Đầm Nha Phu - Ảnh: Dương Tấn Long

XỨ NINH: THẮNG CẢNH & DI TÍCH - Vinh Hồ

   
 XỨ NINH:  THẮNG CẢNH & DI TÍCH

 Phần (1)   |  Phần (2)  |   Phần (3)   |    Phần (4)   |   Phần (5)   |  Phần (6)  |  Phần  (7)  |

       Phần  (8)  |    Phần  (9)  |   Phần  (10)   Phần  (11)   Phần  (12)     Phần  (13)


  
 
www.ninh-hoa.com

 

Bản Đồ Ninh Ḥa      Biển Đại Lănh     Vũng Rô      Núi Đá Bia     Đèo Cổ Mă    Chùa Xuân Tự


Phần 12:
 


Tại Xứ Ninh hầu như làng nào cũng có một ngôi đ́nh, ở đây chúng tôi xin giới thiệu 3 ngôi đ́nh vừa cổ kính vừa xinh đẹp mà theo thiển ư đây là ba ngôi đ́nh tiêu biểu tại huyện Ninh Ḥa:

 Đ̀NH MỸ HIỆP:

Tọa lạc tại làng Mỹ Hiệp xă Ninh Hiệp huyện Ninh Ḥa, nằm sát Quốc lộ 1 gần Kho Thuốc Lá Ninh Ḥa (gọi là Bataillon) mặt tiền hướng ra quốc lộ tức là xây về hướng biển Đông .

Theo Xứ Trầm Hương, vào cuối đời Vua Tự Đức (1848-1883) làng Mỹ Hiệp trùng tu xong ngôi Đ́nh Mỹ Hiệp có mời Ông Nguyễn Khanh người làng Vơ Cạnh huyện Vĩnh Xương (đậu Tú Tài triều Tự Đức văn hay chữ tốt, về sau hưởng ứng Cần Vương đứng lên chống Pháp tuẫn tiết năm 1886)) ra viết giùm chữ "Thần" bằng Hán tự nơi vách Đ́nh để thờ. Ông viết nét chữ to lớn mạnh mẽ, riêng nét sổ th́ thẳng băng rắn rỏi như cây cột mun, cho nên chữ "Thần" trông oai nghi lẫm liệt như là đă hóa Thần.

Qua đó chúng ta biết Đ́nh Mỹ Hiệp đă có một lần đại trùng tu vào cuối thời Tự Đức, như vậy thời gian tạo lập đ́nh được ước tính từ cuối thời vua Tự Đức trở về trước, tức là trong quăng thời gian từ lúc lập làng vào hậu bán thế kỷ thứ 17 đến hậu bán thế kỷ 19.

Anh Trần Thế Vinh có cho biết năm 1950, đ́nh Mỹ Hiệp được Thủ Hiến Phan Văn Giáo người làng Mỹ Hiệp, cho đại trùng tu quy mô thành một ngôi đ́nh hoàn toàn mới, đẹp, cổ kính mà nghệ thuật kiến trúc chạm trổ đứng hàng đầu trong tỉnh Khánh Ḥa.

Tóm lại, ngôi Đ́nh Mỹ Hiệp được tạo lập từ hậu bán thế kỷ 17 đến hậu bán thế kỷ 19, có một lần trùng tu thời Tự Đức và được cất lại vào năm 1950 là một ngôi đ́nh độc đáo nhất tại xứ Ninh.

Tác giả Nguyễn Văn Thành trong bài "Ninh Ḥa Địa Lư Khái Quát" đă viết như sau:

"Đ́nh Mỹ Hiệp ở Thị trấn Ninh Ḥa tiêu biểu kiến trúc cổ với nghệ thuật chạm trổ điêu khắc mỹ thuật, lớn và linh thiêng tọa lạc sát Quốc lộ 1."

  Đ̀NH XUÂN H̉A:

Tọa lạc tại làng Xuân Ḥa, xă Ninh Phụng, huyện Ninh ḥa, nằm sát Quốc lộ 21 gần Trụ sở mới của Xă Ninh Phụng, mặt tiền nh́n ra quốc lộ tức xây về hướng Nam, có ḍng sông Cái chảy quanh co sau lưng Trường Cấp 1, 2 Ninh Phụng.

Theo anh Phạm Ngọc Cửu, người làng Xuân Ḥa cho biết đ́nh Xuân Ḥa được đại trùng tu (xây mới) vào đầu thập niên 50.

Đ́nh Xuân Ḥa trông cổ kính, riêng về mặt kiến trúc chạm trổ cũng thật là tinh tế tuyệt vời.

 Đ̀NH ĐIỀM TỊNH:

Tọa lạc tại đầu làng Điềm Tịnh xă Ninh Phụng huyện Ninh Ḥa. Đ́nh nằm trên một khu đất rộng, cao ráo, thoáng đăng, không nhà cửa. Sau lưng và 2 bên đ́nh là G̣ Đ́nh, G̣ Tháp, xa xa là dăy núi Vọng Phu và núi Đá Bàn ẩn hiện. Đ́nh xây về hướng Nam nh́n xuống cánh đồng Điềm Tịnh nằm dọc theo sông Đá và cánh đồng Xuân Ḥa nằm dọc theo sông Cái lượn lờ sau hàng tre. Đặc biệt nhất là hàng me cổ thụ tỏa bóng mát sau đ́nh và cây gạo đại thụ trên 300 tuổi có tàng lá sum sê như tàn lộng đứng che phía dưới đ́nh mà bên cạnh là khu Mă Tháp có cả chục ngôi Bảo Tháp vươn cao với những đóa sen x̣e nở tô điểm cho quang cảnh ngôi đ́nh càng thêm xinh đẹp.

Có 2 câu ca dao tả cảnh đẹp của một ngôi đ́nh thời xưa:

Hôm qua tát nước đầu đ́nh
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Về phong cách kiến trúc, Đ́nh Điềm Tịnh thiên về đường nét thẳng và mạnh, nhất là hàng cột với nhiều cây cột tṛn đứng ngay hàng trước thềm đ́nh trông uy nghi, làm du khách liên tưởng đến lối kiến trúc trụ tṛn độc đáo của người Hy Lạp cổ.

Ảnh: Vinh Hồ

Hằng năm cứ đến ngày 16 tháng Hai ta trăng tṛn và sáng th́ dân làng Điềm Tịnh lại tập trung về đ́nh để dự lễ cúng Xuân. Buổi lễ diễn ra trong đêm theo đúng nghi thức như đă tŕnh bày ở phần Đ́nh Làng, chỉ thêm một Lễ Rước Sắc Thần trọng thể từ Chùa Thiên Bửu về Đ́nh Làng tiến hành vào 5 giờ chiều. Đoàn Rước Sắc đi thành 2 hàng dài có cờ xí tung bay có chiêng trống rộn ràng và lễ nhạc nghiêm trang.

Đ́nh Điềm Tịnh là một di tích cổ kính như phần đông những ngôi đ́nh cổ kính tại xứ Ninh nhưng về phương diện cảnh quang và phong thủy th́ tại huyện Ninh Ḥa không dễ ǵ t́m một ngôi đ́nh có cảnh quang đẹp đẽ và phong thủy lư tưởng như ngôi Đ́nh Điềm Tịnh.

  MIẾU BÀ:

Hầu hết tại các làng ở xứ Ninh xưa đều có xây miếu thờ Bà Thiên Y A Na, gọi tắt là Miếu Bà. Thường miếu nào cũng có một số ruộng đất để dùng vào việc nhang khói vào các ngày Rằm, mùng Một hay tế tự do tư nhân cúng hoặc do làng trích công điền công thổ. Hàng năm tại miếu có lễ Khai Xuân vào khoảng mùng Tám đến Rằm tháng Giêng ta, lễ vật toàn đồ chay bánh trái chè xôi... Riêng lễ Tất Niên từ 23 đến 27 tháng Chạp cúng mặn và đặc biệt phải có hai bộ tam xên. Nghi thức tế miếu cũng giống như tế đ́nh.

Xin trích Văn Tế Miếu Bà đă được dịch từ nguyên văn chữ Hán:

"Tại nước Việt Nam, năm... tháng... ngày... tỉnh... huyện... xă... thôn...
Đồng thôn chúng tôi cử ông... làm chánh tế hợp cùng quan viên hào mục thiện nam tín nữ lớn bé, sắm sửa lễ vật gồm có...

Kính dâng lên:

Bà Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi hồng nhơn phổ tế linh ứng trang nghiêm
  Thượng đẳng Thần.

Ngũ hành Thần nữ nương nương.

Nhị vị Thần nữ

Sơn lâm Chúa tướng Lư Nhĩ chi Thần

Thần đương niên hành khiển hành tinh

Tả ban liệt vị, hữu ban liệt vị

Mà thưa rằng:

Kính lạy Thánh Mẫu, Bà sinh ra rất lạ, giáng thế khác thường. Bà là giống Tiên nên hay t́m giống dưa mà thưởng thức là vị thiên hương nên thác nhập vào cây kỳ hương. Với một gốc cây vượt qua sóng gió hàng vạn dặm. Bà bay vụt qua kết nghĩa trăm năm ở miền Bắc Hải. Vài ba năm sau Bà trở lại Quê hương, ngôi Bảo Tháp được xây cao ngất ở phương Nam. Ban đêm khi có tiếng sấm và hào quang Bà đi lại, một dăi ánh sáng như sao bay theo. Khi dân chúng thiết lễ cầu mưa th́ có mưa, trăm họ được thấm nhuần ơn nước cam lồ thơm tho mát dịu.

Nay nhân tục lệ đă đến, kính dâng lễ mọn, nguyện xin: Tinh anh Bà phảng phất đâu đây, trên cao soi xuống chứng giám ḷng thành. Cầu mong Bà là bậc Thánh lưu phước, bậc Thần lưu ơn, ban rải và giúp cho phước lành bằng cách bảo vệ trong làng được trên thuận dưới ḥa, trẻ già trật tự, giúp trong làng được thuần phong mỹ tục, dân vật an ninh.

Lại mong chư vị Tôn Thần ban thêm ân huệ.

Nay kính."

 MIẾU BÀ LÀNG ĐIỀM TỊNH:

Tọa lạc tại làng Điềm Tịnh, xă Ninh Phụng, huyện Ninh Ḥa. Miếu Bà nằm kế ngôi Đ́nh Làng về phía Đông núp bóng dưới cây gạo đại thụ có trên 300 tuổi mà bên cạnh là ngôi Cổ Tháp Bửu Dương 7 tầng kiến trúc xinh đẹp từ thời Tây Sơn.

Miếu Bà và Đ́nh Làng được xây dựng từ thuở lập làng cách nay trên 300 năm tại khu vực g̣ Đ́nh Cũ gần đập đúc Điềm Tịnh. Năm 1951 miếu và đ́nh được dời về khu vực đầu làng Điềm Tịnh ngày nay, xây mới bằng gạch lợp ngói âm dương.

 

  

 

Đọc:  Xứ Ninh: Thắng Cảnh và Di Tích  - 

 Phần 1       Phần 2       Phần 3       Phần 4       Phần 5     Phần 6    Phần 7

 Phần 8       Phần  9      Phần 10    Phần 11   Phần 13

 

 

          VINH HỒ
(Orlando, Tháng 10/2004)

Tài liệu tham khảo:

Lược sử Chùa Thiên Bửu, 1993, Ban Hộ Tự và Tổ Sử
Lịch Sử Chùa Huệ Thành Hội Quán, Đường Sơn (Quách Cảnh dịch)
Lịch Sử Chùa Trường Thọ, Ban Hộ Tự
Lịch Sử Chùa Phật Học, Ban Hộ Tự
Sơ Lược Lịch Sử Chùa Khánh Long, Nguyễn Khánh Vân
Tiểu Sử Chùa Sắc Tứ Thiên Ân, Ban Hộ Tự
Lịch Sử nhiều Chùa đăng trên: www.ninh-hoa.com
  <http://www.ninh-hoa.com>
Đôi Nét Lịch Sử về Giáo Họ Mỹ Hoán, Linh mục Trần Văn Điện
Lịch Sử Thánh Thất Đại Cát, Hiền hữu Vơ Sự
Non Nước Khánh Ḥa, Nguyễn Đ́nh Tư
Xứ Trầm Hương, Quách Tấn
Ninh Ḥa Lịch Sử Khái Quát, Nguyễn Văn Thành
Dốc Lết, Dương Tấn Long
Lăng Bà Vú, Thùy Trang
Suối Nước Nóng Dục Mỹ, Phó Đức Lâm
Trở Về Thăm Suối Nước Nóng - Hà Thị Thu Thủy
Đặc san Khánh Ḥa Nha Trang, FL, TX, Nam CA, Bắc CA (nhiều số)
Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim
Sài G̣n 300 năm cũ, Nguyên Hương Nguyễn Cúc
Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Thượng Tọa Mật Thể
Lược Sử Phật Giáo Việt Nam, Thích Minh Tuệ