www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Hán Việt Dịch SLược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

Lời Giới Thiệu  

Lời Phát Đoan

CHƯƠNG 1

Tam Hoàng Dịch

CHƯƠNG 2

Tam Đại Dịch  1 | 2

CHƯƠNG 3
Thiên Văn Lịch Toán

 1      2 

 3   |   4   |   5 

6   |    7   |   8

   9   |   10  |   11

  12  |   13  |   14 

   15  |   16  |   17

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

 

 

KÍNH DÂNG ANH HỒN CẬU D̉NG HỌ NGUYỄN-HỮU

VÀ HƯƠNG-HỒN MỢ D̉NG HỌ KHỔNG-TRỌNG

QUÁN LÀNG BẠCH-HẠC, XĂ PHONG-CHÂU,

TỔNG NGHĨA-YÊN, HUYỆN BẠCH-HẠC,

PHỦ VĨNH-TƯỜNG, TỈNH VĨNH-YÊN (BẮC-VIỆT)

ĐĂ TẬN-TỤY DƯỠNG-GIÁO CHÚNG CON

 TRONG TINH-THẦN KHỔNG MẠNH VIỄN-ĐÔNG

 


TRANH "NHẤT TRẦN BẤT LẠC " (1991) của ÂN-SƯ ĐỚI

 

  

LỜI PHÁT ĐOAN
 

Giữa thập-niên 1960 nhiệt-trào học Dịch ở Sài-g̣n đang sôi nổi. Tôi cũng như bao người khác, già có, trẻ có, đă tham-gia vào pḥng-trào này.

 

1965. Sài-G̣n đang giới-nghiêm. Một tối tháng 12 năm 1965, anh Lâm Lư Hùng, cháu ngoaị của Âu Tiên-sinh, vị Đồng-tử đầu tiên của Toà Thánh Cao-đài và Chùa Tam Tông Miếu, anh Trần Cao Tần và tôi từ từ ngồi vào sàn nơi B́nh-nghị-thất 評議室 của Chùa. Một cơ duyên không tiền khoáng hậu là tối đó chính Trần Hưng Đạo Đại Vương lên ngự bút để phát khởi một loạt bài giảng về Dịch. Bài giảng tối đó là về Tam Dịch : Bất Dịch 不易, Giao Dịch 交易Biến Dịch 變易.

 

Bất Dịch (invariant) ứng với định-luật của vũ-trụ và là tất cả những ǵ không đổi thể cách như như Dịch Đạo, như bản-thể, như noumema của Immanuel Kant, hay như pleroma của Carl Yung v.v. Bất Dịch ứng với nguyên-lư Maupertuis trong cơ-học (Mechanics), với nguyên-lư Fermat trong Quang-học H́nh-học (Geometrical Optics), với nguyên-lư Tác-động Tối-thiểu (Least Action Principle) trong Vật-lư v.v. Biến Dịch bao gồm tất cả những ǵ biến đổi luôn luôn như hiện-tượng, như creatura của Yung v.v. Dịch nói: “Dịch cùng tắc biến. Biến tắc thông. Thông tắc cửu. 易窮則變則通通則久”(Dịch cùng ắt biến đổi, biến đổi ắt hanh-thông, hanh thông ắt lâu bền) (Hệ-từ Hạ-truyện, II/5). C̣n Giao Dịch (covariant) bao gồm mọi trao đổi trong vũ-trụ dù là ta-bà hay Phật-cảnh.

Chẳng hạn, trong toán-học, bất dịch là những hằng-số (constants), biến-dịch là những biến-số (variables), c̣n giao-dịch là những thông-số (parameters).

Chữ Hán dịch có hai âm dị và dịch, ứng với hai nghĩa: dễ và thay đổi. Thông thường, theo thuyết của Trịnh Huyền đời Đông Hán, Tam-dịch có nghĩa là dị-giản 易簡, bất dịch và biến-dịch. Tiếng ghép dị-giản phải hiểu theo nghĩa của ông Einstein là “simple but not simpler”.

Sớm hôm sau về nhà tôi rất phấn-khởi. Câu hỏi đầu tiên tôi đặt ra là tại sao có 8 quẻ đơn ba vạch mà lại có đúng 64 quẻ kép 6 vạch? Toán-thuyết về Tập-hợp (Set Theory) cho ngay câu trả lời, nếu ta áp-dụng Định-lư Đại-tập (Superset):
 

For every set of n elements there are exactly 2n subsets.

 

Thật vậy, mỗi vạch có thể là âm ? tức vạch đứt (báo hiệu sự vắng mặt của vạch dương) hoặc dương > tức vạch liền (báo hiệu sự có mặt của vạch này). Do đó, trong trường-hợp quẻ đơn, tập-hợp rỗng (empty set) ứng với quẻ Khôn / (cả 3 vạch đều đứt tức báo hiệu sự vắng mặt của vạch dương). Vũ-trụ (the Universe) ứng với quẻ Kiền ! (cả 3 vạch đều liền tức báo hiệu sự có mặt của vạch dương). Ở đây n=3 v́ ta có 3 vạch nên ta phải có 23 = 8 quẻ đơn (bát-quái). Q.E.D. Đó là các quẻ Kiền !, Đoài #, Ly %, Chấn ', Tốn ), Khảm +, Cấn -, Khôn /.

 

Mặt khác, trong trường-hợp quẻ kép, tập-hợp rỗng (empty set) ứng với quẻ Khôn B (cả 6 vạch đều đứt). Vũ-trụ (the Universe) ứng với quẻ Kiền  A (cả 6 vạch đều liền). Ở đây n=6 v́ ta có 6 vạch nên ta phải có 26 = 64 quẻ kép. Q.E.D.

 

Có ba loại bát-quái phổ-thông là: bát-quái tiên-thiên (Phục-Hi), bát-quái hậu-thiên (Văn-vương) và bát-quái bói toán (tức Bát-quái Hậu-thiên lộn trong ra ngoài).

     Bát-quái Tiên Thiên        Bát-quái Hậu Thiên         Bát-quái Bói Toán

Để định-ư, xin độc-giả chưa quen với Dịch,
nằm ḷng bảng nhất-lăm dưới đây:

Quẻ

Đại-số

Số học

Tên

Định-tượng

Mô tả

!

+ 3

7

Kiền    

Kiền vi Thiên

乾 三 連 Kiền ba liền 

#

+ 2

6

Đoài  

Đoài vi Trạch

兌 上 缺 Đoài khuyết trên

%

+ 1

5

Ly      

Ly vi Hỏa

離 中 虛 Ly rỗng giữa

'

+ 0

4

Chấn  

Chấn vi Lôi

震 仰 盆 Chấn bát ngửa

)

-3

3

Tốn    

Tốn vi Phong

巽 下 斷 Tốn dưới rời

+

-2

2

Khảm 

Khảm vi Thuỷ

坎 中 滿 Khảm giữa đầy

-

-1

1

Cấn    

Cấn vi Sơn

艮 覆 碗 Cấn bát úp

/

-0

0

Khôn  

Khôn vi Địa

坤 六 斷 Khôn sáu khúc

 

Bảng 01 Đặc-trưng Bát-quái Tiên–thiên

 

Cuối năm 1974, do lời mời của Cố Giáo-sư Cao Xuân Chuân (1931-2009), Trưởng Ban Vật- lư Nguyên-tử ĐHKHSG, tôi có diễn-thuyết về “Dịch và Cơ-học Nguyên-lượng” (Quantum Mechanics) trong đó tôi nhấn mạnh về bản chất nhị-phân (binary) của quẻ đơn và quẻ kép cũng như sự quan-trọng trong bói toán của Nguyên-lư Bất-định (Uncertainty Principle) của Heisenberg, liên-kết nhân-quả địa-điểm, thời-điểm và sự việc.

Năm sau sang Canada tôi vẫn tiếp-tục truyền Dịch qua bài vở, diễn-thuyết và toán-học. Ở Toronto tôi nói về “Hồn Nước Trong Kinh Dịch”. Ở Ottawa tôi nói về “A Fly over the Yiching”. C̣n ở Montréal tôi lại bàn về “Le Yi King et la Société Vietnamiennne”.

 

Thời Xuân Thu (722-481 BC) Kinh Dịch chỉ là một quyển sách bói. Nay nếu ta đọc kỹ Tả-truyện 左傳 và Quốc-ngữ 國語 là hai quyển cổ-sử Trung-hoa đương-thời, ta sẽ t́m được cả thẩy 23 điều liên-quan đến Dịch trong đó có 5 điều chỉ nói đến bói dịch để biết tương-lai hay để thuật lại chuyện bói toán các đời trước, có 8 điều bàn đến nghĩa-lư suy diễn từ quái-hào-từ và 10 điều chuyên-luận về dịch-tượng suy ra từ hào chi tức quái-biến. Do đó ta có thể kết-luận là chính Tả-truyện và Quốc-ngữ đă nâng Kinh Dịch từ bói toán lên hàng triết-lư. Chính nhờ khoác áo bói toán mà Kinh Dịch đă thoát khỏi Ngọn Lửa Tần năm Mậu-tí (213 BC) tức hai năm sau khi Tần-Thủy-Hoàng thống-nhất Trung-quốc.

 

Lâu lâu tôi cũng nghĩ ra và giải vài toán-đề kiểu “Bản-chất động-học của ṿng tṛn Thái-cực (The Kinematic nature of the T’aichi Circle), từ đó tôi suy ra toàn-đẳng (congruence) các ṿng tṛn này. Dịch nói: Dịch hu Thái-cực, thị sinh lưỡng-nghi, lưỡng-nghi sinh tứ-tượng, tứ-tượng sinh bát-quái ', nghĩa là: Đạo Dịch có Thái-cực, rồi sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ (Hệ-Thượng, XI/5). Trên nguyên-tắc đây là Định-đề (Axiom) của Dịch, nhưng nếu ta dùng h́nh-học ta có thể chứng-minh ngay rằng hai đường chéo AB và CD của h́nh vuông ngoại tiếp h́nh Thái-cực chia h́nh này thành Tứ-tượng diện-tích đều nhau; sau đo hai trục đối-xứng ngang WE và dọc NS của h́nh thái-cực sẽ chia h́nh này thành bát-quái. (Chú-ư : ở đây bốn phương Đông (E), Tây (W), Nam (S), Bắc (N) là theo truyền-thống đông-phương).

Nhận thấy rằng, ngoài toán-gia Goldenberg có để ư đến khía cạnh Đại-số Trừu-tượng (Abstract Algebra) của Dịch, học giả toàn-cầu chỉ để ư đến khía cạnh số-học của quẻ, trước nhất tôi cho mỗi quẻ một trị-số đại-số để dùng vào việc xác-định thăng bằng âm-dương. Sau đó tôi đem áp-dụng Toán-thuyết Nhóm (Group Theory) cho quẻ Dịch cũng như thủ (tetralines) của Thái-huyền bằng hàng loạt định-lư (theorems), bổ-đề (lemmas) và hệ-luận (corollaries). Đáng kể nhất là Định-lư Nguyễn Hữu Quang:

64 hoàn-hỗ-quái 環互卦 lập thành một nhóm giao-hoán (The 64 flat-toral hexagrams constitute an abelian group) với hệ-luận căn-bản: "Từ một nguyên-quái đến bất kỳ một biến-quái nào, có ít nhất là một trung-gian-quái" (“The pathway from any initial hexagram to any other final hexagram contains at least one hexagram”. If the latter is unique, it is called intermediary hexagram and forms the so-called signature of the related pathway). Do đó 64 quẻ kép lập thành một mạng (network) với cấu-trúc ngôi sao (star topology),

Mặt khác, 81 thủ của Thái-huyền lập thành một nhóm 3 giờ (3 O’ Clock Group).

Tôi cũng không quên lập bảng phân-hạng tuần-hoàn Mendeleev bằng 64 quẻ và lập bảng liệt-kê (Charting) các vi-tử và phản-vi-tử bằng quẻ và thủ. Sau đó tôi nghiêm-chỉnh thiết lập toàn-đẳng giữa 64 quẻ Phục-hi với mật-mă di-truyền Watson-Crick. Ngoài ra tôi đă dùng quẻ đụp (dodecagrams) của Tiêu Diên Thọ để ghi mật-mă của AFIP (Automated Fingerprint Identification Systems), rất hữu ích cho FBI, RCMP hay medical examiners.

 

TIỀN NGÔN

     

Ai ai cũng coi Thales của thành phố Hy-lạp Miletus bên bờ biển Iona như người khởi xướng tư-tưởng Khoa-học. Ông cũng là một triết-gia. Thời ông  Triết-lư Thiên-nhiên (Natural Philosophy) gồm cả Khoa-học nữa. Ông sống khoảng thế-kỷ thứ 6 BC. Theo truyền-thuyết, ông tiên đoán nhật thực năm 585 BC. Tư-tưởng Thales khoa-học ở chỗ dựa vào thực-chứng mà kết-luận. Ông cũng để lại cho chúng ta định-lư Thales của h́nh-học mà ngày nay chúng ta có thể phối-hợp với toàn-đẳng h́nh học (Congruence) để chứng minh định-lư Pythagoras mà không cần phải vẽ h́nh như trong H́nh-học Euclid hoặc trong Chu-bễ Toán-kinh 周髀算經, hay không cần phải định-nghĩa như trong H́nh-học Phóng-chiếu (Projective Geometry).

 

Ông chủ-trương thế-giới xuất-phát từ nước. Thuyết này được các đệ-tử của ông khai-triển thành triết-phái Miletus (Milesean school), trong đó Anaximenes là người đă thấy rơ nhược-điểm về thế-giới-quan của Thalès. Ông này cho rằng nguyên-ủy của vật-chất phải là không-khí mà khi bị nén sẽ thu nhỏ lại để biến thành nước; khi bị ép nước sẽ biến thành đất, và khi bị ép thêm nữa sẽ biến thành đá. Tóm lại vật-chất đều là biến-thái của không-khí. Trong một bức thư gửi cho Pythagoras ông thuật lại cái chết của Thalès: "Thalès đă chết bất đắc kỳ tử. Theo thói quen, một đêm ông ra khỏi nhà với một nữ-tỳ để ngắm sao. Khi ngửa cổ nh́n bầu trời đêm, ông quên hết trời trăng và ngă xuống triền đồi." Thời đó các thành-thị cổ-Hy-lạp càng ngày càng ít v́ đế-quốc Ba-tư đang tây-tiến về hướng Anatolia và đă đến gần bờ biển Agee. Năm 494 BC quân-đội Ba-tư đă tràn ngập Miletus và sử không ghi số-phận của Anaximenes. Chưa đầy một thế-kỷ Triết-phái Miletus đă bị diệt. Chỉ sau bốn năm, phục-quốc-quân Hy-lạp đă đánh đuổi quân xâm-lăng ra khỏi xứ trong trận Marathon. (Sứ-giả báo tin khải-hoàn đă gục ngă v́ kiệt sức sau khi đă chạy 26 miles và 385 yards tức 42.195 km từ Marathon về Athens. Để tưởng nhớ sự-kiện này, ngày nay ta mới có các cuộc thi chạy bộ Marathon.)

 

Sau Miletus, triết-lư đă chuyển qua Iona và các địa-phương khác của Hy-lạp. Thành phố chính của Iona là Ephesus, và triết-gia nổi tiếng nhất của nơi này hẳn là Heraclitus, sinh khoảng năm 540 BC. Ông cho rằng nguyên-tố chính của vật-chất là lửa và nhận thấy rằng Anaximenes chỉ mới giải quyết phiến diện vấn-đề. Ông nghĩ rằng muốn thu về một mối, cái 'một' này phải phi-vật-chất. Ông nói: “Thế-giới đă, đang và sẽ là lửa thường hằng từ từ nhúm lên để rồi từ từ lụi tàn.” Ông dơng dạc tuyên-bố: “Panta Rei ” (Mọi sự vật đều lưu thông = Everything flows); “Không ai có thể bước vào cùng một con sông hai lần”; “Mặt trời ngày nào cũng đổi mới”.

Bao thế-kỷ qua, các triết gia có khuynh-hướng khoa-học đều cho triết-thuyết của Heraclitus là huyễn-ảo. Duy có lạt-ma kiêm dịch-gia Anagarika Govinda (1898-1985), trong tác phẩm The Inner Structure of the I Ching (1981) là tán-thành triết thuyết của Heraclitus.

 

Bên trời đông, tại Trung Hoa chúng ta cũng có Lăo-tử 老子, sáng-tổ của Lăo-giáo c̣n gọi là Đạo-giáo và Khổng-tử 孔子 (551-479), tỵ-tổ của Khổng-giáo c̣n gọi là Nho-giáo. Cùng thời cũng có Mặc Địch 墨翟 (490?-403) viết ra Mặc-kinh quảng-bá triết-thuyết “Kiêm ái”, đồng thời cũng chứa đựng ít nhiều tư-tưởng Toán-học (17 điều) và Khoa-học (Quang-học 8 điều và Lực-học 11 điều), xuất-hiện đó đây trong Kinh Thượng, Kinh Hạ.

Theo sách Chu Lễ 周禮 (Thiên  Xuân-Quan, Chương Tông-bá), quan Thái-bốc có nhiệm-vụ trông coi ba bộ Kinh Dịch thời Tam-Đại là Liên-sơn 連山, Quy-tàng 歸藏 và Chu Dịch周易. Mà Lăo-tử là một viên Sử-quan  Đời Đông Chu nên ông hẳn không xa lạ ǵ với  công việc của quan Thái-bốc, tức suy-diễn Bói dịch từ tượng-số của quẻ. Nên có người cho rằng ông Lăo đă “dân Dịch nhập Đạo引易入道”. Khổng-tử hỏi lễ nơi Lăo-tử chí cốt để “minh đạo lập giáo 明道立”. Về già Ngài mới bắt đầu đọc kỹ Dịch, đến nỗi rách lề ba bân (vi biên tam tuyệt). Tử viết: “Gia ngă sổ niên, tốt dĩ học Dịch khả dĩ vô đại-quá hỹ 加我數年卒以學易可以無大過 = Nếu trời cho ta sống thêm vài năm để học Dịch cho đến chềt, ta có thể không phạm lỗi lớn vậy” (Luận Ngữ, VII/16).   

Tại Ấn-độ, Đức Phật-tổ Thích-ca Mâu-ni (thế-kỷ V BC) bắt đầu lập ra một tôn-giáo mới để chống lại đạo Bà-la-môn. Ngài nhận thấy đời là bể khổ gây ra bởi ham muốn. Muốn diệt dục, cần diệt ngă: có thế mới mong thoát khỏi luân-hồi để lên cơi Niết-bàn (Nirvana).

Tại Ba-tư, khoảng thế-kỷ VII hoặc VIII BC, người tôn thờ Thần Lửa Zarathustra cũng canh tân tôn-giáo cổ của Ba-tư để sáng-lập ra Hỏa-giáo (Zoroastrianism), sau này có ảnh-hưởng ít nhiều tới Do-thái-giáo (Judaism) và Hồi- giáo (Islam).

Triết Tây gồm hai ngành Hy-bá-lai và Hy-lạp. Cả hai đều nhị-nguyên, nghĩa là chia thực-tại thành hai phần đối-lập: Cổ-do-thái th́ chia  theo tôn-giáo và luân-lư với Thượng-đế ngự-trị trên nhân vật; c̣n Cổ-hy-lạp lại phân-biệt thế-giới của trí-tuệ với thế-giới của quan-năng. Triết-gia kiêm toán-gia Alfred North Whitehead đă nhận xét rất đúng là 25 thế-kỷ Triết Tây chẳng qua chỉ là một loạt cước-chú Plato (428-348 hay 347 BC).

 

Trái lại, Triết Đông nhất-nguyên dù là Bà-la-môn, Phệ-đà, Phật-giáo, Kỳ-na-giáo 耆那教 (Jainism), Tăng-khư-phái 僧佉派 tức Số-luận-phái 數論派 (Sādkhya), Du-già 瑜 伽 (Yoga) tức Mật-giáo 密教 ( Tantra) của Ấn-độ, hoặc là Tam-giáo tức Nho, Đạo, Phật  của Trung-quốc. Phật đây được hiểu nghĩa là Phật-giáo Thiền-tông (Chan = Thiền = Dhyāna), đă du-nhập Trung-quốc khoảng thế-kỷ thứ 2 và truyền sang nước ta từ đời Nhà Lư, hồi thế-kỷ XI, và khi du-nhập Nhật-bản vào thế-kỷ XII đă trở thành Zen. Thiền là kết-quả cuộc va chạm giữa tinh-thần hư-cấu và tư-biện (speculative) của Ấn-độ với tinh-thần chất-phác, thiết-thực nhưng đầy trực-giác của người Á-đông. Ta có thể ví Tam-giáo như ba đỉnh đáy của một tứ-diện mà Dịch chiếm đỉnh thứ tư. Sức mạnh của minh-triết Á-đông nằm ngay tại tâm tỷ-cự (barycentre) của tứ-diện Triết Á-đông này và là điểm tựa cho Đại Dịch Học suy cứu Kinh Dịch, Thái Huyền Kinh 太玄 và Hoàng Cực Kinh Thế Thư Số 皇極經世書.

 

Phàm muốn nghiên-độc nguyên-bản một cổ-tịch nào đó, ta cần phải am-tường ngữ-văn đương-thời. Israel có Kinh Thánh Do-thái-ngữ (Hebrew Bible), Tora, Talmud, Sepher Yetsira, Qabala viết bằng tiếng Cổ-do-thái (Hebrew). Hy-lạp có các di-phẩm của Heraclitus (540?-480? BC), Socrates (470?-399 BC), Plato, Aristotle (384-322 BC), Euclid (Thế-kỷ III BC), Ptolemy (Thế-kỷ II AD), viết bằng tiếng Cổ-hy-lạp. Ấn-độ có bốn Kinh Phệ-đà 吠陀 (knowledge --> wisdom): Rig Veda, Sama Veda, Shukla Yapur Veda và Atharva Veda, các Upaniads (尼沙陀 Ni-sa-đà), các Brāhmaas (婆羅門 Bà-la-môn) v.v. viết bằng chữ Phạn 梵 字 (Sanskrit). Trung-Hoa có ba Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch viết bằng Trứu-văn 籀 文 tức đại-triện 大篆 do Sử Trứu chế ra đời Chu-tuyên-vương. Sang đời Tần, Hán, sách mới được chép sang Tiểu-triện 小篆 tức Tần-triện 秦篆, nét chữ tṛn trịa v́ viết bằng ống sơn đen, rồi  Lệ-thư 隸書, c̣n gọi là Tả-thư 左書, được giản-hoá và nét chữ vuông vức hơn v́ được viết bằng bút lông trên giấy, mới được Việt-nhân Sái Luân 蔡倫, tự Kính-trọng 敬仲, người đất Quế-dương,  chế ra đầu đời Đông-Hán (Thế-kỷ thứ I Công-nguyên).

 

Trong khi Cổ-sử Việt-nam chỉ có một thời-kỳ duy nhất của Hồng-bàng-thị 鴻龐氏 (2879?-258 BC), Cổ-sử Trung-hoa lại chia thành ba thời-kỳ: Thượng-cổ, Trung-cổ  và Hạ-cổ.

 

Thượng-cổ là thời đại của Tam-Hoàng và Ngũ-Đế. Tam-Hoàng tức Thiên-Hoàng Phục-hi-thị 天皇伏羲氏, Địa-Hoàng Thần-nông-thị 地皇神農氏 và Nhân-Hoàng (Hoàng-đế) Công-tôn Hiên-viên-thị 人皇(黃帝)公孫軒轅氏. Theo Khổng An Quốc 孔 安國 (Thượng Thư Tự 尚 書序)  cũng như Hoàng Phủ Bật 黃甫謐 (Đế Vương Thế-kỷ 帝王世紀), Ngũ-Đế là Thiếu-hạo少昊, Chuyên-húc 顓頊, Cao-tân 高辛 (Đế Khốc 帝嚳), Đường Nghiêu 唐堯 và Ngu Thuấn 虞舜. Trung-cổ là thời-kỳ của Nhà Hạ (2183-1752 BC?) và Nhà Thương/Ân / (1751-1112 BC), c̣n Hạ-cổ là thời-kỳ của Nhà Chu (1111-248 BC).

Thời nào Dịch nấy, kinh-điển nấy và bát-quái nấy. David Keightley, một sử-gia danh tiếng của Đại-học California tại Berkeley, có dùng tiếng ghép “vô-nhiễm無染” (immaculate) để ám-chỉ việc “đội măo đi hia” cho các tác-phẩm cổ không rơ tác-giả. Như vậy, theo truyền-thuyết, Tam Hoàng là tác-giả vô-nhiễm của Tam Phần 古三 墳 tức Sơn-phần 山墳 (Phục Hi), Khí-phần  氣墳 (Thần Nông) và H́nh-phần  形墳 (Hoàng-đế),  c̣n Ngũ Đế là tác-giả vô-nhiễm của Ngũ Điển 五典 tức năm phép tắc cai-trị của Ngũ-đế. Mao Tiệm 毛漸 Đời Tống cho rằng chính Cổ Tam  Phần là tiền thân của Tam Đại Dịch三代易 của ba nhà Hạ, Thương Chu: Liên-sơn 連山, Quy-tàng 歸藏 và Chu Dịch 周易.  Cổ Tam Phần bàn nhiều về Tượng, c̣n Tam Đại Dịch lại chú-trọng đến danh-xưng và đặc-tính các quẻ kép.   

 

 

CHƯƠNG I

 

TAM HOÀNG DỊCH

 

Sách Chu Lễ, thiên Xuân-quan Tông-Bá Đệ Tam chép: “Ngoại-sử coi giữ sách vở của Tam Hoàng, Ngũ Đế”. Trịnh Huyền chú thích: “Tam Phần, Ngũ Điển” nhưng không nói đến nội dung các sách này .

 

Trong bài thơ chữ Hán “Văn Đồng Niên Vân Đ́nh Tiến Sĩ Dương Thượng Thư Cụ Tam-nguyên Yên-đổ Nguyễn Khuyến 三元安堵阮勸 (1835-1910) khóc bạn là Cụ Nghè Vân-đ́nh Dương Khuê 揚珪 (1839-1902) có sáu câu:

 

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp:

Chén quỳnh-tương (1) ăm-ắp bầu xuân.

Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao Đông-bích 東壁 (2), Điển Phần (3), trước sau.

Buổi dương cửu 陽九 (4) cùng nhau hoạn-nạn,

Miếng đẩu thăng 斗升 (5) chẳng dám tham trời (6).

Lại có câu:

  Giường kia treo những hững hờ (7),

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn (8)!

 

(1) Quỳnh-tương 瓊漿 (quỳnh: tên một thứ ngọc quư; tương: nước cốt): rượu ngon, rượu quư.

(2) Đông-bích 東壁: nghĩa là vách phương đông; chữ lấy từ câu thơ của Trương Thuyết 張 說: “Đông-bích đồ-thư phủ 東 壁 圖 書 府”, có nghĩa là kho tranh và sách ở vách phương đông.

(3) Điển Phần 典墳:  Điển là Ngũ-điển 五典, c̣n Phần là Tam-phần 三墳.

Trong bài tựa Kinh Thư, đoạn nói về Ngũ-Điển, Khổng An Quốc có nói rằng: “Đây là năm quyển sách của Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Cao Tân, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn chuyên nói về Đạo thường”. Giả Quỳ nói: “Ngũ-điển là điển của Ngũ-đế. Khổng Dung lại nói: “Ngũ-điển là Ngũ-h́nh”. Đỗ Dự không tin, nên bảo Ngũ-điển là sách cổ. Tương-tự Tam Phần cũng là ba sách cổ thường được gọi chung là Cổ Tam Phần tức Sơn Phần山 墳, Khí Phần 氣墳và H́nh Phần 形 墳.

(4) Dương cửu 陽九: nguyên-văn 厄運逢陽九 lấy từ Hán-thư Luật-lịch-chí

 漢書歷志 (Thư-tịch-khảo 1C, tr. 401-446): Bách lục dương cửu 陽九.

Nghĩa là ách-hội tức là hồi có tai-ách. Có ba thuyết, nhưng thuyết đầu là hợp-lư hơn cả:

a)  Hán-thư Luật-lịch-chí: Thoạt đầu là vào Nguyên, 106 dương 9, thứ nh́ là 374 âm 9, thứ ba là 480 dương 9, thứ tư là 720 âm 7, thứ năm là 720 dương 7, thứ sáu là 600 âm 5, thứ bẩy là 600 dương 5, thứ tám là 480 âm 3 và thứ chín là 480 dương 3, phàm 4617 năm mà thành trọn một nguyên. Vị chi là 4560 Kinh-tuế (tức thường tuế) và 57 tai-tuế.  Tóm lại 4617 tuế là một Nguyên, dương là hạn-tai (hạn hán), âm là thủy-tai (Xin xem Sớ của Thiên Vương-chế trong Kinh Lễ và  ô chót Bảng 21.1  Bảng Tỷ-giảo Dịch/Huyền).

 

Chú ư : độc-hữu nào thích Thiên-văn như bút-giả, xin đọc đoạn thiên-văn-

gia Von Robert Henseling tính các chu-kỳ kể trên trong sách Sternkunde und Weltbild im Alten China (Thư-tịch-khảo 1D, tr. 126-7). Xin tóm tắt. Ta có:

  4617 = 9 x 513; 513 = 8 x 60 + 33; 4617 = (9 x 480) + (4 x 60) + 57 và

 57 = (3 x 9) + (3 x 10) = (3 x 9) + (6 x 5) = 9 + 9 + 9 + 7 + 7 + 5 + 5 + 3 + 3.

Từ đó ta suy ra 9 thời-đoạn tai-ách: { I 106 + 9 II 374 + 9 } ® 480 + 2 x 9 III 480 + 9  IV 720 + 7 V 720 + 7 VI 600 + 5 VII 600 + 5 VIII 480 + 3 và

IX 480 + 3.  (60 biểu-thị một Hoa-giáp).

 Chú ư: Xin tham-khảo Thư-tịch-khảo 1C (Hán Thư, Quyển thứ 99, Liệt-

truyện thứ 69, Truyện Vương Măng, tr.2068) để xem cách tính ức đoán thời-đoạn tai-ách của y để tiếm ngôi Hoàng-đế:: Măng thượng-tấu Thái-hậu rằng:

“Bệ-hạ chí thánh, gặp buổi hoàng-gia lâm ách bẩy đời ( 7 x 30 = 210 năm ...”

b) Đạo-thư gọi dương-ách là dương-cửu, địa-khuy là bách-lục, 3300 năm là

một tiểu-dương-cửu, tiểu-bách-lục, 9900 năm là đại-dương-cửu, đại-bách-lục (Xin xem Linh-bửu Thiên Địa Vận-độ-kinh 靈寶天地運度經).

c)  Thái-ất lấy 456 năm làm một dương-cửu, 288 năm sau làm một bách-lục. (Xin xem Du-hoạn Kỷ-văn 游宦紀文 của Trương Thế Nam 張世南).

 

(5)  Đẩu thăng斗 升: đấu và thăng = 1/10 đấu. Lương bổng các quan ngày xưa một phần trả bằng gạo. Nếu lấy đấu và thăng mà đong gạo th́ kể là ít.

(6) Tham trời 參天: lấy chữ từ thiên Thuyết Sơn 說山trong sách Hoài Nam Tử 淮南子, nghĩa bóng là vọng thiên  望天 (trông mong vào ông trời)._

(7) Bài “Đằng Vương Các Tự 滕王閣” của Vương Bột 王勃có câu: “Nhân-

 kiệt địa-linh, Từ Trĩ há Trần Phồn chi tháp 人傑地靈徐陳蕃之榻” có nghĩa là: “Hào-kiệt là do linh-tú của đất hun đúc nên, cao-sĩ Từ Trĩ hạ chiếc giường treo của Thái-thú Trần Phồn”. Câu này lấy ở điển-tích:

Trần Phồn tháp bất hạ 陳蕃榻不下: Đời Đông Hán có Trần Phồn 陳蕃 làm thái-thú quận Nam-xương, miền đó có một cao-sĩ là T Trĩ , tự Nh-t

孺子. Họ Trần rất qúi trọng Trĩ. Có để riêng một chiếc giường: Trĩ lại chơi

kéo giường xuống mời ngồi, Trĩ đi lại treo lên, không cho ai khác ngồi nữa.

(8) “Bài Tựa nêu trên cũng có câu: “Chung Kỳ kư ngộ, tấu Lưu thủy dĩ hà tàm 鍾 期 既 遇 奏 流 水 以 何 ? có nghĩa là: đă gặp Chung Tử Kỳ tấu khúc lưu-thủy, há hổ thẹn ǵ? Câu này lấy ở tích Bá Nha:

Đời Xuân Thu, nước Sở có một người tên là Bá Nha 伯牙 đánh đàn sắt rất hay. Mỗi lần dạo đàn ư tại cao-sơn hay lưu-thủy, Chung Tử Kỳ 鐘 子 nghe qua đều biết cả; Tử Kỳ mất, Bá Nha tự nhủ trên đời chẳng c̣n tri-âm nào biết thưởng-thức tiếng đàn của ḿnh nữa, nên bửa đàn bứt dây, trọn đời không gẩy đàn nữa.

 

Tả-truyện, Chiêu Công năm thứ 12, có chép: “Sở-tử trở ra. Lúc đó quan Tả-sử Ỷ Tương左史倚rảo bước qua trước mặt. Sở-tử nói: gă ấy thật là lương-sử. Thuộc hết cả Tam Phần, Ngũ Điển, Bát Sách八索, Cửu Khâu 九丘”.

傳,昭公十二年(楚靈)王出,復語﹕左史倚,是能三墳,五典,八索九 丘。(Tả Truyện, Chiêu Công thập nhị niên) (Sở Linh) Vương xuất, phục ngữ: Tả-sử Ỷ Tương thị năng độc Tam Phần, Ngũ Điển, Bát Sách, Cửu Khâu).

Vẫn theo Khổng An Quốc , Cửu-khâu là Địa-dư-chí của Cửu-châu và khâu có nghĩa là tụ: ư nói là tất cả thổ-sản và thổ ngơi của Cửu-châu đều tụ trong sách này. Giả Quỳ lại nói: “Cửu-khâu là răn họa mất nước”. Đấy là dùng chữ khư (tiêu-diệt) mà huấn nghĩa chữ khâu. Trong Thích Danh, thiên Thích Điển Nghệ, Việt Nhân Lưu Hy 劉熙lại cắt nghĩa chữ khâu là khu: khu-biệt thổ-khí và giáo-hóa thích-hợp của Cửu-châu.  

Thơ Yên-đổ, bài “Tự Trào” có câu:

 

Mở miệng nói ra gàn Bát Sách,

Mềm môi chén măi tít cung thang.

Cung Thang hay Cung Thương là hai bậc đầu trong ngũ-âm: Cung (Do), Thương (Re), Giốc (Mi), Chủy (Sol), Vũ (La). Tít cung thang có nghĩa là cao vút như hai nốt Do và Re ở thang cao. Xin xem toàn bài trong phần Phụ-Lục nơi cuối Bài.

C̣n bát sách là ǵ? Theo lời chú Tả-truyện của Đỗ Dự 杜預, Tam Phần, Ngũ Điển, Bát Sách, Cửu Khâu đều là tên sách cổ. Trong Bài Tựa Kinh Thư, Khổng An Quốc viết: “Thuyết về bát-quái gọi là bát sách, viết ra cốt để hiểu nghĩa 8 quẻ. Trong “Thích Danh, Chương Thích Điển Nghệ, Việt-nhân Lưu Hy lại bảo: “Sách nghĩa giống chữ tố , vậy nên Bát Sách là tám phép của Tố Vương tức Đức Khổng-tử chế ra, bởi chưng Ngài là Thánh không phải là Vua nên người đời sau gọi Ngài là Tố Vương”. Trong lời chú Tả Truyện Giả Quỳ cũng viết: “Bát Sách là phép của Tố Vương” (Căn cứ vào lời dẫn bài “Khổn Cư” trong “Văn Tuyển” do Chiêu Minh Thái-tử 昭明太子  Đời Lương soạn. Mỗi Nhà cắt nghĩa theo ư riêng, không có ǵ là chính-nghiệm. Đỗ Dự không tin, nên bảo là sách cổ.

 

Thiên “Nghệ Văn Chí” trong Hán Thư 漢書 (TTK, sách Thất Lược 七略của Lưu Hâm 劉歆 Đời Đông Hán, Thiên “Kinh Tịch Chí 經籍志” trong Tùy Thư 隋書đều không thấy nói đến Cổ Tam Phần. Sách Cổ Tam Phần (1 Q.) hiện c̣n giữ được là bản của Tể-tướng Trương Thương Anh 張商英t́m thấy ở nhà dân, dưới triều Nguyên Phong Đời Bắc Tống. Trong Quận Trai Độc Thư Chí 郡齋書志, Triều Công Vũ 晁公武 cho là nguỵ thư. Trong Thư Lục Giải Đề 書錄解題, Trương Chấn Tôn 陳振孫 cũng cho là họ Trương ngụy tạo nhưng lại nói là Mao Tiệm 毛漸 t́m ra sách đó trong dân-gian vùng Đường-châu. Đời Minh, Hà Thang 何鏜 đem in chung vào với bộ Hán Nguỵ Tùng Thư 漢魏, đằng trước có bài Tựa của Mao Tiệm. Sách đề là do Nguyễn Hàm 阮咸(một nhân-vật trong Trúc-lâm Thất-hiền Đời Tấn chú. Sách đựợc chia làm ba phần: Sơn Phần, Khí Phần và H́nh Phần, để phân-giải Tam Dịch của Tam Hoàng. Sơn Phần là Dịch của Thiên Hoàng Phục Hi thị, tức Liên Sơn Dịch. Khí Phần (đôi khi c̣n gọi nhầm là Địa Phần) là Dịch của Nhân Hoàng Thần Nông thị, tức Quy Tàng Dịch. Sau hết, H́nh Phần là Kiền Khôn Dịch 乾坤易 của Địa Hoàng Hiên Viên thị, khác hẳn Chu Dịch.

Theo thói quen, người ta ngỡ rằng Địa Hoàng là Thần Nông thị và Nhân Hoàng là Hiên Viên thị v́ nhớ đến câu Tam-tự-kinh : Tam-tài giả Thiên Địa Nhân 三才者天地人. Giang-sơn nào, anh-hùng nấy : trong lănh vực Dịch, Dịch-lư là tối-thượng. Phật-tổ nói : Thiên thượng, địa hạ, duy Ngă độc tôn. Mà Ngă là người, nên mới làm vạch nối giữa Trời và Đất như ta thấy trong chữ vương  hay nhất là chữ nhâm : đầu đội trời, chân đạp đất. Huống hồ mỗi quẻ kép (hexagram) gồm 3 hào kép (digram) từ trên xuống là thiên-, nhân- và điạ-hào. Nhân-hào c̣n gọi là trung-hào (kernel), cũng quan-trọng không kém ǵ "lơi" của một phương-tŕnh tích-phân (integral equations), tức thị cửa sổ nh́n vào chuỗi thời-gian (time series). Sau này, ta sẽ c̣n bàn nhiều về trung-hào. 

Bài  Tựa "Cổ Tam Phần” của Mao Tiệm

Mỗi Tam-phần viết bằng Đại-triện đều có kèm theo Truyện viết bằng Lệ-thư. Sơn-phần nói về : Quân, Thần, Dân, Vật, Âm, Dương, Binh, Tượng, gọi chung là Liên-sơn ; Khí-thần nói về : Quy, Tàng, Sinh, Động, Trưởng, Dục, Chỉ, Sát, gọi chung là Quy-tàng ; H́nh-phần nói về : Thiên, Địa, Nhật, Nguyệt, Sơn, Xuyên, Vân, Khí, gọi chung là Kiền Khôn. Tam Phần ở đây khác hẳn  Tam Phần của tiên-nho.  Chúng phân theo nghĩa, theo loại, nói rơ hết lư của trời đất. Lại có thêm bốn thiên : Thái-cổ Hà-đồ thế Tính-kỷ (họ hàng), Thiên-hoàng-sách-từ, Nhân-hoàng Chính-Điển, Địa-hoàng Chính-điển, văn-từ phác-lược, tuồng như di-thư đời thượng-cổ. Dận Trưng dẫn Chính Điển nói rằng : thời trước giết mà không ân-xá không ghê gớm bằng thời nay giết mà không cứu. Họ Khổng bảo đó là điển-tịch Vua Nhà Hạ dùng để trị dân, phù-hợp với Kinh Thư, há hậu-nhân ngụy-tác được sao ? Thế-nhân cho là sách ấy đă ẩn từ thời Hán, người đời sau làm sao mà có được. Ngay đến Kinh Thư thời Hán cũng c̣n khó mua được, măi đến đời Hán Vũ-đế mới thoát ra từ vách nhà cổ. Há cũng coi là ngụy-thư sao ? Ta khảo sách này, tin-tưởng là thứ thiệt, lưu lại cho quân-tử hiếu-sự, nên viết lời tựa. 

1)      Sơn-phần 山 墳 (Thiên Hoàng Phục Hi thị 天皇伏羲氏)

 

 1. 崇 山 君 Sùng Sơn Quân              2. 君 臣 相    Quân Thần Tướng

 3. 君 民 官   Quân Dân Quan             4. 君 物 龍     Quân Vật Long

 5. 君 陰 後   Quân Âm Hậu                6. 君 陽 師     Quân Dương Sư

 7. 君 兵 將 Quân Binh Tướng            8. 君 象 首     Quân Tượng Thủ       

 9. 伏 山 臣  Phục Sơn Thần               10. 臣 君 侯    Quân Thần Hầu

 11.   Thần Dân Sĩ                 12.     Thần Vật Quy

13. 臣 陰 子 Thần Âm Tử                14. 臣 陽 父  Thần Dương Phụ

15. 臣 兵 卒 Thần Binh Tốt             16. 臣 象 股    Thần Tượng Cổ

17. 列 山 民  Liệt Sơn Dân                 18. 民 君 食    Dân Quân Thực

19. 民 臣 力 Dân Thần Lực             20. 民 物 貨    Dân Vật Hóa

21. 民 陰 妻 Dân Âm Thê               22. 民 陽 夫    Dân Dương Phu

23. 民 兵 器 Dân Binh Khí                24. 民 象 體    Dân Tượng Thể

25. 兼 山 物 Kim Sơn Vật               26. 物 君 金    Vật Quân Kim

27. 物 臣 木 Vật Thần Mộc             28. 物 民 土    Vật Dân Thổ    

29. 物 陰 水 Vật Âm Thủy              30. 物 陽 火    Vật Dương Hỏa

31. 物 兵 執  Vật Binh Chấp             32. 物 象 春    Vật Tượng Xuân

33. 潛 山 陰 Tiềm Sơn Âm              34.陰 君 地     Âm Quân Địa

35. 陰 臣 野 Âm Thần Dă               36. 陰 民 鬼    Âm Dân Quỷ

37. 陰 物 獸 Âm Vật Thú                38. 陰 陽 樂    Âm Dương Lạc

39. 陰 兵 妖 Âm Binh Yêu              40. 陰 象 冬    Âm Tượng Đông

41. 連 山 陽 Liên Sơn Dương         42. 陽 君 天    Dương Quân Thiên

43. 陽 臣 幹 Dương Thần Cán        44. 陽 民 神    Dương Dân Thần

45. 陽 物 禽    Dương Vật Cầm        46. 陽 陰 禮    Dương Âm Lễ

47. 陽 兵 譴  Dương Binh Khiển        48. 陽 象 夏    Dương Tượng Hạ

49. 藏 山 兵 Tàng Sơn Binh            50. 兵 君 帥    Binh Quân Soái

51. 兵 臣 佐  Binh Thần Tá              52. 兵 民 軍    Binh Dân Quân

53. 兵 物 材 Binh Vật Tài               54. 兵 陰 謀    Binh Âm Mưu

55. 兵 陽 陣 Binh Dương Trận         56. 兵 象 秋    Binh Tượng Thu

57. 迭 山 象 Dật Sơn Tượng           58. 象 君 日    Tượng Quân Nhật

59. 象 臣 月  Tượng Thần Nguyệt     60. 象 民 星    Tượng Dân Tinh

61. 象 物 雲 Tượng Vật Linh          62. 象 陰 夜    Tượng Âm Dạ

63. 象 陽 晝 Tượng Dương Trú       64. 象 兵 氣    Tượng Binh Khí

 

Thái Cổ Hà Đồ đại Tính-kỷ 太古河圖代性紀 (Thái-cổ Hà-đồ thay thế họ-hàng)

 

Thanh-khí chưa dâng, trọc-khí chưa ch́m, du-thần chưa linh, ngũ-sắc chưa phân. Bên trong có vật u-tối gọi là Hỗn-độn tức Thái-thủy 太始. Thái-thủy là manh mối của  Nguyên-thai 元胎. Số của Thái-thủy là 1, 1 là Thái-cực 太極. Thái-cực là cha mẹ của Trời Đất. Trời cao sáng mà trong, Đất rộng dầy mà đục gọi là Thái-dịch 太易. Thái-dịch là biến-hoá của Trời Đất. Số của Thái-Dịch là 2, 2 là Lưỡng-nghi 兩儀 thể-hiện bằng Âm Dương, gọi là Thái-sơ太初. Thái-sơ là Trời Đất giao nhau. Số của Thái-sơ là 4, 4 là Tứ-tượng 四象doanh-dịch để biến thành vạn-vật, gọi là Thái-tố 太素. Thái-tố là đầu mối của Tam-tài三才. Số của Thái-tố là 3, 3 doanh-dịch, Trời Đất thai nghén sinh ra Nam Nữ, gọi là Tam-tài. Tam-tài là Trời Đất đă đầy đủ rồi. Du-thần động mà linh, nên chim muông, cá mú, sâu bọ,cây cỏ mới tràn lann trong Trời Đất, gọi là Thái-cổ 太古. Thái-cổ là đầu mối của sinh-dân, đông tụ hè tán, ăn thịt chim muông cùng hoa quả mà sinh sôi nẩy nở để thành ra muôn họ. Họ Phục-hi là con của Toại-nhân 燧人(Thần đá lửa), nhân sinh từ gió nên lấy họ Phong. Bàn dân thiên-hạ tôn xưng Ngài là "Thái Hoàng Thái Hạo Phục Hi Hữu Bào Thăng Long thị 太皇太昊伏羲有庖升龍氏”,

 

2)      Khí-phần  氣 墳 (Nhân Hoàng Thần Nông thị 地皇神農氏)

 

 1. 天 氣 歸 Thiên Khí Quy            2. 歸 藏 定 位    Quy Tàng Định Vị

 3. 歸 生 魂     Quy Sinh Hồn             4. 歸 動 乘 舟    Quy Động Thừa Châu

 5. 歸 長 兄  Quy Trưởng Huynh       6. 歸 育 造 物    Quy Dục Tạo Vật

 7. 歸 止  居 域 Quy Chỉ Cư Vực      8. 歸 殺 降         Quy Sát Giáng

 9. 地 氣 藏     Địa Khí Tàng            10. 藏 歸 交    Tàng Quy Giao

11. 藏 生 卯 Tàng Sinh Măo         12. 藏 動 鼠         Tàng Động Thử

13. 藏 長 姊 Tàng Trường Tỷ        14.藏 育 化 物   Tàng Dục Hóa Vật

15. 藏 止 重 門Tàng Chỉ Trùng Môn  16. 藏 殺 盜   Tàng Sát Đạo

17. 木 氣 生    Mộc Khí Sinh          18. 生 歸 孕         Sinh Quy Dựng

19. 生 藏 害 Sinh Tàng Hại           20. 生 動 勳 陽   Sinh Động Huân Dương

21. 生 長 元 胎Sinh Trưởng Nguyên Thai  22. 生 育 澤  Sinh Dục Trạch

23. 生 止 性  Sinh Chỉ Tính             24. 生 殺 相 克    Sinh Sát Tương Khắc

25. 風 氣 動  Phong khí động          26. 動 歸 乘 軒    Động Quy Thừa Hiên

27. 動 藏 受 種 Động Tàng Thụ Chủng   28. 動 生 機 Động Sinh Cơ

29. 動 長 風  Động Trưởng Phong       30. 動 育 源      Động Dục Nguyên

31. 動 止 戒  Động Chỉ Giới              32. 動 殺 虐      Động Sát ngược

33. 火 氣 長    Hoả Khí Trưởng       34. 長 歸 從 師Trưởng Quy Tùng Sơn

35. 長 藏 從 夫  Trưởng Tàng Tùng Phu        36. 長 生 志  Trưởng Sinh Chí

37. 長 動 麗    Trưởng Động Lệ        38. 長 育 違 道Trưởng Dục Vi Đạo

39. 長 止 平 Trưởng Chỉ B́nh          40. 長 殺 順 性Trưởng Sát Thuận Tính

41. 水 氣 育 Thủy Khí Dục               42. 育 歸 流    Dục Quy Lưu             

43. 育 藏 海    Dục Tàng Hải             44. 育 生 愛    Dục Sinh Ái               

45. 育 動 漁 Dục Động Ngư              46. 育 長 苗    Dục Trưởng Miêu      

47. 育 止 養    Dục Chỉ Dương            48. 育 殺 畜 Dục Sát Súc

49. 山 氣 止  Sơn Khí Chỉ                  50. 止 歸 約 Chỉ Quy Ước

51. 止 藏 淵 Chỉ Tàng Uyên                52. 止 生 貌 Chỉ Sinh Mạo

53. 止 動 濟 Chỉ Động Tế                 54. 長 植 物 Trưởng Thực Vật

55. 止 育 潤 Chỉ Dục Nhuận             56. 止 殺 寬 宥 Chỉ Sát Khoan Hựu

57. 金 氣 殺 Kim Khí Sát                   58. 殺 歸 屍 Sát Quy Thi

59. 殺 藏 墓    Sát Tàng Mộ               60. 殺 生 無 忍 Sát Sinh Vô Nhẫn

61. 殺 動 干 戈 Sát Động Can Qua          62. 殺 長 戰  Sát trường Chiến

63. 殺 育 無 傷 Sát Dục Vô Thương          64. 殺 止 亂 Sát Chỉ Loạn

 

3)  H́nh-phần  形墳 (Địa Hoàng Công Tôn Hiên Viên thị 皇公孫軒轅氏)

 

1. 乾 形 天 Kiền H́nh Thiên            2. 地 天? 降 氣 Điạ Thiên Giáng Khí

3. 日 天? 中 道 Nhật Thiên Trung Đạo 4. 月 天? 夜 明 Nguyệt Thiên Dạ Minh

5. 山 天 曲 上 Sơn Thiên Khúc Thượng  6. 川 天 曲 下Xuyên Thiên Khúc Hạ

7. 雲 天  成 陰 Vân Thiên Thành Âm     8. 氣 天 習 蒙 Khí Thiên Tập Mông

9. 坤 形  地    Khôn H́nh Điạ           10. 天  地 圓 丘Thiên Điạ Viên Khâu

11. 日 地 圜 宮 Nhật Điạ Hoàn Cung     12. 月 地 斜 曲 Nguyệt Điạ Tà Khúc

13. 山 地 險 徑 Sơn Điạ Hiểm Kính      14. 川 地 廣 平 Xuyên Điạ Quảng B́nh

15. 雲 地 高 林 Vân Điạ Cao Lâm       16. 氣 地 下 濕 Khí Điạ Hạ Thấp

17. 陽 形 日 Dương H́nh Nhật         18. 天 日 昭 明 Thiên Nhật Chiêu Minh

19. 地 日 景 隨 Điạ Nhật Cảnh Tuỳ    20. 月 日 從 朔 Nguyệt Nhật Tùng Sóc

21. 山 日 沉 西 Sơn Nhật Trầm Tây    22. 川 日 流 光Xuyên Nhật Lưu Quang

23. 雲 日 蔽 霠  Vân Nhật Tế Âm         24. 氣 日 緡 蔀 Khí Nhật Mân Bồ

25. 陰 形月    Âm H́nh Nguyệt              26. 天 月 淫    Thiên Nguyệt Dâm

27. 地 月 伏 輝   Điạ Nguyệt Phục Huy 28. 日 月 代 明  Nhật Nguyệt Đại Minh

29. 山 月 升 騰 Sơn Nguyệt Thăng Đằng 30.川 月 東 浮Xuyên nguyệt Đông Phù

31. 雲 月 藏 宮 Vân Nguyệt Tàng Cung  32. 氣 月 冥 陰 Khí Nguyệt Minh Âm

33. 土 形  山   Thổ H́nh Sơn            34. 天  山 嶽      Thiên Sơn Nhạc

35. 地 山 磐 石 Điạ Sơn Bàn Thạch    36. 日 山 危 峰  Nhật Sơn Nguy Phong

37. 月 山 斜 巔  Nguyệt Sơn Tà Niên          38. 川 山 島       Xuyên Sơn Đảo

39. 雲 山 岫       Vân Sơn Tụ              40. 氣 山 岩       Khí Sơn Nham

41. ? 形 川     Thủy H́nh Xuyên       42. 天 川 漢      Thiên Xuyên Hán

43. 地 川 河       Điạ Xuyên Hà         44. 日 川 湖       Nhật Xuyên Hồ

45.月 川 曲 池 Nguyệt Xuyên Khúc Tŕ       46. 山 川 澗       Sơn Xuyên Giản

47. 雲 川 溪  Vân Xuyên Khê                 48. 氣 川 泉       Khí Xuyên Tuyền

49. 雨 形  雲   Vũ H́nh Vân                50. 天 雲 祥       Thiên Vân Tường

51. 地 雲 黃 霙 Điạ Vân Hoàng Anh       52. 日 雲 赤 曇  Nhật Vân Xích Đàm

53. 月 雲 素 雯 Nguyệt Vân Tố Văn   54. 山 雲 疊 峰 Sơn Vân Lũy Phong

55. 川 雲 流 潭Xuyên Vân Lưu Đàm    56. 氣 雲 散 彩  Khí Vân Tán Thái

57. 風 形  氣     Phong H́nh Khí         58. 天氣 垂 氤 Thiên Khí Thùy Nhân

59. 地 氣 騰 氳 Điạ Khí Đằng Uân        60. 日 氣 晝 圍   Nhật Khí Trú Vi

61. 月 氣 夜 圓 Nguyệt Khí Dạ Viên     62. 山 氣 籠 煙   Sơn Khí Lung Yên

63. 川 氣 浮 光 Xuyên Khí Phù Quang  64. 雲 氣 流 霞   Vân Khí Lưu Hà

 

Như ta thấy Cổ Tam Phần chỉ mới có quái-hào đại-tượng mà chưa có quẻ, có hào. Lại thêm, trong sách có kết hợp âm dương với ngũ hành khá hoàn-chỉnh, trái với tôn chỉ của Dịch Tiên Tần. Mà âm dương ở đây là một loại âm dương hỗn loạn chứ không biến hoá có trật-tự như âm dương của Dịch Tiên Tần như ta thấy dưới đây:

 

Có khi coi dương-quái là vật âm, âm-quái là là vật dương: chẳng hạn, trong Sơn Phần, các quẻ đơn Tiềm Sơn Âm (mang tiềm-tượng quẻ khảm +), Liên Sơn Dương (mang tiềm-tượng quẻ ly %) trong khi Chu Dịch lại cho hai quẻ này lần lượt là dương và âm chiếu theo nguyên-tắc "Dương-quái đa-âm, âm-quái đa dương 陽卦多陰,陰卦多陽" (Hệ-từ Hạ-truyện IV/1). Lại nữa, Tam Phần Dịch công nhận các quy-tắc "Nội trước Ngoại sau” cũng như “Đất trước, Trời sau","Quân Nội Âm Ngoại" như trong quẻ Quân Âm Hậu (#5) của Sơn Phần, "Thần Nội Quân Ngoại" như trong quẻ Thần Quân Hầu (#10). Về h́nh-thức c̣n có thể tạm chấp-nhận, về nghĩa-lư hẳn sai quấy. Trong khi đó Chu Dịch gọi hào Ngũ là Quân-hào và hào Nhị là thần-hào; gọi thượng-quái là thiên-quái, gọi hạ-quái là địa-quái v.v. Huống hồ trong Thượng Kinh quẻ Khảm ](#29) đi trước quẻ Ly ^ (#30). Ngay khi đó trong Khí Phần quẻ Hoả Khí Trưởng (#33) lại đi trước quẻ Thủy Khí Dục (#41) v.v.

 

Cuối đời Đường có ẩn-sĩ thêm vào Hậu-tự ngắn ngủi: "Hà-đồ ẩn đầu đời Chu. Tam Phần mất đời U (781-771) Lệ (878-842), Lạc-thư cháy dưới ngọn lửa Tần. Đạo đời trị không c̣n thấy nữa. Thời Thiên-phục (901-904), ta ẩn nơi phía tây Thanh-thành, nhân gió mưa đá lở, lộ ra một hộp đá trong đựng ba thiên cổ-văn, lề đứt, thẻ tre sút, đều là chữ triện, đó là sách của Cổ Tam Hoàng vậy".

 

Cho nên Triều Công Vũ và Trương Chấn Tôn có nghi ngờ Cổ Tam Phần là ngụy-thư, thật là hợp-lư vậy.

 

 

PH LC

 

Văn Đồng Niên (1) Vân Đ́nh Tiến Sĩ (2) Dương Thượng Thư  (3)

 

Dĩ hĩ Dương đại niên

Vân thụ tâm huyền huyền

Hồi ức đăng khoa hậu

Dữ quân thần tịch liên

Tương kính thả tương ái

Tao phùng như túc duyên

Hữu thời xuất kinh lộ

Không sơn văn lạc tuyền

Hữu thời thượng cao các

Ca nhi minh tố huyền

Hữu thời đối quân ẩm

大白

Đại bạch phù bát diên

Hữu thời dữ luận văn

Đông bích la giản biên

Ách vận phùng dương cửu (4)

Đẩu thăng phi tham thiên

Dư lăo công diệc lăo

Giải tổ quy điền viên

Văng lai bất sổ đắc

Nhất ngộ tam niên tiền

Chấp thủ vấn suy kiện

Ngữ ngôn thù vị khiên

Công niên thiểu dư tuế

Dư bệnh nghi công tiên

Hốt văn công phó chí

Kinh khởi hoàng hoàng nhiên

 

Dư khởi bất yếm thế

Nhi công tranh thượng tiên

Hữu tửu vị thủy măi

不 買 非 無錢

Bất măi phi vô tiền

有 詩 為 誰寫

Hữu thi vị thùy tả

不 寫 為 無箋

Bất tả vi vô tiên

Trần Phồn tháp bất hạ (5)

亦然

Bá Nha cầm diệc nhiên (6)

Công kư khí dư khứ

Dư diệc bất công liên

Lăo nhân khốc vô lệ

而漣

Hà tất cưỡng nhi liên

 

(1) Đồng-niên: thường thường người cùng tuổi được gọi là đồng-niên, đồng-tuế, hay đồng niên canh.  Ở đây cụ Tam-nguyên Yên-đổ hơn cụ Nghè Vân-đ́nh 4 tuổi nên tiếng ghép đồng-niên dùng để chỉ hai người cùng đỗ cử-nhân cùng khoa thi (1964) và cùng Trường Hà.

(2) Cụ Dương Khuê đỗ Tiến-sĩ năm Mậu-th́n (1868).

(3) Cụ Nghè Vân-đ́nh làm quan đến chức H́nh Bộ Thượng Thư.

(4) Ách vận phùng dương cửu: lấy chữ từ “Hán-thư Luật-lịch Chí”. Xem Chú-thích (5) phần bài dịch.

(5) Trần Phồn tháp bất hạ: Đời Đông Hán có Trần Phồn làm thái-thú

quận Nam-xương, min đó có mt cao-sĩ là T Trĩ , t Nh-t 孺 子.

H Trn rt qúi trng Trĩ. Có để riêng một chiếc giường: Trĩ lại thăm kéo

giường xuống mời ngồi, Trĩ đi lại treo lên, không cho ai khác ngồi nữa.

(6) Bá Nha: Đời Xuân Thu, nước Sở có một người tên là Bá Nha 伯牙 đánh

đàn sắt rất hay. Mỗi lần dạo đàn ư tại cao-sơn hay lưu-thủy, Chung Tử Kỳ

鐘子期 đều biết cả; Tử Kỳ mất, Bá Nha tự nhủ trên đời chẳng c̣n tri-âm

biết thưởng-thức tiếng đàn của ḿnh nữa, nên bửa đàn bứt dây, trọn đời

không gẩy đàn nữa.

 

Chính Cụ đă Việt dịch bài thơ kể trên. Tôi vụng nghĩ bài dịch này hay và thâm-thúy hơn nguyên-bản nhiều.

 

KHÓC BẠN

 

Bác Dương thôi đă thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi ḷng ta.
Nhớ từ thuở
đăng khoa (0) ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi tầng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương (1) ăm ắp bầu xuân,
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao
đông bích (2), điển phần (3) trước sau,

Buổi dương cửu (4) cùng nhau hoạn nạn,
Miếng
đẩu thăng (5) chẳng dám tham trời (6);
Tôi già, Bác cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thế th́ thôi mới là!
Đường đi lại, tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần;
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can,
Tuổi tôi kể c̣n hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
Làm sao bác vội về ngay?
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
 

Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng chi đă mải lên tiên;
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua, không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa;
 

Giường kia treo những hững hờ (7),
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn (8)!
 

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

 

Chú-thích

(0) Đăng-khoa: đi thi đỗ.

Các chú thích khác xin xem ở đầu Chương.

 

TỰ TRÀO

 

Cũng chẳng giầu, mà cũng chẳng sang,

Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng.

Cơm ăn ba bữa c̣n lo nước;

Thuế thiếu vài nguyên (1) đă có làng.

Mở miệng nói ra gàn bát sách (2),

Mềm môi chén măi tít cung thang (3).

Nghĩ ḿnh lại ngán cho ḿnh nhỉ,

Thế cũng bia xanh (4), cũng bảng vàng (5).

 

Giải-thích

 

(1) Nguyên  là một đồng bạc Đông-dương thời Pháp-thuộc.

(2), (3) Xin xem chú-thích ở đầu Chương.

(4) Bia xanh: Tấm bia bằng đá xanh khắc tên các ông tiến-sĩ dựng ở Văn-miếu Hà-Nội về triều nhà Hậu Lê và ở Văn-miếu Huế về triều nhà Nguyễn.

(5) Bảng vàng: dịch chữ “Kim-bảng 金榜” là bảng ghi tên các tân-khoa mới  đậu tiến-sĩ.

Sau hết, xin ghi vào đây một bài thơ “Độc Dịch” của Cụ Tam-Nguyên Yên-đổ:

 










ĐỘC DỊCH


Đông nhật tranh như hạ nhật trường,
Nam phong hoàn hữu bắc phong lương.
Tự vi khả khẩu xi sân phụng;
Bất tận cơ tâm tước bổ đường.
Hải-vũ nhược khai tân-thế-giới;
Dân phong ưng nhập cổ hồng hoang.
Thanh thần độc khởi quan Chu Dịch,
Tiêu-tức, doanh-hư vị dị tường.

 

ĐỌC DỊCH

 

Ngày đông qua chóng, buổi hè lâu.
Gió bấc, gió nồm đắp đổi nhau.
Phượng phỗng: cú mèo đâu lượng trước?
Sẻ ŕnh: bọ ngựa có ngờ đâu!
Dân-phong muốn nhập hồng hoang cũ,
Vũ-trụ dường khai cảnh vực cầu.
Thức dậy sớm mai chua Cổ Dịch,
Doanh-hư, tiêu-tức, khó lường sâu!


Việt Chi Nguyễn Hữu Quang cẩn dịch

 

THƯ TỊCH KHẢO

 

1A Cổ Tam Phần 古三墳 của Khuyết Danh, Hán Ngụy Tùng San Bản, 1592.

1B Văn Tuyển , Lương Chiêu Minh Thái-tử 昭明太子 soạn, phụ Khảo-dị, Sơ-bản, Nghệ-văn Ấn-thư-quán, Đài-bắc, tháng 12-1998.

1C  Hán Thư 漢書, Ban Cố 班固 soạn, do An B́nh Thu 安平秋 & Trương Truyền Tỷ 張傳璽 Chủ-biên in Nhị Thập Tứ Sử Toàn Dịch 二十四史全譯, do Hứa Gia Lộ 許嘉璐 Chủ-biên, Toàn 3 Sách, Đệ-nhất-bản, Hán-Ngữ Đại-Từ-Điển Xuất-bản-xă, Thượng-hải, tháng 1-2004.

1D Trung Quốc Cổ Đại Đích Thiên Văn Cập Kỳ Vũ Trụ Quan 中國古代的天文學及其宇宙觀 Sternkunde und Weltbild im Alten China, Gesammelte Aufsätze von Wolfram Eberhard, Distributed by The Chinese Materials and Research Aids Service Center, Inc., Taipei, 1970.

1E Bách Việt Tiên Hiền Chí 百越先賢志, Minh Âu Đại Nhậm Trinh Bá 歐大任楨 soạn, Lĩnh-nam Di-thư bản, Trung Hoa Thư-cục phát-hành.

1F Tân Dịch Hoài-Nam-tử 新譯淮南子, Hùng Lễ Hối 熊禮匯 chú-dịch, Hầu Năi Tuệ   hiệu-duyệt, 2 Tập, Tam-dân Thư-cục, Đài-bắc, 1997.
1G Tân Dịch Quốc-ngữ Độc-bản 新譯國語讀本, Dịch Trung Thiên 易中天 chú-thích, Hầu Năi Tuệ hiệu duyệt, Tam Dân Thư-cục, Đài-bắc, 1995.

1H Thập Tam Kinh Chú Sớ  十三經注疏, Nguyễn Nguyên 阮元 hiệu-khắc, Trung Hoa Thư-cục, Bắc-kinh, tháng 11-1983.

 

 

 

    Xem tiếp Kỳ 3 (CHƯƠNG 2)

 

  

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975