www.ninh-hoa.com

Vài Cảm Nghĩ Về Đặc San Kỷ Niệm
P Vĩnh Sơn 

Bất Ngờ Cuộc Gặp Gỡ Tháng 5 
Thc Minh 

Đặc San NH và Kỷ Niệm Trong Tôi
Lê Thị Lộc 

Cảm Xúc Đêm Hội Ngộ  
Trần Thị Chất 

Đặc San 5 Năm (2003-2008)
Lê Văn Ngô 

Ân Tình Đặc San 
Thi Thi 

Đôi Lời...Cảm Nhận 
Nguyễn Quân 

 
 

Đặc San Kỷ Niệm... 
Trần Thị Nết & Nguyễn Phước Sơn 

Tản Mạn Đặc San Ninh Hòa
Kỳ 1  | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 
Kỳ 10  |  11  
* Nời XVạn 
 

 

ĐẶC SAN KNIỆM 5 NĂM
(2003 - 2008)

TẢN MẠN ĐẶC SAN NINH HÒA
(KỶ NIỆM 5 NĂM 2003-08)

 

 * Người Xứ Vạn

 

Đọc Kỳ 1    Kỳ 2    Kỳ 3    Kỳ 4    Kỳ 5   Kỳ 6   Kỳ 7   Kỳ 8   Kỳ 9 
Kỳ 10

 

 Kỳ 10:  

  ===

 

        ... Tôi đắm mình trong khung cảnh tuổi thơ qua bài Những món quà Magi của tác giả Lê Lai. Một lần nữa tôi lại đến với anh qua bài viết hết sức thơ mộng, đã nhắc lại trong tôi bảo kỷ niệm đẹp thời thơ ấu cũng có những kỷ niệm giống anh. Nhìn tấm hình tác giả ngày xưa với khuôn mặt chữ điền, với mái tóc bềnh bồng sóng nước để dài sau gáy và cặp kính mắt trông hết sức trí thức và đẹp trai, rồi đem so với tấm hình hiện giờ phương phi mập mạp ra thì đã thấy phần nhiều thay đổi.

 

        Chẳng khác nào việc giở Truyện Kiều của Nguyễn Du ra để bói quẻ hàng năm, anh Lê Lai chơi trò bốc sách để bói thử năm nay sẽ viết chuyện gì. Hóa ra chuyện Tây Du Ký với Thầy trò Đường Tăng đến Lôi âm tự. Đặc biệt trong chuyện tuy có vẻ phong thần này ở trên chỗ tối thượng cửa Phật môn mà cũng có nhắc đến chuyện quà cáp y như ở đời thường thì đủ hiểu là dù ở trên trời hay dưới thế thì cũng có những chuyện hỉ nộ ái ố giống nhau.

        Anh nhắc đến cái việc chuẩn bị lăng xăng cho ba ngày Tết trong cảnh nhà nghèo với những hình ảnh thân thương mà chắc ai trong chúng ta cũng đã có một thời thơ ấu trải qua với những chiếc mặt nạ hình Tề Thiên Đại Thánh, Sa Tăng, hoặc Trư bát giới, đôi khi lại là mặt nạ có hình mặt hùm, beo, cọp .... để dọa thiên hạ nữa. Chắc thời đó chưa có hình của Batman hay Superman hay Zoro với chiếc áo choàng phất phới màu xanh đỏ đâu. Rồi anh nhắc đến chuyện cây súng gỗ (thời đó chưa chắc đã có cây súng lục bằng thép bắn liên thanh) chỉ nạp đạn từng viên một trong phong pháo cuốn tròn hoặc xé ra bắn từng viên một. Hoặc được Mẹ mua sắm áo quần mới với cái quần có chiếc giây nịt mới với chữ đầu là tên của mình như anh Lê Lai thì có dây nịt chữ L là đã thấy ngon lành và hách lắm. Rồi buổi tối đêm 30 ngồi chờ Mẹ chưng những đòn bánh tét hoặc đem gửi nhờ nồi nấu nhà người ta để chưng suốt đêm và mình ngồi ké để chụm lửa v.v... Thời đó nhà tôi cũng ở gần núi Phổ Đà nên hàng năm Mẹ thường dắt tôi lên núi để chặt những cành mai đem về chưng ba ngày Tết. Ôi cứ nhớ lại những hình ảnh đó thì thấy cảnh Tết quê hương ngày xưa xinh đẹp vô cùng!

        Rồi những ngày xuân vui chơi với trò xốc dĩa bầu, cua, cá, cọp ... Đặc biệt anh thích đi xem phim thần thoại Ấn độ. Đó cũng là loại phim hồi nhỏ còn ở Nha trang, tôi cũng hay thích đi xem phim Ấn độ ở rạp chiếu bóng Tân Tiến, có lúc lẻn theo mấy đứa nhỏ con nhà người ta để vào rạp "coi cọp" bị anh soát vé bắt được đuổi ra. Sau này cha mẹ tôi dời về quê xứ Vạn thì tôi không còn có cơ hội được xem phim nữa. Ngoài ra ngày Tết ở quê tôi cũng có những màn chơi độc đáo như thi đua nhảy bao bố, đi xem cầu đồng cầu tướng, đánh bi đánh đáo đánh trổng ăn thua, lên chùa hái lộc hoặc ngắm mấy người đẹp (hồi nhỏ nhụng cũng đã yêu quái biết ngắm mấy người đẹp rồi!). Nhưng thích nhất vẫn là đi đến thăm bà con cô bác thân thuộc để được hưởng tiền lì xì...

 

        Tôi rất thích giọng văn của anh Lê Lai, nửa đùa nửa thật rất là vui với những câu chuyện độc đáo dễ làm độc giả say mê. Lẽ ra anh phải là nhà văn mới đúng. Như câu chuyện kể gia đình hai anh em nghèo kia vì quá thương nhau mà cả hai anh em đều muốn âm thầm chia sẻ cho nhau phần có được của mình để người anh/em được giàu có. Câu chuyện mang đầy tính luân lý đạo đức và truyền thống tốt đẹp cua người VN mình về sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau của các anh em trong một nhà mà ai cũng cần phải học để răn dạy con cái. Và kết thúc bài viết là câu chuyện độc đáo Những món quà Magi (The Gifts of Magi) của O. Henri diễn tả tình yêu sâu đậm của cặp vợ chồng Jim và Della đã làm xúc động bao con tim về sự hy sinh mái tóc mượt mà của người vợ để mua sợi giây đồng hồ cho chồng, còn chồng thì đem bán cái đồng hồ yêu quý nhất đời của mình để sắm cái lược thật đẹp cho vợ. Tình yêu này chẳng khác nào tình yêu của Romeo và Juliet đã hy sinh cả mạng sống của mình cho nhau chỉ vì hai tiếng Tình yêu.

 

        Cuối cùng anh cũng không quên nhắc lại mùa Xuân tỵ nạn ở trại Bataan - Philippines, nơ chẳng có pháo Tết, người ta phải dùng cây gỗ để đánh vào bất cứ vật gì như nồi niêu xoong chảo, thùng thiếc, bồn nước v.v... để tạo nên tiếng kêu rang như pháo Tết. Những nỗi ngậm ngùi cay đắng khi đến xứ người mỗi sáng phải theo phong tục của họ chào hỏi "How are you - Anh/chị có khỏe không?" mà trong lòng ẩn chứa không biết bao là niềm cay đắng với nhiều giọt nước mắt. Có lúc trong một quán ăn sang trọng, anh có những ý nghĩ khác người, thay vì được phục vụ, anh muốn mình làm cậu bé nhỏ đứng chờ ở hàng nem nướng, hoặc ngày xuân có được cái vé xi-nê đi xem phim Ấn độ thì cuộc đời sẽ không còn gì đẹp bằng. Anh bảo nếu ai hiểu được tâm sự của anh lúc đó chắc người ta cũng bảo anh là một thằng điên... Thật đúng quá!

 

        Tôi giã từ bài viết của anh Lê Lai để đi vào xóm Lục bát làng của Lê Quốc Sinh và Em đi của Ngô Trưởng Tiến. Tôi cũng lấy làm lạ là đất Ninh hòa tuy nhỏ bé nhưng lại là nơi sản sinh ra rất nhiều nhà văn, nhà thơ amateur với những bài thơ hay không thua bất cứ văn thi sĩ nổi danh nào. Như bài Lục bát làng của LQSinh chẳng hạn, với những lời thơ trau chuốt mặn mà đọc lên là thấy thấm. Với cảnh nghèo của làng quê mình, LQSinh đã chạnh lòng nghĩ tới tình cảnh nghèo nàn của cha mẹ anh em bằng những vần thơ sau:

"..............................................................

Làng ơi con cứ hỏi mình

Anh trai còn mãi lênh đênh sóng dồi?

Cha còn ngửa mặt lên trời?

Mẹ còn gôm rạ vàng phơi cuối đồng?

Bao giờ lúa cũng còn bông

Con bao giờ cũng thương mong tràn đầy

Đầu làng một buổi khói mây

Con về thăm mắt sao cay đường chiều!"

 

        Và một Ngô Trưởng Tiến với bóng dáng Em đi cũng trong thế thơ lục bát đã để lại trong lòng anh biết bao nhiêu là chua xót, cay đắng, nhớ nhung....

"Em đi mang cả nụ cười

Mà ta thầm giữ bên người bao lâu

Em đi mang mối tình đầu

Cho ta ngớ ngẩn lạnh sầu phân ly

........................................................

        Tuy một mình một bóng (có thật không đó?), nhưng rồi anh cũng tỏ ra tấm lòng bao dung cao thượng của mình sẵn sàng giăng tay chào đón khi người yêu trở về...

".....................................................

Ta như trời giữa biến đông

Như thuyền không bến giữa giòng lững lơ

Em đi ta vẫn đợi chờ

Khi nào mòn mỏi em về nhé em!"

-)-

 

        Bây giờ chạy vào thưởng thức bài Anh Sáu Lơ của anh Phan Đông Thức. Phải nói NXV khoái bài của anh Lê Lai bao nhiêu thì cũng khoái bài của anh PDT bấy nhiêu. Lý do dễ hiểu là cả hai người viết văn quá hay và kể ra nhiều câu chuyện thật dí dỏm vui tươi rất đáng để đời.

        Như chuyện anh Sáu Lơ - một nhân vật khá độc đáo. Chỉ nghe cái tên Sáu Lơ thôi cũng đủ thấy đã "lơ láo" lắm rồi. Một lơ đủ mệt, đây anh có tới sáu Lơ thì hết chỗ nói. Theo anh PDT cho hay thì "anh Sáu Lơ là người thanh niên rất dễ mến vì gặp ai anh cũng cười và hay lân la làm quen để gợi chuyện. Và việc nói láo của anh cũng chẳng hại ai vì anh không gạt ai để mất một xu hay làm mất của cải ai vì anh cả. Anh chỉ thích "nói láo mà chơi nghe láo chơi" vậy thôi.

        Khoái nhất là cảnh anh rình mò nhà người đẹp rồi tìm cách mang cua đi cưới vợ. Cua thì do anh bắt nhưng nói láo với nhà gái là cua anh mua. Thân thế thì chẳng có ai mà dám bảo là con cháu ông Cửu Hai ở làng Phong Phú. Học hành thì chẳng tới đâu nhưng thích học lỏm bỏm một vài chữ Nho để dành khi trà dư tửu hậu. Khi đọc lên ai cũng tức cười "Bần cưa ván ngựa đen như sắn / Cú tại màng tang cái chết liền".... Đã mấy lần đụng độ với ông già vợ nhưng cuối cùng anh vẫn chiếm được mục tiêu là cưới được cô vợ mà anh ao ước. Như vậy là cái tài nói láo của anh cũng có hiệu quả.

 

        Anh PDT còn kể cho nghe chuyện anh bị Sáu Lơ cho mắc lỏm về vụ chài chim dồng dộc, tắc he, lá mía v.v..., chuyện anh Sáu Lơ dùng tên Ba của anh PDT để làm chuyện không hay nhưng Ba anh không giận. Làng Phú Hữu thì tôi cũng đã có thời gian sống qua khi còn thơ ấu vì ông bà tôi ở đó. Làng nằm ở phía bên kia Đèo Rọ Tượng và phía trên đường rầy xe lửa lên tới mé núi. Đây là làng chuyên về nông nghiệp và cả ngư nghiệp nữa. Phía trên làng là ruộng lúa phì nhiêu, cò bay thẳng cánh. Lớn lên mỗi lần tôi đi học xe lửa chạy ngang qua làng Phú Hữu đều thấy phong cảnh thật tuyệt vời với đồng xanh phơi phới, đàn trâu đang gặm cỏ, xa xa một cái chòi nhỏ nằm sát chân núi, bên cạnh đường xe lửa có một cái lạch nhỏ chạy song song, phong cảnh thật nên thơ hữu tình. Phía dưới đèo Rọ Tượng (đối diện với Làng Phú Hữu) là mặt trông ra biển. Trước khi ra biển là một vùng đầm lầy có rất nhiều cây đước và cua mộc. Từ đó đi ra biển thì có những dân chài đặt vó lưới thật rộng ở bốn góc để kéo lên bắt cá. Ngư dân có thể sống và ngủ ở cái chòi cạnh vó lưới. Ngó về phía Lương Sơn thì có hòn đảo nhỏ với cái am ở đó trông rất u tịch. Cảnh trí ở làng Phú Hữu thật đẹp khó quên.

 

        Rồi anh PDT kế tiếp chuyện anh Sáu Lơ xí gạt mọi người trong làng kể cả những người buôn bán đi xem đôi trai gái "sấp ngữa" gỡ không ra để cuối cùng mới biết là chuyện lèo. Chuyện anh Sáu Lơ xí gạt mấy ông đại diện xã Ninh Giang để làm giấy tờ khai sinh cho nhanh cho đứa con út của anh bằng cách nói láo chuyện ra ngoài đập đúc bắt cá tràu... về nhậu để cuối cùng ai nấy tranh nhau chạy ra ngoài đập thì chỉ thấy nước lênh láng. Và cuối cùng trước khi nhắm mắt anh Sáu Lơ còn có câu chuyện nói láo ở làng Tiên du bằng cách giả vờ đi mượn nôm ở mỗi nhà để ra đìa chú Triều ở Phú Thạnh bắt cá. Dân làng ai cũng không cho anh mượn nôm lại kéo nhau ra đìa bắt cá để rồi đến nơi chỉ thấy nước ngập mênh mông.

 

        Câu chuyện anh Sáu Lơ làm tôi liên tưởng tới chuyện anh Sáu ngón - công nhân làm lụng ở ngoài Giã (anh này đặc biệt là bàn chân tay nào cũng có 6 ngón). Hồi thập niên 50, một hôm anh nhìn lên trời thấy một luồng mây trắng ở trên cao thật cao kéo dài chạy như một đường thẳng từ hướng Đông lên hướng Tây. Anh Sáu ngón cũng chẳng biết ất giáp gì vì đây là lần đầu tiên anh và mọi người mục kích. Vậy mà anh chạy khắp làng hô hoán lên là có điềm trời báo hiệu chuyện kinh thiêng động địa sắp xảy ra khiến ai cũng hốt hoảng. Sau này người ta mới biết đó là vệt khói của chiếc máy bay B52 lần đầu tiên bay sang chiến trường VN thử nghiệm.

 

        Dù sao thì anh Sáu Lơ nay cũng đã về bên kia thế giới rồi nhưng những câu chuyện nói láo của anh cũng đã trở thành huyền sử. Cái hay là anh PDThức cũng nguyện ước cho anh Sáu Lơ được an nghỉ chốn suối vàng và câu nguyện ước cuối cùng của anh là nếu anh Sáu Lơ lỡ có bị xuống Diêm vương thì cái lưỡi của anh vẫn còn nguyên vẹn... Mong vy thay!

 

 

 

Xem tiếp kỳ 11

 

 

  

 

 

 

 

* Người X Vn

9/2009

Vườn Hoa Văn Học Nghệ Thuật
 

 

 www.ninh-hoa.com