H̉N
KHÓI
Nằm cách thị trấn
Ninh Ḥa khoảng 10 cây số về hướng đông bắc, Ḥn Khói, một địa danh thuộc
huyện Ninh Ḥa, mà trong ḷng nhiều người Ninh Ḥa mơ hồ như là xa
lắm.
Theo các cụ ngày xưa,
địa danh Ḥn Khói có từ thế kỷ 18. Cái thời tàn quân nhà Minh bên Tàu
không chịu khuất phục triều Măn Thanh, nên dùng tàu bè xuôi Nam t́m đất
sống. Một số có quyền chức, giàu có, có tàu thuyền to lớn th́ vào lập
nghiệp tận miền Nam, như Mạc Cửu lập xứ Hà Tiên. C̣n một số ít nghèo khổ
lang thang trên biển cả lâu ngày trở thành hải tặc. Thỉnh thoảng vào các
hải đảo cướp bóc lương thực. Thời bây giờ triều đ́nh nhà Nguyễn ra lệnh
cho địa phương, khi nào có giặc Tàu Ô vào cướp bóc, th́ dân làng đốt lửa
trên đỉnh núi, cho khói lên cao, để quan sở tại biết mà kịp thời đem binh
lính đến tiếp cứu. Có phải từ đó mà vùng đất này mang tên H̉N KHÓI
?
Trong thời Pháp thuộc, người Pháp gọi vùng này là Hone-Coché. Một
ngôi nhà lầu, bề thế nhất lúc bấy giờ được người Pháp xây dựng lên ở đây
có tên là Douanes et Régies de Hone-Coché (Sở Thương Chánh Ḥn Khói). Ngôi
nhà được kiến trúc theo kiểu biệt thự của Pháp khá đẹp, nằm trên một ngọn
đồi trông ra biển rất yên tĩnh và thơ mộng, nên sau này trở thành nơi ḥ
hẹn của nhiều cặp t́nh nhân. V́ vậy người ta c̣n gọi đó là Lâu Đài T́nh Ái
hoặc Lầu Ông Hoàng (Xin đừng nhầm với Lầu Ông Hoàng của Hàn Mặc Tử ở Phan
Thiết). Rất tiếc, trải qua nhiều thời kỳ chiến tranh, ngôi nhà đă bị hư
hỏng nặng nề. Bây giờ đă trở thành hoang phế. Chính quyền mới dựng lên
phía trước một tấm bia, không phải để ghi lại những cuộc t́nh thơ mộng, mà
là kỷ niệm một chiến thắng của Việt Minh thời trước.
Trước
kia, khoảng trước năm 1930, Ḥn Khói là Tổng Phước Hà Ngoại, trực thuộc
huyện Vạn Ninh, gồm có các làng Đông Hà (Rớ), Đông Ḥa ( Xóm Bà Đỏi), Đông
Hải (mũi Ḥn Khói), Đông Cát (xóm Cát), B́nh Tây (xóm Đ̣), Thạnh Danh, Phú
Thọ và Bá Hà (Cồn Cạn).
Ḥn Khói nằm cách Vạn Giả khoảng 50
cây số đường biển, cách Ninh Ḥa 10 cây số đường bộ. Nhưng thời xưa, ông
bà chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác chỉ bằng bộ hoặc xử dụng
phương tiện duy nhất là ghe thuyền. Thời đó, từ Ḥn Khói lên Vạn Giả, đêm
nào cũng có ghe đ̣ (một đêm đi lên, một đêm đi về). Bến ghe đ̣ nằm tại
B́nh Tây, kẻ đi người về tấp nập nên làng này được nhiều người biết đến.
Và cũng v́ thông thương dễ dàng, nên có nhiều người Ḥn Khói lập gia đ́nh
với người Vạn Ninh. Trong gia phả của nhiều người Vạn Ninh bây giờ có gốc
gác từ Ḥn Khói.
Trong khi ấy, từ làng Phú Thọ (Ḥn Khói) lên Ninh
Ḥa chỉ dùng đường bộ, băng qua Chánh Thanh, sườn núi Ḥn Hèo, rồi leo qua
đèo Hà Thanh (đèo Bánh Ít) đến đầu làng Phước Đa. Lúc ấy cả đoạn đường này
c̣n là rừng rậm, lại nhiều thú dữ. V́ vậy, Ḥn Khói tuy gần Ninh Ḥa hơn
Vạn Ninh, nhưng v́ giao thông trắc trở, nên Ḥn Khói khi ấy trực thuộc
huyện Vạn Ninh là hợp t́nh hợp lư.
Đến năm 1930, Ḥn Khói mới được
sáp nhập vào huyện Ninh Ḥa, sau cuộc đấu tranh khởi đầu từ năm 1927 do
ông trợ (giáo) Chước lănh đạo đ̣i giảm sưu thuế. Ngày nay, Ḥn Khói có 4
xă : Xă Ninh Hải (gồm các thôn Đông Hà, Đông Ḥa, Đông Hải, Đông Cát và
B́nh Tây, xă Ninh Diêm (gồm các thôn Thạnh Danh, Phú Thọ, Chánh Thanh và
Chánh B́nh), xă Ninh Thủy (gồm các thôn Bá Hà, Ngân Hà và Thủy Đầm), xă
Ninh Phước (gồm các thôn Ninh Tịnh, Ninh Yển, Mỹ Giang và Đầm
Vân)
Ngày trước, mặc dù ba mặt quanh Ḥn Khói đều là biển cả và
sông ng̣i, nhưng dân chúng ở đây 90% lại làm nghề ruộng muối. V́ nghề này
có lợi tức cao hơn nghề cá, do bán được muối cho Tây, cho dù giá muối thời
ấy do người Pháp ấn định rẻ mạt.
Ngày nay, Ḥn Khói vẫn phát triển
nghề làm muối. Xă Ninh Thủy có nhà máy Ciment, xă Ninh Phước có nhà máy
đóng tàu Huyndai. Tại xă Ninh Phước dự trù sẽ xây dựng hải cảng Đầm Vân
(Mỹ Giang) để thuận tiện cho việc xuất cảng muối, ciment và hải
sản…
Ḥn Khói c̣n có Dốc Lết, một địa điểm du lịch khá nổi tiếng,
nằm bên những đồi cát trắng tinh, sáng chiều di chuyển và biến dạng theo
chiều gió trông rất ngoạn mục. Muốn qua bên kia xem biển, du khách phải
vượt qua những đồi cát lớn, cao như những bức trường thành. Khi bước đi,
bàn chân lún xuống sâu, muốn tiếp tục, phải ngồi xuống và lết đi. Do đó
người dân bản xứ gọi nơi đây là Dốc Lết.
Hải sản ở Cồn Cạn (Bá Hà)
nhiều vô số. Nào cá thu, cá bè, cá chù, tôm mực, cua ghẹ, ṣ ốc… Nước mắm
và mắm ruốc ở đây khá nổi tiếng, được bán khắp nơi: Ban Mê Thuột, Phú Yên,
B́nh Định v.v… Hiện nay, tại Phú Thọ, có một khu trồng rau khá lớn, không
những đủ cung cấp cho cả Ninh Ḥa, mà c̣n đem bán ở Nha
Trang.
Người dân Ḥn Khói tuy nghèo, sống xa xôi, nhưng có truyền
thống hiếu học. Ngay từ thập niên 1940, lúc Ḥn Khói c̣n rất hiếm người có
điều kiện đi học, mà đă có cụ bà Lê Bút, người làng Phú Thọ, là một trong
số bảy người phụ nữ đầu tiên trong huyện Ninh Ḥa đậu bằng Primaire (tiểu
học Pháp-Việt - Certificat d'Étude Primaire Complémentaire Indochinoise).
Đến đầu thập niên 1960, phong trào học hành ở đây bùng lên cao, nhà nào
cũng cố gắng lo cho con cái theo học ở Nha Trang, Sài G̣n. Trong số nhiều
người thành đạt, có một số được nhiều người biết đến: bác sĩ Lê Ánh, giáo
sư Phạm Chân, giáo sư Đỗ Trung Hiếu v.v…
Tại hải ngoại, thế hệ
con cháu cũng đă vươn lên từ những mất mát của cha ông. Nhiều tấm gương
hiếu học đă làm rạng danh Ḥn Khói. Đặc biệt, Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam, con
trai của một gia đ́nh đánh cá ở Bá Hà. Khi c̣n ở Việt Nam, đang học lớp 6
th́ phải bỏ học, theo cha phụ đánh cá trong 9 năm trời. Năm 1978, vượt
biên sang Mỹ một ḿnh và tận tụy học hành, trở thành một Bác sĩ Phẩu Thuật
nổi tiếng. Anh cũng là tác giả của nhiều bài báo có giá trị trong các tạp
chí chuyên khoa phẩu thuật tại Hoa Kỳ. Vào đầu năm 2000, anh được Đại Học
Irvine, một đại học có tiếng của Tiểu bang California, mời giữ chức Trưởng
Khoa Phẩu Thuật Tiểu Nhi.
Cùng với những biến động đau thương của
đất nước, Ḥn Khói lại là nơi có nhiều anh em ruột thịt và bạn bè thân
thiết, kẻ đứng bên này, người đứng bên kia. Đỗ Trung Hiếu là một trường
hợp điển h́nh. Đang dạy học Sài g̣n, sau biến cố Mậu Thân 1968, Hiếu đă
cùng vợ, là một bác sĩ, thoát ly vào mật khu. Sau này trở thành cán bộ cao
cấp của Cộng sản. Nhưng vào năm 1987, Hiếu phản tỉnh, cùng với nhóm Hoàng
Minh Chính, Nguyễn Hộ chống lại đảng, nên đă bị cầm tù và tước hết mọi
quyền hành..
Hón Khói cũng có nhiều chàng trai hào kiệt, sớm
theo việc kiếm cung. Trong số này có anh Đoàn Thảo, là người tôt nghiệp khóa 3 trường Vơ Khoa Thủ Đức năm 1953, và anh Lê Chử tốt
nghiệp đầu tiên ờ Trường SQTB Thủ Đức. Trước 75, hai anh là những sĩ quan
cao cấp trong QLVNCH
Ḥn Khói cũng có nhiều giai nhân, một thời làm
đảo điên nhiều giáo sư và cả đám học tṛ. Những năm 1958-1960, Ḥn Khói có
chị Hằng Nga và chị Lê Thị Lựu là hoa khôi, nổi tiếng một thời của các các
trường Kim Yến và Vơ Tánh Nha Trang.
Những thế hệ
sau này, Ḥn Khói cũng sản sinh cho đời nhiều đóa hoa hồng. Tại hải ngoại
có một nữ ca sĩ trẻ dễ thương: Hạ Vy, cũng là một người ra đi từ Ḥn Khói,
một nơi tưởng chừng như xa mà cũng rất gần với chúng ta, những người trọn
đời yêu thương Ninh Ḥa.
Phạm Tín An Ninh
(một số dữ
kiện do ông Trần Ngọc Hai (San José) nguyên Thanh Tra giáo dục tỉnh Khánh
Ḥa cung cấp)
|