Mục Lục


 

  Trang Bìa
     
 Ban Biên Tập
  Lá TĐầu Năm Đinh Dậu
     
Bs Lê Ánh
 
STáo Quân
     
Nguyễn Xuân Hoàng
 Câu Đối Tết
       Vinh H

 

 

TVi


 TVi Phong Thủy Năm
     
Đinh Dậu 2017

     
Phạm Kế Viêm

 

 

Kinh Tế
 


  Tổng Kết Tình Hình Kinh Tế
      
M và Việt Nam Năm 2016

       Nguyễn Văn Thành

 

 

Chúc Tết

 

  Xuân Vui Say
      Việt Hải
 
Chúc Xuân Đinh Dậu
     
Khúc Ca Yêu Đời
     
Mừng Xuân Đinh Dậu

     
Vinh H

 
Chúc Xuân/Xuân V
     
Lý H
 
Mừng Xuân Đinh Dậu
      Lê Văn N

 


X
uân Cảm



  Mùa Nhớ
      An Giang
 
Ninh Hòa Tết Xưa
      Huyền Chiêu
 
Nàng Xuân Réo Gọi
      Bạch Liên
 

 

 

Hoa Xuân
H
ình nh Tết
 

  Cây Cảnh
      Lê Thị Lộc
 
Hình nh Tết
      Hải Lộc
 
Hoa Xuân Ngày Tết
      Lê Thị Lộc


 

 

d_bb
Đ.H.K.H
 


  Liêu Trai C Dị (402-403)
     
 Đàm Quang Hưng
  Nghi Ngờ Sách Luận Ngữ-06
     
 Lê Phụng
  KHuyết:  Phần 07
     
 Nguyễn Hữu Quang
  Cùng Một Chuyến Xe
     
Nguyễn Quang Tuyến
  TSGhi Thời Đi Học
     
Nguyễn Đc Tường
  TVi Phong Thủy Năm
     
Đinh Dậu 2017

     
Phạm Kế Viêm

 

 

Đời Thường
 

 

  Tâm Tình Ngày Tết
      Phạm Thanh Khâm
 
Lòng M
      Bạch Liên
 
Người Viễn X Nơi Công Viên
     
Đặng Thị Tuyết N
 
Lòng Tốt
      Thùy Trang
 
Mùa Xuân Và Người Cao Tuổi
     
Mai Thị Tuyết Hồng
  Tản Mạn
      Nguyễn Thùy Trang

 

 

Sinh Hoạt
 

  Tất Niên 2017 Của Nhóm Bạn
     
C3 Tại M

      Trâm Anh
 
Đêm Tình Ca Mùa Xuân
      Vinh H
Hội Thân Hữu Ninh-Hòa-
     
Dục-Mỹ: Họp Mặt Lần Thứ 17

      Hà Thị Thu Thủy

 

 


Ca Hát

   

 
Đón Xuân/Nhớ Xuân/Đừng
     
Buông Xuôi/Đừng Thờ Ơ

     
Lý H
  Tâm SNàng Xuân
     
Hà Thị Thu Thủy
 

 

 

Năm Đinh Dậu
N
ói Chuyện Gà

 


 
Năm Đinh Dậu Nói Chuyện Gà
     
Nguyễn Chức
 
Gà QTôi
     
Nguyễn Xuân Hoàng
 
Chuyện Gà
      Bạch Liên
  Vịnh Con Gà Trống
      
Tiếng Gà Gáy
     
Hết Khỉ Đến Gà
     
Vịnh Con Gà Mái
     
Anh Dậu Làm Vua
     
Gà Trống Nuôi Con

     
Vinh H

 

 

 

Tranh
N
ghệ Thuật

 


 
Cắm Hoa Trang T
      Lê Thị Lộc
 
Hình nh/Tranh Gà
      Ninh-Hoa.com
 

 

 

Tưởng Niệm

 

  Tưởng Niệm Gs Nguyễn Thanh
     
Liêm

      Việt Hải
  Xuân Này Không Gặp Lại Anh
      Phương Hiền
 
Tiễn Hương Linh VCực Lạc
     
Quốc - Thành Kính Phân Ưu

      Lê Văn N

 

 


Văn Hóa
m Thực

 



 
Bánh T
      Vân Anh
 
Những Món Ăn Ngày Tết
     
QTôi

      Ngọc Hương
 
Tết Đến Xuân V Nói Chuyện
     
Rưiợu

      Võ Hoàng Nam
  Mì Quảng
     
Hà Thị Thu Thủy
  Bánh Táo
     
Hà Thị Thu Thủy

 



Sức Khỏe

      
  Ăn Thiếu Chất Béo (Dầu Và
     
Mỡ) Hại Sức Khỏe Và Nguy
     
Hiểm Đến Tính Mạng

      Bs Lê Ánh
 
Lạnh Mùa Đông
      Bs Lê Ánh
 
Phình Mạch Máu Não
      Bs Lê Ánh
 


 

Du Lịch/
Đ
ịa Danh
 

  Hoàng Hôn Trên Sông Danube
      Nguyễn Thị Lộc
 
MMuối Wieliczka, K Quan
     
Đặc Sắc Trong Lòng Đất
     B
a Lan

      Nguyễn Thị Lộc
 
Nguồn Gốc Địa Danh Hòa Lai
     
Tỉnh Ninh Thuận

      Nguyễn Văn Nghệ



 

 Thầy Xưa
Bạn Cũ Tâm S

 

  Tâm SCuối Năm
     
Nguyễn Thị Phương Hiền
 
Tìm VTm
     
Mai Thị Hưng Hồng
 
Niềm Vui Ngày Hội Ngộ
     
Trần Hà Thanh
 
Cô SVề...
     
Nguyễn Thị T
 
Tâm Tình X Vạn
     
Nguyễn Thị T
 
Họp Lớp Ngày Xưa
     
Bs Huỳnh Tình



 

Văn Học NT
Q
uan Điểm
 


 
Xuân Đi, Xuân Đến, Xuân
     
Lại Lại

      Bs Lê Ánh
 
n Tượng Cây Nêu Ngày Tết
     
Tại Ana Mandara-(NhaTrang)

      TBửu
 
Đầu Năm-Đón Giao Thừa
     
Đi LChùa Hái Lộc Đầu Xuân

      TBửu
 
Buồn QHôm Nay Xem
     
Tiểu Thuyết

      Lương LHuyền Chiêu
 
Thương Em Mong Manh N
     
Một Cành Lan

      Lương LHuyền Chiêu
 
Bảo Hòa Liên Kết Mạng
     
Vũ Trụ

      Liên Khôi Chương
 
Rằm Cuối Năm
     
Quách Giao
 
Hoa Tết
      Thùy Giang
  Tục Khai Bút Và Xin Chữ
     
Đầu Năm Đầu Xuân

     
Việt Hải
 
Gà Trong Ca Dao Tục Ngữ
      
Vinh H
 
Đêm Đưa Ông Táo
     
Trần Thị Phong Hương
 
Hương Cúc
      Bạch Liên
 
Cái Nhìn Của Người Xưa V
     
Đảng Phái

      Nguyễn Văn Nghệ
 
Điểu Minh Giản
     
Dương Anh Sơn
 
Điệu Valse Mùa Xuân
     
Tíểu Vũ Vi
 

 



T
 



 
Giàn Hoa Năm Cũ
      Huyền Chiêu
 
Những Cậu Học T Ngày
     
Xưa y

      Huyền Chiêu
 
Sang Năm Xuân Còn Đến...
     
Nguyễn Hiền
 
Nhớ Dã Quỳ
     
Nguyễn Thị Phương Hiền
 
Lại Mừng Năm Mới
     
Nguyễn Văn Hòa
 
N Đã...Cuối Năm!
     
Nguyễn Văn Hòa
 
Xuân H!
     
Nguyễn Văn Hòa
 
TNói Lái Xuân Đinh Dậu
      
Vinh H
   Xuân Sầu
      
Lý H
 
Việt Nam Nguyện Ước
      Phan Phước Huy
 
Xuân Mới - Khúc Tình Xuân
     
Tôi Mãi Chờ Xuân

      Nguyễn Lai
 
Mồng Ba
      Bạch Liên
 
Hương Tình Một Thuở
      Lê Thị Lộc
 
Mai Chiếu Thủy
      Nhất Chi Mai
 
Xuân Ước Mơ
      Lê Văn N
 
Nỗi Niềm
      
NQ
 
Bài Tango Xuân Cho Em
     
Bích Phượng
 
Mừng Xuân Đinh Dậu
     
Nguyễn Thu Tâm
 
Trăn Trối
     
Mai Thái Vân Thanh
 
Có Phải Là Xuân
     
Kim Thành
 
Cánh Thiệp Đầu Xuân
     
ThiThi
 
Cô Có Về...
     
Bs Huỳnh Tình
  
Anh Đã Đến Mùa Xuân
     
Tíểu Vũ Vi
 


Văn

 


 
Hơn C Tháng Năm
      An Giang
 
Ngày Cũ Đã Qua
     
Lê Thị MChâu
 
Nghe Mủi Cơm Chiều 30 Tết
      Thùy Giang
 
Tết Nhớ Q
     
Hoàng Bích Hà
 
Tết Buồn
     
Nguyễn Hiền
 
Những Mùa Xuân Nhớ Mãi
     
Nguyễn Thị Phương Hiền
 
Đời Người Có Mấy Mùa Xuân?
     
Mai Thị Hưng Hồng
 
Hạnh Phúc Ngập Tràn
     
Mai Thị Tuyết Hồng
 
Trồng Rau Bán Tết
     
Nguyễn Thị K
 
Tình Q
      Bạch Liên
 
Xuân V! Nhìn Lại Khoảng
     
Đời Qua...

      Hải Lộc
 
Bước Chân Nối Gót
      Nguyễn Thị Lộc
 
Anh Việt Kiều Và Cô Gái
     
Giang H

      Topa Panning
 
Mùa Xuân...Còn Xanh
     
Lê Thị Thanh Tâm
 
N Kê Tác Quái !
     
Mai Thái Vân Thanh
  Giấc Mơ Của Chàng Lính Biển
      
K 47

       Nguyễn Văn Thành

 

 

 

 

 

Thư từ, bài vở, hình ảnh hoặc
ý kiến xây dựng, xin liên lạc:


 
diem27thuy@yahoo.com

 


 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 T


ết Đinh Dậu (2017) du khách khi đến với Khu Nghỉ Mát Evason Ana  Mandara nằm trên đường Trần Phú, phường  Lộc Thọ, thành phố Nha Trang đều rất ân tượng Cây Nêu ngày Tết. Cây Nêu cao gần 20m, với lá phướn mang thông điệp CHÚC MỪNG NĂM MỚI đứng sừng sửng uy nghi trước sân. Phía trước là  hàng mai rực rỡ khoe sắc vàng đón chào Xuân Mới Đinh Dậu.

 

Lễ Thượng Nêu tại Khu Nghỉ Mát Evason Ana Mandara năm may do Bà Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa Nguyễn Thị Thu Nguyệt chánh tế; Ông Tổng Quản lý Khu Nghĩ Mát Michael Murphy phụ tế; Ông Trợ lý Hoàng Trọng Đức bồi tế.

 

 

Đối với người dân Việt, hình ảnh cây Nêu ngày Tết  là biểu tượng văn hóa thiêng liêng nhất. Cây Nêu  gắn liền với  sự tích huyền thoại thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc.

Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi: Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước, còn Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền "ăn ngọn cho gốc". Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức “ăn ngọn cho gốc”.

Sang mùa khác, Quỷ lại chuyển qua phương thức "ăn gốc cho ngọn". Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố "ăn cả gốc lẫn ngọn". Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là trái ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.

Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.

Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.

Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền và người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một cành đa mới  hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn tùy phong tục người ta vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết …để cấm cửa Quỷ.

Như vậy, trong truyền thuyết, cổ tích dân gian Việt Nam đã lý giải tại sao ngày Tết phải trồng cây nêu, phải treo cành đa trước nhà và sự lý giải đó không đi ngoài truyền thuyết Phật giáo. Cây nêu trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa cái thiện ác, giữa thiên thần và quỷ dữ, nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người. Ngày Tết thần linh về trời, con người cần có những "bửu bối" của thần nhằm đề phòng cảnh giác, chống lại sự xâm nhập của ác quỷ.

Cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt  có đặc điểm khá đa dạng tùy thuộc địa phương, phong tục, dân tộc, giai cấp xã hội v.v. Có cây nêu mang tính nguyên sơ, không gắn liền với lễ hội mà hình thức cổ xưa nhất còn thấy ở cộng đồng người nông dân, với tục dùng cành tre dài cắm trên ruộng sau khi gặt. Khi thấy dấu hiệu này, người ta biết là chủ ruộng giữ lại mầm lúa cho mùa năm sau, không thể tuỳ tiện thả trâu bò vào ăn. Riêng đối với dân tộc thiểu số, cây nêu loại này xuất hiện ở những vùng rẫy thuộc sở hữu cá nhân chưa khai hoang. Người chủ rẫy tìm bốn cây cao to, chặt đứt ngang thân, dựng ở bốn góc rẫy như bốn cái trụ và gọi đó là cây nêu…

Những cây nêu gắn liền với các lễ hội như ngày Tết, hội làng, có hình thức cầu kỳ hơn. Cây nêu thường sử dụng một số loại cây họ tre như tre, bương, lồ ô, có độ cao khoảng 5-6 mét, chặt sạch các nhánh và lá tre, chỉ để lại trên ngọn tre có nhánh lá.  Trên ngọn cây treo một vòng tròn nhỏ, vòng tròn này buộc nhiều thứ khác nhau (tùy phong tục địa phương) như: lá phướn, chiếc khánh  (chuông gió) để những khánh đó va đập nhau kêu leng keng trong gió. Chiếc khánh, đồng âm với “khánh” có nghĩa là “phúc”: năm mới đem lại hạnh phúc cho gia đình…

Trong những ngày Tết cổ truyền, vào buổi tối trên cây nêu có nơi còn treo một đèn lồng nhằm chỉ đường cho tổ tiên biết đường về ăn Tết với con cháu…

 

Cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời, với quan niệm rằng từ ngày 23 cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu. Ngày dựng cây nêu gọi là thượng nêu, và ngày 7 tháng giêng âm lịch, làm lễ hạ nêu.

 

Ngày xưa cây nêu được dựng với ý nghĩa trừ ma quỷ, nhưng ý nghĩa thực của cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt  trải rộng hơn. Theo thời gian, cùng với sự phong phú của các lễ vật treo trên ngọn cây, cây nêu được coi là cây vũ trụ nối liền đất với trời, do tín ngưỡng thờ thần mặt trời của các dân tộc cổ sơ, hàm chứa ý thức về lãnh thổ của người Việt Nam. Dựng nêu ngày Tết bao gồm trong nó cả các dụng ý để trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, tảo trừ những điều xấu xa của năm cũ. Trong xã hội thị tộc, chiếm hữu nô lệ thì cây nêu biểu trưng cho một cộng đồng tộc người, khẳng định địa vực cư trú của cộng đồng đó. Trong các lễ hội, cây nêu là tiêu điểm tập trung, cố kết của tâm thức cộng đồng. Ðối với người nông dân, nông lịch luôn gắn bó với cuộc sống, định hình thời vụ sản xuất và sinh hoạt, lễ hội. Thời điểm cuối năm là lúc nông nhàn, chuẩn bị bước vào các hoạt động vui chơi. Khi cây nêu được dựng lên, tất cả mọi hoạt động khác đều dừng lại. Nó tạo nên thế cân bằng tuyệt đối trong sự vận hành thay đổi giữa năm cũ và năm mới. Con người yên tâm vui chơi, cả cộng đồng sinh hoạt vui vẻ, quên đi những vất vả, nhọc nhằn của năm cũ.

 

Ngày xưa, cây nêu là biểu tượng cho sự uy quyền, nhà nào có quyền thế nhất là nhà đó cây nêu cao nhất. Gần đây, phong tục trồng cây nêu ngày Tết đã dần mất đi trong cộng đồng người Việt Nam thời hiện đại, và được thay thế với tục chơi cành hoa đào, hoa mai ngày Tết. Cây nêu chỉ còn bắt gặp tại các chùa, đình, một số vùng quê. Hiện nay, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc dần dần được phục hồi, trong những năm gần đây cây nêu được dựng lên tại các chùa, đình, khu du lịch, các trung tâm văn hóa, công ty… thể hiện chủ quyền của nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam mãi mãi không bao giờ mất. Đặc biệt, cây nêu còn được coi là cây vũ trụ - nối liền Đất với Trời. Tán tròn bằng giấy đỏ tượng trưng cho Mặt Trời và ngọn nêu là nơi chim thần (sứ giả của Mặt Trời) đậu. Cuối năm trồng cây nêu để đầu năm ngọn nêu vươn lên cao đón ánh nắng xuân, sức sống xuân, để cầu cho mọi người mãi mãi một mùa xuân…

 

Cây nêu của dân tộc Việt  còn mang triết lý âm dương, được biết qua hai chữ Càn (Trời) và Khôn (Đất) nằm trong hình ảnh cái nón và cây gậy của Chử Đồng Tử  và Tiên Dung. Nó bao hàm sự thống nhất và tương trợ giữa Âm và Dương hay sự không tách rời giữa Động và Tĩnh.

 

Huyền thoại dùng gậy cắm xuống đất, lấy nón úp lên để hóa phép làm nơi trú ngụ và cứu nhân độ thế, của Chử Đồng Tử  và Tiên Dung, được dân gian nhắc nhở qua hình ảnh cây tre dựng nêu trong dịp Tết.

 

Cái nón úp trên và cây gậy cắm xuống là biểu trưng của sự giao hòa giữa đất và trời mà con người ý thức được về cái biến hóa siêu nhiên của vũ trụ. Từ đó việc khám phá vũ trụ và cải thiện đời sống nhân sinh của con Rồng, cháu Tiên tiến dần phát triển theo chiều dài lịch sử của dân tộc Việt.

 

Hồng Bàng là thủy tổ của dân tộc Việt. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là biểu trưng cho nguồn gốc của người Việt. Cây Nêu ngày Tết Việt được xem như là cây nối liền đất với trời. Nó biểu hiện cho sự thay đổi  thời gian giữa năm cũ và năm mới với niềm mong muốn mang lại hạnh phúc an bình cho mọi gia đình.

 

Theo truyền thuyết cây Nêu được dựng trước nhà vào những ngày Tết Nguyên đán, không ngoài mục đích gì hơn là ngăn ngừa quỷ từ biển Đông vào đất liền xâm phạm đến người, qua hình ảnh đức Phật hóa phép cho cây Nêu cao thêm và cái bóng của chiếc áo cà sa lan ra càng xa. Cây Nêu thường được làm bằng tre, bởi vì cây tre có tính kiên định, dẻo dai, cứng cáp, chịu đựng… và cũng là một trong những đặc trưng cho phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt. Cây Nêu ngày Tết của đất Việt mang nhiều ý nghĩa có tính chất biểu tượng tùy theo các phong tục địa phương, trên mãnh đất hình chữ S.

 

 

 

 

 

T Bửu

Tháng 01-2017

 

 

 

 

 

          
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

 

 

 

 



 
  www.ninh-hoa.com

Trang XUÂN 2017- Văn Học Nghệ Thuật Và Quê Hương