Thơ:

Truyện:

 

trang nhà www.ninh-hoa.com   |   Quan Dương Thơ & Truyện


Tôi và Nga

(Phần 1)

Sở thích của tôi và Nga không bao giờ giống nhau. Nga thích chăm sóc nhà cửa vườn tược và xem nhà cửa như là một ông chủ lớn để được Nga phục vụ. C̣n tôi th́ quan niệm nhà cửa chỉ là phương tiện để cho con người trú thân, là nơi để ḿnh săi tay săi chân trong lúc mỏi mệt. Sự khác nhau này là nguyên nhân gây ra chiến tranh hằng ngày và chẳng có dấu hiệu ǵ chứng tỏ sẽ chấm dứt. Tôi và Nga có một khoảng cách nhập nhằng lững lờ như hai ḍng nước, biết rằng cuối cùng sẽ gặp nhau ở biển, nhưng ở điểm xuất phát không bên nào chịu nhập lại. Mà dù cho một ḍng muốn tự nguyện nhập vào ḍng kia mà ḍng kia giăy năy không chịu th́ kể như đành hẹn.... kiếp sau. Mỗi chiều nh́n Nga lúi cúi ngoài vườn đến sẫm tối mới trở vào nhà, tôi xốn xang chịu không nổi. Mà nàng làm được việc ǵ cho cam, hôm nay bứng cây này chỗ này trồng vào chỗ kia, hôm sau bứng cây chỗ kia trồng vào chỗ này, bứng qua bứng lại sau một tuần là nàng lại ṃ ra home depot để mua một loạt cây mới để trám vào loạt cây cũ v́ bị nàng chăm sóc quá kỹ nên chịu không nổi ngă lăn ra héo queo. Trăm lần như một, hễ mỗi khi tôi bày tỏ cho Nga biết là tôi đang xốn xang th́ y như lần nào cũng như lần nào cũng đều bị Nga phang lại một câu cứng họng:

" Anh mà xốn xang? Chỉ giỏi đĩ miệng. Xốn xang sao không ra phụ giúp em một tay? "

Ừ nhỉ? Tại sao không giúp Nga một tay? Nhưng giúp ǵ đây? Tôi thấy rơ ràng nàng tự chuốc khổ vào thân, c̣n nàng trái lại không thấy điều đó. Kể ra làm người sáng suốt như tôi thật là đau khổ. 

"Vài ngày th́ em ra home depot một lần để mua một loạt cây mới về để trồng thay thế loạt cây cũ bị em làm chết. Phụ giúp em để làm hủy diệt cây cỏ anh không đành ḷng"
" Đúng là lư luận của những nhà đại lười biếng. Anh là nhà văn, vậy em hỏi anh, đọc sách mới với đọc sách cũ cái nào sướng hơn?"
"Đương nhiên đọc sách mới bao giờ cũng sướng hơn đọc sách cũ."
" Trồng cây như là đọc sách. Sách mới con chữ chưa bị xâm phạm bởi nhiều con mắt ḍm đọc và v́ thế cái hương vị của truyện cũng nồng nàn. Tinh chất của truyện cũng tṛn vẹn mới mẻ. Giống như trồng cây, cây mới trồng lúc nào mùi lá cũng thơm hơn cây cũ, nhất là những cây cũ đang chờ héo úa"
"Nhưng em làm nó héo úa"
"Rủi ro nghề nghiệp. Trồng có nghĩa là cấy xuống đất sự ước mơ chứ không phải vùi xuống đất niềm tuyệt vọng"
Lư với lẽ !!! Tôi muốn kêu trời.
" Nhưng tại sao em không tha cho anh, đừng áp bức anh lao động khổ sai được không?"
" Đă là vợ chồng th́ có phước cùng hưởng có nạn cùng chia. Làm sao tha cho anh ở không được trong lúc em phải chân lấm tay bùn như vầy?"
" Nhưng mà công việc ở hăng anh là công việc làm bằng tay chân, sau một ngày tơi bời hoa lá anh cần dưỡng sức"
"Em đi làm đâu có thua giờ anh đâu?"
" Em làm trong pḥng có máy lạnh c̣n anh làm ngoài trời với nhiệt độ 95 độ F."
" Những ông chồng của người khác họ cũng làm như anh nhưng họ đâu có thoái thác việc nhà giống anh."
" Chồng người ta là chồng người ta, c̣n chồng em là chồng của em sao em lại so sánh?"
" Em không so sánh. Chỉ muốn chỉ vạch cho anh thấy sự vô phước vô phần của em thôi. Với lại sau mấy chục năm kinh nghiệm sống bên cạnh một người đi trên mây dạy cho em một điều, dễ dăi với anh có nghĩa là tàn nhẫn với bản thân ḿnh."
" Em buộc tội thật lưu loát không hổ danh là vợ của một nhà văn."
" Nhà văn có ǵ ngon, chỉ tài tránh né vợ trốn vào chữ nghĩa để ích kỷ cho bản thân và.... ngoại t́nh tư tưởng."
" Nhưng họ là những người can đảm đă dám sống trung thực với cảm xúc của con người. Họ dám dùng chữ nghĩa để diễn đạt những điều mà người thường không làm được."
" Sao anh không nói luôn họ dám làm thơ t́nh tặng người khác không phải vợ ḿnh?"
" Đúng, họ tự nguyện nhả tơ để làm đẹp cho đời mà không cần đáp trả. Em thử nghĩ xem nếu cuộc sống này mà không có nhà thơ, nhà văn th́ sẽ ra sao? Có phải buồn chán và đơn điệu lắm không? Cũng có những nhà văn, nhà thơ làm thơ tặng vợ vậy? "
" Chẳng qua chỉ là núp trong chiêu bài đó để t́m an toàn. Em dám cá với anh là mười ông làm thơ tặng vợ hết tám ông có tội nên mới đoái công mà thôi."
" Tội ǵ?"
" Tội lấy ḷng vợ. Thử hỏi nếu các nhà thơ quang minh chính đại th́ đâu cần phải làm thơ hối lộ "
" Lấy ḷng vợ mà cũng kết thành được tội? Có anh trong số đó không?"
" Đương nhiên"
" Vậy sao em không có biện pháp?"
Tôi ngớ ngẩn hỏi và hết hồn khi biết ḿnh lỡ miệng. Từ bấy lâu nay Nga vẫn áp dụng chính sách bao vây kinh tế để áp đặt lên tấm check lương hàng tuần. Nga quan niệm có thực mới vực được đạo, hàng tuần xiết chặt hầu bao là bảo đảm và chắc ăn nhất. Ngoài tiền đổ xăng và thuốc lá, Nga cúp tất cả các ngân khoản sinh hoạt linh tinh, vậy mà đôi lúc nàng vẫn c̣n sợ tôi dư dă chút đỉnh để mà sanh hư. Nga đang chờ thời cơ thuận tiện để cúp luôn thuốc lá phí bởi v́ Nga nghĩ thế kỷ 21 một con người văn minh là một con người không hút thuốc lá. Nay tôi hỏi ngớ ngẩn như thế chẳng khác nào tạo ra lư do chính đáng để nàng xiết gọng kềm. Trong khi khói thuốc là người bạn thân thiết chung thủy đă cùng tôi chia ngọt xẻ bùi ngay từ năm tháng tôi bước chân vào đời học làm người lớn. Biết bao người con gái đến với tôi hành hạ tôi đau khổ rồi đá đít tôi một cách không thương tiếc, khói thuốc vẫn thủy chung ở lại. Người ta bảo khói thuốc tàn phá sức khoẻ, làm giảm thọ thời gian hiện hữu, nhưng tôi thấy nếu không có khói thuốc chia xẻ cùng tôi trong những lần thất t́nh, thất chí, trong những tháng năm côi cút trên rừng cao heo hút th́ đến hôm nay đă không c̣n tôi hiện hữu. Tóm lại khói thuốc giết người nhưng giết một cách âm thầm, êm dịu, c̣n con người giết con người th́ giết một cách tàn bạo, đau đớn. Tôi vốn yếu đuối về tinh thần, thôi th́ đằng nào trước sau ǵ cũng chết, thà để khói thuốc giết êm dịu thú hơn là để t́nh người hành hạ đau đớn.
"Anh muốn em có biện pháp lắm hả ? Dễ dàng thôi"
" Đâu có."
Suy nghĩ của tôi và Nga cũng không giống nhau. Nga thường nói :
"Các nhà văn nhà thơ thừa thiếu nhị thiếu thực tế, khi có gia đ́nh rồi đều ưa nói dối lại lười biếng. Đó là kinh nghiệm em thu thập được sau một phần tư thế kỷ theo anh. Do vậy em mong con ḿnh đừng bao giờ vướng vào nhà văn nhà thơ để khỏi phải đau đầu như em."
Những người bạn lớn tuổi chơi với tôi thường bảo :
" Vợ là người đàn bà ở cạnh ta, chuyên môn cằn nhằn vào tai ta những lời hữu lư khó nghe và làm ngược lại suy nghĩ của ḿnh."
Để xác định lại những điều trên, tôi lựa lúc hai vợ chồng đang âu yếm nhất, tôi hỏi Nga:
" Sau mấy chục năm can đảm sống cùng nhau, em c̣n yêu anh không?"
Nga lim dim :
" Không."
Khuôn mặt " phê" thấy rơ vậy mà trả lời không, Nga đúng là đang giả dối một cách thật thà. Điều này chỉ khiến tôi thêm yên chí nàng chuyên nói điều ngược lại. Những ǵ nàng kết án xem như là những lời khen tặng. Yên tâm như thế nên tôi mặc sức tha hồ thả hồn đi mây về gió vào bất cứ lúc nào có thể. Tôi b́nh thản bỏ ngoài tai những lời âu yếm săn sóc và để vào tai những lời cằn nhằn kiểu đàn bà của nàng. Một hôm, bỗng nhiên đẹp trời, Nga hỏi tôi:
"Nếu có một bà tiên hiện ra cho anh một điều ước th́ anh ước ǵ?"
" Anh không ước ǵ hết"
" Tại sao?"
" Tại v́ không linh nghiệm"
" C̣n nếu em cho anh một điều ước?"
" Anh ước sau mỗi ngày đi làm về không phải làm ǵ. Sau khi tắm rửa sạch sẽ được nằm dài trên sofa sai bảo em làm việc phục vụ anh, nhất là chiều thứ sáu không phải cắt cỏ hàng tuần."
" Ước chi mà nhớt thây quá độ. Đúng là má em có một sự lầm lẫn"
" Lầm lẫn ǵ?"
" Má em tưởng trên thế gian này vẫn c̣n đàn ông tốt, siêng năng nên mới đẻ ra em."
" Má em đâu có lầm lẫn?"
" Nếu không lầm lẫn th́ đă không đẻ ra em để phải làm tôi làm mọi hầu hạ cho anh suốt ngày"
" Em than thở như vậy chẳng khác nào khước từ một thực tế thánh thiện mà ông tơ bà nguyệt đă thắt chỉ cột vào" 
Nàng lắc đầu ngao ngán :
" Số em xui tận mạng nên mới gặp anh và lấy anh"
" Số em hên hết cỡ mới chộp được anh, v́ anh là người em cần phải có để xài xể và trút bỏ những bực bội. Sống ở đời làm sao tránh khỏi va chạm, nếu anh không đưa thân ra hứng th́ em đổ vào đâu?"
Sẵn trớn tôi xổ luôn:
"Em rất cần có anh, v́ em là cái nồi cần anh làm nắp đậy. Em là ổ khóa cần anh làm ch́a. Em là một cái mâm đă kiếm đúng ra anh bồn cầu vừa vặn. Anh với em là như thế rất cần thiết cho nhau, không thể thiếu"
" Sao không nói luôn anh là một con người chuyên môn lười biếng."
" Đại trượng phu không có nghĩa là không có quyền lười biếng"
Thấy tôi bắt đầu cù nhầy, Nga dùng quyền ladies fist áp đảo:
" Không căi với "đại trượng phu" nữa. Vào kho mang máy cắt cỏ ra làm việc mau "
Tôi c̣n đang ngần ngừ găi đầu :
"Anh có chịu đi cắt cỏ hay không th́ nói? Nếu anh không làm th́ em làm"
Chưa dứt lời, không cần đợi phản ứng của tôi, nàng vào nhà kho, h́ hục đẩy chiếc máy cắt cỏ hiệu Craftsman ra. Chiếc máy cắt cỏ cồng kềnh đứng cạnh tướng tá liễu yếu đào tơ của nàng trông thật nặng nề, thô kệch. Thấy không c̣n cớ hoăn binh được nữa, tôi đành bảo:
" Thôi để đó anh làm"
" Không cần"
Tôi gằn giọng:
" Anh bảo để đó anh làm" 
và hạ giọng:
" Nếu em không nghe lời th́ kể như em cướp đoạt nghĩa vụ làm chồng của anh"
" Không dám cướp đoạt đâu. Anh ĺ lợm không biết nghe lời nên có dịp hành tội anh th́ đó cũng là niềm vui của em"

Nga trả miếng, nhưng lại đùn máy cắt cỏ qua tôi. Con cái nhà ai khôn lơi, phản ứng bén nhạy chứ không mơ màng lù đù chậm chạp. Tôi nh́n đám cỏ thở dài. Chiều, trời trong. Nắng đẹp. Giá như đừng làm ǵ hết th́ sung sướng biết là dường nào. Tôi vừa làm vừa nh́n trời ngắm đất mà thả hồn phiêu lăng tận đâu đâu. Có lẽ Nga nói đúng, nhà văn, nhà thơ thường thừa tế nhị thiếu thực tế. Vợ theo canh me đ́ sói trán, tôi vẫn không bỏ nỗi cái tật ưa mơ mộng của ḿnh. Nh́n những ngọn cỏ xanh chung quanh nhà, mơn mởn cao ngang tầm đầu gối, tôi thường nhớ về những cánh đồng cỏ của tuổi thơ ấu ngày xưa với những chiều lang thang trên hoàng hôn. Tôi ao ước được cỡi những chú cá rô đồng lội lên trời để xem trái đất xanh đến dường nào. Tuổi ấu thơ tôi thường đi t́m những cánh diều ngủ quên trên cánh đồng mùa hạ, trong những buổi trưa trời nắng cháy bỏng da. Mùa hạ làm cháy những sợi tơ trời giăng trong mắt, tôi cùng ai thả cánh diều bay cao trên bầu trời bao la và xanh thẳm? Mùa hạ, mon men lật từng những lổ chân trâu t́m chú dế than đang ẩn ḿnh núp trốn, và tiếng dế gáy vang dưới trời êm ả như tiếng tôi gọi mùa hè về đậu trên vai. 

" Lại mơ với mộng không lo làm việc"
Máu "nghệ sĩ " chợt nổi cơn bất tử, tôi dùng chiêu thức lăng mạn 
" Em à!"
Nga cộc lốc:
" Ǵ nữa đó?"
" Hay là sáng mai anh dậy sớm để làm nha. C̣n bây giờ em hăy đến đây, anh chỉ bả vai của anh cho mà xem"
" Có ǵ mà xem? Vẫn là bả vai xẹp lép toàn xương xẩu"
" Điểm then chốt không phải ở chỗ xương xẩu mà ở chổ xem để thấy giữa bờ vai người đàn ông thương vợ với bờ vai của người thường quả là có sự khác biệt"
" Khác biệt nhau chỗ nào, em thấy vai nào chả là vai?"
" Đâu có thể nói như thế, em hăy xem. Bả vai của anh có h́nh cong như h́nh mái nhà, đó chính là mái nhà dùng để che gió che mưa cho em. Có h́nh ngang như bờ thành chính là chỗ để em tựa đầu ngă vai trút phiền năo mỗi khi gặp bất trắc ở đời"
" Em chỉ thấy xương trũng xuống có thể chưá đầy chén gạo"
"Em không tin? Nếu không tin em hăy thử ngă đầu lên xem, em sẽ thấy xuất hiện nhiều vô số cảm giác trong ḷng em"
" Thôi xạo vừa vừa vậy cha. Ngă đầu lên vai cha chỉ cấn xương đau thêm. Muốn mánh mung ǵ đây?
Khi nàng gọi bằng "cha" có nghĩa là nàng đă quên hết điều ǵ vừa rồi đă sai bảo. Tôi chộp vội lấy thời cơ hiếm hoi : 
" Sao em khoái "lăng mạ" anh dữ vậy?"
" Bởi v́ đó là niềm vui của em sau một ngày đi làm cực nhọc"

(xem phần 2)

.

Quan Dương Thơ & Truyện    |   Trở Về Trang Nhà - www.ninh-hoa.com