trang thơ & truyện Lương Lệ Huyền Chiêu                |                 www.ninh-hoa.com


 Lương L Huyền Chiêu

 Dạy học tại trường
Trung Học Bán Công
Ninh Ḥa trước
 năm 1975



Hiện cư ngụ tại:
Ninh Ḥa, Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

H́nh ảnh: Trương Tiếp Trương
 

         Sáng nay báo đưa tin Thái Lan hạ giá xăng 5.500 đồng một lít trong khi Việt Nam chỉ hạ 500 đồng. Một cái tin ngắn ngủi nhưng nói lên cái khổ triền miên của người dân quê tôi từ hàng ngàn năm qua. Sống với vua, khổ, sống với chiến tranh, khổ, sống với thời không tiếng súng, khổ!.

 

         Ngày trước người nông dân sống cảnh đời “con trâu đi trước, cái cày theo sau” nghe thật vất vả nhưng nghĩ lại sống như vậy tuy chưa hạnh phúc lắm nhưng độc lập và tự do v́ người nông dân không bị rơi vào cái bẫy “công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp” không bị làm nô lệ cho giá xăng dầu. Ngày nay từ phân bón, thuốc trừ sâu, sức kéo, vận chuyển đều phụ thuộc vào xăng dầu (mà giá xăng dầu không phải do người dân quyết định). Ngày ấy con người chỉ phải lo cho con trâu mà trâu th́ chỉ cần ăn cỏ. Tất nhiên hiện đại hóa nông nghiệp đưa lại lợi ích vô cùng cho mọi người nếu chúng ta là dân Thái Lan, Hà Lan, Tân Tây Lan…

 

         Ở Ninh Ḥa quê tôi, dù biết làm nông quá khổ cực, người dân vẫn phải sống gắn bó với những thửa ruộng bé nhỏ. Ruộng quê tôi chỉ là những mảnh đất khô cằn dựa lưng vào rặng Trường sơn. Ruộng quê tôi không màu mỡ v́ con sông Dinh quá ngắn, không mang nhiều phù sa như sông Hồng, sông Cửu Long.

 

         Thương cho người dân Ninh Ḥa. Để có được hạt gạo người dân phải tốn nhiều tiền vốn mua phân, thuốc và hạt gạo làm ra quá rẻ so với công sức. Người dân quê tôi cũng đối diện với thảm kịch người đông mà đất canh tác càng ngày càng giảm. Những mảnh ruộng hàng ngàn năm đang bị quy hoạch san lấp biến thành đất nền nhà v́ cái lời trước mắt. Sao người ta không bắt chước Hàn quốc, thiết kế những thành phố tuyệt đẹp văn minh, đầy đủ tiện nghi … trên những núi đồi khô cằn, bỏ hoang c̣n ruộng đồng từ ngàn năm vẫn được trân trọng giữ lại v́ đó là di tích của tiền nhân, là bầu sữa nuôi nấng dân lành?

 

 

         Người dân quê tôi cũng đành phải tự ḿnh cứu lấy ḿnh. Những mảnh đất nhỏ được trồng rau, những sườn núi được trồng thơm, trồng chuối và những ao hồ hoang vắng dù bé, dù lớn cũng đă tận dụng để trở thành những hồ sen tuyệt đẹp.

 

         Khi tôi c̣n nhỏ, tôi chỉ biết đến hoa sen trong bài học thuộc ḷng:

 

“Trong đầm ǵ đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

 

         Ngày ấy sen rất quư hiếm. Đó là loài hoa chỉ thỉnh thoảng được nh́n thấy trong một cái hồ nho nhỏ trước một ngôi chùa. Ở chốn ruộng đồng chúng tôi chỉ nh́n thấy hoa lục b́nh, hoa súng. Đời sống người Ninh Ḥa ngày ấy cũng quá giản dị với cuộc sống ít sắc màu. Trẻ em chúng tôi chỉ có thể nh́n thấy màu đỏ của hoa dâm bụt không mùi thơm, nơi hàng rào một vài ngôi nhà và màu vàng của hoa vạn thọ trong một vài ngày tết.

 

         Thật bất ngờ khi bây giờ Ninh Ḥa bỗng trở thành xứ sở của hoa sen. Sen đă nở ngàn ngàn trên những đầm lầy bỏ hoang hàng ngàn năm, sen nở thay cho bông lúa trên những thửa ruộng quá sâu quanh năm đầy nước. Sen bao quanh những ngôi nhà xinh xắn. Sen nở trên những vũng nước nhỏ ngay hai bên đường quốc lộ xe chạy vù vù.

 

 

         Sen bây giờ không c̣n là bông hoa hiếm có và xa cách. Sen đă bước xuống cuộc đời trần tục. Sen đến với người, cho người hạt sen, củ sen, rễ sen và hoa sen mang mùi hương dịu ngọt. Sen là vị cứu tinh cho người dân nghèo và sắc hồng của sen đă làm cho màu xanh của Ninh Ḥa thêm duyên dáng.

 

         Ước ǵ người ta sẽ quay lại với thời xa xưa để dùng lá sen gói bành, gói rau, gói thức ăn thay cho bao nylon kẻ hủy diệt mang bộ mặt văn minh.

 

Sen cũng là biểu tượng của ḷng từ bi.

Sen làm cho chúng ta nghĩ đến Phật.

 

         Nguyện cầu cho ḷng thiện tâm trong trái tim mọi người cũng một hôm nào đó nở bất ngờ, rộn ràng, rộng khắp như sen ở quê tôi.

 

 

 

 

 

Lương LHuyền Chiêu

 Ninh Ḥa mùa thu 2011

 

 

 

trang thơ & truyện Lương Lệ Huyền Chiêu         |                 www.ninh-hoa.com