trang nhà www.ninh-hoa.com   |  thơ & truyện Nguyễn văn Thành


Nguyễn Văn Thành

cựu học sinh trung học Trần B́nh Trọng, niên khóa 1960-1964. Hiện cư ngụ tại Minnesota.
 


Truyện / Biên  Khảo
 

Ấy
Ngơ
Ninh Ḥa, Mùa Mưa
Giây Phút Mất Mẹ
Về Ninh Ḥa Ăn Tết
Hé, Hẻ, Hè, Hửng

Xóm Rượu - Quê Tôi

 Phần (1)   Phần (2)


Mức Thu Nhập Của
    Một Người Mỹ Gốc
    Việt Tại Hoa Kỳ
  

Gánh Nặng Quằn Vai
                           



Phương Ngữ
     Ninh Ḥa


 Phần (1)     Phần (2)

 Phần (3)     Phần (4)

 Phần (5)     Phần (6)

 Phần (7)
    Phần (8)

 Phần (9)     Phần (10)

 Phần (11)   Phần (12)

 Phần (13)   Phần (14)

 Phần (15)   Phần (16)


 Phần (17)   Phần (18)

 Phần (19)   Phần (20)

 Phần (21) 
 Phần (22)

 Phần (23)   Phần (24)

 Phần (25)   Phần (26)
                   Kết Luận
                          
                          
Nguồn Gốc Văn Tự
        Việt Nam
  
                       
T́m Hiểu Các
    Ḍng Họ Chính
    Của Việt Nam

 Phần (1)   Phần (2)

 Phần (3)   Phần (4)

 Phần (5)   Phần (6)

 Phần (7)   Phần (8)

 Phần (9) 


 

 

                             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thơ

Bẽ Bàng
Bỡ ngỡ
Đêm
Tôi Giă Biệt Ninh Ḥa
Nhớ Em
Ninh Ḥa
Xóm Rượu Có Nhớ Chăng?
Tuổi 16
Tạm Biệt Xóm Rượu



 

  

  
T́m HiỂu Các Ḍng H Chính cỦa ViỆt Nam
HẢI  NGOẠI

Phần 9
:

D̉NG H PHAN Ở HẢI NGOẠI:
Nguyễn Văn Thành
Thân tặng anh Phan Thanh Tâm, hậu duệ đời thứ 5 của cụ Phan Thanh Giản


  

 

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, gịng người tị nạn đầu tiên với tổng số khoảng 130 ngàn người của 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Ai Lao và Cam Bốt tới tị nạn tại Hoa Kỳ. Trong số 130 ngàn người đó, người Cam Bốt và Ai Lao chiếm khoảng 30 ngàn và khoảng 100 ngàn người c̣n lại xuất xứ từ Việt Nam. Tuy nhiên, trong số 100 ngàn người Việt cùng nhau từ Việt Nam tới Mỹ th́ khoảng 30 ngàn người Việt gốc Trung Hoa v́ họ là những người kinh doanh có đủ phương tiện nhanh chóng rời Việt Nam trước khi toàn miền Nam rơi vào tay của quân Cộng Sản miền Bắc. C̣n lại 70 ngàn người mà đại đa số là gia đ́nh của các chiến sĩ Không quân bay đêm 28 tháng 4 năm 1975 từ Sài G̣n tới Thái Lan với tất cả những phi cơ nào có thể bay được. Đại bộ phận Hải Quân gồm tàu lớn hay tàu nhỏ kể luôn một số lớn đơn vị Hải Quân tập trung ở Phú Quốc đều trực chỉ ra biển khơi ngày 30 tháng 4. Các tàu thương mại, tàu đánh cá cũng ra hải phận quốc tế, nơi đó có hạm đội số 7 túc trực giúp đỡ, sẵn sàng tiếp tế, và hướng dẫn chạy tới Phi Luật Tân, và được vận chuyển tới đảo Guam, đảo Wake,.v.v...

Xem như vậy với một dân số trên 20 triệu người trong đó gốc Việt Nam chính thức chỉ có khoảng 70 ngàn người rời bỏ Việt Nam mà đại đa số là các quân nhân, công chức, thương nhân và gia đ́nh. Thế mà ngày nay ước lượng khoảng gần 3 triệu người Việt Nam ở rải rác trên 50 quốc gia trên toàn thế giới từ những nước lớn như Mỹ quốc, Anh, Canada, Đức, Bắc Âu, Pháp, Na Uy, v.v.., đặc biệt tập trung nhiều nhất tại Hoa Kỳ khoảng gần 1 triệu rưởi người.

Trong số các người Việt Nam ở hải ngoại có ḍng họ danh tiếng: ḍng họ Phan. Ḍng họ Phan mặc dầu chưa từng làm vua như các ḍng họ Đinh, Lê, Lư, Trần, Hồ, Nguyễn nhưng cũng có một vị từng làm Quốc trưởng một thời tại nước Việt Nam Cộng Ḥa.

Xét từ thời Thượng cổ, trong thời Hồng Bàng tức là thời đầu tiên lập quốc th́ đă thấy các danh nhân mang họ Phan. Họ Phan xuất hiện từ thời Kinh Dương Vương. Hùng Vương có 18 đời, Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ Vương có một tướng là ông Phan Tây Nhạc hiện nay c̣n đền thờ trong đ́nh xă Xuân Phương huyện Từ Liêm Hà Nội. Trong thời Bắc Thuộc khi hai bà Trưng nổi lên chống quân Hán th́ 2 anh em Phan Cung và Phan Lượng cũng nổi lên cùng với 2 bà chống quân nhà Hán. Hiện nay có đền thờ 2 ông này ở làng Vĩnh Tường Nam Định. Tới đời Đông Ngô (thời Tam Quốc) có người họ Phan là Phan Miêu đă nổi lên chống quân Tàu giết chết được tên Thái Thú là Đam Manh. Cuộc khởi nghĩa này sau bị Thái Thú Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp và Thứ sử Giao Châu là Lữ Đại kéo quân vào đánh mới dẹp được.

Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng mở đường cho quân bà Triệu sau này chống quân Tàu. Tới thời họ Lư có ông Phan Trường Nguyên, một nhà tu hành ở huyện Kiên Du, tỉnh Hà Bắc là một học giả. Cuối đời nhà Lư có ông Phan Lân ở Thái B́nh, ông Phan Thế ờ Phù Lạc pḥ tá nhà Lư. Ông Phan Lân ở huyện Hưng Nhân tỉnh Thái B́nh đă có công giúp đỡ vua Lư Huệ Tông lúc c̣n là Hoàng Tử Sảm chạy lánh nạn ở kinh thành. Đến triều Trần có ông Phan Hách ở tỉnh Hà Tĩnh vào giúp triều Trần dạy con vua học. Cuối thời Trần sang nhà Hồ có tướng Phan Mănh có công giết chết Chế Bồng Nga. Đến thời nhà Minh chiếm nước ta, có tướng Phan Cường nổi dậy chống quân Minh. Ông Phan Vân là tướng giúp vua Lê, tướng Phan Vân mở màn cho vua Lê tiến thẳng ra Bắc chiến thắng quân Minh.

Nói về ông Phan Thanh Giản:

Đến thời Tự Đức có ông Phan Thanh Giản sinh năm 1796 mất năm 1867, quê tại Ba Tri Bến Tre. Ông đậu Tiến Sĩ và làm quan trong triều vua Tự Đức. Tới khi quân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông, vua Tự Đức muốn chuộc lại 3 tỉnh này nên cử ông đứng đầu phái đoàn thương nghị sang Pháp để điều đ́nh nhưng người Pháp lúc đó muốn theo chân người Anh chiếm thuộc địa tại Á Châu. Anh chiếm Ấn Độ, Pháp th́ muốn chiếm 3 xứ Đông Dương nên cuộc điều đ́nh thất bại. Năm 1863 triều đ́nh Huế cử ông Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Khắc Đồng và một đoàn tùy tùng 63 người đi sang Pháp, nhưng Pháp dùng kế hoăn binh nói rằng sẽ trả lời một năm sau. Phái đoàn về Việt Nam th́ Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây.

Theo Việt Sử Toàn Thư viết, tác giả là Phạm Văn Sơn: v́ nhờ có sương mù nên đoàn tàu của Pháp đậu trước thành Vĩnh Long mà quân ta không biết rồi họ cho đổ bộ binh sĩ chĩa súng vào thành. Quá 7 giờ sáng thành bị vây hoàn toàn, quân ta mới biết. Bộ Tham Mưu Pháp gửi tối hậu thư đ̣i ta phải đầu hàng Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Cụ Phan Thanh Giản và Án sát Vơ Doăn Thanh xin hội kiến với Tư lệnh Pháp là De la Grandière. Cuộc hội kiến không kết quả và khi 2 người trở về thành th́ thành đă bị mất. Như vậy, quân Pháp đă dùng kế "điệu hổ ly sơn" để chiếm thành, đó là ngày 20 tháng 6 năm 1867. Cụ Phan bắt đầu tuyệt thực và cấm các con hợp tác với Pháp, cụ nhịn ăn 7 ngày không chết và phải uống thuốc độc mới chết. Sau đó, Cụ được chôn cất tại làng Bảo Thành, Bến Tre, thọ 71 tuổi. (Theo tài liệu của Việt Sử Toàn Thư tác giả là Phạm Văn Sơn).

Vua Tự Đức tức giận về việc mất thành, liền lột chức Cụ và đục bỏ tên của Cụ ở bia Tiến Sĩ. Mặc dù vậy, hai con của Cụ Phan Thanh Giản là Phan Tôn và Phan Liêm và một số quan lại lập phong trào Cần Vương chống Pháp. Hai ông này về sau theo giúp vua Hàm Nghi chống Pháp.

Xem như vậy, Phan Thanh Giản theo lệnh của Vua, cố điều đ́nh lấy lại 3 tỉnh miền Đông nhưng v́ Pháp nhất định muốn chiếm Việt Nam làm thuộc địa cho nên không trả lại. C̣n việc mất thành xảy ra lúc cụ Phan Thanh Giản điều đ́nh với Pháp và trong khi đang điều đ́nh, quân Pháp lừa đánh chiếm thành Vĩnh Long. (Sở dĩ cụ Phan phải điều đ́nh v́ bên Pháp có các súng tối tân, c̣n bên ta có toàn là súng hỏa mai cho nên nếu ta có chiến đấu cũng bị thua mà thôi nhưng cụ Phan nhất định không đầu hàng Pháp).

Nói về ông Phan Đ́nh Phùng:

Ngoài Cụ Phan Thanh Giản c̣n có Cụ Phan Đ́nh Phùng cũng là một nhà Văn Thân cứu quốc. Ông Phan Đ́nh Phùng người tỉnh Hà Tĩnh đỗ Đ́nh Nguyên, làm quan đến Ngự Sử trong đời Vua Tự Đức.

Sau khi Cần Vương tan ră năm 1888, Vua Hàm Nghi bị bắt rồi bị đày đi Algérie, ông Phan Đ́nh Phùng dùng đồn điền Vụ Quang làm chỗ tập họp binh sĩ và các đồng chí. Ông có tài tổ chức quân đội theo lối Âu Châu, binh đội của ông mặc đồng phục chiến đấu hăng hái và đoàn kết. Một người tướng của ông tên là Cao Thắng đúc được súng theo kiểu súng trường 1874 của Pháp chỉ tiếc rằng ṇng súng không xẻ rănh nên bắn không được xa như súng của Pháp.

Tóm lại Cần Vương phù trợ Vua Hàm Nghi. Văn Thân là các nhà trí thức Nho học theo ông Phan Đ́nh Phùng chiến đấu chống giặc Pháp. Sau khi vua Hàm Nghi đă bị đày sang Algérie, Ông Phan Đ́nh Phùng c̣n chiến đấu trường cửu theo lối du kích chiến được khoảng 11 năm nhưng về sau th́ giặc Pháp càng ngày càng bao vây cô lập và ông không chết ở trận tiền mà mất v́ bệnh kiết lỵ. Sau khi Cụ Phan Đ́nh Phùng mất th́ đảng Văn Thân cũng dần dần tan ră nhưng nước ta c̣n 2 nhà họ Phan đứng lên chống Pháp bằng 2 cách khác nhau:

Ông Phan Bội Châu th́ có khuynh hướng pḥ Hoàng thân Cường Để và hô hào Đông Du để chống Pháp.

C̣n ông Phan Chu Trinh th́ muốn chống Pháp nhưng xóa bỏ chế độ vua quan.

Nói về ông Phan Bội Châu:

Ông Phan Bội Châu sinh năm 1867 tại tỉnh Nghệ An, mất ngày 29 tháng 9 năm 1940 tại Huế. Ông Phan Bội Châu c̣n có tên là Phan Sào Nam.

Năm 1905 đến 1908, ông thấy rằng Pháp quốc đă hoàn toàn bảo hộ Việt Nam nên ông sống lưu vong tại Nhật Bổn và hô hào các thanh niên du học Nhật Bổn. Nhật Bổn sau khi Minh Trị Thiên Hoàng canh tân đă đánh bại hạm đội Nga cho nên hy vọng Phan Bội Châu theo gương Nhật Bổn để chống lại thực dân Pháp. Sang Nhật, Cụ Phan Bội Châu đă yêu cầu Nhật giúp khí giới và huấn luyện các thanh niên Việt Nam. Năm 1904, ông lập Việt Nam Duy Tân hội. Năm 1909, Nhật lấy ḷng Pháp trục xuất ông khỏi Nhật, nên ông sang Hồng Kông hợp tác với Hoàng thân Cường Để. Năm 1912, ông Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang Phục hội, Chủ tịch là Hoàng thân Cường Để, Phan Bội Châu là Phó Chủ tịch. Sự hoạt động cách mạng của ông Phan Bội Châu đă khiến cho thực dân Pháp phải yêu cầu chính phủ Trung Hoa bắt ông Phan Bội Châu và dẫn độ. Ông bị bắt và giam tại Trung Hoa và được thả ra năm 1917, ông trở về Việt Nam. Sau đó, ông Phan Bội Châu hoạt động tại thành phố Thượng Hải nhưng bị an ninh Pháp bắt đem về Việt Nam và giam trong nhà giam Hỏa Ḷ đến ngày 24 tháng 12 năm 1925 th́ được thả ra và bị giam tại gia.

Nói về ông Phan Châu Trinh:

Ông Phan Châu Trinh sinh năm 1872 hiệu là Tây Hồ thuộc tỉnh Quảng Nam. Thân phụ của ông là Phan Văn Bĩnh đă chiến đấu trong hàng ngũ Cần Vương.

Năm 1900, Phan Châu Trinh thi đỗ Cử Nhân và năm 1901 ông đỗ Phó Bảng. Năm 1903, ông được bổ làm Thừa Biện ở Bộ Lễ. Trong thời gian từ 1902 đến 1905, Phan Chu Trinh có dịp đọc những tác phẩm có tư tưởng cách mạng của Jean-Jacques Rousseau, Voltaire, Montesquieu..... Càng tiếp xúc với các quan trường càng thấy thối nát hủ bại trên đưởng cử nghiệp (học gạo cốt có bằng ra làm quan kiếm tiền). Sau khi thấy lực lượng Cần Vương tan ră, sự bất lực của triều đ́nh Huế, Phan Châu Trinh từ quan và hoạt động chính trị. Phan Châu Trinh tán thành phong trào xuất dương du học của cụ Phan Bội Châu. Ông có sang gặp Phan Bội Châu tại Hương Cảng rồi về nước hoạt động mạnh, tổ chức nhiều buổi diễn thuyết tại trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Thực dân Pháp bắt ông Phan Châu Trinh và giam ông tại Côn Đảo rồi Pháp cho ông qua Pháp. Ở Pháp ông làm nghề rửa ảnh để sống, ông viết báo chống đối việc đào lăng Tự Đức. Năm 1925 ông về Việt Nam, ông vận động với nhà cầm quyền Pháp để xin ân xá cho Phan Bội Châu nhưng ông mất ngày 21 tháng 3 năm 1926.

Nói về ông Phan Quang Đán:

Trong các nhà chính trị thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Ḥa, có một nhân vật chính trị là Bác sĩ Phan Quang Đán. Ông Phan Quang Đán tổ chức mặt trận dân chủ đối lập đối với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

Bác sĩ Phan Quang Đán là Bác sĩ hành nghề tại Hà Nội thuộc mặt trận quốc gia hoạt động năm 1945 khi Việt Minh chiếm chính quyền, ông lưu vong tại Trung Quốc. Ông trở về Việt Nam tháng 9 năm 1955 để thành lập một phong trào đối lập; ông ra tranh cử Quốc hội và thắng cử một nhân vật được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm hậu thuẫn. Tháng 5 năm 1957, Bác Sĩ Phan Quang Đán thiết lập khối Dân Chủ (Democratic Block), có báo Thời Luận lúc ấy là tiếng nói. Cũng nên nhắc lại là báo Thời Luận bán chạy nhất, bán 8 vạn số một ngày. Tuy nhiên v́ báo Thời Luận chỉ trích chính phủ nên bị đóng cửa tháng 9 năm 1957. Sau đó, Bác sĩ Phan Quang Đán thiết lập đảng Tự Do Dân Chủ, (Democratic Party) và thiết lập tờ Tin Bắc. Năm 1959, Người Việt Tự Do cũng bị đ́nh bản. Bác sĩ Phan Quang Đán là một Dân biểu trong thời Đệ Nhất Cộng Ḥa.

Nói về ông Phan Khắc Sửu:

Ta cũng kể thêm một vài họ Phan khác như Phan Khắc Sửu và Phan Huy Quát. Hai họ Phan này nằm trong một nhóm gọi là nhóm Caravelle gồm 18 nhân sĩ chống đối Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Các vị này là các nhà nhân sĩ yêu nước muốn rằng nền Đệ Nhất Cộng Ḥa Việt Nam phải có khối đối lập, tiếc rằng Tổng Thống Diệm không lưu ư mà chỉ củng cố gia đ́nh và làm cuộc chống Cộng của toàn dân thất bại.

Ông Phan Khắc Sửu vốn là Kỹ sư Canh nông, ông theo đạo Cao Đài. Ông làm Quốc trưởng thời Đệ Nhị Cộng Ḥa Việt Nam. Ông Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng từ năm 1964-1965, ta nhớ lại ông Ngô Đ́nh Diệm làm Tổng Thống trong khoảng năm 1955-1963, Dương Văn Minh từ 1963-1964, Nguyễn Khánh làm cuộc chỉnh lư tháng 8-1964 và Dương Văn Minh chỉ làm Quốc Trưởng vô quyền c̣n Nguyễn Khánh làm Tổng Tư lệnh nắm thực quyền. Tháng 9 năm 1964, một cuộc đảo chính nữa do các tướng trẻ cầm đầu làm cho Nguyễn Khánh phải lưu vong. Hội đồng Quân nhân đề cử Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng trong khoảng tháng 9 năm 1964 tới tháng 6 năm 1966, sau đó đến Nguyễn Văn Thiệu. Ông Phan Khắc Sửu được đưa lên làm Quốc Trưởng thay Dương Văn Minh v́ lúc đó quân đội chưa dứt khoát yểm trợ ai cho nên đề cử một ông Dân sự ra nhận lănh, tức là ông Phan Khắc Sửu. Ông Phan Khắc Sửu tạm thời lưu dụng Nguyễn Xuân Oánh làm Thủ tướng.

Nói về ông Phan Huy Quát:

Ông Phan Huy Quát là Bác sĩ. Ông thuộc đảng Đại Việt Cách Mạng mà đảng trưởng là Trương Tử Anh. Năm 1948 v́ đảng Đại Việt hậu thuẫn cho Cựu Hoàng Bảo Đại trong việc kư hiệp định Hạ Long với Pháp, nên được cử làm Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục của chính phủ Việt Nam Quốc Gia đầu tiên tại Sài G̣n.

Ông làm Thủ tướng từ 15 tháng 2 năm 1965 do ông Phan Khắc Sửu đề cử. (Ông thay thế ông Nguyễn Xuân Oánh). Trong thời gian làm Thủ tướng, ông cho quân đội Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng tháng 3 năm 1965. Ông làm Thủ tướng trong giai đoạn khó khăn của đất nước. Lúc này Mỹ bắt đầu oanh tạc miền Bắc Việt Nam. Trong nước, quân Cộng Sản tấn công nhiều quận lỵ. Tại Sài G̣n, một số người Công giáo và Phật giáo quá khích tổ chức biểu t́nh làm cho t́nh thế càng ngày càng suy sụp.

Khi ông Phan Huy Quát muốn thay thế 3 vị Bộ trưởng, Ông Phan Khắc Sửu không thông qua cho nên Ông Quát xin quân đội vào can thiệp. Nhưng quân đội chỉ mong có dịp nắm chính quyền nên ông từ chức ngày 11 tháng 6 năm 1965.

Ngày 14 tháng 6 năm 1965, Hội đồng Quân nhân Cách mạng liền giải tán chế độ dân sự và cử ông Nguyễn Văn Thiệu (Chủ tịch Hội đồng Quân nhân) thay thế ông Phan Khắc Sửu, và ông Nguyễn Cao Kỳ (phó Chủ tịch Hội đồng Quân nhân) thay thế ông Phan Huy Quát.

Kể từ đó nước ta hoàn toàn dưới chế độ quân nhân trị cho đến ngày mất nước.

Nói chung, ḍng họ Phan gồm các nhà ái quốc từ thời Thượng cổ đến giờ lúc nào cũng cố gắng bảo vệ nền độc lập của nước nhà cũng như toàn thể các ḍng họ khác vậy.

 

Tham khảo:

 "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim
  "Việt Sử Toàn Thư" của Phạm Văn Sơn

 

Nguyễn Văn Thành
Đầu tháng 3,
2006
(c̣n tiếp)