm đã nhiều năm. Thấy chàng đã gần ngày tận số, gia đình
mang chàng về nhà trong núi chờ chết. Ít lâu sau, có một tiên ông đi qua,
thương hại chàng cho một it thuốc bảo phải uống liền một trăm ngày. Sau
trăm ngày Triệu Cù khỏi bệnh, da dẻ tươi tắn lại như ngày chưa bệnh. Ngày
tiên ông trở lại, Triệu Cù quỳ dưới chân tiên ông để cám ơn cưu mạng, và
xin hỏi tiên ông đã dùng thần dược gì để cứu chàng. Tiên ông cho biết vị
thuốc chính là dầu thông. Triệu Cù về lại nhà sống đến trăm tuổi tăng
không rụng, tóc không bạc. Ngày nay người ta công nhân rằng dầu thông có
tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Hình 20. Cây Bách.
Đi
đôi với cây thông là cây bách. Trong tiếng việt bách còn có nghĩa là một
trăm; trong tiếng Trung Quốc
柏
(cây bách) và
百(một
trăm) cùng đọc là bai, tương trưng cho chữ thọ. Bách đi đôi với
tùng trong câu chúc tụng
柏
松
長
青,
bách tùng trường thanh, nghĩa là bách tùng trẻ mãi. Kết hợp hình
ảnh cây thị vói cây bách thành lời chúc mừng của người Trung Quốc
百
事
如
意,
bách sự như ý, nghĩa là trăm sự như ý, vì chữ
柿
và chữ sụ 事,
đồng âm trong tiếng Trung Quốc. Cũng như cây thông, cây bách cũng thường
đươc trồng tại nghĩa trang để xua đuôi ma qủy bảo vệ nguời chết năm dưới
mồ.
Đứng
sau cây thông để tượng trưng chữ thọ là cây trúc, bởi lá trúc cũng giống
lá thông xanh tươi suốt năm. Trúc còn tương trưng cho lòng can trường dẻo
dai, người xưa mô tả trúc bằng câu:
不
剛
不
柔,
非
草
非
木,
bất cương bất nhu, phi thảo phi mộc, nghỉa là không cứng không mền,
chẳng là cỏ chẳng là cây. Người ta còn đặt cây mai đứng sau tùng trúc là
hai loại cây xanh tươi cả năm, vì cùng tùng trúc xanh tốt, mai là thứ hoa
độc nhất nở vào mùa đông, thế nên người Trung Quốc gọi chung ba cây này
là 歲
寒
三
友
tuế hàn tam hữu, ba người bạn thân trong ngày đông tháng giá. Vì
đốt trúc thẳng và rỗng lòng, dịch bốn chữ
節
直
心
虛
tiết trực tâm hư, nên từng là
biểu hiệu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm thời Đệ Nhất Cộng Hoà. Đốt một đốt
trúc thương gây một tiếng nổ tựa như tiếng pháo. Ngày xưa tiếng nổ dùng để
xua đuổi tà ma, thế nên người Trung Quốc có câu
竹報
平
安,
trúc báo bình an; và vì chữ trúc
竹
đồng âm với chữ chúc
祝
trong tiếng Trung Quốc, nên câu trúc báo bình an trở thành một lời chúc
tụng bình an.
Tiếp
tới là cây mai, vì mai là loài hoa nở vào mùa đông, nên hoa mai trắng được
chọn làm biểu tương cho chữ thọ, đồng thời còn tiêu biểu cho trinh tiết
phụ nữ đài trang. Kết hợp hoa mai với cành trúc thành lời chúc song phúc:
竹
梅
雙
喜,
trúc mai song hỷ, thường dùng trong những dịp cưới hỏi.
Sau
mai là cúc, một loài hoa nở vào cuối thu và đầu đông, và cũng là một biểu
tượng của chữ thọ. Ngoai ra, trong tiếng Trung Quốc, chữ cúc
菊
(hoa cúc) và chữ cửu
久
(mãi mãi) đều đọc là jiu, thế nên hoa cúc cũng thành biểu tượng cho
chữ thọ.

Hình 21. Cúc.
Về
mùa xuân ở Đông Á có hoa thủy tiên, kết hợp một khóm thủy tiên với một
tảng đá và mấy cành trúc thành cảnh mô tả bởi bốn chữ
群
仙
祝
壽,
quần tiên chúc thọ, bởi như trên đã nói, chữ chúc
祝
này đông âm với chữ trúc
竹
và tảng đá tiêu biểu cho tuổi thọ. Không những trái đào, mà hoa đào cũng
là một biểu tượng của chữ thọ. Thế nên không lạ gì ở vùng bắc Việt Nam,
ngày tết người ta thường trưng cành đào. Trong thơ hoa đào tiêu biểu cho
sắc đẹp các thiếu nữ còn trẻ.
Trái
đào tiên là một trong những hình ảnh chủ chốt trong truyện thần thoại Tây
Du Ký. Chương 5 truyện này kể rằng cây đào tiên ba ngàn năm mới ra hoa, ba
ngàn năm sau mới kết trái, ăn được một miếng đào này sẽ sống đưọc sáu trăm
năm.Sau khi đại náo thiên đình, Tôn Ngộ Không được Ngọc Hoàng Thượng Đế
phong làm Tề Thiên Đại Thánh, lại cho cai quản vườn đào. Từ đó Tề Thiên
lén ăn gần hết vườn đào. Tây Vương Mẫu, định mở hội, mời chư quần tiên,
sai bẩy Tiên Nữ tới vườn đào hái đào chín mang về làm tiệc bàn đào
tại điện Bửu Các. Bẩy Tiên Nữ gặp Tề Thiên cho Tề Thiên biết là Tề Thiên
không được mời tới dự tiệc. Tức giận Tề Thiên đằng vân tới điện Bửu Các,
ăn một hơi tàn tiệc, uống rượu quý đến say mèm. rồi chợt tỉnh thấy mình
lén ăn gần hết vườn đào tiên, nay lại phá tàn tiệc bàn đào, bèn sợ hãi
quay về tư dinh, nhưng quá say lạc vào cung Đâu Xuất, dinh của Thái Thượng
Hoàng Lão Quân. Vào dinh Thượng Hoàng Lão Quân, Tề Thiên thấy năm chiếc
bầu đựng thuốc trường sinh. Tề Thiên không e ngại nuốt trọn cả năm bầu.
Thế là Tôn Ngộ Không vừa ăn đào tiên, vừa uống được linh đơn, hai thức
cực qúy để trường sinh bất tử.
Theo
truyền thoại, Tây Vương Mẫu là một nữ thần linh của Đạo Giáo, không những
cai quản vườn đào tiên lại có trong tay môn thuốc trưòng sinh. Nhiều bức
tranh dân gian tượng trưng Tây Vương Mẫu như một thần nhân : thời thái cổ
Tây Vương Mẫu có nửa người như người thường, có hàm răng cọp, có mái tóc
dựng đứng, nửa ngưởi dưới mang hình con báo; sau dần dần biến hóa thành
một người nữ. Có thoại nó Tây Vương Mẫu là vợ Ngọc Hoàng Đại Đế, tức là vợ
vua trên trời. Một thoại khác kể rằng, ngoài hai ngàn năm trước, Tây Vương
Mẫu dáng xuống trần, mang tặng vua Vũ Đế nhà Hán, bốn trái đào tiên, ai ăn
được một trái sống được sáu trăm năm. Ăn hết đào vua Hán giữ hột, mong
trồng với hy vọng gây được đào tiên nơi hạ giới. Tây Vương Mẫu biết truyện
tâu lên vua rằng, đất đai hạ giới không đủ mầu mỡ để nuôi dưỡng cây đào
tiên, phải qua sáu ngàn năm mới có quả. Truyện ăn đào tiên từ đó tới nay
chỉ là giấc mộng trường sinh bất tử của con người.

Hình 22. Tây Vương Mẫu.
Đứng
sau TâyVương Mẫu, có nữ thọ thần. Trong truyền thuyết, nũ thọ thần tên là
Ma Cô, trên nhiều tranh dân gian, nữ thọ thần thường cỡi hạc, hay cỡi
hươu, trong tay thường có trái đào, hoặc trái phật thủ hay bình rượu. Dung
nhan thọ thần thường là một thiếu nữ trẻ tuổi, chừng mười tám đôi mưoi,
nhưng thật ra Ma Cô là một vị nữ thần không tuổi tác. Nữ thọ thần được ai
quản biển Đông, kể từ ba lần dâu biển, kỳ nọ cách kỳ kia cả triệu năm.
Theo sách thần thoại Tây Du Ký, Ma Cô cũng là khách mời của Tây Vương Mẫu.
tới dự tiệc bàn đào, và nhân dịp này Ma Cô dâng tăng Tây Vương Mẫu rượu
thần cất bằng linh chi. Tích này tới triều nhà Thanh (1661-1911)
cải biến thành tuồng
痲
姑
獻
壽
酒
, Ma Cô hiến thọ tửu, thường trình bày nhân dịp chúc thọ
trung cung vua.
Theo
sách Thần Tiên Truyện, từ đời nhà Tấn, thọ thần Ma Cô là một thiếu phụ
nhan sắc tuyệt trần, có nhiều phép lạ, như có thể đi trên mặt nưóc, biến
gạo thành linh đan. Anh ruột thọ thần tên là Vương Phương Bình, làm quan
tại Đông Hải, là một nhà bói toán nổi danh, suốt đời nghiên cứu dịch số,
sau chết thành tiên bay về núi.
Trong sách đời nhà Minh (1368-1644), Liệt Tiên Toàn Truyện, cha của Ma Cô
vốn là tướng Ma Thu hống hách với thuộc hạ thời Lục Quốc (304-439). Để xây
cất doanh trại, ông bắt một toán thợ làm suốt đêm, cho tới khi gà gáy sáng
mới được nghỉ. Động từ tâm, thương đám thợ vất vả, Ma Cô có biệt tài giả
tiếng gà gáy. Mỗi khi nàng gáy, gà trong khắp xóm gáy theo, toán thợ được
nghỉ sóm. Truyện này đến tai Ma Thu, ông tức giận và cho người đi lùng bắt
con gái, nhưng nàng trốn vào núi và trỏ thành nữ thọ thần.

Hình 23. Nữ Thọ Thần Ma Cô.
Sau
nữ thọ thần, đến truyện Hằng Nga, nữ thần ngự trị trên cung trăng, cũng là
một vị nữ thần trưòng sinh bất tử. Tương truyền Hằng Nga là vợ Hậu Nghệ,
một xạ thủ có tài bắn cung. Thủa đó có chín con quạ biến thành chín mặt
trời nung nấu trần gian. Hậu Nghệ trổ tài bắn cung bắn rơi cả chín mặt
trời. Tây Vương Mẫu, thường công cứu nạn cho dân ban cho chàng một viên
linh đan bất tử, và dậy rằng Hậu Nghệ phải nhịn đói một năm rồi mới uống
thuốc thì mới linh nghiệm. Hậu Nghệ mang thuốc về cất kỹ trong nhà. Nhân
lúc Hậu Nghệ vắng nhà, Hằng Nga lấy trộm thuốc, nuốt trọn,. Người nàng trở
thành vô cùng nhẹ và bay xuyên mây lên mặt trăng. Hậu Nghệ cố tình bay
theo mà không nổi. Lên tới mặt trăng, Hàng Nga bị phạt biến thành con
Thiềm Thừ hay con cóc và viên thuốc bất tủ thành Ngọc Thỏ, và từ đó Hằng
Nga vĩnh viễn sống đơn côi trên Cung Quảng.

Hình 24. Hằng Nga trên Cung Quảng.
Sau
đó, trong dân gian lại có truyện về Hằng Nga như sau. Trải qua không biết
bao nhiêu ngàn vạn năm, Hàng Nga lấy lại được nhan sắc diễm lệ ngày trước,
và hàng năm, vào ngày rầm tháng tám âm lịch, người trần thế lại thấy nàng
hiện về nhân dịp lễ Trung Thu.
Ngoài những nhân vật thần thoai như Tây Vương Mẫu như Hằng Nga có biệt tài
bất tử, người trần thế đạt nổi được tới cõ bất tử này có Bát Tiên, tức tám
vị tiên đạo Giáo. Tám vị tiên này là: Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Hàn
Tương Tử, Thiết Quầy Lý, Tào Quốc Cậu, Lữ Đồng Tân, Hà Tiên cô, và Lam
Thái Hoà. Tát cả đều sinh ra đời như mọi người, nhưng vì dầy công tu
luyện, nhờ đạo đức can trương hỷ xả mà đạt đưọc tới cõi tiên. Tám người
không sinh ra cùng thời. Tiểu truyện từng người lưu truyền trong dân dan
trải dài trên sáu trăm năm, từ đời Đường đến đời Tống. Nhưng từ đời nhà
Nguyên dân gian bắt đầu thờ tám vị tiên này chung một nhóm tại các quán
đạo.

Hình 25. Bát Tiên Quá Hải.
Truyện truyền kỳ phổ thông nhất về tám vị tiên này là bộ Bát Tiên Quá Hải.
Tây Vương Mẫu vời tám vị tiên này về dự tiệc tại Dao Trì. Trong bữa tiếc
cả tám vị uống rượu tiên tới say mèm. Tiệc tan, từ giã Tây Vương Mẫu, cả
tám người ai dùng bửu bối của người nấy, vượt biển đông về hạ giới. Lý
Thiết Quài, dùng một cây gậy sắt, Trương Quả Lảo cỡi con ngựa giấy, Lữ
Đồng Tân dùng một ống sáo, Hàn Tương Tủ ngồi trong một rỏ hoa, Lam Thái
Hoà và Tào Quốc Câu ngồi chung một tấm bàn ngọc, Hà Tiên cô dùng một chiếc
dù, Hán Trung Li dùng một chiếc quạt lông. Long Vương ở biển Đông có hai
con là Ma Yết và Long Độc, theo rõi chuyến vượt biển đông hi hữu này, bèn
lập mưu bắt đưọc Lam Thái Hoà cướp tấm ngọc bàn. Bẩy vị tiên tức khác đuổi
theo và lân phiên giao chiến anh em Ma Yết và Long Độc. Kết cục giết được
Ma yết và đánh trọng thương Long Du. Để trả thù, Long Vương cầu cứu Long
Vương khắp bốn bể, nhưng cũng không thắng nổi bát tiên. Cuộc chiến kéo
dài, Đức Như Lai và Phật Bà Quan Âm phải đứng ra dàn xếp, cuộc chinh chiến
mới chấm dức. Bát tiên được người đời kính trọng vì không nhưng cả tám vị
đều có tài cao tuyệt thế mà còn biết đồng tâm hiệp sức lo cứu nạn cho
nhau.

Hình 26. Bát Tiên .
Truyện truyền kỳ về chữ thọ thường nói tới nấm linh chi, một loại
dược thảo giúp con ngường trở thành bất tử. Đây là một loại nấm, có tên
khoa học là Polyporus lucidus rất được đông y coi trọng vì có phẩm
chất dinh dương cao. Nấm này tiêu biểu cho thuốc trường sinh cũng như đặc
tính hồi sinh cấp cứu. Theo truyền thuyết Dạo Giáo, nấm linh chi mọc tại
đảo Bồng Lai ngoài biển Đông, nơi thần tiên ccu ngụ, và thuốc trường sinh
nhiều như nước tù nhưng giếng ngọc ohun lên. Trên các tranh dân gian, nấn
linh chi thương đi kèm với hình con hươu con hạc, nhưng hình tượng thông
dụng tiêu biểu chữ thọ, để tạo thành những hình tưọng tiêu biểu cho
song thọ thường thấy dùng trang trí trên tường các quán đạo. Trên
nhiều bức khác, nấm linh chi thưòng kết hợp với hình cá trê, nguyên tiếng
Trung Quốc đọc là niên, toàn bộ bức tranh đọc thành câu chúc tụng
niên niên như ý.
Sau
nấm linh chi, củ nhân sâm cũng được dùng tiêu biểu cho chữ thọ. Củ nhân
sâm có hình thái tựa như hình người và có giá tri dược liêu rất cao, dùng
làm thuốc chữa nhiều thứ bệnh và cũng dùng làm thuốc bổ.
Mỳ
sợi dài cũng được người Trung Quốc lấy làm tiêu biểu cho chữ thọ. Có một
hãng làm mỳ bán chạy nhất Trung Quốc lấy chữ thọ đặt tên cho mỳ họ sản
xuất. Truyện kể rằng, dưói triều vua Đường Huyền Tôn, trong buổi khó khăn
hoàng hậu phải đổi một tấm khăn lấy một bát mỳ dâng hoàng thương nhân dip
sinh nhật. Cho tới ngày nay, người ta ăn mỳ vẫn kiêng không cắt ngang
nhưng sợi mỳ vì tin rằng cắt ngang sợi mỳ là làm giảm đời sống.
Người Trung Quốc cũng như người Việt, không ăn mừng ngay sau khi có con
chào đời, mà chờ cho con đầy tháng. Nhân dịp này người ta thường
tặng cho đứa nhỏ hoặc một chiếc dây đeo cổ, gọi là trường mệnh tỏa,
hoặc một chiếc khánh bằng kim khí khắc bốn chữ
長
生
百
歲,
trường sinh bách tuế, nghĩa là sống lâu trăm năm, đeo bằng một sợi
giây năm mầu. Người ta tin rằng sợi giây năm mầu này có khả năng xua đuồi
tà ma quấy phá đứa nhỏ. Ở Việt Nam, có nhiều gia đình cho đứa nhỏ đeo vào
chân một sợi dây chuyền, bằng bạc hoặc bằng vàng, tùy gia cảnh, cũng có
cùng ý nghỉa với sợi dây trường mệnh tỏa. Ngày nay, ngay tại Bắc
Kinh, tục tặng cho trẻ sơ sinh một chiếc trưòng mệnh tỏa bằng đồng, nhân
ngày đầu tháng vẫn còn thịnh hành.
Có
hai linh vật tiêu biểu chữ thọ. Một là con hạc. Hạc là một giống chim
chân dài cổ dài, hiện coi là một loài chim đang dần dần tuyệt giống. Tù
lâu rồi hạc tiêu biểu cho chũ thọ. Trong thơ Đương có bài Hoàng Hạc Lâu
nổi tiếng của Thôi Hiệu, kể lại tích người tiên bất tử cỡi hạc về trời.
Hạc được coi là một loài chim bất tử. Kệt hợp với cây thông thành bức
tranh mang tên
鶴
壽
松
齡
, hạc thọ tùng linh, biểu thị ước vọng được sống dai như hạc như
tùng. Hình tượng hạc kết hợp với rùa, thành câu
龜
鶴
齊
齡
, quy hạc tề linh cùng ý nghỉa sống lâu như hạc như quy. goài ra
hình ảnh một con hạc, đứng trên một tảng đá, trên mặt sông ngưóc nhìn vê
phía mặt trời tiêu biểu cho ước vọng của ngưòi làm quan mong đạt đưọc tới
mức nhất phẩm triều đình, bởi hạc đươc coi là nhất phẩm điểu,
loài chim đứng đầu hàng chim, và mặt sông tiêu biểu cho dòng nước thủy
triều bởi chữ
潮
trong chữ thủy triều và chữ
朝
trong từ ngữ triều đình đọc như nhau trong tiếng Trung Quốc và trong tiếng
Việt Nam.

Hình 27. Hạc .
Trong nhiều truyện truyền kỳ, người thường biến thành hạc bay về cõi tiên.
Trong tiểu thuyết Sưu Thần Ký, thời nhà Tấn, kể lại truyện người Đinh Linh
Uy, ẩn cư tại núi Linh Hư, luyện linh đan, đắc đạo thành tiên, một ngàn
năm sau biến thành con hạc trắng, bay về quê xưa, đậu trên cửa Đông, ngâm
bài thơ dưới đây:
有
鳥
有
鳥
丁
令
葳
hữu điểu hữu điểu Đinh Linh Uy
去
家
千
年
今
始
回
khứ gia thiên niên kim thuỷ hồi
成
郭
如
故
人
民
非
thành quách như cổ nhân dân phi
何
不
學
仙
去,
空
伴
家
累
累
hà bất học tiên khứ, không bạn gia lụy lụy.
dịch
là:
Có chim có chim Đinh
Linh Uy
Xa nhà ngàn năm nay quay về
Thành quách như xưa dân chẳng còn
Bằng chẳng học tu tiên thì nay đâu mang lụy.
Cánh
hạc bay mất không về, nhưng bài ca còn truyền tới nay.
Sau
hạc, rùa là một linh vật đúng thứ hai tiêu biểu chữ thọ. Tục truyền,
người ta tìm ra nhưng chữ Trung Quốc cổ nhất, khắc trên những mai rùa để
dùng vào việc bói toán. Mu rùa chia ra làm hai mươi bốn khoảng, mỗi khoãng
ứng với một trong hai mươi bốn tiết trong năm âm lịch. Hình tượng rùa
thương kết hợp với hình tượng hạc đề tạo thành hình tượng biểu thị chữ
thọ.
囍 Song Hỷ
Chữ
song là tiêu biểu cho một ngày trọng đại trong đời con ngưòi: ngày thành
hôn, lấy vợ hoặc lấy chồng. Chữ song hỷ vì vậy thường liên kết với lời cầu
chúc hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ và rồi ra sẽ có con đàn cháu đống. Chữ
song hỷ thường là hình ảnh trang trí trên các vật dụng hàng ngày như bát
đĩa, bình hoa, và thông thưòng nhất là in trên giấy hồng điều, mang ý
nghỉa những câu chúc tụng thông thường trong tiếng Trung Quốc như
白
頭
偕
老,
bạch đầu giai lão đồng nghĩa với câu bách niên giai lão
trong tiếng Việt Nam; hoặc
百
子
千
孫,
bách tử thiên tôn, nghĩa là trăm con ngàn cháu. Hình tượng đôi vịt
Bắc Kinh, bông hoa sen, trái lựu và Hỷ Thần cũng là những hình tượng tiêu
biểu cho hạnh phúc lứa đôi, ước mong đông con nhiều cháu.

Hình 28. Song Hỷ.
Người Trung Quốc vả cả người Đông Á thường dùng mầu đỏ và chữ song hỷ để
trang hoàng phòng cô dâu, với tin tưỏng rằng mầu đỏ mang lại yên vui cho
cô dâu. Vậy nên từ đời Tống áo cưới cô dâu cũng dùng mầu đỏ. Chữ song hỷ
cũng đi vào tập tục người từ đời Tống. Tục truyền là Vương An Thạch, khi
ấy là một thanh niên đại tài, sau đó trở thành một vị thừa tướng lỗi lạc,
đang trên đuờng về kinh đô thi hội. Gần tới kinh đô chàng thấy một đám
đông tụ tập trưóc cửa nhà Mã đại gia. Hỏi ra mới hay là Mã ông hứa sẽ gã
tiểu thư cho ai đối được vế câu đối treo trước cổng.
Vế
câu đối đó như sau: [1]
走
馬
燈
, 燈
馬
走,
燈
熄
馬
停
步
tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ
Vương An Thạch đọc vế câu đối, buột miệng khen hay. Nữ tỳ nhà họ Mã cung
kính mời chàng vào gặp chủ nhân, vì đã sáu tháng qua chưa có người nào đối
được Nhưng Vương An Thạch phải vào kinh thi không trì hoãn được.
Kỳ
thi dường như dễ hơn là Vương An Thạch hằng lo lắng. Quan giám khảo thấy
chàng đặc biệt thông minh xuất sắc, muốn thử tài đối đáp của chàng, bèn ra
một vế câu đối:
非
虎
旗
, 旗
虎
非,
旗
卷
虎
藏
身
phi hổ kỳ, kỳ hổ phi, kỳ quyển hổ tàng thân
So
với vế câu đối của Mã đại gia, Vương An Thạch thấy hai câu đối nhau từng
chữ. Chàng bèn đọc ra để đối câu của quan giám khảo. Quan giám khảo rất
hài lòng.
Ra
khỏi trường thi, Vương An Thạch lại đi qua nhà Mã đại gia, xin ra mắt để
trình vế đối. Chàng đọc vế mà quan giám khảo đã ra cho chàng. Mã đại gia
khâm phục, y lời gả con gái cho Vương An Thạch. Liền lúc đó, triều đình
yết bảng vàng, Vương An Thạch đậu trạng nguyên. Hai tin vui đến cùng một
lúc, người Trung quốc gọi là
雙
喜
臨
門,
song hỷ lâm môn. Vương An Thạch cầm bút biết hai chữ hỷ liền nhau
trên một tấm giấy hồng điều. Từ đó, có chữ song hỷ dùng biểu thị
niềm vui mừng của hai họ trong ngày đám cưới. Cảnh Vương An Thạch, thi đỗ
cưói vợ, trong tiếng Việt Nam là truyện mừng: đại đăng khoa liền tiểu đang
khoa.
Trong năm phúc thần, song hỷ thần là vị phúc thần độc nhất không có
hình tượng biểu thị cụ thể. Trong cổ tục Trung Quốc, hỷ thần là vị thần
ban phát niềm vui cho cuộc sống, và thưòng xuất hiện nhân những dịp cưới
hỏi. Trong lễ đón dâu, kiệu cô dâu, tùy theo tuổi tác và ngày cưới thường
ra khỏi nhà gái, theo hướng do một thầy địa lý định trước, để đón hỷ
thần. Đó là tục nghênh hỷ thần. Từ đời nhà Thanh, hướng nghênh
hỷ thần ngày đám cưới thường in sẵn trong lịch hàng năm, tựa như tục xuất
hành ngày tết Nguyên Đán tại Việt Nam. Tục nghênh hỷ thần ngày tết Nguyên
Đán, đến gần nay vẫn còn tồn tại trong những xóm yên hoa tại Trung Quốc.
Giới kỹ nữ là giới bị xã hội coi thường, nên ngày tết nhiều người không
dám về gia đình chúc mừng cha mẹ găp gỡ anh em. Chị em kỹ nữ nhờ người đưa
đi đón hỷ thần. Thường coi như gặp được hỹ thần nếu buổi xuất hành gặp
đưọc gà gáy, như vậy hy vọng suốt năm gặp may mắn, sức khỏe rồi rào. Tranh
dân gian vẽ hỷ thần như một vị văn quan, một tay nâng một khay trên có chữ
song hỷ một tay cầm hốt theo sau có một gã tiểu đồng.

Hình 29. Hỷ Thần.
Ngoài ra người Trung Quốc lấy nhiều vật khác để tiêu biểu phúc thần
này. Trong tứ linh: long ly quy phương, con rồng là tiêu biểu cho chữ
phúc, con rùa cho chữ thọ, còn lại con lân và con phượng, cả hai cùng kết
hợp với chữ hỷ.
Hình
tượng kỳ lân
麒
麟,
hay nôm na hình tượng con lân thường có mình là mình con hươu, đuôi tựa
như đuôi bò, có vẩy như vẩy cá, đầu có một sừng, chân năm ngón. Kỳ麒
chỉ con đực, lân
麟
là con cái. Hình tượng kỳ lân xuất hiện vào thòi Tần Thủy Hoàng (221-206
trước công nguyên). Tại cửa chính nhiều nơi có trưng tương kỳ lân. Trong
dân gian có bức tranh kỳ lân, mang danh là tranh
麒
麟
送
子
kỳ lân tông tử, vẽ hình một hài đồng kháu khỉnh, tay cầm một cành
hoa sen, tiêu biểu cho ưóc vọng hay lời chúc tụng có con đàn cháu đống.
Cành hoa sen trong tay hài đồng tương trưng cho sự liên tục của dòng họ.
Tranh kỳ lân tống tử vì vậy còn gọi là tranh
連
生
貴
子,
liên sinh qúy tử .

Hình 30. Kỳ Lân.
Tiếp
theo viẽc dùng hình tượng kỳ lân để tiêu biểu chữ hỷ, người Trung quốc
dùng tới hình tượng song phụng. Phượng là vua mọi loài chim. Trên các món
quà cưới thường có hình một cặp phượng hoàng: phương là biểu tuợng cho
phái nữ và hoàng cho phái nam. Dùng cặp phương hoàng trong việc trang trí
cung điện nhà vua, người thấy giường vua gọi là long sàng; xe
của`hoàng hậu gọi là phượng liễn.
Người Trung quốc có truyện truyền kỳ về chim phượng như sau. Về thời Xuân
Thu (770-221 trước công nguyên) có người Tiêu Sử có tài thổi sáo. Tiếng
sao của chàng có khả năng thu hút cả đàn công cả đàn hạc trắng tới nghe
trong sân nhà. Lộng Ngọc là con gái Tần Mục Công, nghe tiếng sáo cũng mê
chàng. Được cha cho thành hôn cùng Tiêu Sữ, Lộng Ngọc được chồng dậy thổi
sáo và nhại tiếng chim. Rồi một hôm có một con phưọng lón tói đậu trước
nhà Tiêu Sử và Lộng Ngọc. Cặp vợ chồng cỡi trên lưng phượng bay biệt tích.
Từ đó hình ảnh chim phượng, kèm người thổi sáo tiêu biểu cho truyện vợ
chồng hoà hợp.

Hình 31. Phượng Hoàng.
Hình
ảnh quen thuộc nhất tiêu biểu cho chữ song hỷ là hình ảnh một đôi chim
thước鵲
鳥,
nhiều tự điển dịch là chim khách. Tiếng hót của chim khách báo trưóc có
khách tới chơi, hoặc có tin vui, hoặc có tiền vào. Bức tranh vẽ một con
chim khách đậu trên một cành mai thường gọi là
喜上
眉
梢,
đọc theo tiếng Trung quốc là xi shang mei sha vì chữ
眉
và mei chữ
梅
người Trung Quốc cùng đọc là mei nên chữ này có thể hiểu là
truyện vui trước mặt. Theo truyền thuyết, chim khách bảo vệ cảnh yên
vui gia đình. Thế nên, nếu vì một lý do bất khả kháng, hai vợ chồng phải
tạm xa nhau, họ thưòng đập một tấm gương vỡ làm hai mảnh, mỗi người giữ
một nửa. Nếu ngưòi vợ phản bội, tức thì mảnh gương vỡ biến thành con chim
thước đi báo cho người chồng. Thế nên mặt sau của những tấm gương thường
có vẽ hình chim khách.

Hình 32. Đôi Chim Khách.
Về
chim thước còn có tryện truyền kỳ sau đây. Nguyên Chúc Nữ, con gái Ngọc
Hoàng Thưọng Đế, có việc dệt cửu trên thiên đình. Nàng sống bên bờ Đông
sông Ngân, năm này qua năm khác dệt lua cho cha. Ngọc Hoàng gả nàng cho
Ngưu Lang ở bên bờ Tây sông Ngân. Thành đôi vợ chồng, nàng trễ nải việc
dệt lụa, khiến vua cha bất bình. Ra hình phạt nàng phải trở về bờ Đông
sông ngân, và chỉ cho Ngưu Lang sang thăm, mỗi năm một lần, vào dịp tháng
bẩy âm lịch. Và chỉ trong dịp này có đàn chim thưóc bay về sắp hàng thành
nhịp cầu cho Ngưu Lang sang thăm Chúc Nữ. Thế nên giống chim thước con nào
cũng trụi lông đầu đó là vết chân Ngưu Lang qua cầu chim thước. Gặp nhau,
Chúc Nữ Ngưu Lang khóc lóc than khở nỗi nhớ thương xa cách, thế nên dưới
hạ giới xuốt tháng bẩy trời mưa Ngâu không ngớt.

Hình 33. Ngưu Lang Chức Nữ.
Tiêu
biểu cho chữ song hỷ, người Trung Quốc còn dùng hình ảnh một đôi uyên
ưong. Uyên ương là một giống chim hình dáng giống như con vịt, con đực gọi
là uyên cổ có lông trắng và dài, con cái gọi là ương, không
có lông mã, thường sống chung suốt đời, đi đâu cũng có nhau, nên người
Đông Á lấy làm tiêu biểu cho cảnh vợ chồng hòa hợp. Trong nhưng bắc tranh
dân gian vẽ cặp uyên uơng thưòng kèm theo một bông sen, tiêu biểu cho ước
mong sự hòa hợp lứa đôi được bền bỉ, vì hoa sen tiếng Việt Âm là liên
蓮,
đồng âm với
連
có nghĩa là liền nhau. Thế nên nhưng tranh uyên ương kèm theo cành sen
thường gọi là tranh uyên ương phúc lộc, tượng trưng lời chúc vợ chồng hoà
hợp trong một tưong lai đầy phúc lộc. Hình tượng uyên ương xuất hiện từ
đời nhà Hán (-220 – 220) Ngày nay nhưng cặp gối thêu, nhưng khăn hồng ngày
cưới vẫn thường có thêu hình uyên ương.

Hình 34. Đôi Uyên Ương.
Truyền thoại về cặp uyên ương là một truyền thoại rất cổ, xuất phát từ
thời Trung Quốc còn dưới chế độ phong kiến. Quan đại phu Hồng Phụ nước Tấn
từ quan trở về bản quán. Vốn thích mở mang, quan đại phu khởi công cho lập
một khu lâm viên, và triệu Uẩn Ca tới cai quản công tác nay. Tới Thanh
Minh năm sau, Uyển Ca nghe thấy tiếng người kêu cứu từ phía hồ sen. Chính
là Ánh Muội tiểu thư con gái Hồng Phụ ngã xuống hồ. Không ngần ngại Uyển
Ca nhấy xuống cứu. Nhưng không những không cám ơn Uyển Ca đã cứu con, Hồng
Phụ còn buộc tội Uyển Ca đã là xúc phạm tới Ánh Muội mà tống giam chàng.
Tới đêm, Ánh Muội tới ngục thất thăm ân nhân và tặng một tấm áo bào thêu
tuyệt đẹp. Khi Hồng Phụ biết truyện, ông sai người xé tan tấm áo bào của
Uyển Ca, chói chặt chàng vào một tảng đá năng ném xuống hồ. Ánh Muội nghe
tin này, nàng cũng lao mình xuống hồ. Sáng mai, người thấy một cặp chim lạ
trên mặt hồ sen. Con đực có bộ lông rực rỡ con cái cũng rất xinh đẹp. Rồi
đôi chim bay bổng lên trời. Ngưòi ta bảo đó là hồn Uyển Ca và Ánh Muội.
Ngoài đôi uyên ương người Trung Quốc còn dùng hình tượng một cặp cá chép
để tiêu biểu cho tình yêu sự hòa hợp của một cặp vợ chồng. Đôi cá chép
cũng là hình ảnh dùng làm quà đám cưới. Cá chép đẻ rất nhiều trứng, nên
cũng là hình tượng tiêu biểu cho ước vọng có đông con nhiều cháu. Ngưòi
Trung Quốc có thành ngữ: như ngư đác thủy, giống như tục ngữ như
cá gặp nước của ngưòi Việt Nam, để mô tả cảnh thong dong gặp may mắn
trong đời sống. Hình ảnh cặp cá chép tiêu biểu cảnh sống hạnh phúc đó.

Hình 35. Đôi Cá.
Thay
thế cho Song Hỷ Thần, người Trung Quốc có Hoà Hợp Thần, hai vị thần bảo
trợ cho sự hòa hợp trong gia đình. Trên các bức tranh dân gian, có hình
tượng Hàn Sơn tươi cười, trong tay có một chiếc hộp tròn, và hình tưọng
Thiệp Đắc tay cầm một cành hoa sen. Chữ
盒,
chỉ cái hộp, tiếng Trung Quốc đọc là hé, và chữ
荷
chỉ bông hoa sen, cũng đọc là hé. Gồm cả hai hình ảnh thành từ ngữ
和
諧
(hoà hài) hay
和
好
(hoà hảo).

Hình 36. Hòa Hợp Nhị Tiên.
Bức
tranh dân gian trên đây minh họa truyền thuyết về hai vị Hoà Hợp Thần. Cả
hai cùng là người đời nhà Đường. Hàn Sơn và Thiệp Đắc là hai vị hoà
thượng. người cùng làng, quê quán tại một làng nhỏ ở miệt Bắc Trung Quốc,
và thủa trẻ là một đôi bạn thân, như hai anh em. Hai người cùng yêu một cô
gái cùng làng.Khi Hàn Sơn nghe tin bạn sắp cưới cô gái, liền tức thời bở
làng đi Tô Châu xin xuống tóc đi tu. Biết đươc tin đó, Thiệp Đắc, bỏ vụ
cưới vợ, mang một cành hoa sen đi tìm Hàn Sơn. Gặp lại bạn, Hàn Sơn vui
mừng, đưa biếu Thiệp Đác cái hộp tròn trong có bữa cơm chay. Hai người
mừng rỡ ôm lấy nhau. Thiệp Đắc cũng xuống tóc. Sau đó hai người cùng tu
lên tới bậc hoà thượng.
Tranh dân gian có bức Tứ Hỷ Oa, tương truyền xuất phát từ đời nhà Minh
(1368-1644). Tranh vẽ hai hài đồng tươi cười dính liền vói nhau bằng lưng,
nhưng nhìn kỹ thấy như có bốn hài đồng. Bức họa tương trưng niềm ước
mong một cuộc sống lứa đôi hoà hợp hạnh phúc có con đàn cháu đống, và
thường dùng làm quà đám cưới hay quà tạng nhân dịp lễ ăn đầy ntháng trè sơ
sinh. Bức tranh minh họa truyền thuyết sau đây.

Hình 37. Tứ Hỷ Oa.
Dưới
thời đầu triều Minh, có một thần đồng ra đời tại Cát Thủy, tỉnh Giang Tây,
tên là Giải Tấn. Mới tròn năm tuổi đã thuộc lầu Tứ Thư và Ngũ Kinh. Hoàng
đế biết tiếng, bèn triệu vào hoàng cung để khảo hạch. Giải Tấn vượt qua
cuộc khảo thí chẳng chút khó khăn, và được đặc biệt cho đỗ tú tài, và trở
về Cát Thủy theo học thêm tại Huyện Học Niệm Thư. Một trong những giáo
luận tại trường coi Giải Tấn còn quá trẻ nên ông muốn thử tài. Một hôm ông
đòi học sinh vẽ một cảnh tiêu biểu cho viêc được mùa năm đó. Giải Tấn nộp
bức vẽ kèm thêm bốc chữ:
如
意
靈
芝,
như ý linh chi.thầy giáo luận không vừa ý, Giải Tấn vẽ một bức khác
và đề bốn chữ
迎
福
納
吉,
nghênh phúc nạp cát, thầy giáo luận vẫn coi là thiếu ý mới. Giải
Tấn cảm thấy thầy giáo luận như cố ý làm khó, chàng liền vẽ bức
四
喜
合
局,
tứ hỷ hợp cụ , gồm bốn hài đồng liền lưng với nhau. Thầy
giáo thụ hỏi: tứ hỷ gồm nhưng gì? Giải Tấn thưa:
久
早
逢
甘
雨
Cửu tảo phùng cam vũ
他
鄉
遇
估
知
Tha hương ngộ cố tri
洞
房
花
燭
夜
Động phòng hoa chúc dạ
金
榜
題
名
時
Kim bảng đề danh thì.
nghĩa là:
Hạn hán gặp mưa lớn
Xa quê gặp người quen
Đuốc hoa đêm động phòng
Bảng vàng ngày đề tên
là
bốn điều vui trong đời người. Đó chính là giấc mộng của mọi người nam
Trung Quốc. Từ đó thầy giáo luận không thử thách Giải Tấn nữa.
Người Trung Quốc còn dùng nhiều hoa quả để tiêu biểu cho hỷ thần. Thông
dụng nhất là trái táo, đọc theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ
đáo, nghĩa là tới. Người Trung Quốc thời xưa, người làm nghề nông
luôn luôn ước mong được đông con nhiều cháu, hay cháu con sớm thành đạt;
người buôn bán ước mong phát tài, nên quả táo, tiêu biểu cho ước vọng:
早
生
子,
tảo sinh tử, nghĩa là sớm sinh con; hoặc
早
發
財,
tảo phát tài, nghĩa là sớm phát tài. Trái táo bày chung với trái
long nhãn tiêu biểu cho câu
早
生
貴
子,
tảo sinh qúy từ, nghĩa là sớm sinh quý tử, sau này làm quan, vì
trái long nhãn biểu hiệu cho chữ quý.
Sau
trái táo, người ta thuờng dùng trái hạt giẻ. Hạt giẻ trong tiếng Trung
quốc là 栗
子,
lật tử, đồng âm với hai chữ
立
子,
lập tử, ước vọng của những ai muốn lập gia đình. Kết hợp trái táo
với trái hạt giẻ, biểu thị lời chúc tụng sớm có con, vì chữ táo,
như trên đã nbói đồng âm với chữ tảo, nghĩa là sớm. Ngoài ra chữ
lật 栗 trong tiếng Trung Quốc đồng
âm với chữ
禮
lễ, một đức tính mà người Trung Quốc coi trọng trong việc cư xử.
Đậu
phọng hay lạc tiếng Trung Quốc viết là
花
生.
Cũng như trong tiếng Việt Nam, chữ sinh còn có nghĩa là sinh con đẻ cái,
nên lạc biểu thị lời cầu chúc đông con nhiều cháu. Trái dưa,
瓜
vốn nhiều hạt, tiêu biểu cho ước mong đông con nhiều cháu, và cũng bởi
trong tiếng Trung Quốc chữ
瓜,
qua, đồng âm với chữ
娃,
oa hay còn đọc là uyên nghĩa là đứa hài đồng. Để tăng phần
hạnh phúc, người ta thường nhuộm đỏ hạt dưa. Cùng một ý nghĩa, trái lựu,
có nhiều hạt, cũng tiêu biểu cho ước mong con đàn cháu đống. Mâm quả gồm
trái đào trái phật thủ và trái lựu, thường gọi là mâm quả tam đa: đa
phúc, đa thọ và đa tử.
Thời
xưa, sau tiệc cưới, tiễn khách ra về, người ta thương lại quả cho khách
vài trái trứng nhuộm đỏ, gọi là
紅
蛋,
hồng đản. Tục này, theo truyền thuyết phát xuất từ thời Tam Quốc,
trong thời gian hai nước Ngô và Thục liên kết chống lại nước Ngụy. Tuy
nhiên nước Thục chiếm một phần đất Kinh Châu không chịu trả lại cho nước
Ngô. Chu Du, tướng nước Ngô lập mưu chiếm lại Kinh Châu, hứa gả công chúa
Đông Ngô là Tôn Thượng Hương cho Lưu Bị, và mời Lưu Bị sang Đông Ngô, rồi
giữ Lưu Bị làm con tin để ép trả lại Kinh Châu. Nhưng Gia Cát Lượng, thừa
tướng nhà Thục, đoán được kế của Chu Du, dùng kế hồng đán. Lưu Bị
sang Đông Ngô, mang theo rất nhiều trứng nhuộm đỏ để tặng cho mọi người mà
ông gặp bên Đông Ngô. Tin Lưu Bị thành phò mã Đông Ngô lan truyền nhanh
chóng, khiến Chu Du không dám thi hành quỷ kế bắt Lưu Bị làm con tin để ép
Lưu Bị trả lại Kinh Châu được. Lưu Bị lấy được vợ, không mất đất Kinh
Châu. Từ đó việc dùng hồng đán lại quả sau tiệc cưới thành thông dụng
trong dân gian.
Theo
truyền thống Á Đông, người thường đốt pháo, để xua đuổi tà ma, để đón chào
năm mới, để biểu lộ niềm vui, nên thường đốt pháo vào dịp đầu năm, để đón
mừng một năm mới, một niềm hy vọng mới, cũng như trong dịp đám cưới khi cô
dâu về tới nhà chồng. hay khi khai trương một cơ sở buôn bán làm ăn mới.
Tục đốt pháo bắt đầu từ đời nhà Đường: người ta nhồi thuốc nổ vào trong
ống tre để làm pháo. Sang đời Tống, người quấn thuốc nồ trong nhưng lớp
giấy, thay thế cho đốt tre thành một cái pháo. Kết nhiều cái pháo thành
tràng pháo hay bánh pháo. Giấy làm pháo thường nhuộm đỏ, mầu hy vọng, mầu
tết Nguyên Đán của người Đông Á. Hình ảnh một người đốt pháo từ lâu vẫn là
hình ảnh niềm vui đón xuân.
Truyện xưa kể rằng, tại một vùng núi xa xôi, có một con quỷ tên là niên
年,
cũng là chữ để chỉ thời gian: năm tháng. Con quỷ này chỉ hiện ra
dọa nạt dân chúng vào buổi chiều ngày mùng một Tết. Người ta tìm cách xua
đuôi mà không được. Lâu dần người ta nhận ra là quỷ, sợ tiếng nổ, sợ ánh
lửa và sợ mầu đỏ. Đằng khác, người ta lại nhận ra là mang đốt nhưng đốt
trúc khi gây ra được tiếng nổ lớn. Từ đó người ta phát minh ra cái pháo và
đốt pháo để xua đuổi tà ma, đồng thời để biểu lộ niềm vui người ta thích
gây ra tiếng động, thí dụ khi hài lòng người ta thường vỗ tay. Từ đó có
tục đốt pháo để bày tỏ niềm vui.
財 Tài
Trong tiếng Trung Quốc, chữ tài
財,
phiên âm là cái, biểu thị cảnh giầu có vì buôn bán phát đạt. Chữ
lộc 祿
trong tiếng Trung Quốc biểu thị sự thăng tiến địa vị xã hội, khác
hẳn với chữ tài biểu thị sự sinh lợi tiền bạc .
Lộc
thần dường như được coi trọng hơn là thần tài. Phải chăng vì tài thần bảo
hộ giới buôn bán và lộc thần che chở cho kẻ sĩ ra làm quan? Ngược lại,
trong dân gian thì ông thần tài lại được nhiều người van vái hơn ông lộc
thần: tại nhà riêng, tại tiệm buôn, quán hàng, ở đâu cũng thấy bàn thò
thần tài. Có hai vị thần tài, một vị là quan văn một ông là quan võ. Vị
thần tài văn quan tên là Bỉ Can, vị thần tài võ tướng là Triệu Công Minh.

Hình 38. Thần Tài Võ Tướng Bỉ Can.
Bỉ
Can nguyên là chú của vua Trụ, vị hôn quân tàn ác nhất lịch sử Trung Quốc
và là vị vua cuối cùng nhà Thương (1600-1027 trước công nguyên). Ông là
một người tài đức, hết lời căn ngăn vua, nhưng không những vua Trụ không
nghe mà còn đòi moi tim Bỉ Can ra xem vì vua nghe nói là tim người hiền có
bẩy lỗ. Bĩ Can tự tay móc tim cho vua Trụ xem, nhưng ông không chết vì đã
uống thuốc trường sinh bất tử. Ông chán nản bỏ đi, mang tài sản ra phân
phát cho nhân dân. Nhân dân tôn làm thấn tài, đời đời khói hương thờ
phụng.

Hình 39. Thần Tài Văn Quan Phạm Lãi.
Vị
thần tài, gốc văn quan thứ hai, là Phạm Lãi, người nước Việt thời Xuân
Thu. Ông xuất thân là một nhà đại phú thương nhờ có tài kinh doanh. Phạm
Lãi đắc lực giúp Việt Vương Câu Tiễn đánh bại quân nước Ngô lấy lại được
ngôi vua. Đến ngày Câu Tiễn tưỏng thưởng công thần, Phạm Lãi bỏ nước Việt
sang nưóc Tề sống đời ẩn dật, khai khẩn trồng trọt và lại trở nên một đại
phú gia. Nhưng Phạm Lãi không màng cả tài lẫn lộc, ông thường mang tiền
của ra giúp người nghèo khổ cùng bạn bè bà con. Lòng rộng lượng của ông đã
khiến người đời suy tôn làm thần tài.

Hình 40. Thần Tài Võ Tướng Triệu Công Minh.
Triệu Công Minh là vị thần tài gốc võ tướng, tu tại vùng núi Nga My, từng
đắc đạo thành tiên. Ông nghe lời mời của vua Trụ nhà Thương ra làm tướng.
Vua sai ông đem quân giao chiến với quân của Vũ Vương nhà Chu có Khương Tử
Nha làm quân sư. Quân của Khương Tử Nha thắng trận, tịch biên tài sản của
Triêu Công Minh. Triệu Công Minh phải lui về núi thế thủ. Khương Tử Nha
làm phép, bện rơm thành hình nộm Triêu Công Minh, và trong hai mươi ngày
liền sai quân bắn tên gỗ đào vào mắt vào ngực hình nộm. Triệu Công Minh
đuối sức dần dần rồi chết. Sau khi diệt được nhà Thương, Khương Tử Nha
khao quân, phong tước cho cả các tử sĩ. Biết Triệu Công Minh là người đáng
trọng, ông phong cho Triệu Công Minh làm thần tài với bổn phận phân phối
tài sản cho công bình và hợp pháp.
Hình
tượng tiêu biểu thực tế cho chữ tài là đồng tiền. Tiền đồng lưu hành tại
Trung Quốc từ đời Chiến Quốc (480-221, trước công nguyên) Đồng tiền hình
tròn ỡ giữa có một lỗ vuông. Hình tròn tiêu biểu cho Trời, hình vuông tiêu
biểu cho mặt đất, đồng tiền là hình tương tiêu biểu cho ước mong giầu có
phát đạt. Trên mặt đồng tiền thưòng khắc bốn chữ như
長
命
富
貴,
trường mệnh phú quý, nghĩa là sống lâu giầu bền, hay
吉
祥
如
意
cát tường như ý, nghĩa là may mắn toại ý. Trên cửa chính nhiều
thương điếm thuờng có trạm hai đồng tiền, tiêu biểu cho ước mong thần tài
che chở cho việc buôn bán của gia chủ. Hình tượng một sợi giây nối hai
đồng tiền tiêu biểu cho hai chữ
連
錢
liên tiền, như một lá bùa phù hộ cho việc buôn bán. Lỗ đồng tiền
gọi là 眼,
nhãn nghĩa là con mắt. Kết hợp chữ tiền
錢
đồng âm với chữ
前,
nghĩa là trước, thành từ ngữ
眼
前,
nhãn tiền, nghĩa là trưóc mắt. Trong ý nghĩa đó, người ta có thể
kết hợp được nhiều hình tượng tiêu biểu cho những ước mong khác với đồng
tiền để có một câu cầu chúc mới, tỷ như kết hợp hình con chim thước, tượng
trưng chữ hỷ, ngậm đồng tiền thành lời cầu ưóc
喜
在
眼
前,
hỷ tại nhãn tiền, nghĩa là cái vui trước mắt.
Chữ
tài thường đi sau chữ phát, thành từ ngữ phát tài,
một ước mong hay một lời chúc tụng thông dụng trong giới doanh thương.
Trong tiếng Trung Quốc, chữ phát đồng âm với chữ
八
chỉ số 8. Thế nên có câu:
要
得
發,
不
離
八,
yếu đắc phát, bất ly bát, nghĩa là muốn được phát, chẳng dời bát
(số 8). Thế nên bảng số xe, số điện thoại của nhiều thương gia nguời Trung
Quốc thường chọn lựa, dầu phải trả thêm nhiều tiền, miễn sao cho có số 8
hay nhiều số 8. Cùng một lý do, Thế Vận Hội Bắc Kinh khai mạc vào lúc 08
08 chiều ngày 8 tháng 8 năm 08.
Dưới
triều nhà Minh, người ta thường dùng tám biểu tượng Phật Giáo để trang trí
đồ sứ, và y phục. Tam biểu tượng đó gọi chung là Bát Cát Tường gồm: Pháp
Luân, Pháp Loa, Bảo Tản, Bạch Cải, Liên Hoa, Bảo Bình, Kim Ngư và Bàn
Trường.

Hình 41. Bát Cát Tường.
Tranh dân gian có bức mang tên
劉
海
戲
金
蟾
Lưu Hải hý kim thiềm, dùng làm tranh thần tài. Theo truyền thuyết
đạo Giáo, Lưu Hải là một nhân vật thời Ngũ Đại, là người nghĩ ra việc đúc
tiền cho dân chúng tiêu dùng. Trong tranh Lưu Hải hai tay câm một xâu tiền
dưới chân có con cóc ba chân gọi là Kim Thiềm. Con cóc này là cóc thần, có
thể đưa Lưu Hải tới bất nơi nào. Nhưng cóc thần có tật ẫn dưới đáy giếng
sâu, mỗi lần Lưu Hải muốn gọi cóc, phải dùng một xâu tiền vàng, thì cóc
mới chịu ra khỏi giếng.
Nhiều đời sau, tại Tô Châu, có một thiếu niên tên là A Bảo, tới gõ cửa nhà
đại phú thương gia Bối Hoành Văn, xin làm gia nhân. Được thâu nhân, A Bảo
trở thành một người làm thân tín. Khi Bối Hoành Văn tính tiền công cho A
Bảo, thì A Bảo lễ phép khước từ. Thêm truyện lạ là A Bảo có thể không ăn
mấy ngày liền. Tối một bữa A Bảo kéo nước thì kéo từ đáy giếng lên được
một con cóc ba chân. Mừng như điên dại, A Bảo chơi với con cóc bằng một
sợi dây ngũ sắc. A Bảo nói với Bói Hoành Văn là hắn đã tìm lại được con
Kim Thiềm lạc mất cả năm qua. Cả làng tới xem Kim Thiềm. Giữa đám người
làng, A Bảo vác Kim Thiềm lên vai rồi bay lên mây biệt tích. Người làng
cho rằng A Bảo là hậu thân của thần tài Lưu Hải, giả danh làm A Bảo đi tìm
Kim Thiềm. Tìm được lại trở về trời.

Hình 42. Lưu Hải Hỳ Kim Thiềm.
Chữ
cóc vàng của người Việt Nam cũng phát xuất từ điển này.
Người Hoa Kỳ thường nói Mỹ Kim không mọc trên cây để mô tả cảnh
phải ra sức làm lụng mới có được mỹ kim. Người Trung Hoa, có búc tranh
khôi hài 搖
錢
樹
Diên Tiền Thụ , nghĩa la bừc tranh Rung Cây Tiền, vẽ một thân cây
cành mang những xâu tiền thay quả, thêm những đồng tiền lớn nhỏ thay hoa,
quanh gốc có đủ loại người già trẻ lớn nhỏ giầu nghèo sang hèn, như đứng
chờ tiền rụng.

Hình 43. Diên Tiền Thụ
Đầu
năm, đón xuân, người Đông Nam Á thường dùng những chậu quất, hay văn hoa
hơn gọi là Kim Quất. Chữ quất
橘
người Trung Quốc coi như đồng âm với chữ cát
吉,
nghĩa là tốt đẹp may mắn, nên nhiều tranh dân gian viết hai chữ
大
利
đại lợi lên trên hình một trái quất. Toàn thể bức tranh bây giờ là
lời chúc tụng hay hy vọng ước mong được bốn chữ
大
吉
大
利,
đại cát đại lợi, nghĩa là may mắn lớn thu nhiều lợi nhuận. Trên mâm quả
bày hai trái thị cùng với trái quất là lời chúc hay lòi cầu xin
事
事
大
吉,
sự sự đại cát, nghĩa là mọi sự tốt đẹp, bởi với người Trung Quốc,
chữ 事
đồng âm với chữ
柿
thị.
Đêm
ba mươi tết, tại miền bắc Trung Quốc có tục ăn
交
子,
giao tử để đón giao thừa, bởi chữ
子
tử và chữ
承
thừa đồng âm trong tiếng Trung Hoa . Giao chi trông giống như một
miếng vằn thắn, nhân thịt và rau, hoặc tôm gói trong một miếng giấy làm
bằng bột. Tại các vùng Thượng Hải, Hàng Châu và Tô Châu, nguời ta dùng
thêm lòng đỏ trứng làm miếng giao chi đổi sang mầu vàng, trông giống như
môt thoi vàng. Lại có tục bỏ một đồng tiền trong một miếng giao chi, người
nào gắp được miếng giao chi đó thì năm tới may mắn phát tài cả năm. Tục
này có từ đời nhà Tống, và tới nay còn thịnh hành tại miền Bắc Trung Quốc.
Ngày
Tết người Đông Á có tục cho con cháu tiền mừng tuổi, để trong một phong bì
đỏ mầu đỏ. Phong bì đỏ này người trung quốc gọi là
紅
包,
hồng bao, và họ tin rằng đó là điều ước mong con cháu khỏe mạnh học
hành tiến tới suốt năm. Tục dùng hồng bao ngày tết, theo nhiều ngưòi cho
biết xuất xứ từ giai thoại dưới đây.
Ngày
xưa, có một con yêu tinh, tên là Tuế, hàng năm cứ đến đêm trừ tịch lại
hiện ra làm hại dân chúng. Yêu tinh chờ cho trẻ em ngủ say mới hiện ra,
mặc áo toàn đen, chỉ để hở đôi bàn tay và cái mặt trắng, vào từng nhà sờ
đầu nạn nhân. Nạn nhân đều là bọn trẻ, sợ hãi khóc ré lên, phát sốt thật
cao, rồi nói mê nói xảng. Đến khi hết sốt, đứa bé thành ra khùng khùng.
Rồi tới một lần, có một em nhỏ chơi với một tờ giấy đỏ và tám đồng tiền,
hết gói lại rồi mở ra cho tới lúc ngử gục, miếng giấy đỏ và tám đồng tiền
còn bên gối. Bỗng có một cơn gió mạnh, làm cữa bật mở, ngọn đèn tắt phụt.
Yêu tinh Tuế hiện ra bên giường, đưa tay sờ đầu em nhỏ, nhưng bất thình
lình có một tia sáng từ tờ giấy đỏ bên gối em nhỏ vụt sáng, Yêu tinh sợ
hãi biến mất. Từ đó thành tục, đêm ba mươi tết, trẻ em được thức cùng cha
mẹ đón giao thừa, được mừng tuổi một túi hồng bao để trừ tà rồi mới đi
ngủ.
Vẽ
cá là một ngành hội họa cổ điển của Trung Quốc. Tranh dân gian Trung Quốc
vào dịp tết cũng có nhiều bức vẽ cá, bởi chữ
魚,
ngư nghĩa là cá, đọc gần giống chữ
餘
dư nghĩa là nhiều.

Hình 44. Liên Niên Hữu Dư
Bức
tranh con cá ngày tết vẽ một em nhỏ tay cầm một bông sen tay ôm con cá
mang ý nghĩa lời mong ước:
連
年
有
餘,
liên niên hũu dư, nghĩa là năm này liền năm tới được sống dư dật,
bởi chữ liên
蓮
liên nghĩa là hoa sen đồng âm với chữ liên
連
là liền và hình con cá gợi lên chữ
魚
ngư đồng âm với chữ chữ
餘
dư. Gỡ cá mời khách ngày tết, người ta thường để lại xương cá nguyên
vẹn, liền với đầu cá và đưôi cá, vì đó là điềm gia chủ làm ăn hanh thông,
đầu xuôi đuôi lọt cả năm.

Hình 45. Cá Vàng.
Có
nhiều người thích nuôi cá vàng. Tiếng Trung Quốc gọi cá vàng là
金
魚,
kim ngư. Vì chữ ngư
魚
đông âm vói chữ dư
餘,
nên con cá vàng tiêu biểu cho sự giầu có đến mức trong nhà có dư vàng.
Tranh dân gian ngày tết vẽ một em nhỏ, tay cầm cành hoa sen bơi cùng đàn
cá vàng là một bức tranh đưọc nhiều người ưa chuộng. Bông sen còn đọc là
hà 荷
trong tiếng Trung Hoa rất gần vói chữ
和
hoà, nên toàn bộ bức tranh nói lên lời chúc tụng có dư vàng trong
nhà, có thêm con, lại có sự hoà hợp cả năm>. Chữ ngư
魚,
trong tiếng Trung Quốc còn đồng âm với chữ
玉
ngọc. Thế nên một bầy cá vàng gợi lên ý chúc tụng
金
玉
滿
堂,
kim ngọc mãn đương, nghĩa là vàng ngọc đầy nhà.
Gần
đây, tại nhiều cửa hàng Trung Quốc, thường bày một con mèo vàng, dơ một
tay lên đu đưa như chèo mới khách qua lại vào tiệm mua hàng. Con mèo này
có tên là 招
財
貓,
chiêu tài miêu, có nghĩa con mèo chiêu khách. Con mèo này nguyên
gốc của người Nhật Bản, nhưng trở thành một hình ảnh của một thương quán
thịnh vương ở Trung Quốc cũng như khắp cõi đông Á.

Hình 46. Chiêu Tài Miêu
Tranh Ngũ Phúc Tại
Việt Nam
Tại
Việt Nam, Trường Viễn Đông Bác Cổ, EFEO, cũng như nhiều hội đoàn hay tư
nhân còn giữ được nhiều bộ tranh mộc bản, đặc biệt là một số tranh liên
quan tới tranh Ngũ Phúc Trung Quốc. Sự liên quan giữa tranh ngũ phúc Trung
Quốc và tranh tàng trữ tại Việt Nam quá mật thiết, khiến người xem tranh
khó biết chắc chắn là những bức tranh đó là tranh nhập cảng hay tranh sản
suất tại Việt Nam. Y phục cũa nguời trong tranh phần đông là y phục kiểu
Trung Quốc, tuy nhiên chủ đề trong một số tranh không hoàn toàn giống hệt
chủ đề những bức tranh Trung Quốc. Hơn nữa tranh thường đi kèm một bài thơ
viết bằng chữ nôm, cho thấy là tranh do nghệ nhân Việt Nam sản xuất.

Hình 47. Tam Đa, tranh EFEO.
Hình
47 là hình bộ tam đa với ba ông Phúc Lộc Thọ. Dường như y hệ Tranh Tam Đa
Trung Quốc (Hình 4.) Ông Phúc bế cháu trong tay, ông Lộc tay cầm hốt ngọc
Như Ý như một vị đường quan, và ông Thọ chống gậy, tay ôm hũ rượu.
Trên
bức tranh tam đa Trung Quốc,có ba đứa nhỏ, người xem tranh thấy như Ông
Phúc, Ông Lộc và ông Thọ mội ông có một đứa cháu hay cả ba là cháu riêng
ông Phúc. Ông Thọ chống gậy, trên đầu gậy có treo bầu rượu. Chủ đề và chủ
ý của hai bức tranh tam đa hoàn toàn như nhau. Tranh Việt Nam có vẻ mộc
mạc hơn tranh Trung Quốc. Y phục của ba ông Phúc Lộc Thọ trong tranh giản
dị hơn.
Hình
48 là tranh ông Phúc. Khác hẳn với những bức tranh Phúc Thần Trung Quôc.
Ông Phúc trong tranh của EFEO, mặc triều phục, nhưng bỏ cả đai và mở ngực
áo, trong tay cầm một trái lựu, tiêu biểu cho ước vọng có con đàn cháu
đống, theo đúng câu Lựu Khai Bách Tử , nghĩa là Lựu sinh trăm con.
Bộ
tranh Tấn lộc thưòng gồm hai bức, vẽ hai vị quan mặc triều phục, tay cầm
hốt Như Ý. Bức bên trái mang tên tranh Tiến Lộc, viết trên bìa cuốn sách.
Bức bên phải là tranh Cao Lộc Thăng Vị, Lên chức, bổng lộc cao.
Hình
50 tượng trưng Thần Tài. Mang triều phục, biển ben trái đề hai chữ
Thần Tài, biển bên phải đề hai chữ nôm Tăng Phúc.
Hình
51 là Tranh Trưòng Sinh, vẽ một ông lão gánh hai trái lựu tương trưng ước
vọng đông con nhiều cháu. Bài thơ đề trên đầu bức tranh là bài thơ nôm như
sau:
Thi Vân (thơ rằng)
gã nào thong thả gánh Trường Sinh
lão tráng hùng hào mới biết danh
song đã có lòng đem lại đấy
ơn cho mặc đội sở cung mình
một năm một gánh tràng sinh đến nhà.
Cột
cuối bài thơ là bốn chữ nho: Xua Vương Chính Nguyệt, nghĩa là tháng giêng
theo lịch vua.
Hình
52. là Tranh Bình An, vẽ một ông già, khuôn mặt tương tự như ông già tong
tranh trường sinh, gánh hai trái đào, tượng trưng cho chữ thọ. Đầu tranh
có bài thơ:
Thi Vân: (thơ rằng)
Tự đâu mà lại gánh băng an
Tuổi tác xem chiều hãu khỏe lưng
Thôi đã giả ơn công cán ấy
Đem cho vâng lấy để cho mừng
Hãy ra sức gánh an bằng lại đây.
Cuối
bài thơ có bốn chữ: Thiên Tử Vạn Niên (Đức Vua Vạn Năm).

Hình 48. Phúc Thần, tranh EFEO

Hình 49. Bộ Tranh Tấn Lộc.

Hình 50 là tranh Thần Tài.

Hình 51 Tranh Trường Sinh (EFOE)

Hình 52. Tranh Bình An
(EFEO)

Lê
Phụng
Trở về
Trang d_bb ĐHKH
