NGUYỄN VĂN NGHỆ
 


 

Cùng Một TÁC GIẢ
 

  Chữ KHIÊM Trong Cuộc Sống Thường Ngày

  Lịch Sử Chùa TỔ Đ̀NH THIÊN PHƯỚC

  Tác Phẩm VIỆT NAM
SỬ LƯỢC Thăng Trầm Theo Ḍng Thời Gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

www.ninh-hoa.com

 

 


TÁC PHẨM

VIỆT NAM SỬ LƯỢC

THĂNG TRẦM THEO
D̉NG THỜI GIAN

            

 

   Tác phẩm Việt Nam sử lược được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920, tính đến nay đă được 93 năm. Trong khoảng thời gian ấy chúng ta cùng nh́n lại những bước thăng trầm của nó.

1- Trước tháng 7 năm 1954.

   Tuy chưa được tận mắt thấy, tận tay cầm tác phẩm Việt Nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim xuất bản lần đầu tiên nhưng tôi được thấy trang b́a tác phẩm Việt Nam sử lược tập thứ nhất do Nhà xuất bản Trung Bắc Tân Văn xuất bản lần thứ nhất vào năm 1920 trên trang Wikipedia tiếng Việt. Sách được in thành hai tập: Tập thứ nhất và Tập thứ nh́ (gọi là “tập” chứ không gọi là “quyển”).Trên cùng của trang b́a là bốn chữ “ Việt Nam sử lược” bằng chữ Hán, bên dưới bốn chữ ấy là bốn chữ “Việt Nam sử lược”bằng chữ quốc ngữ và kề bên dưới là ḍng chữ bằng tiếng Pháp: “Précis d’histoire Việt Nam”.Sau năm 1920 Nhà xuất bản Trung Bắc Tân Văn có tái bản nữa hay không th́ chúng tôi không có tài liệu để tham khảo.

 

   Cho đến giữa năm 1954 Nhà xuất bản Tân Việt đă năm lần xuất bản tác phẩm Việt Nam sử lược. Hiện tôi đang sử dụng ấn bản Việt nam sử lược in lần thứ năm, ấn bản này được in xong vào ngày 20 Mars 1954 (20/03/1954). Qua trang Wikisource tôi được thấy trang b́a Việt Nam sử lược in lần tư vào năm 1951. Trong bài “Sự thật về Trần Trọng Kim và Việt Nam sử lược”(được đăng trên nhiều trang mạng) học giả An Chi nói là ông sử dụng tác phẩm Việt Nam sử lược dày 588 trang do Nhà xuất bản Tân Việt in và phát hành tại Sài G̣n năm 1949. Ông không nói in lần thứ mấy? Có thể đây là ấn bản in lần thứ ba chăng ?C̣n hai lần in trước không biết vào năm nào, tôi chưa tiếp cận được.

 

2- Sau ngày chia đôi đất nước.

 

       a-  Miền Bắc: Quan điểm của những người theo chủ nghĩa Mác xít th́ không có thiện cảm với Việt Nam sử lược. Nhà văn Đào Xuân Quí- tập kết ra miền Bắc- ghi lại việc học môn lịch sử thời c̣n bé tại Trường Tiểu học Pháp- Việt Ninh Ḥa (Khánh Ḥa): “…C̣n sử Việt th́ học rất sơ sài, chủ yếu là dựa vào quyển Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, bị xuyên tạc đi rất nhiều”(1). Với quan điểm “bị xuyên tạc” cho nên Việt Nam sử lược không được xuất bản ở miền Bắc, nên việc muốn tiếp cận Việt Nam sử lược rất khó khăn.Theo lời của ông Mai Khắc Ứng kể vào thời điểm cuối năm 1962: “…Thầy Đặng Huy Vận đă lôi dưới đáy rương ra cho tôi mượn cuốn sách mà thầy Vượng khuyên tôi t́m đọc. Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim thời đó là sách cấm. Pḥng đọc hạn chế của Thư viên Quốc gia ở số 31 đường Trường Thi cũng không ló ra”(2). 

 

       b-  Miền Nam: Sau khi chia đôi đất nước, Nhà xuất bản Tân Việt tiếp tục cho in tác phẩm Việt Nam sử lược và ấn bản in lần thứ sáu được in xong vào ngày 25/04/1958 ( một người bạn đă cho tôi mượn ấn bản in lần thứ sáu để đối chiếu với ấn bản in lần thứ năm và các ấn bản mới được in gần đây ). Sau năm 1958 có tiếp tục in nữa hay không th́ chúng tôi không có tài liệu tra cứu.

 

    Năm 1971 Trung Tâm Học Liệu thuộc Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Ḥa cho xuất bản lần thứ nhất tác phẩm Việt Nam sử lược với số lượng 80.000 cuốn. Lần xuất bản này tác phẩm Việt Nam sử lược được chia thành hai quyển: Quyển 1 và Quyển 2.   

 

  3 - Sau ngày thống nhất đất nước.

    Một thời gian dài sau năm 1975 tác phẩm Việt Nam sử lược vẫn chưa được xuất bản ở Việt Nam. Vào những năm cuối của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tác phẩm Việt Nam sử lược bắt đầu cho xuất bản trở lại ở Việt Nam. Nhiều Nhà xuất bản đă cho xuất bản tác phẩm này. Việc tiếp cận tác phẩm Việt Nam sử lược hiện nay rất là dễ dàng.

 

4- Những khác biệt giữa các ấn bản Việt Nam sử lược gần đây và ấn bản của nhà xuất bản Tân Việt.

    Đa số các Nhà xuất bản gần đây khi cho xuất bản tác phẩm Việt Nam sử lược hầu như “ gần đúng” với nguyên bản, có nghĩa là không thêm thắc điều ǵ vào cả. Đa số đều không có Lời Nhà xuất bản. Với Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin th́ Lời Nhà xuất bản có ghi: “ Tuy nhiên, cuốn sách được viết dưới chế độ thực dân phong kiến nửa thuộc địa nên không khỏi có đôi điều hạn chế về cách nh́n nhận cũng như thiếu sót về mặt sử liệu”.   

   Bởi vậy, những chỗ sai sót so với chính sử hiện nay, chúng tôi xin được phép lược bỏ hoặc có chú thích- ghi rơ biên tập(BT) ở dưới để bạn đọc tiện theo dơi so sánh”(3)

   Các từ ngữ mà cụ Trần Trọng Kim dùng khi viết Việt Nam sử lược như: Giặc cướp; khởi loạn; biến loạn; giặc giă ; quấy nhiễu; loạn; phiến động; đánh dẹp; bảo hộ…đều được Nhà xuất bản chú thích lại.

   Riêng trong Quyển 4: “ Tự chủ thời đại” ở Chương 6: “ Công việc họ Nguyễn làm ở xứ Nam” theo nguyên bản có tất cả 9 mục nhưng khi Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin cho xuất bản đă bỏ bớt mục số 6: “ Lấy đất Chiêm Thành” và mục số 7: “ Mở đất Nam Việt và sự giao thiệp với Chân Lạp”. Nhà xuất bản chỉ ghi ở cuối trang ḍng chữ “Lược bỏ 5 trang (BT)”

   Nhà xuất bản Thanh Hóa khi cho xuất bản Việt Nam sử lược đă cho in giống như Việt Nam sử lược của Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin từ chú thích (BT) cho đến số trang chỉ trừ không có Lời Nhà xuất bản mà thôi.

   Với Nhà xuất bản Đà Nẵng th́ Lời Nhà xuất bản ghi như sau: “Do sách xuất đă lâu nên ngôn ngữ cũ và số liệu có vài chỗ chỉ phù hợp với t́nh h́nh xă hội thời bấy giờ. Tuy vậy, lần tái bản này, chúng tôi vẫn giữ nguyên bản đă được xuất bản lần đầu, chỉ bỏ phần chú thích bằng Hán Nôm là loại chữ mà bạn đọc Việt Nam ngày nay ít dùng”(4).

   Như vậy chỉ có Nhà xuất bản Đà Nẵng là không có phần chữ Hán Nôm khi xuất bản Việt Nam sử lược

   Ở cuối bài “ Nước Việt Nam” trong những trang kề sau bài Tựa, hầu như đại đa số các Nhà xuất bản cũ cũng như gần đây đều in: “Nay ta nên theo từng thời đại mà chia sách Việt Nam sử ra 5 quyển để cho tiện sự kê cứu”. Với Nhà xuất bản Thời Đại không gọi “ 5 quyển” mà gọi “5 phần”: Phần 1; Phần 2…(5)

 

  5 – Tuyên bố giữ “nguyên bản” nhưng lại là “dị bản”.

  Tất cả các Nhà xuất bản gần đây khi cho xuất bản Việt Nam sử lược đều nói giữ đúng nguyên bản. Sự thật có đúng như vậy không?

   Trong bài “Tổng kết” ở cuối tác phẩm Việt Nam sử lược các Nhà xuất bản gần đây đă in lại “nguyên bản” câu sau: “Mặc dù nước Việt Nam hiện nay được hoàn toàn độc lập, nhưng sự hay dở trong tương lai chưa biết ra thế nào? Song người bản quốc phải biết rằng phàm sự sinh tồn tiến hóa của một nước, là ở cái chí nguyện, sự nhẫn nại và sự cố gắng của người trong nước. Vậy ta phải hết sức học tập, mà giữ cái tâm trí cho bền vững th́ chắc tương lai c̣n có nhiều điều hy vọng”(6).

  Nếu người tinh ư khi đọc đến đoạn: “Mặc dù nước Việt Nam hiện nay được hoàn toàn độc lập” th́ sẽ đặt câu hỏi: Cụ Trần Trọng Kim soạn Việt Nam sử lược vào những năm trước 1920 là thời điểm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ chẳng lẽ cụ không phân biệt được đâu là độc lập, đâu là lệ thuộc mà lại hạ bút viết một câu sai sự thật lịch sử một cách trầm trọng như vậy?

   Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin và Nhà xuất bản Thanh Hóa in đoạn ấy trong bài Tổng kêt như sau: “Mặc dù nước Việt Nam hiện nay sự hay dở tương lai chưa biết ra thế nào? Song người bản quốc phải biết rằng…” (7). Lại càng xa “nguyên bản” hơn nữa!

   Các Nhà xuất bản gần đây khi cho xuất bản Việt Nam sử lược đều dựa vào “nguyên bản” nhưng “nguyên bản” lại là ấn bản Việt Nam sử lược do Trung Tâm Học Liệu thuộc Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Ḥa xuất bản vào năm 1971(8).Trên trang “Văn thư lưu trữ mở Wikisource” có toàn bộ nội dung Việt nam sử lược quyển 1 và quyển 2 của Trung Tâm Học Liệu xuất bản.

   Các ấn bản Việt Nam sử lược do Nhà xuất bản Tân Việt ghi như sau: “Vận mệnh nước Việt Nam hiện nay c̣n ở trong tay người Pháp, sự hay dở tương lai chưa biết ra thế nào. Song người bản quốc phải biết rằng..”. Khi soạn Việt Nam sử lược nước ta chưa độc lập nhưng cụ Trần Trọng Kim vẫn luôn đặt niềm tin tưởng vào tiền đồ của dân tộc: “chắc tương lai c̣n có nhiều hy vọng”.

    Vậy đoạn văn: “Mặc dù nước Việt Nam hoàn toàn được độc lập…” và đoạn văn: “ Vận mệnh nước Việt Nam c̣n ở trong tay người Pháp…” th́ đoạn văn nào là nguyên bản?. Tuy không có trong tay ấn bản Việt Nam sử lược in lần thứ nhất của Nhà xuất bản Trung Bắc Tân Văn để đối chiếu nhưng chúng ta nhận thấy đoạn văn của Nhà xuất bản Tân Việt có logic hơn. Vậy chúng ta có thể khẳng định đoạn văn của Nhà xuất bản Tân Việt là “ nguyên bản”.

 

  6 -Lời đê nghị với các Nhà xuất bản hiện nay

 Trong tác phẩm Việt Nam sử lược có tất cả 189 chú thích của cụ Trần Trọng Kim. Do thời điểm soạn Việt Nam sử lược thiếu thông tin nên có nhiều địa danh cụ chú thích sai. Ví dụ ở Quyển 3 chương 10 trong phần nói về vua Trần Duệ Tông liên quan đến Chiêm Thành có chú thích: “Thành Đồ Bàn bây giờ hăy c̣n di tích ở huyện Tuy Viễn, tỉnh Khánh Ḥa”. Huyện Tuy Viễn dưới triều Nguyễn thuộc tỉnh B́nh Định chớ không phải thuộc tỉnh Khánh Ḥa. Nay di tích thành Đồ Bàn thuộc huyện An Nhơn tỉnh B́nh Định hoặc ở Quyển 5, chương 16 ở mục số 2: “ Triều đ́nh chạy ra Quảng Trị” có chú thích số 1 của cụ Trần như sau: “Trường Thi thủa bấy giờ ở làng Đa Chữ cách Kinh thành 10 cây số”. Ở Thừa Thiên chỉ có làng La Chữ chớ làm ǵ có làng Đa Chữ! Trường Thi Hương ngày xưa ở làng La Chữ, nay thuộc thôn La Chữ, xă Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Có những chú thích sai như vậy nhưng không thấy Nhà xuất bản nào đính chính lại cả!

 

   Chúng ta là lớp người hậu sinh có điều kiện nghiên cứu hơn cụ Trần cho nên trong tương lai các Nhà xuất bản khi cho xuất bản tác phẩm Việt Nam sử lược nên xem xét lại tất cả các chú thích của cụ Trần nếu có chú thích nào sai sót th́ xin chữa lại chú thích ấy kề sau chú thích của cụ Trần. Đó cũng là một cách chúng ta góp phần vào việc hoàn thiện tác phẩm Việt Nam sử lược.

 

   Mặc dù tác phẩm Việt Nam sử lược có một số hạn chế nhất định nhưng khi cho xuất bản Việt Nam sử lược chúng ta cố gắng giữ “nguyên bản”, chỗ nào sai với lịch sử th́ chúng ta chú thích thêm. Làm như thế là chúng ta tôn trọng tác giả.

 

 

 

 

 

NGUYỄN VĂN NGHỆ

 

 

   Chú thích:

 

1- Đào Xuân Quí, Từ ngôi trường cũ (In chung trong tác phẩm: Dưới mái trường xưa), Nxb Công ty Cổ phần Sách& Thiết bị Trường học tỉnh Khánh Ḥa, 2005, trg 52

2- Mai Khắc Ứng, Trần Trọng Kim và Việt Nam sử lược, Tạp chí Xưa & Nay số 346 (12/2009)

3- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb Văn hóa Thông tin, 1999, trg 5.

4- Trần Trọng Kim, Việt nam sử lược, Nxb Đà Nẵng, 2003, trg 3

5- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb Thời Đại, 2010, trg 18

6- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb Thời Đại, 2010, trg 634

Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb Văn Học, 2012, trg 634

7- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb Văn hóa Thông tin, 1999, trg 603

Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb Thanh Hóa 2006, trg 603

8- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược quyển 2, Trung tâm Học liệu xuất bản (thuộc Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Ḥa), 1971, trg 353.

9- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược (In lần thứ 5), Nxb Tân Việt, 1954, trg 573.

 

 

 

 

 


 


Trang BIÊN KHẢO LINH TINH