Thơ & Truyện Nguyễn văn Thành                   |                 www.ninh-hoa.com



 Nguyễn Văn Thành

Cựu học sinh
 Trung học Trần B́nh Trọng, niên khóa 1960-1964.




Hiện cư ngụ tại
Minnesota, Hoa Kỳ.

 

 

 

 

 

 


Giấc Mơ Của
Chàng Lính Biển


Nguyễn Văn Thành
 

 

PHẦN 37
 

Bảo là kể chuyện buồn vui đời lính biển, ôi thôi nhiều và dài lắm hai bác ạ. Bởi v́ giữa biển trời mênh mông sóng nước, rất nhiều câu chuyện vui buồn luôn chờ đón người lính biển. Hai bác mà nghe cháu kể suốt cả ngày đêm không hết đâu. Buồn khổ cũng có mà vui sướng cũng nhiều, nói một cách nôm na là buồn vui lẫn lộn trong những chuyến công tác.

Những chuyến công tác tiếp nối thường là những cuộc hành quân đổ bộ hay yểm trợ quân bạn trên bờ, trên sông cũng như trên biển cho dù phải đương đầu ở mức độ hiểm nguy và gian nan như thế nào.

Bác gái ngắt lời:

- Biển rộng lớn ngoài sóng gió ra c̣n có hiểm nguy khác hả cháu ?

- Dạ, đúng vậy, thưa bác. Dù sông hay biển cũng đều có hiểm nguy hết bác ạ. Trên sông th́ như cháu đă kể chút ít rồi. Trên biển, người lính biển phải chống chọi rất vất vả trong những ngày biển động với sóng to gió lớn, và băo tố. Những lúc như thế, con tàu dao động như một quả lắc. Lắc trái lắc phải làm con tàu nghiêng ngă muốn lật úp do những làn sóng hung dữ đẩy tới. Sức sóng rất mạnh khiến người muốn tung ra khỏi ghế cho dù được cài dây nịt an toàn.

Theo sóng ngược mũi tàu chúi xuống, c̣n đuôi tàu phải hỏng lên mặt biển ḷi cả chân vịt quay tṛn như cái chong chóng. Trong khi sóng đập mạnh vào thân tàu nghe như vỡ nát ra từng mảnh vụn. Người lính biển phải chịu đựng những cái dằn rất mạnh, những cái ập phủ đầu do những ngọn sóng kế tiếp ùa tới, và nhất là không phải say sóng trong mọi t́nh huống do sóng gió gây nên, v́ nếu không người lính biển sẽ phải bỏ cuộc.

Dọc theo bờ biển có những đá ngầm, san hô và những băi cạn nửa nổi nửa ch́m rất nguy hiểm. Có những nơi san hô, đá ngầm rải rác rộng tới 4,5 hải lư, tàu hải hành ban đêm bốn bề tối đen như mực, người lính biển cần phải có kiến thức định tọa độ, hiểu biết hải đồ, dùng compas để xác định khoảng cách bằng hải lư, ước tính mức thủy triều, định vị echo qua màn ảnh radar, đọc máy đo chiều sâu,…để dẫn con tàu đi tới đích an toàn. Ngoài ra, người lính biển c̣n được huấn luyện biết cách mưu sinh ngoài biển, vớt người, xử dụng vũ khí hạng nặng như đại bác 105 ly, đại liên 2 ṇng 12 ly 7, bích kích pháo,…, cách cập cầu và tách bến.

Tàu tuần tiễu cận duyên, thả trôi lềnh bềnh trên biển cũng phải thay phiên canh gác cẩn thận v́ nếu không địch có thể bơi từ bờ ra khơi chém vè.

Nghe anh kể một mạch, bác gái rất thích nghe và đang đợi anh kể chuyện vui. C̣n em ngồi bất động, mải mê nh́n anh với đôi mắt biếc đượm chút buồn. Buồn v́ ngày mai anh đi, phải không nàng san hô đỏ của anh ?

Trong khi bác trai quay sang hỏi:

-Đơn vị hải quân đầu tiên của cháu ở đâu?

-Dạ, tại mũi Nhà Bè.

-Vậy là trong địa bàn Đặc khu Rừng Sát mà ngày xưa là căn cứ địa của Bảy Viễn.

-Dạ, chính xác ạ !

Nhân nói đến Đặc khu Rừng Sát th́ cháu có vài câu chuyện vui để kể cho bác nghe đây. Nhưng trước khi kể, cháu xin phép được sơ lược chút ít về đơn vị của cháu và địa danh đồn trú.

Ngay lúc ra trường, cháu nhận lệnh thuyên chuyển của Bộ Tư Lệnh Hải Quân về tân đáo Giang Đoàn 27 Xung Phong, trực thuộc Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm Trung Ương 214 đóng ở Cát Lái.

Giang Đoàn 27 Xung Phong tọa lạc tại mũi Nhà Bè cùng chung một mảnh đất với Giang Đoàn 22 Xung Phong. Ngoài ra c̣n có Giang Đoàn 57 Tuần Thám, Giang Đoàn 93 Trục Lôi, Căn cứ Hải Quân, Căn cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Hải Quân Nhà Bè, và Bộ Chỉ Huy Địa Phương Quân Đặc Khu Rừng Sát. Địa thế chật chội, lại có nhiều cơ quan quân sự Việt Mỹ phối hợp với một nhiệm vụ tối quan trọng là bảo vệ những đường sông và đường biển dẫn vào Biệt Khu Thủ Đô. Giao thông trên bộ lẫn dưới nước luôn luôn nhộn nhịp với tàu bè lớn nhỏ và xe cộ đủ loại.

Sông Sài g̣n là huyết mạch của thủ đô nối liền Nhà Bè thông với biển Cần Giờ, Vũng Tàu bằng đường thủy. Ḍng sông rộng lớn, nước sông chảy lờ đờ chậm chạp. Khi chảy đến mũi Nhà Bè, sông Sài G̣n rẽ thành hai nhánh sông: Ḷng Tảo và Soài Rạp. Sông Ḷng Tảo được coi như một trục giao thông chính chảy qua ngă Tam Thôn Hiệp, Tắc Ông Nghĩa, rồi Thạnh An, Vũng Tàu. Sông này sâu do đó có nhiều chiến hạm, và các tàu buôn lớn tầm cỡ quốc tế ra vào mỗi khi nước thủy triều dâng cao. Sông Soài Rạp là trục giao thông phụ, uốn khúc hơn chảy qua Quảng Xuyên và Vàm Láng, G̣ Công. 

Bởi thế, ta có câu ca dao lục bát bất hủ : 

"Nhà Bè nước chảy chia hai....
Ai về Gia Định Đồng Nai th́ về

Vấn đề an ninh tuyệt đối trên lănh thổ bao quanh và trên những sông này có một tầm vóc hết sức to lớn. Một trong những nhiệm vụ tối thượng được thượng cấp giao phó cho các đơn vị hải quân trong đó có Giang Đoàn 27 Xung Phong (GĐ 27 XP). GĐ 27 XP nhận lănh một phần lớn trách nhiệm tuần tiễu, công tác và hành quân với các đơn vị chủ lực chung quanh ngă ba. Phần quan sát và trật tự lănh thổ có Đại đội 999 (xám cẩu) địa phương quân trấn đóng tại giao điểm này. 

Cháu có mặt tuần tiễu dọc theo những con sông này trên những chiếc tuần giang đĩnh RPC, quân vận đĩnh LCM-6 hoặc tiền phong đĩnh Monitor. Có khi phải thức trọn đêm, thả tàu trôi lềnh bềnh hoặc sợ tàu ủi băi v́ neo không cắn, đương nhiên cháu cho nhân viên canh gác ḿn trôi và người nhái địch một cách kỹ lưỡng. Mỗi vài phút là một quả lựu đạn MK3 chống người nhái được liệng xuống nước nổ đùng dội vào thành tàu nghe vang vang. Khi có tàu buôn khổng lồ mắc cạn v́ nước ṛng, hoặc chạy nhanh ủi bờ v́ xuôi ḍng bánh lái không ăn, cháu phải vất vả hơn, canh gác nghiêm nhặt hơn cho tới khi nước thủy triều dâng cao và tàu ḍng kéo ra được. Có lúc cháu nhận công điện khẩn bất thần với công tác chuyển vận, cấp cứu bệnh nhân trong đó có các phụ nữ sinh đẻ, hoặc đón các toán bộ binh thay phiên ứng chiến nằm băi.

GĐ 27 XP thường đi sâu vào những vùng hoang vu của Đặc khu Rừng Sát, mật khu Bảy Viễn trong những chuyến hành quân phối hợp. Cháu có trách nhiệm chỉ huy và điều động bốn chiếc tuần giang đĩnh RPC tăng phái định kỳ tại Tắc Ông Nghĩa trong công tác yểm trợ tiếp vận các đơn vị địa phương quân và nghĩa quân đồn trú...

o0o

Từ khi bắt đầu chuyện "Nhà binh toàn tập", anh như ḍng sông được khơi nguồn, như con tàu đă huưt c̣i súp lê hồi ba, mạnh mẽ say sưa thao thao điểm lại những chiến công, chiến tích và những địa danh, tên gọi đă trở thành thân thuộc với cả nhà.

Ba em là một người lính bộ binh, đương nhiên ông rất quan tâm và thấu hiểu chuyện của người lính biển. Mẹ đă theo ba rong ruổi khắp bốn vùng chiến thuật, tuy chỉ lo việc nội trợ, nhưng cũng có thể gọi là "đồng đội thân tín" của ba, nên cũng dễ dàng đồng cảm với ba và anh. Riêng em, lắm lúc anh ngạc nhiên, là cô học tṛ ban C sao lại yêu thích những câu chuyện khá khô khan, và c̣n nhớ vanh vách nào là Giang Đoàn 27 Xung Phong, 44 Ngăn Chặn, 54 Tuần Thám, 93 Trục Lôi... , nào là Khu Trục Hạm, Hải Vận Hạm, Dương Vận Hạm, Tuần Duyên Hạm, Hộ Tống Hạm, Tuần Dương Hạm... , nào là Duyên Tốc Đỉnh, Tuần Giang Đỉnh, Quân Vận Đỉnh, Tiền Phong Đỉnh... Lại c̣n Alpha cùng với Tango... Cứ như một "Nàng Lính Biển" thứ thiệt, chính cống con nai vàng, chứ không phải... ngơ ngác con nai vàng như anh thường gọi.


( Sau này... xa nhau... rồi lại gặp nhau sau mấy mươi năm dâu bể, trong những câu chuyện đầu tiên, em vẫn như xưa, vẫn muốn nghe anh kể lại những ngày ấy, những ngày sóng gió hào hùng của chàng Hải quân Trung uư tuổi mới ngoài đôi mươi, quăng đời anh yêu thích và nhớ măi... )

 

 

 

 

Xem PHẦN 38

 

 

 

Nguyễn Văn Thành

Tháng 01/2016

 

 

 

 

 


 

 

Thơ & truyện Nguyễn văn Thành                |                 www.ninh-hoa.com