Mục L
ục


 

 Trang B́a
Ban Biên Tập
 Lá TĐầu Xuân
Mục Đồng & Phương Hiền
 Câu Đối Mừng Xuân
Vũ Tiến Phái
Trần Cao Tần
 STáo Quân
Phương Hiền & Thanh T
Tuyết Hồng



 

Chúc Mừng
Năm Mới

 

 Năm Mới Hạnh Phúc
Lê Ánh

 Chúc Mừng Năm Mới
Bạch Liên

 

 

Tuệ Thành
Hội Quán NH

 

 TChúc Tết KHợi 2019
Lưu Thế Ninh

 

 

Hoa Xuân
H
́nh nh Tết
 

  H́nh nh Xuân
Phươngi Hiền
 Hoa Tết
Bạch Liên
 
H́nh nh Tết
Hải Lộc
 Cắm Hoa Trang T
Lê Thị Lộc
Hoa Xuân Ngày Tết
Lê Thị Lộc
 
H́nh nh Heo
Hải Lộc
 Hoa Đào Cười Với Nắng Xuân
Nguyễn Thị Lộc
 

 

 

Thông Báo
 

     n Phẩm TH TBT/Ninh Ḥa Đặc San Quyển 3 & 4
Trần Chu Đức/Trần Hà Thanh

 




TXuân

 

 Chúc Xuân KHợi
Vinh H
 Xuân
Bạch Liên

  Mùa Xuân
Lương L Thanh Nga
 TThầm Mưa Xuân
Tiểu Vũ Vi


 

TVi


   
 TVi Phong Thủy Năm K Hợi 2019 
Phạm Kế Viêm
 

 

 

Tập Tục
Ngày Tết


 Hát ng Đầu Xuân
ĐĐ

 Cây Nêu
Bạch Liên
 M Xóc Bầu Cua
Mai Thái Vân Thanh
 
 Chẳng Mong Tết Đến Xuân V
Nguyễn Văn Thành

 

 

Năm KHợi KChuyện Heo



 Mùa Xuân Heo Lăn Chai
Hiếu Anh
 Năm KHợi (2019) Nói Chuyện Heo (Lợn)
Nguyễn Chức

 Ngẫm Nghĩ VChuyện Con Heo Cho Năm Hợi
Việt Hải

Chuyện NHeo
Nguyễn Văn Thành

 

 

d_bb
Đ.H.K.H


  Liêu Trai C D
Tập s 386 & 387

Đàm Quang Hưng
 
 Thanh Phong Thi Tập
Bài T s 180 & 181

Vũ Tiến Phái
Biện Chứng Pháp Lịch S
Trần Cao Tần
     TVi Phong Thủy Năm K Hợi 2019 
Phạm Kế Viêm
 

 

Y Học
&
Sức Khỏe


 Bịnh Run Parkinson
Bs Lê Ánh
 Thoái Hóa Cột Sống
Bs Lê Ánh

 

 

Biên Khảo
 

 Băo Ḥa Trong Vũ Trụ 
Liên Khôi Chương
 Những nh Hưởng Của Trung Hoa Đối Với Tinh Thần TChủ Của Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam - PHẦN 5 
Dương Anh Sơn
 Tết Âm Lịch
Trần Hà Thanh
 Kinh Tế Hoa K Và Thế Giới Năm 2018 
Nguyễn Văn Thành

 

 

Cuộc Sống
 

 Những Mùa Xuân Muộn
Lương LHuyền Chiêu
 Cần STha Thứ
Lê Ánh
 CHeo vàng Năm Xưa
Nguyễn Thị Phương Hiền
 Hoàng Hôn Trôi
Bạch Liên
 Sống Tốt ... ĐḶng Được Thanh Thản...
Lê PTh

 


 

Viết v
Ninh Ḥa
 

 Nhớ Ơn.. Người Ninh Ḥa 
NThị Kim Anh
 

 

 

 Ca Hát

 

 Mộng Xuân
Nguyễn Thị Phương Hiền
 Tôi Đi T́m Lại Mùa Xuân
 Nhớ Một Chiều Xuân
 Đồn Vắng Chiều Xuân
Hà Thị Thu Thủy

 


Hội Ngộ

 

Du Xuân
M
ai Hưng Hồng

Tinh Thần Tôn Sư Trọng Đạo
Nguyễn Thị Lộc
 Bây Giờ...Em Đâu
Lương L Thanh Nga
Nối Tiếp Ṿng Tay
C
ao Hoài T

 

 



T
 

 Hôn Em Thoáng V Café
Việt Hải
 Rainy Day In Los Angeles
Việt Hải
 Thăm Núi Huang Shan
Nguyễn Duy Hảo
 MVà Mùa Xuân
Nguyễn Hiền
 Biển Yêu
Phương Hiền
 Xùân V
Hoàng Bích Hà
 Mùa Xuân Lên Rừng
Nguyễn Văn Ḥa
 Kư c Tuổi T Tôi 
Lê Thị Lộc
 Chén TMừng Xuân
Vơ Hoàng Nam
  T́nh Xuân
Lương L Thanh Nga
 Khế Tím
Nhất Chi Mai
 Tuổi TTây Thi
Trương Khắc Nhượng
   Mùa Xuân Và Ninh Ḥa Ngày Trở Lại
Trần Thị Phán
 Chén Cơm Trộn
NQ
 Vẫn Là Em...
Nguyễn Thị Thanh T
 Ước Mơ Xuân
Tiểu Vũ Vi


 

Tưởng Niệm

 

Rời Cơi Tạm, B́nh An Chị N 
Trâm Anh
 Nhớ Chị Thi Thi 
Nguyễn Thị Phương Hiền
Ga Cuối
Nguyễn Văn Thành
Khúc Nhạc Xuân 
Huỳnh T́nh
Tâm SNgày Xuân KHợi 2019 Của Cựu Học Sinh Trung Học Vạn Ninh
Huỳnh T́nh

 

Văn Học
Nghệ Thuật

 


  Đọc "Truyện KIỀU Của NGUYỄN DU" - Phần 5
Lê Ánh

 Mạn Bàn V Câu Đối
Việt Hải
 Tản Mạn V Mùa Xuân Qua Thi Ca
Trần Việt Hải
 Nét Xuân Xưa
Tiểu Vũ Vi

 


Văn


 

 Mùa Xuân Đi Hái Nấm Mối
Hiếu Anh

 Lại Nhớ V Tháng Ba
Trâm Anh
Vui Xuân Này...Nhớ Xuân Xưa 
Nguyễn Thị Bê
   Tết Xóm Rượu Trong Tuổi TTôi
Lương LHuyền Chiêu
 Băng Khuâng Chiều Ba Mươi
Thùy Giang
 Cảm Nhận Mùa Xuân
Hoàng Bích Hà
 Chuyện Của C C Đă Đến Và Đi
Phương Hiền
 Em Và Mùa Xuân
Nguyễn Thị Phương Hiền
Nhớ Những Mùa Hoa Năm Cũ
Nguyễn Thị K
 Giỏ Đan Tre
Bạch Liên

 Cần Thơ - Những Mùa Xuân Và KNiệm
Nhất Chi Mai

 Tết Nhớ Q
Vơ Hoàng Nam
 Đi Thăm Ba...Ngày Tết
Lương L Thanh Nga
 Giấc Mơ Mùa Thu
Duy Phúc
 Đón Xuân
Đức Sinh
  Bước Xuống Cuộc Đời  -   ĐOẠN 3 & ĐOẠN 4 
Lê Thị  Thanh Tâm
 Giấc Mơ Của Chàng Lính Biển -K65 
Nguyễn Văn Thành
Đi Giữa Mùa Xuân
Cao Hoài T
Những Khoảnh Khắc Mùa Xuân
Cao Hoài T
 

 

 

 

 

 

 

Thư từ, bài vở, h́nh ảnh hoặc
ư kiến xây dựng, xin liên lạc:


 
diem27thuy@yahoo.com

 



 

 

 

 


 

 





HÁT ỐNG ĐẦU XUÂN

H

 
át hò là một trong những thể loại âm nhạc dân gian, nơi nào cũng có. Riêng ở Khánh Hòa, được du nhập bởi những đợt di dân từ đất Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) vào thế kỷ thứ XVII.

   Hát hò có sức quyến rũ lạ thường, phụ nữ hò trên đám cấy, trai gái hát đối đáp trên sông, hò thi nhau bên cối giã gạo, hò hát trong những dịp giỗ chạp, đầu xuân.

   Ở Khánh Hòa xưa kia phổ biến có hò giã gạo, gắn liền với công việc giã gạo hàng đêm. Nghe kể lại, thời ấy đêm trăng nào cũng có râm ran tiếng chày hòa quyện với giọng hát, đôi khi kéo dài cả thâu đêm. Đến đầu thế kỷ XX, máy xay xát gạo được đem đến Việt Nam, việc giã gạo dần dần không còn nữa, lúc đó hát giã gạo biến thành “hát suông”, hình thức là hát đối đáp nhưng không có giã gạo, lời lẽ ngắn gọn hơn. Trong khoảng thập niên 30, đường xe lửa xuyên Việt được lập, song song với đường giây thép (điện thoại), thì ở Khánh Hòa hát ống ra đời.

 

   Hát ống là hình thức hát đối đáp. Người ta dùng 2 ống tre dài khoảng 1 tấc rưởi, hay 2 lon sữa bò đục trống 2 đáy, rồi lấy da ếch bịt căng đầu ống, dùng chỉ hay dây nhợ nối liền cách xa nhau 3,4 trăm mét, mỗi người đứng hát một đầu ống, không thấy rõ mặt nhau, hơi giống như hát trong điện thoại. Bây giờ nói lại thật là lạc hậu, nhưng ở nông thôn thời đó không có loại giải trí nào khác, nên hát ống phổ biến trên 20 năm mới chấm dứt. Hát ống thường vào ban đêm, khi rảnh rỗi công việc và trong ngày mồng một Tết, trai gái không dám đến nhà nhau vì kiêng kỵ đầu năm nên rủ nhau đi hát ống. Địa điểm hát ống thường 2 bên bờ sông giữa 2 làng hay bãi đất trống giữa 2 xóm.

 

   Một cuộc hát ống cũng giống như hò hát khác, diễn tiến theo 3 chặng: Hát chào hỏi, vào cuộc, từ tạ, nhưng khác với hát giã gạo là từng cặp hát với nhau, cho nên không có câu “xướng”, rồi tập thể hát “xô”.

   Đây là lời hát chào hỏi:

 

  Tui xin chào làng chào xóm, chào họ chào hàng,

  Tui đây là kẻ qua đàng, thấy hát xin vào hát,

  Chớ tui không dám luận bàn văn chương.

 

   Hoặc là;    

    Cách xa không biết bạn là ai

     Cho tui chào chung một tiếng, nay mai lại nhìn.

 

   Hoăc:        

    Bứt dây mà nối cho dài, nối từ ở ngoài nối thẳng vô đây,

     Hỡi người ẩn dưới bóng cây, dốc lòng tìm bạn vô đây mà tìm.

 

   Sau vài câu hát hỏi han xong, thì cuộc hát thực sự mới vào cuộc. Thường hát ống bộc bạch hết nỗi lòng, chân thực, sôi nỗi hơn, bởi vì họ không thấy mặt nhau, nên không mắc cỡ e dè. Vả lại hát thế này chỉ có 2 người biết, người thứ 3, nếu có cũng chỉ nghe một bên thôi, không biết rõ ngọn ngành ra sao.

   Sau đây là những câu hát tình cảm:

 

Nữ hát: Hò ơi hò….

   Xin chào anh bạn tổng bên, cầm ống mà hát làm quen câu hò.

   Trước tiên thăm hỏi nơi nhà, hai thân tóc hạc da gà khỏe không?

   Băng sương chẳng quản đường trường, mới hay tri kỷ tìm đường tri âm.

 

Nam:         Vừa nghe thục nữ ướm lời, lòng mừng gặp gỡ đặng người ước mong

   Câu hò qua đáp bạn nữ nhi, mẹ già đã yếu cha thì tuổi cao

   Khi đi cha mẹ dạy mấy điều, gặp người hiền đức ghi vào giữa tâm.

   Nay biết ai là bạn tri âm, nhờ nàng chỉ giúp mối tình thâm sau này.

 

Nữ:   Biết chàng lòng vốn đa mang, thiếp xin làm mối hai nàng bên sông.

   Sánh đôi cô chị tên Tam Tòng, Cô em tên Tứ Đức má hồng còn xuân.

   Qua sông chàng hỏi nhà ông Ngũ Luân, mai này chàng đến một lần thử sao!

 

Nam:         Giọng hò làm mối trắng trong, chắc cô Tứ Đức Tam Tòng cũng gần đây,

   Luân thường nhà qua có đầy, nhắn hai cô qua sẽ chọn ngày rào thưa.

 

Nữ:   Sao chàng lòng quá đa đoan, chị em rào hết nghĩa nhơn chỗ nào

   Hãy nên tính lại xem sao, nếu không chàng sẽ khó rào đặng ai.

 

Nam:         Nhà bậu ở tận làng xa, muốn đi qua đó phải bước qua nhịp cầu,

   Trước nhà dâm một hàng trầu, mà sao chẳng thấy trồng cau nơi nào.

   Lòng qua ước muốn bước vào, xin cha cho phép phụ vét hào trồng cau

   Mai kia cau lớn bên bên trầu, trầu xanh cau tốt cùng nhau kết nguyền.

 

Nữ:   Thiếu cau mà chỉ dâm trầu, bởi chưa tìm được giống cau để trồng.

   Nếu như ai đó tốt lòng, đem cau trồng giúp mấy công cũng đáp bồi.

   Chỉ e cau đã vun nồi, mà chàng nhổ gốc đem nơi khác trồng.

 

Nam: Bậu ơi qua chỉ đất mà thề, Chỉ trời làm chứng qua không hề dối đâu

   Cau qua ương giống mới vào thu, đến nay chưa có đất đâu để trồng.

   Bậu mà thấu được đáy lòng, qua thưa cha mẹ sang sông thăm nhà.

 

Nữ:   Chàng về cuốc đất trồng cau, thiếp xin trồng ké dây trầu một bên

   Mai sau cau nọ lớn lên, trầu kia ra lá mới nên vợ chồng.

   Cuộc hát đến hồi kết thúc, người con gái vẫn còn tiếc nuối hát:  

      Gặp nhau chưa thỏa tấc lòng

  Trăng đà bóng xế buồn không hỡi chàng

  Cuốc kêu quốc quốc bẻ bàng,

  Nặng thương nặng nhớ hai hàng châu rơi.

   Thường thì hát ống lúc vào cuộc hát đâm bắt (hát mép) rất sôi nổi lí thú, nội dung hàm chứa khiêu khích thách đố. Cũng vì hát ống không thấy mặt nhau, cho nên mạnh dạn đấu tranh những thói hư tật xấu, không e dè tránh né, đôi khi tác động tích cực xây dựng cuộc sống, như:

 

   Nữ:   Nhàn cư vi bất thiện là anh,

  Có không không có, thiên hạ đồn quanh thế này.

 

   Nam:     Thế gian khẩu thiệt vô bằng

  Không mà nói có biết sao bây giờ.

 

   Nữ:   Tiếng đồn cha mẹ anh hiền,

  Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai

  Nên chàng chưa có quen ai

  Tre thời già ngắt, măng thời chưa ra.

      Chàng về thưa với mẹ cha

  Muốn tìm dâu đặng phải mở ra cửa lòng.

 

   Nam:   Người ta ghen ghét dệt thêu

  Cha mẹ qua đâu có những điều bậu nghe

  Trò đời lắm chuyện éo le

  Người cười ở rộng người chê hẹp lòng

  Ví rằng cha mẹ ít bao dung

  Làm con phải giữ trọn đường hiếu nhơn.

   Hết hát đâm bắt, chuyển sang hát đố:

 

   Nữ:   Hai ngang hai phết, tui biết không hết tui lại hỏi anh?

  Quảng Phước (1) cho tới đất Thành (2), quan quân sầu não tui hỏi anh chữ gì?

 

   Nam: Hai ngang hai phết, bậu đánh cho chết, tui cũng nghĩ chữ thiên

  Giặc trong Thành giặc đánh liên miên, quan quân sầu não dạ phiền trăm năm

 

   Nữ:   Chữ gì chôn dưới đất, chữ gì cất trên trang, chữ gì mang không nổi, chữ gì gió thổi không bay? Trai như anh mà đối đặng, thì em ngửa tay cho anh ngồi.

 

   Nam:         Chữ thọ đường chôn dưới đất, còn chữ hiếu cất trên trang, chữ tình mang không nổi, còn chữ tạc đá bia vàng gió thổi không bay. Anh đà đối đặng ngửa tay cho anh ngồi.

   Cũng phải kể có lúc lời hát sỗ sàng khiếm nhã, làm ảnh hưởng xấu đến hát ống, các bậc cha mẹ thường ngăn cản con đi hát vì lẽ đó.

 

   Nam:  Anh đến đây băng qua rừng rú

  Thấy em đi rung rinh cặp vú muốn hun.

 

   Nữ:   Anh muốn hun vậy mà cũng khó,

  Anh trở về nhà bắt chó anh hun.

 

   Cũng vì hát ống cực kì quyến rũ, đêm nào từng cặp hát với nhau, lời hát bén duyên, không ít cặp đã nên vợ thành chồng, nhất là cuộc hát vào đêm đầu năm. Đôi khi người hát phát hiện người có chồng, có vợ, lỡ thương nhau sinh ra thất tình ngây dại. Có người còn gọi hát ống là hát ma (hát với người không thấy mặt). Cha mẹ ra sức cấm cản con cái tham gia hát ống vì sợ hát riết ma nhập vào người, nhưng vẫn không chấm dứt được. Đến khi sau năm 1945, người Pháp tái chiếm nước ta, ra lệnh ban đêm cấm tụ họp đông người, hát ống mới chấm dứt.

 

   Hát ống chỉ là một sinh hoạt dân ca bình thường, phát triển thời gian ngắn, như bao loại dân ca khác phản ảnh những hoạt động đương thời, lời hát mộc mạc chân tình làng quê. Rất tiếc ngày nay hát ống không còn nữa. Những đêm trăng thanh vắng, hay những ngày Tết, bất chợt đâu đó nghe tiếng hát lô tô rộn ràng hội chợ, tiếng hát karaoke trong xóm, ta thấy lâng lâng nhớ về hát ống ngày xưa./.

 

 

 

 

    

 

 

Đỗ Độ 

Xuân Kỷ Hợi 2019.

 

Ghi chú:

(1) Quảng Phước là tên xưa của huyện Vạn Ninh bây giờ.

  (2) Thành là tên gọi vùng đất Diên Khánh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

 

 

 

 

 

 

 



 
www.ninh-hoa.com

     Trang XUÂN 2019- Văn Học Nghệ Thuật Và Quê Hương