Trở Về Trang Nhà www.ninh-hoa.com

Trang B́a

Thư Đầu Năm

Ban Biên Tập

Chúc Tết

Ban Biên Tập

Sớ Táo Quân

Ban Biên Tập

Thống Kê Một Năm

Đường B́nh

Câu Đối Tết

Ban Biên Tập

Phương Lệ

Thịt Kho Nước Dừa

 

Đoàn Thủy Tiên

Đặc Sản Ninh Ḥa Trong Ba Ngày Tết

Dương Tấn Long

Chào Em

Đoàn Thủy Tiên

Chiều Ba Mươi Tết Nhớ Quê

Đường Du Hào

Xuân Chúc "Dợ"

Chút Mặt Trời

Hoàng Minh Mục

Lá Xưa

Dấu Xưa

Hữu Tài

Rồi Cũng Sẽ Về

Linh Vũ

Xuân Nhớ Mẹ

Lương Lệ Huyền Chiêu

Xuân Của Tôi

Ngô Quang Trung

Tháng Giêng

Chiều Quê Hương

Nguyên Chất

Thăm Lại Ninh Ḥa

Nguyễn Phương Linh

Nhớ Lại Tết Ninh Ḥa

Nguyễn Thị Tri

Xuân Tha Hương

Nguyễn Thục

Quê Tôi

Nguyễn Tường Hoài

Cô Giáo Tôi

T́nh Quê

Phạm Duy Tân

Bên Bờ Tháng Giêng

Chiều Cuối Năm

Phạm Tín An Ninh

Bài Phú Đầu Năm -Lăo Vọng Thê Nhi

Phạm Dạ Thủy

Đi Chợ Hoa

Nhớ Những Xuân Xưa

Mừng Tuổi

Xuân Cảm

Phạm Trị

Gởi Em

Phan Đông Thức

Em, Bờ Cỏ Vĩnh Phú Trong Nỗi Nhớ

Quan Dương

Ngày Cuối Năm

Ba Mươi Tết

Quốc Sinh

Gọi Tết Chơi

Trần Thị Minh Nguyệt

Khóc Cô Nữ Sinh

Trần Thị Nết

Th́ Thầm To Nhỏ Mùa Xuân

Mùa Xuân Nhớ Chuyện Học Tṛ

Trương Thị Ninh Ḥa

Nhớ Tết Ngày Xưa

Vơ Ngọc

Xuân Về Trên Đất Khách

Mừng Xuân Mới

Vinh Hồ

Mùa Xuân Lưu Lạc

Y Quyên

Đọc Thư

Đường Ngọc Chi

Tết Nguyên Đán

Đường Du Hào

Tết Nguyên Đán Made In USA

Hà Thị Thu Thủy

Lá Thư Quê Nhà

Sài G̣n Những Ngày Gần Tết

Hoàng Minh Mục

Quê Người Tuyết Nở Chào Năm Mới

Khu Thêm Đống

Nhớ Tết Năm Nào

Lương Lệ Huyền Chiêu

Nhưng Chỉ Là Mơ Thôi

Ninh Thân

Chuyện Phiếm - Năm Thân Nói Về Đỉnh Cao của Loài Khỉ

Nguyễn Thị Giỏi

Làm Dâu Ninh Ḥa

Nguyễn Thị Ngọc Đến

Bên Nhà Đă Nở Rộ Hoa Mai

Nguyễn Thị Tuyết Mai

Tết Ninh Ḥa tại Minnesota

Nguyễn Văn Thành

Khái Quát Về Sự H́nh Thành ninh-hoaDOTcom

Nguyễn Khắc Khánh Sơn

Ninh Ḥa

Người Việt Trên Đất Pháp

Phạm Thị Mai

Ḍng Cảm Nghĩ

Phạm Thị Hoa

Chiếc Áo Đầm Trong Mơ

Một Tấm Ḷng

Phạm Tín An Ninh

Thêm Một Tuổi

Phan Đông Thức

Về Với Ninh-hoa.com

Phó Đức Lâm

Toronto

Những Ngày Vui

Quan Dương

Ru Mưa

Trần Thị Minh Nguyệt

Chiếc Bánh Sinh Nhật

Trương Thanh Sơn

Mừng Ninh-hoaDOTcom Đầy tuổi

Vinh Hồ

Qua Trang Web Ninh Ḥa...

Lễ Tạ Ơn

 

 

QUA TRANG WEBSITE NINH H̉A TÔI THẤY QUÊ HƯƠNG ĐẸP HƠN
 

I. T́nh Quê Hương

Từ khi con người đặt chân trên trái đất là đă có t́nh quê hương (TQH). TQH là những t́nh cảm thiêng liêng cao quư mà Thượng Đế đă ban cho nhân loại, là sợi dây vô h́nh ràng buộc, gắn bó con người với mảnh đất nơi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành và sinh sống. Con người không thể sống thiếu vắng quê hương (QH), và nếu v́ lư do nào đó bị buộc phải sống lưu vong xa ĺa th́ cuộc sống chẳng c̣n ư nghĩa ǵ, QH có thể mất nhưng TQH không bao giờ mất trong ḷng người viễn xứ!
Ngay những loài vật hung dữ như cọp, cá sấu... cũng không thể sống xa ḍng sông và khu rừng thân thuộc . Con trâu con chó bị bắt dẫn đi xa, biết t́m đường trở về chốn cũ. Đàn cá hồi lang thang trên biển khơi, đến một ngày biết lội ngược ḍng nước để trở về nguồn. Con chim bay trên bầu trời đến cuối ngày cũng biết t́m về tổ ấm.
Trong kho tàng văn chương b́nh dân, có lẽ không có câu ca dao nào nói về TQH hay hơn câu ca dao sau đây:

Chiều chiều ra đứng ngơ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Thi hào Nguyễn Du có 2 câu lục bát tuyệt vời khắc họa tâm trạng nàng Kiều khi xa quê Cha đất Tổ:

Song sa ṿ vơ phương trời
Nay hoàng hôn đă lại mai hôn hoàng

 

Hoàng Hạc Lâu là bài thơ tuyệt tác của Thôi Hiệu đời Đường , từng được thi hào Lư Bạch nể phục, có 2 câu chót cũng nói về TQH của người lữ khách trên bến hoàng hôn, được Tản Đà dịch như sau:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn ḷng ai

Nỗi niềm nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan trong bài Qua Đèo Ngang cũng là tâm trạng chung của 2 triệu người Việt lưu vong trên thế giới, cũng là giọt lệ u sầu của đoàn dân Do Thái mất QH lạc bước đến mé sông Babylon, đă được ghi lại trong Kinh Thánh:

Chúng tôi đương ngồi trên mé sông Babylon
Bèn nhớ lại Sion và khóc

28 năm qua, người Việt hải ngoại đă h́nh thành một ḍng thơ ca đặc sắc, đó là ḍng Thơ ca Hoài niệm, ghi lại những tâm cảm nhớ thương Quê hương, có nhiều bài tuyệt bút, được dịch ra nhiều thư thứ tiếng, được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học tại Hoa Kỳ. Thế mới biết TQH sâu nặng to lớn biết bao!

 

II. T́nh Quê hương qua Trang Website Ninh-Ḥa:

Tôi hiện ở Orlando, tiểu bang Florida, thuộc miền Đông Nam Hoa Kỳ, thành phố du lịch hiền ḥa ấm áp, không có núi, mà chỉ có hồ nhiều vô kể. Tôi thích nh́n những bông tuyết rơi và ngắm Thu về với lá vàng lá đỏ nhưng lại "nhút nhát" hơn các bạn Thành, Hào, Ngọc, Bê, Nhân, Rô, Quăng, Bề... không dám chọn cái lạnh đầy nhớ nhung lăng mạn ở các tiểu bang miền Bắc!

Người Việt ở Orlando có hàng ngàn, nhưng gốc Ninh Ḥa (NH) th́ chỉ trên dưới 20 gia đ́nh sống răi rác, dù bận rộn vất vả nhiều người cũng thích tham gia các sinh hoạt cộng đồng... và cũng có biết và đọc Trang W. NH. trên Net.
Nhờ bạn Quan Dương, từ tiểu bang LA sang chơi hồi đầu năm cho tin về Trang Web NH. mà tôi bắt được liên lạc với Thành, Hào, rồi với các thầy Lê Văn Ngô, Văn Hùng Thận, các anh Nguyễn Ngọc Du, Văn Hùng Đốc, các bạn Bùi Hữu Tấn, Vơ Ngọc... đă xa hằng mấy chục năm. Tôi có viết thư cho Thành bày tỏ niềm hân hoan về Trang Web NH, một tờ Tạp chí Liên mạng Toàn cầu đầu tiên viết về Quê Hương Ninh Ḥa .

Để khích lệ hai bạn ở bước đầu c̣n nhiều khó khăn, tôi gởi vội một số bài viết về NH, kèm một lá thư:

"Với khả năng, thiện chí, ḷng hy sinh và việc làm có ư nghĩa... , tôi tin các bạn sẽ thành công và được nhiều người ủng hộ."

Quả thật, sự thành công đă đến rất nhanh, chỉ mới có 6 tháng mà bài vở tràn ngập... từ sử địa, chùa chiền, nhà thờ, trường học, thắng cảnh, di tích, tài nguyên, đặc sản... Đặc biệt các món ăn đặc sản quê hương mỗi khi đọc đến là bắt nhớ bắt thèm. Nem nướng Chả ram, Bánh căn, Cơm rượu của Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phương Lệ, Phùng Thị Phượng bắt thèm cũng phải, chớ Cá liệt nấu ngọt, Cá cờ chiên sốt cà chua, có ǵ đâu mà cũng bắt tôi đến nhớ ngất nhớ ngây! Xin cám ơn các cô và tất cả những cây bút của Trang Nhà. Tôi nhớ sau Tết cứ đến tháng Hai tháng Ba, gió nồm thổi ngọt ngọt, là Má tôi có 2 món đơn giản nhưng thật tươi ấy, đến mùa sứa th́ bà cho ăn sứa với mắm xút cùng lá tía tô bánh tráng nướng đậu phọng rang, c̣n qua Đông mưa phùn lạnh lẽo th́ đă có sẳn sẵn mắm bằm, mắm ruột hoặc mắm nêm ăn với lá xoài non, lá dừng, đọt móc mèo, hay lá bông chuồn chuồn, đu đủ hườm, khế, bắp chuối hột là những thứ có sẳn sẵn trong vườn. Nay nghe bạn Thành nhắc đến các món mắm ấy làm tôi nhớ đến Má tôi suốt đời sống trong khổ cực, đến khi tôi qua được bên này làm có chút tiền gởi về th́... cả ông và bà cũng chẳng c̣n nữa!

Trở về W. NH với các mục thơ, truyện, tùy bút, hồi kư, nhiếp ảnh, âm nhạc, du lịch... kể cả trang Mực Tím dành cho giới trẻ, tôi không khỏi ngạc nhiên v́ bài nào, mục nào cũng làm tôi xúc động... có lúc tôi tưởng như ḿnh đang về thăm quê hương. Bao nhiêu kỷ niệm của một thời vàng son tuổi trẻ trên mảnh đất chôn nhau đă lùi sâu trong kư ức, bỗng nhiên ồ ạt sống dậy quay về làm cho tôi sung sướng ngất ngây. Tôi miên man nh́n ngắm những tấm ảnh, những tên tuổi của người này người kia, quen có lạ có mà bồi hồi tưởng tượng như ḿnh mới gặp đâu hôm qua. Phạm Dạ Thủy, Cao Nhật Quyên... những người bạn thơ đến tiễn tôi trong buổi tiệc chia tay 8 năm trước tại sân nhà với sự có mặt của nhiều bạn thơ Ninh Ḥa, Nha Trang. Hải Ly, người đă đại diện các em trong Gia Đ́nh Phật Tử Chùa TB. tặng tôi một bài thơ rất dài do anh làm, viết trên tấm vải lụa màu xanh lam hiện tôi c̣n cất giữ. Trần Phượng Hoàng, người thường mở cho tôi nghe những bản nhạc do Duy Quang, Khánh Ly, Ngọc Lan hát, hay dẫn tôi ra thăm vườn Bon sai Non bộ của bạn. Điềm Ca, người cùng tôi và một số bạn lập ra Nhóm Thơ Bát Tiên những năm Nguyễn văn Linh lên làm Tổng Bí Thư. Vơ Sự, người bạn rất nghệ sĩ của tôi đă cùng tôi và cả chục bạn yêu thơ khác lập ra Nhóm Thơ Tiếng Vọng tại nhà Huệ-Cầu-Gỗ năm 1968. Tôi cảm phục... v́ qua thời gian dài sống trong khó khổ các bạn vẫn không quên nàng thơ của ḿnh.


C̣n đối với những bạn chưa quen, th́ qua bài viết của họ, tôi cũng cảm thấy gần gũi thân thiết như anh em đang sống trong một mái nhà êm ấm. Từ những người cao tuổi, như anh Lê Duy Mậu, cho đến những người trẻ tuổi, như anh Dương Tấn Sơn, tôi đều rất hứng thú khi đọc họ. DTS đă cho tôi sự thích thú trong bài bút kư tuyệt vời của anh, kể lại cuộc gặp gỡ thiên tài âm nhạc VN, Pham Duy, người có mái tóc bạc trắng như bông g̣n, có giọng nói bổng trầm như hát, mà riêng tôi cũng được gặp một lần trong Đêm Minh họa Kiều tại Orlando mấy năm trước đây, tôi cũng sung sướng đứng chụp chung tấm h́nh với ông như Sơn vậy. Hôm nay Sơn, một người trẻ tuổi NH tỏ ra am hiểu nhạc PD, sốt sắng bạo dạn... đă được ông tiếp đón niềm nỡ tại Sài G̣n sau 28 năm ông trở lại th́ có ǵ quư hóa bằng! C̣n bài viết của anh Mậu đă ray rức tôi về một làng quê của anh, một làng quê nghèo khổ điển h́nh tại miền Trung cằn cỗi mà đời sống của người dân c̣n phụ thuộc hoàn toàn vào trời đất, như trong lời ca dao sau đây:

Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày

Dù chỉ là lời mộc mạc nhưng anh đă gợi trong tôi bao nỗi cảm thương, không những đối với người sống mà c̣n với người đă khuất, trong đó có cha mẹ ông bà tổ tiên, tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai khẩn của chúng ta qua bao thế hệ, đă đổ ra không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt cho mảnh đất, mà 350 năm trước có tên là phủ Thái Khang, rồi B́nh Khang và nay là huyện Ninh Ḥa, một cuộc đất có người cho là"Địa linh Nhân kiệt"(?).
Tôi tự đặt một câu hỏi: "Tại sao anh Mậu gây được sự xúc động sâu xa qua bài viết của anh?" Và cũng tự tôi t́m câu trả lời : "Đó là ḷng thành, tức tính chân thật trong tác phẩm VHNT, hay "Kiến tố bảo phác" trong Đạo Đức Kinh của Lăo Tử".

Nếu chúng ta công nhận: Hiền ḥa, Trực tính, Chung thủy là 3 đức tính đặc trưng của người NH (?) th́ chúng ta cũng đồng ư về cách nói, cách viết của người NH đa số thường ngắn, gọn, hay vô thẳng vấn đề, ít thích dùng nhập đề luân khởi, ít đắp bờ mẹ bờ con, rất gần gũi với người Nam bộ ở chỗ "nói thẳng bảng" "nói toạc móng heo" "có sao nói vậy người ơi". Mặc dù "lời thật mất ḷng, sự thật phũ phàng" hậu quả thường gây bất lợi cho người trực tính, nhưng sao tôi vẫn yêu vẫn mến cách diễn đạt ấy, h́nh như nó đă ăn sâu tận trong xương tủy từ bao giờ rồi! Trước 75, sống12 năm ở miền Nam tôi cứ tưởng giọng nói của tôi giống người địa phương, nhưng khi nghe tôi nói, họ bảo tôi là người ở miền ngoài. Họ chỉ cho tôi cách phát âm chữ "cẩn thận" cho giống họ, nhưng tôi chẳng tài nào làm được. C̣n bây giờ lần đầu tiên nghe nói chuyện qua phone, nếu ai là dân NH th́ tôi cũng dễ dàng nhận ra. Nếu hỏi làm cách nào nhận ra th́ thật khó trả lời, nhưng h́nh như giọng nói NH theo tôi nghe, nó có vẻ khô khô, ngang ngang, chầm chậm, ngắn ngắn... sao sao đó! Nếu muốn diễn tả giọng Ninh Ḥa cho thật chính xác th́ có lẽ không ai khác hơn các chú Rễ của NH, xin hăy vui ḷng viết cho những bài về chuyên đề này.

Chúng ta bắt gặp trực tính, tức là tính thật thà ngay thẳng, nơi đa số người NH như đă nói, nay tính ấy được thể hiện rơ ràng trong những bài viết đăng trên Trang W.NH, và trở thành đậm nét trong các bài hồi kư truyện ngắn của Nguyễn Văn Thành, Thụy Nguyên: "Về Ninh Ḥa Ăn Tết, Bên Chân Cầu Sắt, Giây Phút Mất Mẹ" theo nhận xét của tôi. Tôi đă cười nghiêng ngửa khi đoc đọc BCCS, và cũng rơm rớm nước mắt khi đọc GPMM v́ những sự thật quá ư phũ phàng của nó.

C̣n rất nhiều ... rất nhiều những tác phẩm chân thành xuất sắc khác, nhưng v́ trang báo có hạn, nên tôi rất tiếc không thể nói lên hết ở đây mong các bạn thông cảm.

Nh́n chung, tôi rất lạc quan kỳ vọng vào "Sân Chơi", nh́n thấy sân chơi đang âm thầm làm nhiệm vụ "ươm" những hạt giống mầm non văn nghệ cho tương lai, biết đâu từ sân chơi này đă, đang và sẽ xuất hiện những ngôi sao làm rạng danh cho mảnh đất quê hương mấy trăm năm thầm lặng u buồn, ai mà biết được?



III. Có một chuyện t́nh lôi cuốn trên Trang Website Ninh Ḥa
H́nh như mỗi bài thơ trên Web là một chuyện t́nh riêng tư của tác giả? Riêng bài hồi kư truyện ngắn của Thụy Nguyên sau đây là một chuyện t́nh học tṛ rất đặc biệt, có lẽ v́ đặc biệt mà nó đă thu hút nhiều người đọc, tạo nhiều nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả sáng tạo ra những vần thơ.

* "Bên Chân Cầu Sắt" Hồi Kư truyện ngắn của Thụy Nguyên:
Kể lại câu chuyện t́nh đơn phương của một cậu học tṛ nhút nhát v́ lỡ yêu một cô nữ sinh xinh đẹp thường ngồi giặt áo bên chân cầu Sắt vào mỗi cuối tuần, mà phải bị cha đánh đ̣n, bạn bè chế giễu, và cũng suưt bị... chết đuối bên chân cầu.
Khi bài bút kư truyện ngắn này và mấy bài hồi kư truyện ngắn khác có liên quan với nhau như: Tấm Thẻ Học Sinh, Ninh Ḥa Em Lại Đi Xa, đăng lên, th́ có 7 bài thơ lần lượt xuất hiện để phụ họa hoặc đáp lại:

1- "Bài Lục Bát Cho Đội Múa" của Trương Thị Thu Thức:
Có kèm 1 tấm ảnh minh họa. Aûnh Ảnh chụp một màn vũ có tên là Trăng Mường Luông, do 4 cô bé nữ sinh tŕnh diễn trong đêm văn nghệ nhà trường. Tôi ngạc nhiên về cách sử dụng ngôn ngữ, h́nh ảnh? của tác giả. Mạch thơ trôi chảy tự nhiên, bố cục cấu trúc chặt chẻ chẽ, ư thơ lại mới mẽ nữa. Đây là bài thơ t́nh học tṛ c̣n nguyên mùi nhựa thông, trong sáng dễ thương như ca dao, tạo nhiều cảm xúc nhẹ nhàng, gây nhiều ấn tượng tươi tắn đẹp đẽ trong ḷng người đọc:

Theo khúc nhạc Trăng Mường Luông
Em giăng những sợi tơ vương ngắn dài (...)
Em đi để gió ngậm ngùi
Để cây cầu Sắt sút sụt sùi nhớ em
Có con c̣ trắng ăn đêm
Cớ chi để sợi tơ mềm vướng chân

Tôi vừa trích 6 câu trong bài lục bát 14 câu, để chúng ta cùng thưởng thức tài nghệ làm thơ lục bát của một trong 4 "cô tiên" của đội múa ngày xưa. Bài thơ nhắc đến hai h́nh ảnh chính là cây cầu Sắt và điệu múa Trăng Mường Luông. Theo tôi, đây là một trong những bài thơ t́nh viết về tuổi học tṛ hay nhất ở NH đăng trên Trang Web.

2 "T́nh Như Mây Trôi"của Trần Thị Nết:
Tác giả cũng là một "cô tiên" nhỏ trong đội múa, đă làm nhiều thơ, "Áo Dài Bay Trong Gió" là một bài xuất sắc. Cô cùng người em gái tên Na, là một cặp chị em nổi tiếng nhan sắc thùy mị, có đôi mắt bồ câu dịu dàng. Cặp Nết Na ở cầu Sắt, cặp Bích San, Huyền Chiêu ở Thị Trấn, cặp Thuận, Thả (sinh đôi) ở Ninh Phụng, cặp Thơ, Thọ ở Ninh Quang, v.v.v... là những cặp chị em xinh đẹp nổi tiếng một thời. Chính những bóng giai nhân từ khắp nơi trong huyện đă về để làm đẹp cho hai dăy phố, làm đẹp cho 2 con đường gặp gỡ tại Ngă Ba Bùng Binh thêm ư nghĩa và cũng góp phần minh họa cho câu ca dao ca ngợi sắc đẹp Cô Gái Ninh Ḥa thêm chính xác:

Cô gái Ninh Ḥa ông già Phú Yên
Chính một trong các "hoa khôi" ấy đă tự xác nhận điều đó :

Em thật có nhiều áo
Hồng vàng tím và xanh
Tô đẹp thêm phố Ninh
Làm dáng với áo dài
( Trần Thị Nết)

Bây giờ xin trở lại bài thơ chính "T́nh Theo Mây Trôi" thể 4 chữ có nhịp đi khoan thai, dịu dàng, mang âm hưởng Ngày Xưa Hoàng Thị của Phạm Thiên Thư, bài thơ dài, xin trích mấy câu đầu:

Ngày xưa c̣n bé
Áo trắng đến trường
Gót hồng dễ thương
Tóc thề vai nhỏ
Đâu hay tập ṭ
Anh theo chân nhỏ
Con đường học tṛ
Thành thơ ươm mộng
T́nh hồng như đọng
Thành những trang thơ
Cho cô học tṛ
Anh yêu thương đó
Thơ t́nh anh tỏ
Đến tai mẹ cha
C̣n nhỏ yêu sao?
Thế là bị đ̣n
Nhưng anh không bỏ
Nhỏ vẫn nàng thơ
Trong ḷng anh đó (...)
Chuyện t́nh ngày cũ
Như lớp sương mù
T́nh cũng rồi trôi
T́nh vào biển Đông
Dù nhớ hay thương
Chỉ c̣n kỷ niệm.

 

Vừa t́nh tứ lăng mạn, vừa nhuốm một chút sương khói u hoài nhớ nhung về một chuyện t́nh đă qua trong dĩ văng, được tác giả đặt tên là "T́nh Như Mây Trôi", và địa điểm th́ được gọi tên là "Ninh Ḥa Xứ Mơ". Lời thơ mượt mà, duyên dáng và đẹp.

3- "Gởi Cô Học Tṛ Bên Sông Dinh Thuở Trước" của Phạm Tín An Ninh:
Bài thơ này nhắc đến chiếc nón lá, ḍng sông Dinh và cây cầu Sắt:

Em lớn lên theo nước sông Dinh
Con sông Dinh chảy qua cầu sắt Sắt
Mùa hè Ninh Ḥa nắng mờ con mắt
Tôi đứng nh́n em đội nón qua cầu

Tác giả đi sâu vào t́nh tiết câu chuyện, cho biết nhân vật chính tuổi chừng...mười lăm, về sau trở thành một anh chàng thủy thủ có tâm hồn thơ mộng:

Những chiều hải hành đọc thư em gởi
Cánh hải âu nào đậu giữa hồn tôi
Trên trùng dương mênh mông sóng nước
Tôi ngỡ ḿnh bơi lội giữa sông xưa

4- "Khúc Thụy Nguyên" (hay Chuyện T́nh Bên Chân Cầu Sắt) của T.N.Th:
Xin trích mấy câu:

Em vào đội múa kiêu sa
Để tôi, chú bé mười ba biết buồn
Về nhà biết nhớ biết thương
Nhớ chân son nhớ trăng Mường Luông xanh (...)
Em ngồi giặt áo dáng hoa
Để tôi, chú bé mười ba yêu thầm
Mắt em không sóng khuynh thành
Sao tôi chết đuối trên cành hoa dung ...
Riêng cây cầu Sắt ngày nào
Vẫn c̣n vang vọng t́nh tôi yêu nàng

Bài này đi sâu vào chi tiết, nhắc đến Điệu Múa Trăng Mường Luông, cây Cầu Sắt , Sông Dinh, và Con Đường T́nh, tiết lộ kẻ t́nh si chỉ là một "chú bé 13".

Nếu 4 bài thơ trên đề cập tỉ mỉ, có t́nh tiết lớp lang, có cốt chuyện đàng hoàng , chọn lựa những h́nh ảnh hiện thực đặc trưng nhất để làm phong, làm nền, làm đất đứng cho cuộc t́nh bay lượn, th́ 3 bài thơ sau đây lại mang tính cách khái quát điển h́nh, không mấy chú ư đến chi tiết, sự việc, cốt chuyện, mà chỉ cố gắng tập trung thể hiện niềm suy tư và mối cảm hoài của tác giả (tương tự như những bài tổng vịnh hay xướng họa), của một trái tim trước một trái tim đang đau khổ:



5- "Chuyện Ngày Xưa" của Y Quyên:

Ngày xưa có hai cô bé
Dung dăng dung dẻ tới trường
Đôi chân học tṛ không mơi mỏi
Có nguời thấy vậy mà thương

Phân vân anh chàng thầm hỏi
Thương ai hai đóa học tṛ?
Đóa nào cũng trong như suối
Đóa nào cũng đẹp như thơ

Anh chàng âm thầm đưa đón
Vô t́nh hai nhỏ nào hay...

Rồi một thoáng hồn xao động
Rồi một chút ḷng vương tơ
Rồi một góc đời ươm mộng
Xao xuyến con tim dại khờ.

Định chép 2 khổ thôi, nhưng rồi lại chép gần trọn bài v́ sức hút. Lại gặp một bài thơ có nhiều câu hay! Ngay cả cái tên của tác giả cũng thật là đặc biệt: Y Quyên!
Lời thơ trong sáng dễ thương, dễ thương như "hai đóa học tṛ, trong như suối, đẹp như thơ". Câu chuyện t́nh không cốt truyện, chỉ như huyễn mộng, mây bay..., chỉ "một thoáng, một chút, một góc" thôi, đúng y chang là t́nh học tṛ, chỉ làm xao xuyến thôi. Chỉ làm "Xao xuyến con tim dại khờ" một chút thôi, mà chẳng đi đến một kết cuộc kết quả ǵ hết. Nếu bài thơ đừng thêm 4 câu cuối nữa, mà được kết thúc lơ lững ở đó, th́ hay biết bao nhiêu! Những chữ "một thoáng, một chút, một góc" tôi cho là những chữ xuất thần của tác giả. Cái hay của bài thơ học tṛ này không phải nằm ở cốt truyện lâm ly, hay triết lư sâu xa bí ẩn, mà nằm ở chỗ "rất học tṛ" ấy. Dù đă mấy mươi năm sương điểm mái đầu , nhưng dưới ng̣i bút của tác giả, tuổi học tṛ vẫn c̣n "y quyên" vẫn c̣n nguyên vẹn, thơm phức mùi nhựa nguyên trước những con chữ nhấp nháy, sinh động.
"Con đường đến trường, Đóa hoa học tṛ" vẫn c̣n giữ để làm chỗ tựa cho cuộc t́nh không đoạn kết.

6- "Có Một... Bùa Yêu" của Phạm Dạ Thủy:
Bài này nửa hiện thực nửa trừu tượng, tuy vẫn c̣n nhắc nhở đến cốt chuyện, vẫn c̣n giữ một vài h́nh ảnh đặc thù "nụ hoa học tṛ, nón trắng nghiêng nghiêng":

Có một nụ hoa học tṛ
Thắm tươi bao mùa mưa nắng
Có một lời yêu thầm lặng
Tháng ngày trong sáng tinh khôi (...)
Có một biển ḷng dậy sóng
Ngày xưa nón trắng nghiêng nghiêng
Có một nụ cười rất duyên
Khắc vào hồn tôi nét nhạc
Một lần em trao ánh mắt
Bùa yêu tôi vướng một đời.

7- "Trái Tim Câm" của Nam Kha:

Một trái tim biết nói
Một chút màu học tṛ
Ḥa chung thành một khối
Ta về ôm tương tư (...)
Một trái tim quá bé
Để thốt lời nhớ nhung
Đêm từng đêm lặng lẽ
Ngày qua ngày hóa câm

Đến bài thơ này th́ hiện thực hầu như trống vắng, chỉ c̣n "một chút màu học tṛ" một "trái tim quá bé", hoàn toàn nhường chỗ cho mặc tưởng trầm tư... "Câm" là kết quả của một quá tŕnh suy tưởng.



Nếu bài bút kư chuyện t́nh "Bên Chân Cầu Sắt" của Thụy Nguyên được xem như là một bài xướng, th́ 7 bài thơ mà tôi vừa giới thiệu trên đây giống như những bài họa, đă xuất hiện trong cùng một quăng thời gian cách nhau 10 tháng.
Nếu Chuyện t́nh Nữ hoàng Cléoparttra Cléopatra làm bất hủ ḍng sông Nile, chuyện t́nh Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy làm bất hủ mái Tây chùa Phổ Cứu, chuyện t́nh Kim Trọng, Thúy Kiềâu Kiều làm bất hủ hiên Lăm Thúy, chuyện t́nh T.T.Kh làm bất hủ Hai Sắc Hoa Ti-gôn, th́ chuyện t́nh Thụy Nguyên ở Ninh ḥa cũng làm đẹp Vũ điệu Trăng Mường Luông, Con đường Học tṛ, Sông Dinh và Cây cầu Sắt.
Thời tiền chiến, T.T.Kh đăng trên báo bài thơ : Hai Sắc Hoa Ti-Gôn với những câu diễm t́nh:

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng hoa giống như tim vỡ...

th́ sau đó Thâm Tâm cũng tung ra một bài thơ diễm lệ để đáp lại, đă trở thành giai thoại ly kỳ trong thi ca VN qua suốt nửa thế kỷ:
Em ơi hăy uống thật say
Cho tôi những cốc rượu đầy rồi im
Giờ h́nh như quá nửa đêm ...

Tương tự, ï chuyện t́nh Thụy Nguyên bên Chân cầu Sắt hôm nay đă được đáp lại không phải chỉ một, mà tới bảy hồn thơ lên tiếng, người trong cuộc có, người ngoại cuộc có, đă đem tim óc của ḿnh để chia xẻ, tô điểm cho câu chuyện t́nh càng thêm đẹp đẽ thơ mộng. Và tất cả đă tự nói lên một điều khó nói: Đất đai thổ nhưỡng Ninh Ḥa đă tạo ra nhiều Trái Tim dạt dào t́nh cảm, dễ dàng rung động, chia xẻ với những Trái Tim khác.
Đội múa ngày xưa có tứ hoa tiên nữ, th́ đă có tam hoa tiên nữ cất giọng oanh vàng, như vậy c̣n một tiên nữ nữa đâu? Nếu cô c̣n đang bận rộn vui đùa ở nơi nào, th́ hăy mau mau xin phép phu quân bay về đây để cùng hợp xướng bản t́nh ca!


IV. Kết Luận:
Tôi viết bài này khi bên ngoài, trời Orlando đang vào Thu, nắng đổi màu và lá phong cũng bắt đầu rơi ruing rụng... Nói đến mùa Thu không ai không thuộc bài thơ bất hủ của Tản Đà:

Từ vào Thu đến nay
Gió Thu hiu hắt
Sương Thu lạnh
Trăng Thu bạch
Khói Thu xây thành
Lá Thu rơi rụng đầu gành
Sông Thu đưa lá bao ngành biệt ly
Nhạn về én lại bay đi
Đêm th́ vượn hú ngày th́ ve ngâm
Lá sen tàn tạ trong đầm
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa
Sắc đâu nhuộm ố quan hà...

Đáng lẽ chỉ chép vài ba câu thôi, nhưng v́ bài thơ hay quá bắt tôi cứ chép măi chép hoài.
Thật ra mùa Thu mà tôi đang đối diện rất đẹp, nhưng không thể nào đẹp bằng mùa Thu trong thơ Tản Đà!
Và quê hương Ninh Ḥa của tôi đẹp thật! nhưng cũng không thể nào đẹp bằng quê hương NH trong thơ văn của mấy chục tác giả đăng trên Trang Web!
Tôi không dám cao hứng, nhiều lời và cũng không muốn mèo khen mèo dài đuôi, tôi chỉ thấy sao nói vậy, nghĩ ǵ viết nấy? do đó bài tùy bút truyện ngắn tản mạn "tràn đồng" này chắc có nhiều chỗ thiếu sót sai lầm, kính mong quư vị và các bạn vui ḷng bỏ qua.
Tôi xin gởi đến quư vị và các bạn hai câu sau đây để thay lời cám ơn và cầu chúc vạn sự an lành:

Qua Trang Website Ninh Ḥa
Tôi thấy Quê hương đẹp hơn.

Vinh Hồ
(Orlando, cuối tháng Mười, 2003)